Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN VY KHANH * HIẾU ĐỆ

NHÀ VĂN HIẾU ĐỆ
VÀ LƯU XỨ U-MINH

Nguyễn Vy-Khanh



Văn-học Việt Nam hải ngoại, tiếp thừa một nền
văn học khai phóng, đa dạng và tự do của miền
Nam, sau thời ban đầu ngỡ ngàng mất nước, bút
ký, văn thơ nhiều; nhưng từ khi có những 'tù' cải
tạo, bộ phận hồi ký đã được tiếp tục và sinh động
hơn - một cách buồn thảm, với những cựu tù mới
qua theo các diện H.O. và O.D.P. đoàn tụ gia
đình. Các hồi ký xuất bản sau này có thêm lợi thế
ít nhất ở hai điểm: có thể viết rõ hơn về việc và
người mà không sợ nguy cho họ, và hận thù
cũng đã lắng xuống để có những cái nhìn con
người và thật lòng hơn. Khác với hồi ký của
những kẻ may mắn đi trước kể lể công lao và tự
đề cao, lớp hồi ký cải tạo thật sự được viết đến
như những vết sẹo tưởng như đã lành nhưng
vẫn đau nhói mỗi khi đụng tới. Năm 2006, nhà
văn Hiếu Đệ đã cho xuất bản Lưu Xứ U-Minh
(Paris : Hương Cau), một hồi ký cô đọng qua
hình thức bút ký, về con đường đoạn trường mà
ông đã trãi qua. Hiếu Đệ đã ngồi tù cộng sản 11
năm tại các trại tập trung cải tạo Gia Trung và
Hàm Tân (1976-87) và sau đó bị lưu đày lao
động ở vùng U-Minh. Ông tị nạn sang Hoa Kỳ từ
1992 và mất ở đó năm 2009.
Một số nhà văn của miền Nam Việt-Nam từng trãi
qua nhiều năm 'cải tạo', 'học tập'- những goulag
và 'trại súc vật', sau khi sống sót trở về và tị-nạn
sang xứ người, trong các tác-phẩm của họ đã có
một phong cách ngôn-ngữ khá đặc biệt, tạm gọi
là ngôn-ngữ 'hậu cải tạo' mà chúng tôi đã nhận
thấy qua một số các nhà văn nhà thơ như Thảo
Trường, Dương Tử, Hiếu Đệ, Trạch Gầm, v.v.
Tác già Hiếu Đệ đã nhắc nhở chuyện "U-Minh
từng trãi qua những cuộc chiến tranh máu lửa
chống Pháp, chống Mỹ và ngày nay còn chống
cả Cộng sản miền Bắc nữa". Chính Lưu Xứ UMinh
đã là một phác họa trung thành cuộc chiến
sau cùng này, vừa phức tạp vì kẻ thù nay hết
đơn thuần là những đế quốc xa xôi, vừa là một
sự thật lịch sử về những toan tính và công trình
phản lại thiên nhiên và con người. Bạn hữu của
Hiếu Đệ, các nhà văn An Khê và Sơn Nam, thuở
sinh tiền đều đã khuyến khích ông viết lại chứng
tích của lịch sử dân tộc mà ông đã kinh qua và
Hiếu Đệ đã hoàn thành ý nguyện chung đó.
