SƠN TRUNG
NGƯỜI GHÉT ĂN MÀY
Ông phú hộ họ Cao là một trong những người giàu nhất phố Hiến. Ông là một thương gia buôn bán tơ lụa và đồ cổ ngoạn. Ông lại còn là một nhà buôn đường biển. Thuyền của ông thường ra vào buôn bán ở Thăng Long, Thuận Hóa, Hội An, Đồng Nai. Thỉnh thoảng ông cũng sang buôn bán ở Hải Nam hay Tiểu Tây Dương tức là vùng quần đảo Nam Trung Quốc và An Nam. Những chuyến đi của ông có khi kéo dài gần nửa năm trời. Nhà của ông rất rộng lớn, gồm tòa ngang dãy dọc thênh thang. Ông và vợ con ở trong ngôi nhà chính, và ngôi nhà ngang. Các ct và cửa bức bàn đều chạm trỗ rất mỹ thuật. Các bà vợ thứ thì ở trong một ngôi nhà đàng sau ngôi nhà chính, mỗi bà một phòng. Sau nữa là nhà ở các gia nhân và bếp núc. Bên cạnh ngôi nhà ngang là kho hàng hóa. Xung quanh nhà có tường cao bao bọc. Nhà nuôi một đàn chó rất dữ. Trong nhà ông nuôi khoảng năm sáu gia nhân khỏe mạnh và biết võ nghệ để chống trộm cướp và vận chuyển hàng hóa. Mỗi tối, các gia nhân thay nhau canh gác nghiêm ngặt như là một trại lính. Ngoài ra, trong nhà, ông nuôi một thầy đồ Nghệ để dạy văn cho các con ông, và một võ sư dạy võ cho con ông và các gia nhân. Bà vợ cả và con gái lớn của ông trông coi của hàng tơ lụa ở ngoài phố. Thỉnh thoảng ông cũng ra đây trông coi, kiểm soát mọi việc.
Cao phú h là một người chăm chỉ kinh doanh. Ông không hút thuốc, không uống rượu, không chơi bài bạc. Ông không muốn giao thiệp với người ngoài vì sợ họ vay mượn hoặc nhờ vả. Ông cũng sợ bọn cướp giả dạng ăn mày để dò xét nhà ông, hoặc giả làm khách sang để vào cướp của cải. Cửa nhà ông luôn đóng kín. Ông dặn trước với vợ con và gia nhân rằng ông chỉ tiếp các quan lớn hoặc nhà giàu trong vùng mà thôi. Khách lạ và sang trọng phải đưa thiếp cho gia nhân trình ông thì mới được vào. Ông có cái tật là ghét những người nghèo, đặc biệt là ghét ăn mày. Ông cho rằng những người nghèo là do lười biếng, cờ bạc, rượu chè. Bần cùng sinh đạo tặc. Người nghèo thường sinh ra trôm cướp, bất lương. Ông thường đem bản thân ông làm thí dụ. Ông đâu phải sinh trưởng trong cảnh giàu sang mà sinh ra kiêu căng, khinh người. Quan niệm ông là do trải qua thực tế. Ông vốn xuất thân nghèo khổ, nhưng nhờ chí phấn đãu mà dựng được sự nghiệp ngày nay. Ông cấm tiệt ăn mày đến nhà. Ông không bao giờ giúp đỡ người nghèo hoặc bố thí cho ăn mày vì ông cho rằng làm thế là khuyến khích họ lười biếng. Vì vậy khi người nghèo và ăn mày đến thì bị gia nhân xua đuổi. Nếu đuổi nhiều lần mà họ không đi, gia nhân có quyền xua chó ra cắn. Đó là luật lệ bất di bất dịch đã được thiết lập ra trong mấy chục năm kể từ ngày ông về làm chủ ngôi nhà này.
