THƠ PHAN NI TẤN (ND)
Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1948 tại Cần Giuộc, học Đại học Khoa Học và Học ?ại học Văn Khoa Sài gòn, cựu sĩ quan VNCH, vượt biển ?ến Thái Lan năm 1979. Định cư tại Toronto Canada tứ 1980. Ông đã cộng tác với các tạp chí hải ngoại như Làng Văn, Văn Học, Nhân Văn, Quê Mẹ, Độc Lập. . .
Tác phẩm đã xuất bản:
Dậy lửa Trường Sơn (tập nhạc Lửa Việt 1983)
Em Hát Em Vui (nhạc cho thiếu nhi Làng Văn 1987)
Hồi Ký Thơ (thơ Làng Văn 1987)
Câu Thơ Về Người (thơ Nhân Văn 1996)
Hồi ký thơ dày 127 trang, cò 28 bài thơ. Thơ của Phan Ni Tấn mang nhiều chủ đề, nhưng nh"ng nét chính là chiến tranh và quê hương. Đây là hai chủ đề nhưng cũng là một. Nói đến quê hương là nói đến chiến tranh, và nghĩ về chiến tranh tức là nghĩ đến quê hương. Và khi nghĩ đến quê hương và chiến tranh, chúng ta lại nghĩ đến bản thân ta và đồng bào ta:
Bày ra một cuộc binh đao,
Một đàn sinh tử tiêu hao trên rừng.
Nh"ng chiều nghi ngút thê lương
Ngọn điêu linh thổi buốt xương anh hùng.
( Một đàn đòi đoạn)
Ta như bèo nước bềnh bồng,
Mãy năm đi biệt mà không về nhà.
Nh"ng thằng sống sót trận qua
Chiểu nay đợi chuyến bắc ra chiến trường.
(Bắc Cần Thơ)
Hình ảnh ngày 30-4-75 đã in sâu vào tâm khảm Phan Ni Tấn:
Trong chiến tranh
ngườI ta không cảm thấy mình còn đượcsống
Tất cả mọi giấc mộng đơn sơ
đời thu nhỏ lại . . . . . . . . .
tiếng người gọi lớn
Tiếng của nh"ng kẻ bại trận
Nh"ng dấu chân lãnh tụ chạy trốn. . .
( Lạc thủy)
Phan Ni Tấn cũng thuật lại dĩ vãng tù đày của ông:
Cầm bằng tù đến mọt gông,
Thôi thì cũng gắng mở lòng ra chơi
Lòng này đói lạnh tả tơi
Rít lên xông xộc một hơi thuốc lào.
( Nhập cuộc )
Đứng trước cửa ngục bao la,
Con người thật nhỏ nhoi và cô đơn,
Giam trong bốn vách căm hờn
Máu tù mai sẽ chảy lờn chấn song.
( Sức máu)
Vô trại cải tạo mà coi
Nh"ng con người vật ốm lòi xương dạ
Vô coi nó khảo nó tra
Một trăm thằng ngụy , chết cha trăm thằng!
( Ai ơi!)
Câu Thơ Về Người dày 125 trang, gồm 52 bài thơ. Ở đây gồm nh"ng bài thơ viết trong nh"ng tháng ngày đất khách quê người. Ta nhận thấy nh"ng từ ng" l" thứ, hoài hương, lưu vong được tô đậm nét trong thơ của ông:
gửi người một chút quê xưa
chút hương lúa đượm nắng mưa dãi dầu
quê xưa giờ ở bể dâu,
ở vùng tù hãm, ở sầu lầm than
(đừng buồn ta gửi mấy lời)
đãi em một cỗ trăng rằm
xót lòng l" thứ trăng đầm đìa soi
(mâm cỗ)
áo xưa từ độ phai màu đất
hồn đời nghe nặng bước lưu vong
( lời đêm)
Kỷ niệm quê hương đầy nh"ng máu xương, tang tóc:
muốn đào kỷ niệm mà coi
đạp lên cát bụi sợ lòi máu xương
(mâm cỗ)
Cũng như các thi nhân hải ngoại, Phan Ni Tấn đôi khi dùng rượu để quên quá khứ nhưng càng muốn quên thì lại càng nhớ nhiều:
rót chơi
vài ngọn gió bay
cho phôi phai nỗi tháng ngày
hoài hương
(rót hệ lụy)
ta nghe trời đất thở dài
nghe hồn nước rớt ra ngoài khúc xương
tôi ngồi gặm mớ tang thương
nuốt vô trợn trạo cổ vươn ra dài
càng đau xót tấm hao gầy
hồn ma sông núi càng đầy trong tôi.
( tháng năm cạn)
bao nhiêu non nước đau dồn hết
lòng anh chật ních một quê hương
( bài ca đoàn tụ)
Yêu quê hương, Phan Ni Tấn muốn hóa thân làm đôi guốc trên đường mòn quê hương và
làm vi vút ngọn gió quê
hay vi vu thổi cây tre đầu đình
bay vờn trong chớm bình minh
hay trong chiều cũng tài tình như hương
làm thân cỏ dại bên đường
xe qua bụi bám mà thương nẻo nhà
xa như người đã đi xa
thôi không về n"a để tà áo phai
( hóa thân)
Ngoài tình yêu quê hương, thơ Phan Ni Tấn còn chan chứa tình yêu lứa đôi, tình gia đình, và tình bằng h"u. Tâm tình của ông và thơ của ông trôi chung một giòng thơ lưu vong của người Việt hải ngoại trong đó chứa đầy tình yêu quê hương và lòng hận thù chế dộ cộng sản bạo tàn.
No comments:
Post a Comment