Lưu Xứ U-Minh thật vậy, đã góp phần phác họa
chân dung miền Nam (và cả nước Việt Nam) khi
đã rơi vào tay cộng sản toàn trị Hà-nội. Hà-nội
phỉnh lừa việc trình diện tập trung đi học tập, rồi
học tập tốt về sớm, nhưng "chúng đểu cáng, ba
que xỏ lá. Gạt gẫm người lương thiện, lưu đày tớ
về đây, xa cách vợ tớ ngàn trùng! Có tức ói máu
ra không chớ?" (tr. 152) - như lời tâm sự của một
người bạn đồng học ở Cao đẳng Mỹ thuật cùng
cảnh ngộ (người bạn này về sau tự thiêu chết khi
người vợ lên xe hoa với một cán bộ). Hiếu Đệ
cũng vậy, từ trại Bù Gia Mập, Trảng Sụp, được
tạm thả rồi bị bắt lại và cưỡng chế đi lao động
công nông trường vùng U-Minh. Nhiều người bất
ngờ khi nhận được lịnh tha, tưởng đã thoát địa
ngục, nhưng đó chỉ là mưu sâu của đám Bắc-bộ
phủ, như nhận xét của Như Bảo, bạn đồng cảnh
ngộ với Hiếu Đệ: "Học tập thêm hay chết một lần
nữa cũng thế thôi. Nó ác ôn lắm, có tử tế gì! Cho
ra tay này lại tước đoạt bằng tay kia, mà còn lại
vặn lọi ngón nữa... Đừng bao giờ tin nó hết
nghen!" (tr. 14). Nghĩa là hãy bỏ ngoài tai đừng
tin những lời có vẻ 'đường mật, nhân đạo' của
đám cán bộ, nào là "chánh phủ mới đưa các anh
đến nơi đất cát phì nhiêu, cấp nhà cho ở, cung
cấp hoa màu, lương thực để anh em tự do công
tác, tự do sinh hoạt, lấy lao động làm vinh quang
mà tạo nên của cải cho bản thân, cho gia đình,
cho xã hội (...) Anh em nên cảm ơn lãnh đạo
đảng và nhà nước, mà khi đến nơi phải cố gắng
làm việc (...) để khỏ phụ lòng những người đã
làm cho anh em giác ngộ, bỏ tối về sáng (?), bỏ
ác về lành (?)..." (tr. 19).
Khi bị đưa đến U-Minh, Hiếu Đệ chỉ mong đây
"chẳng qua chỉ là một giai đoạn gian khổ ... Rồi
trước sau gì cũng qua thôi. Không lẽ cuộc đời
mình cứ phải bị lưu đày mãi sao?" (tr. 75). Nhưng
thực tế thì khác hẳn những lời tuyên truyền, láo
khoét. "U-Minh là vùng đất mới, được triệt để
khai thác sau năm 1975, khi chiến tranh chấm
dứt". Theo tác giả, đây là nơi "rừng sát mênh
mông, rừng tràm ngập nước bát ngát. Đất nhiều
phèn và thấp. Là nơi có nhiều vùng đất lỏng
bỏng, nước đặt sệt. Đấy là đất bồi. Đất cứng ở
bên dưới, bên trên là lá mục chồng chất nhiều
tháng, nhiều năm..." (tr. 47).
-2-
Sau khi Việt-cộng cưỡng chiếm miền Nam vào
tháng Tư 1975, người dân được nếm mùi ăn
cơm độn với sắn nhưng cũng không đủ no; họ đã
phải ăn bo bo, là thực phẩm dành cho súc vật, do
các nước 'anh em' Đông Âu viện trợ. Vì thế, dân
gian đã có những câu:
- "Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm".
- "Nhân dân thì chẳng cần lo
Đảng ta lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang".
Diễn văn ‘lưỡi gỗ’ đã khiến người dân thật sự bất
mãn:
- "Rau muống bổ hơn nhân sâm
Khoai lang củ sắn là phần của dân.
Cán bộ chỉ chực ăn phân
Thủ trưởng, cục trưởng là quân cướp ngày".
Hà-nội tuyên truyền rằng miền Nam bị Mỹ ngụy
đô hộ, bóc lột để biện minh việc lập trò Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam; lúc mới về thành, Mặt
Trận được cò mồi đóng vai quân quản, đã lớn
miệng tuyên bố "nhà chúng ta ở, vợ chúng ta lấy,
con chúng ta bắt làm nô lệ" (lời Nguyễn Hộ),
không ngờ bọn họ cũng chỉ là những con cờ thí
của một cuộc cờ gian, người Mặt Trận giải phóng
bị 'phỏng giái' - vậy mà vẫn có người hùa theo
'cách mạng', trong khi quân cán chính của miền
Nam xuống cấp:
- "Cán bộ tập kết miền Nam
Múi chanh vắt cạn vỏ nằm gốc me
Đầu đường Đại tá vá xe
Cuối đường Trung tá bán chè đậu đen
Giữa đường Thiếu tá rao kem.
Mấy thằng cách mạng bon chen làm gì
Bọn nầy mặt mũi đen sì
Để cho chết hết sá gì bọn bây
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm".