Cao phú ông thuở nhỏ trải nhiều gian truân. Quê ông ở vùng dồi núi Hải dương. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế. Lúc bấy giờ Cao lên mười. Bà dì ghẻ này rất đc ác, thường hành hạ, đánh đập con chồng tàn nhẫn. Uât ức và căm thù, Cao bèn ôm quần áo và thu vén mt ít tiền bạc vào trong mt cái bị rồi trốn đi. Ngày đêm đi mãi miết, mt hôm Cao đến mt vùng dất xa lạ, Cao bèn dừng chân tại mt miếu hoang. Trong miếu lúc bấy giờ đã có sẵn mt đám ăn mày, già có trẻ có. Chúng nhìn chăm chú vào cái bị của Cao và chúng nhường cho Cao mt chỗ ngả lưng. Khi Cao tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao. Đám ăn mày trong miếu đã đi hết mà cái bị của Cao cũng biến mất. Không quần áo, không tiền bạc, Cao đành phải đi xin khắp chợ và quê. Vài ngày sau, Cao đến mt thị trấn, và đêm đến Cao ngủ ngoài chợ. Tại đây có rất nhiều ăn mày. Ban ngày chúng là ăn mày nhưng ban đêm chúng làm chủ khu chợ. Chúng chiếm các lều trại, và đánh đuổi những dân mới đến như Cao. Chúng đòi Cao np cho chúng năm đồng chinh để được ngủ mt đêm. Cao không có tiền nên chúng đánh đập Cao và đuổi Cao đi. Cao phải ngủ trước mt mái hiên nhà nọ. Sáng sớm, Cao phải dậy đi thật sớm. Ngày đi đêm nghỉ, sau mấy tháng, Cao đã đến phố Hiến. Nơi đây buôn bán tập nập. Phố xá nhn nhịp cả ngày lẫn đêm. Cao đi ăn xin và được mt số tiền. Cao bèn mua quần áo mới và đi khắp nơi kiếm việc. Cuối cùng Cao đã được mt quán cơm nhận Cao làm việc. Công việc cũng nhàn hạ, Cao chỉ có việc bưng đồ ăn cho khách và đứng hầu khách, hoặc làm các việc vặt cho bà chủ. Khi bà chủ hay cô chủ đi chợ, Cao đi theo gánh cá thịt rau đưa. Khi rảnh thì Cao lo việc đun bếp, bổ củi. Bà chủ cho Cao ở luôn tại quán, thỉnh thoảng cho Cao mt số tiền. Cao tích cực làm việc nên được bà chủ tín nhiệm. Mt thời gian sau, bà chủ già yếu, bị bệnh rồi mất, con cái bỏ nghề cũ, sang nhượng cửa hàng cho mt người khác. Cao bèn xin làm phu khuân vác cho mt hãng tàu buôn. Thấy Cao khỏe mạnh và chăm chỉ, thông minh, ông chủ hãng giao cho Cao việc chỉ huy đám phu khuân vác, sau Cao lên phụ trách việc coi kho hàng và đi biển cùng ông chủ. Từ đó Cao học tập nghề buôn bán đường biển, quen thuc thủy đạo, và gỉỏi việc điều khiển tàu biển, rành việc buôn bán, giao dịch. Cao được ông chủ tín nhiệm, gả con gái cho. Từ đó Cao trở thành con rể ông chủ. Khi ông chủ già yếu, giao hẳn cơ nghiệp cho Cao vì ông chủ chỉ có mt con gái duy nhất.
Từ khi ông chủ mất đi, Cao bắt đầu chấn chỉnh mọi việc trong ngoài. Cao xây tường quanh nhà, tuyển thanh niên mạnh khỏe vào canh gác nhà cửa, và phụ trách việc chuyển vận hàng lên tàu hoặc xuống tàu, tuyển gái đẹp phụ trách buôn bán ở các cửa hàng. Đối với các người giúp việc, Cao trả luơng cho họ rất hậu và đối xử tử tế. Mỗi khi vợ con họ đau ốm, Cao thường cho họ tiền bạc, rước thầy chẩn bệnh và cung cấp thuốc men cho họ. Vì vậy mọi người rất quý mến Cao.
Chuyến đi này Cao đã chuẩn bị mấy tháng rồi. Cao mua trà, cao, quế, lụa, vải vóc các thứ định sang bán tại các nuớc ở phía nam Trung quốc như là Tiểu Tây dương, Tân Gia Ba. . . Khi về Cao mua vàng bạc, ngọc, ngà, và vải vóc để bán. Công việc mua bán rất thuận lợi hứa hẹn mt tương lai sáng chói.