Người dân thành phố bị Cộng-sản Hà Nội cướp
hết của cải, nhà cửa mà còn bị đẩy đi những nơi
mà mỹ từ chúng gọi là "kinh tế mới", và gọi là để
"bù lại, mỗi gia đình được cấp cho một cái nhà
mẹ bồng con, cất ọp-ẹp bằng cây tràm và lá dừa
nước. Tất cả vợ chồng con cái đều bị lùa xuống
Rừng Sát bắt trồng lúa sạ lấy mà ăn. Đám người
này bị lên án là bọn tư sản và có dính liền đến
chế độ cũ, bị chỉ định cư trú cũng như mấy em"
(tr. 77) - 'mấy em' mà lão Bình Xuyên nói đây là
các công trường viên.
U-Minh vốn là đất của muỗi mòng :
"U-Minh là đất sình lầy
Muỗi kêu như sáo thổi
Đĩa lềnh tợ bánh canh" (tr. 242).
Đến nỗi trâu cũng phải ngũ mùng. Đất lưu xứ
hiểm nghèo, muỗi đốt nên dễ bị truyền lây bệnh
viêm gan, người địa phương gọi là 'sơ gan củ
chướng' vì người bị bệnh bụng bị lớn như có
nước, ...
"U-Minh là xứ muỗi. Muỗi hằng hà sa số, nhứt là
về chiều, muỗi bay kêu vo vo nghe như tiếng sáo.
Ở ngoài mùng mà không un củi cho có nhiều khói
là muỗi bay... rát mặt" và "Chỉ mới nhích mép
mùng một ly, mà muỗi đàn đã chung vô mùng rồi.
Muỗi U-Minh sao mà to thế, nó lại không đen, mà
màu vàng. Khó tìm thấy trong đêm, trên lớp
mùng trắng,..."(tr. 52, 53)
Công trường kinh tế 'dựa lưng vào Rừng Tràm' là
chốn khổ hình của những công trường viên. "Đời
sống gạo chợ, nước sông quanh năm cứ lội bì
bõm. Dầm mình trong vùng nước Tràm màu
Coca Cola, rồi uống nước màu đỏ ngầu ấy. Như
vậy, làm sao con người không sanh bệnh?..." (tr.
243). Phương tiện giao thông ở đây là những
chiếc xuồng ba lá, vì không có đường đất thông
thường. Cái chết cũng khác, nơi Rừng Tràm này
gặp mùa nước không có đất chôn là phải tốn kém
nhiều hơn, phải chôn treo cây chờ nước rút và đa
số chôn kiểu 'trầm thủy'.
Lưu Xứ U-Minh trình bày cho người đọc nhiều
bức tranh sinh hoạt thường ngày của người dân
địa phương cũng như các dân mới bị đưa đày
đến đó, những 'nông trường viên', 'công trường
viên', như Hiếu Đệ. Con người kéo mạ thay trâu
bò vào những mùa cấy Thu Đông (tr. 224), mùa
lúa này xong là đến vụ khác trồng trọt, v.v.
Rồi những cây cầu khỉ làm bằng cây tràm trở
thành cực hình với người ở thành, cả với người
đã ở lâu, tai nạn gãy cầu vẫn thường xảy ra.
"Dân địa phương vẫn bị tai nạn về cầu khỉ. Vì cây
tràm có đặc tánh ngâm nước không mục, nhưng
ở trên khô lâu ngày thì mục và dòn. Khi gãy là
gãy ngang thình lình. Nạn nhân té xuống nước
-3-
dễ bị nguy hiểm, do những cọc tràm từ những
cầu gãy trước, đâm xóc vào mình" (tr. 87).
U-Minh là vùng đất lưu đày khổ lụy. Khổ tinh thần
bị theo dõi, còn vật chất thì được thiên nhiên
chiều đãi hơn cả người ờ thành phố: gạo ở UMinh
đây có ăn, cả để nuôi heo, trong khi thành
phố phải ăn độn để xuất cảng, thành thử có gạo
và có đậu nành làm rượu ngon khỏi phải dùng
đến sắn và bọt đường thải cũng như khỏi cần
đến trò thuốc giết rầy. Cộng-sản Hà nội 'bế quan
toả cảng' cấm đưa hàng về thành phố, địa
phương nào ở địa phương đó, cho nên nhờ vậy
mà dù nơi đây là U-Minh nhưng vẫn có nhà thuốc
Tây Ta, quán tiệm, chợ trái cây, vải vóc, v.v.
Lưu Xứ U-Minh cũng vẽ lên cái tình giữa những
con người với nhau bất kể gốc gác, thân thế:
người dân địa phương như Thạch On, kinh tế
mới như Năm F5, Sáu Thất, đồng tù đày như Ba
Như Bảo, Hai Rạch Giá, 'hùm địa phương' như
lão Sáu Lụa - chủ tịch UBND Phường 10, chận
cướp lươn của công trường viên nhưng rồi thành
bạn nhậu với họ và bất mãn chửi Việt-cộng Sáu
Dân, Đỗ Mười, nhìn nhận thời 'ngụy' nhân đạo
hơn thời nay dù cộng sản vẫn tự khoe khoang
'ưu việt'!
Làm thân 'tù học tập', là 'ngụy', nhưng nhiều
người có số được/bị gái Bắc mê, như Như Bảo bị
một bà Bắc kỳ quê mùa xấu xí đeo như đỉa mà
anh vô tình dính từ thời đi kháng chiến ở Sơn
Tây, mấy chục năm sau bà ta lại đi tìm thăm nuôi
anh ở trại tù Bù Gia Mập.
Thủ trưởng Ba Đức bắt nông trường viên và dân
chúng thành những 'anh hùng lao động' phải đạt
những chỉ tiêu của trung ương, những 'thành quả
tiên tiến', chương trình bóc lột sức lao động liên
tục không ngừng nghĩ, mùa này xong là vụ khác
trồng trọt,... ''đàn ông thành trâu bò, đàn bà thành
khỉ Cà-Mau hết cả'' (tr 119). Trẻ nít cũng vậy,
không được đi học. Y rất độc ác và đụng chạm
với cả địa phương nên có dịp là người ta bẫy trả
thù, ngay cả du kích địa phương (X. tr. 164).
Ngôn ngữ Việt cộng là của kẻ thắng và của 'lưỡi
gỗ': nói xuôi nói ngược, nói ngang nói dọc gì
cũng được cả. Ngôn ngữ và con người thường
trực hai mặt vì kẻ thù và nghi kỵ từ mọi phía bao
vây, kềm kẹp, tiêu biểu là ngôn ngữ của những
dân kinh tế mới như Sáu Thất (dân chuyên 'hạ cờ
Tây' ở thành phố SG phải về kinh tế mới), hay
quản đốc công trường Tư Năng (cuối cùng cũng
vượt biên), ... Trung ương và lãnh tụ Việt cộng
nói và làm ngược, dĩ nhiên trước sau cũng đã
đưa đến bất mãn và cả vượt biên trốn thoát khỏi
vòng kiềm toả.
Tất cả người dân U-Minh đều phải sống trong
tình trạng trên đe dưới búa, đã có du-kích địa
phương lại thêm vệ binh từ trung ương gởi
xuống, rồi đám Thanh Niên Xung Phong. Du kích
thường tỏ ra thông cảm với người dân bị đày
xuống U-Minh, là kinh tế mới hay công trường
viên, nhưng "đám vệ binh đi theo canh chừng
bọn tôi lại bị làm khó dễ, có khi lại còn bị tước vũ
khí và tịch thu giấy tờ" (tr. 76). Vệ binh tức bọn
cờ đỏ (cộng sản Hà-nội) khác Việt cộng Nam-kỳ;
du kích vốn là người từng nghe theo Mặt Trận
GPMN nên sau 1975 rất ghét VC từ Bắc vào mà
họ không coi là cùng người Việt Nam - du kích
xem đám 'vệ binh cán bộ công trường' từ Bắc
vào là 'người Bắc kỳ' (tr. 96) kiểu "mấy thằng Bắc
kỳ rắc rối làm tàng" (tr. 59)! Và nhiều trận đụng
độ đã từng xảy ra giữa hai đám người Việt-cộng
này. Đặc biệt là với nạn nhân công trường viên
thì đám du kích và lãnh tụ như lão Sáu Lụa, lại có
thể nhậu nhẹt, chuyện trò chung.