Trên đường trở về đuợc ba ngày thì hai bên thuyền bỗng xuất hiện mt đàn cú biển . Đó là những con cá rất lớn có cái mặt và tiếng kêu giống chim cú. Những người đi biển rất sợ loài cá này. Nó là mt thứ chim cú báo tử. Những tiếng kêu của nó kéo dài trong đêm khuya khiến cho mọi người sợ hãi. Ai nấy nín thở đón nhận mt tai họa sắp giáng xuống đầu họ. Trưa hôm sau, trời bỗng trở nên im lặng mt cách kinh dị. Mặt biển yên tĩnh như nước hồ Gươm. Trời oi bức như cả không gian đang nằm trong chão nóng. Bỗng nhiên đằng tây mây hồng bừng lên rực rỡ lạ thường. Mây hồng từng lớp hiện lên rất đẹp. Rồi từ từ từng đám mây chuyển màu từ hồng sang tía rồi vàng. Và cuối cùng mây đen phủ ngập không gian. Sấm sét nổi lên. Mặt biển như rung rinh, và dần dần từ xa, những đợt sóng bốc cao lên tận trời xanh để rồi đổ xuống như những dãy nhà lầu bị đng đất lún xuống và biến mất dưới làn nước xanh. Hết đợt sóng này lại đến lớp sóng khác. Những lớp sóng này như muốn nhận chìm thuyền ông xuống tận đáy biển. Có những lúc thuyền ông như đi trong lòng mt ống cống lớn mà bốn bề đều là nước. Nhưng lớp sóng khác lại đẩy thuyền ông lên. Cứ như vậy suốt buổi. Ai cũng lo lắng không biết lúc nào thì thuyền chìm thật sự. Ông Cao đã từng đi biển nhiểu lần nhưng không lần nào nguy hiểm như lần này. Ông Cao rất lo lắng và sợ hãi vì ông biết giờ lâm tử đã đến. Khắp thuyền ai cũng niệm chú Quan Âm, hoặc kêu gọi tên mẹ cha và vợ con.
Thuyền ông đã gãy bánh lái, và ct buồm. Thuyền cứ chồm lên trời rồi lại rút xuống đáy biển. Và thuyền cứ trôi theo cơn bão, tài công không còn điều khiển đuợc thuyền. Nhưng rồi trời tạnh mưa, gió ngừng thổi, sóng cũng êm và phương đông mặt trời thẹn thùng lấp ló sau đám mây, và không gian như lóe lên mt chút ánh sáng yếu ớt. Thuyền vẫn trôi đi theo giòng nước. Đầu bếp chuẩn bị nấu ăn. Nước đã làm ướt hết thuyền nhưng nhờ sự khôn ngoan của ông mà gạo nước, thức ăn và than củi vẫn khô. Ấy là ông đã tính trước những hiểm nguy trong nghề nên trước đó ông đã mua những thùng rượu Bồ Đào mỹ tửu bán hết rượu ông giữ lại thùng. Ông đặt vào những thùng này những thứ cần thiết như gạo, thức ăn, lương khô, than củi, và lấy chai gắn lại. Ông cũng đặt riêng những hòm đựng vải vóc, ngọc ngà có gắn chai để khỏi thấm nước. Nhờ sáng kiến đó, mọi người ăn uống đầy đủ và lấy lại sức khỏe sau bao đêm bão tố hãi hùng. Nhưng rồi buổi chiều, mây đen lại nổi lên, gió thổi nhè nhẹ rồi cơn bão lại đến. Thuyền ông như mũi tên lướt trên biển. Những đợt sóng thần lại nổi lên như trái núi. Mọi người nghe muôn vạn tiếng thét, tiếng la khóc nổi lên bốn bề. Và trước mắt họ bỗng hiện lên những hình ảnh ma quỷ nhe răng trợn mắt và những thây người đầy dòi bọ nhảy múa. Giữa cơn bão tố , mọi người nghe mt tiếng nổ rất lớn như trái đất vỡ tan thành muôn mảnh. Mặt biển chao đng như sụp đổ. Cùng lúc đó mt lỗ hổng rất lớn xuất hiện làm thành mt vòng xoáy. Tiếng nuớc réo ầm ầm như thiên binh vạn mã. Những bọt nước rất lớn nổi lên và chạy xung quanh xoáy rồi tất cả chui tọt xuống hố nước vĩ đại. Ông ra lệnh mọi người đeo phao cấp cứu là những tấm ván dày hay thân gỗ tạp có những dây đeo vào thân. Thuyền ông càng lúc càng tiến dần vào vũng xoáy rồi chui tọt vào vũng xoáy vô tận.