Nhưng 'rừng nào cọp nấy' và cọp và hùm xám
cũng nhiều loại, dù cọp ở U-Minh tưởng đã tuyệt
chủng không ngờ có nhiều thứ người là thay thế
giống thú ấy (như hai thủ trưởng Ba Đức, Tư
Năng và cả Ba Kiến, chủ vựa bán mắm to nhất
vùng). Và nhiều lúc cán bộ và vệ binh phải thua
du kích địa phương như lão Sáu Lụa tước súng
và của cải lại sau khi bị chúng hiếp đáp, cướp
của hại người.
Đám bộ đội phục viên miền Bắc lộng hành, ngay
cả giành gái: chàng 'thi sĩ' Hữu yêu người con gái
đã bị con của cán bộ để ý, nên bị bắn bị thương
nặng; may mà được Năm Tràm tình cờ đi qua đó
cứu kịp, nhưng lại bị quản đốc công trường khiển
trách. Chúng cách ly hai người bằng cách trả anh
chàng về thành phố. Cô gái bán sạp vải phía Tây
nhà lồng chợ đã chê mảnh bằng phó tiến sĩ Liênsô
và quyền thế của con huyện ủy để yêu Hữu,
một "anh chàng công trường viên, một thứ tù cải
tạo bị lưu đày xuống rừng U-Minh. Anh chàng
này bị ám hại đủ mọi thứ, cuối cùng sau đêm
Giáng Sinh, họ hẹn nhau và đi vượt biên trót lọt.
Như thế là quyền lực và họng súng cũng không
thắng nổi con tim" (tr. 254). Ngoài ra, Việt-cộng
-4-
triệt hạ đền chùa, cấm cúng kiến, nhưng chúng
không cấm được dân lập miếu ông Trương Cụi -
một cựu quận trưởng VNCH đã về hưu vẫn làm
việc xã hội và giúp dân, sau 1975, Việt-cộng đã
bắt và hành quyết ông ở quận An-Biên.
Trong đám bộ đội phục viên cũng có người biết
mình bị lừa: "đôi dép râu dẫm nát thời trai trẻ /
nón tai bèo che khuất tuổi xuân sanh". Chính
hung thần công trường Ba Đức rồi cũng thấm
mùi độc của trung ương, trở nên 'bất mãn chửi
bới lung tung', bị mất chức quản đốc công trường
vô tay Tư Năng. Thật ra cả hai cùng bị trung
ương thất sủng khi bị gởi về vùng đất U-Minh,
cho nên họ rồi cũng tự dọn đường đi, tích lũy của
cải để đi chui hoặc tìm đường sống khác.
Cuộc sống chung đụng ở U-Minh khiến tình
người đầy ắp, cả tình yêu, dĩ nhiên ở phía nạn
nhân và dân giả, qua những cô gái như Hồng,
Đào, Cúc, Lan, y tá Mai, ... Như cô Hồng, "da thịt
... cứng săn hơn da thịt đồng đen của gái Miên
(...) hừng hực lửa của tuổi xuân thì, của mùa
xuân bất diệt" làm sao mà đàn ông dù trong trình
trạng đọa đày không bị siêu lòng, buông xuôi.
Các 'công trường viên' và tù cải tạo lưu xứ như
Hiếu Đệ «có chữ nghĩa, cũng là người văn minh
hơn bọn thanh niên ở Rừng Tràm», nên hay bị
các cô công khai 'tấn công tự hiến' nhưng Hiếu
Đệ cảm thương vì bọn 'tù cải tạo lưu xứ' cũng chỉ
là một bến nước đục mà thôi! (tr 135).
Việt-cộng giở đủ trò, tranh gái xong thì chơi xấu
bày trò cấm cản các cô gái thăm Tết các tù cải
tạo lưu xứ. Không riêng gì với đám du kích, vệ
binh mà cả với các công trường viên, ở một nơi
quê mùa, hẻo lánh như vậy thì những thiếu nữ
hay đàn bà xấu đẹp, tiêu chuẩn đã đổi. Dân gian
có câu "gái U-Minh đái ra lửa", nên bạo trợn mà
cũng dữ hơn và khi đã yêu là bám chặt chàng trai
: tình yêu các cô «khắng khít, say cuồng và dẻo
dai như tràm ngập nước» (tr. 145). Trẻ đẹp hơn
thì có Thu, con gái của Năm F.5, với "đôi môi
mọng đỏ không cười mà cười, qua làn áo lụa
mỏng, đôi vầng ngực nhọn núm vú cau của nàng
rung rinh phập phồng, hấp dẫn dễ sợ,..." (tr. 170),
"cái mặt vác hất, ngực bánh tiêu cưng cứng, eo
lưng ưỡn ẹo, đít nhún nhảy làm cho mấy thằng
du kích mết mắt dòm theo muốn lọt tròng" (tr.
168). Nói đến sắc đẹp thì như cô gái bán vải ở
chợ : "Gái U-Minh tuy choàng khăn rằn che mặt
nhưng có đôi mắt thu hồn" khiến trai tráng "tay
nhúng chàm còn không rửa được, huống chi là
trái tim" (tr. 208), v.v. Cứ thế mà nhiều thanh niên
mà ngay cả các ông cũng mê mẩn, thập thò!
Sài-Gòn đã mất nhưng nơi đất lưu đày mới,
người dân công khai nghe nhạc vàng (chợ búa
hàng quán mở nhạc Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,
cải lương Thanh Nga, Thành Được,..), dùng lại
từ ngữ, địa danh chốn cũ: Quận 2, Quận 5, Quận
3, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, v.v. ‘hiện
diện’ nơi vùng kinh tế mới dù ở đây mỗi quận chỉ
có vài chục căn nhà. Họ không lựa chọn phải
sống nơi vùng kinh tế mới này nhưng tinh thần
vẫn mạnh, họ sống thành khu với tên gọi ở Sài-
Gòn và mở lại những nghề như ở Sài-Gòn ngày
trước, như hàng quán, tiệm may, thuốc Tây, hay
như Sáu Thất tiếp tục 'hạ cờ Tây' bảy món, v.v.
Ngoài ra có những địa danh mới như 'con kinh
cải tạo', v.v.
U-Minh vô tình trở thành nơi quần tụ những đồng
đội hay người quen từ thủ đô miền Nam cũ (như
Chu Vi Long bị bệnh tâm thần 31, con nhà báo
Chu Tử, bệnh nặng không đủ thuốc cuối cùng
Cộng-sản phải cho trở về nguyên quán), cũng là
nơi quần tụ những người vượt biên thất bại hoặc
tìm đường đi, nhất là những người Hoa từ 1979,
1980, Việt-cộng bóc lột người Hoa, người làm ăn
giàu và cả những tên tỉnh ủy gốc Hoa hoặc bị tù
hoặc tự nhiên lăng đùng ra chết. Nhưng nhiều
người sống đã quen, làm ăn được, kể cả vui
sống, bèn chấp nhận nơi này làm quê hương
mới!
Tại vùng kinh tế mới và công nông trường, đàn
ông dù không muốn cũng trở thành nội trợ đảm
đang, biết xoay sở làm mắm, rau cỏ để nấu canh,
làm món. Vì lẽ sống còn nên phải biết phân biệt
rau cỏ vì cỏ cây mới, hoang dã nơi nước độc: rau
diệu, rau tàu bay (ăn nhiều sẽ mất máu) sẽ gây
bệnh sốt rét, rau muống trâu - chỉ để cho trâu ăn,
người ăn sẽ bị tháo dạ đi chảy (chỉ ăn ngọn thôi).
Đời sống 'gạo chợ nước sông' nhưng nước sông
rễ tràm có màu coca cola (cà-phê!), người ta lội
trong nước đó rồi lại cũng nước đỏ ngầu đó làm
nước uống, trà pha với nước đó trở thành "trà
Huế", v.v..
Đói và lao động khổ sai đưa đến những cái chết
đau đớn, những bất lực của người đồng cảnh
ngộ 'nông trường viên'. Thân phận tù không án,
đày không xử. Tai họa, đọa đày, chết chóc không
chỉ với các công nông trường viên mà cả với thân
-5-
nhân, gia đình họ. Một chiếc ghe đưa họ đến
công trường thăm nuôi thì bị tàu tuần duyên đánh
đắm. Hiếu Đệ đã phải than thở: "Sao người ta cứ
muốn hãm hại chúng tôi cho chết? Chúng tôi đã
học tập cải tạo tốt rồi, theo lời hứa khoan hồng
thì họ phải trả tự do cho chúng tôi về lại với gia
đình, với vợ con. Sao lại bày vẽ chỉ định cư trú
làm chi? Giam giữ một người trái với chánh sách
ban đầu, cướp mất quyền làm người của người
dân lẽ ra phải được tôn trọng, nay lại gieo thêm
khổ hận, chết chóc cho gia đình thân nhân người
ấy nữa. Bảo là vì độc lập, tự do hạnh phúc cho
nhân dân đó sao?" (tr. 84).