Không biết bao lâu, ông tỉnh dậy. Ông thấy xung quanh ông có nhiều người lạ. Họ ăn mặc giống như người Mường, người Mán. Họ nói với nhau bằng mt thứ ngôn ngữ mà ông không hiểu họ là người nuớc nào. Nơi ông nằm là một ổ rơm, dường như ông đang nằm nơi điếm canh của một thôn xã nào đó. Họ cho ông ăn uống đầy đủ. Sau mấy ngày ông đã đi đứng được, họ đưa ông lên một cơ quan địa phương. Quan địa phương cho lính đưa ông xuống nhà giam. Sau mấy hôm, họ đưa ông lên thẩm vấn. Họ cho ông giấy bút để khai. Lúc nhỏ ông thất học, nhưng từ khi làm việc cho chủ thuyền buôn, ông đã học được ít nhiều chữ Hán. Ông viết rằng ông họ Cao, người An Nam quốc, đi buôn bán ở Tiểu Tây Dương, khi về bị bão đánh chìm tàu, và nguyện vọng của ông là được trở về An Nam quốc. Họ nghi ông là gián điệp ngoại bang nên giam giữ ông bốn năm , sau nhận thấy ông thật thà, nên phóng thích ông. Khi ông ra về, viên quan địa phương cấp cho ông một giấy chứng nhận ghi rằng quan trấn thủ Thiên Tân bắt được một người An Nam, xưng họ Cao, đi thuyền bị đắm trôi vào đất Thiên Tân. Nay xét tên này vô ti nên phóng thích. Nhờ xem tờ giấy này, ông mới biết là mình trôi đến bắc Trung quốc rồi bị giải về Thiên Tân. Ông vội vàng nhắm phương Nam trực chỉ. Ngày đi đêm nghỉ. Ông phải đi hành khất kiếm tiền độ nhật. Trên đường đi nhiều khi ông phải nằm liệt một xó ở các miếu hoang vì đau ốm gượng đi không nổi. Thân già dầm giải nắng mưa khiến cho ông xác xơ như là ông lão bảy tám chục tuổi. Đã thế, ông thường xuyên bị bọn sơn tặc và bọn lưu manh chận đường cướp của.Thấy ông không có tiền bạc, chúng tức giận đánh đập ông và xé luôn giấy chứng nhận của ông. Vì không có giấy tờ, ông lại bị quan binh bắt giam vì nghi ông là gian tế. Lần này ông bị giam năm năm . Lúc này quân Thanh xâm chiếm Thăng Long và bị vua Quang Trung đánh cho mt trận xiểng niểng nên họ thù ghét người An Nam quốc và họ nghi ông là gián điệp nhà Tây Sơn. Đến khi bang giao giữa nhà Thanh và Tây Sơn tốt đẹp, họ mới phóng thích ông. Ở trong tù quá lâu lại cực khổ trăm bề nên ông rụng hết răng, nói không ra tiếng và đi đứng không vững, phải chống gậy. Từ đó về đến Nam quan ông mất thêm hai năm. Và ông lần mò từ Nam quan về phố Hiến phải mất thêm sáu tháng nữa. Khi ông về đến cây đa đầu làng thì ông đã ngoại sáu mươi. Phong cảnh bây giờ khác xưa. Phố Hiến sau loạn kiêu binh, sau việc quân Tây Sơn ra bắc dẹp Trịnh và sau những biến loạn do Nguyễn Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng và Vũ Văn Nhậm cai trị thì đã sa sút.
Ngôi nhà ông vẫn uy nghi như xưa. Vẫn hàng tường cao bao bọc. Vẫn khói lam chiều tỏa nhẹ trên mái nhà. Vẫn cái cổng tam quan với cửa gỗ chắc nịch. Khi ông tới gần cổng thì một bọn hai ba tráng đinh xa lạ ra chận lại. Chúng cầm roi xua đuổi ông. Chúng lớn tiếng bảo: Cấm ăn mày vào! Ăn xin thì cút đi! Nếu còn đứng đó thì chúng tao xua chó ra đuổi. Ông cứ tiến tới. Ông gọi tên vợ ông, con ông! Nhưng giọng ông không thoát ra khỏi cuống họng! Dù ông ta có kêu rõ tiếng cũng chẳng ai nghe vì vợ con ông ở bên trong rất xa ngõ. Ông vẫn đứng mãi đó. Bọn trai tráng tức giận mở cửa xút chó đuổi ông. Năm sáu con chó há miệng đỏ ngầu chạy ra, mắt nhìn ông hau háu. Ông sợ hãi cúi đầu chạy. Ông chạy mãi đến bờ sông thì đuối sức ngã lăn ra. Sáng hôm sau, dân làng thấy xác chết mt ông già nằm còng queo trên bờ sông. Thương tình mt ông già vô danh, họ bó chiếu rồi chôn ông ở ven sông.
Sơn Trung
No comments:
Post a Comment