Có thể xem Lưu Xứ U-Minh là chuỗi trường ngâm
nói lên tình cảnh ngậm ngùi của người lính và
người dân thua trận bị bỏ rơi. Họ sinh hoạt hay
nhập cuộc là vì đất nước, nay phải chung chịu
cảnh tang thương lịch sử. Đoạn trường nghẹn
ngào xót xa của nhà văn ở đây cũng chính là tâm
sự, nỗi lòng của nhiều người. Bằng những diễn
tả tâm tình, nhận xét, bằng những kinh qua và
phản ứng, ngay từ thân xác và tinh thần, bằng
nhận xét (trong đắng cay) và ngôn ngữ sử dụng
một cách tự nhiên mà đầy tinh tế. Ngôn ngữ Hiếu
Đệ đơn giản chân thành, tỉnh táo nhưng đầy chua
cay, bất lực - một ngôn ngữ của nạn nhân, từ
hoàn cảnh gây ra, từ lý trí, con tim bị ức chế
không thể làm gì khác.
Vốn là họa sĩ do đó người đọc sẽ ngạc nhiên
thấy ngòi bút Hiếu Đệ tả cảnh đời cũng như
phong cảnh tài tình, những đoạn tả cảnh nhậu
kiểu Nam-kỳ, những luật lệ dân chơi cũng như
luật rừng. Miêu tả theo lối phác thảo, cũng như
những nói lên tâm cảnh và suy tư nhân bản.
Tưởng cũng cần nhắc lại là Hiếu Đệ viết văn làm
báo từ đầu thập niên 1950, sau ông chuyên về
hội họa và phục vụ ngành tâm-lý-chiến.
«Buổi chợ hừng đông ... 4 giờ» là một chương
sách văn tả cảnh khá đẹp và sống động, lạc lõng
giữa những chuyện bạo lực, đối đầu, mưu
chước, thù hằn:
"... Chợ nhóm vào bốn giờ sáng và tan vào bảy
giờ sáng khi mặt nhựt đỏ chân trời. Chợ tan vào
giờ ấy để mọi người trở về làm việc đồng áng. Và
những con buôn mua thổ sản rẻ ở địa phương,
cũng vội chở hàng ra chợ quận, chợ tỉnh cho kịp
buổi chợ ấy.
Ai cũng hối hả. Xuồng bơi ồ ạt. Ít có xuồng dùng
đèn bấm rọi đường như xuồng chúng tôi. Phần
đông họ đốt đuốc. Rừng đuốc lập loè trước gió,
như ngàn sao sáng rực khúc sông...
Thỉnh thoảng một ghe tắc ráng, dài và dẹp mình
như con cá lìm kìm, có gắn máy chạy qua ngang.
Ngọn sóng lớn nhồi ghe, xuồng trên kinh lên
xuống như đoàn ghe cỡi sóng ra khơi. Những tàn
lữa đuốc bay theo gió và tắt ngúm phía sau mịt
mờ đen tối.
Tôi ngẩn ngơ tay dầm, nhìn hình ảnh tuyệt đẹp
ấy mà ước sao có cây cọ, khung vẽ để ghi trong
tranh những xúc cảm của mình. Xuồng ra đến
ngã ba. Đường nước trước mặt chợ rất rộng.
Những xuồng ghe như đàn rắn lửa lướt vào bến,
lớp này xong đến lớp kia.
Xuồng ghé vào bến, đậu san sát nhau. Lữa đuốc
cũng dụi tắt dần. Nhiều bóng người lom khom
khiêng vác hàng lên chợ, vẫn chìm trong màu u
ám đặc biệt của vùng U-Minh không sáng tỏ dưới
ánh đuốc lờ mờ. Vòm trời mông lung, xa vắng.
Vài ngôi sao thưa thớt trên cao, rụng lạc loài ...
Chúng tôi hỏi nhau:
- Chợ chưa nhóm sao? Nhóm trong ánh lửa tù
mù thế à?
Mấy người phụ nữ ngồi xuống kế bên, có lẽ là
dân vùng kinh tế mới trong rừng, trông về bến
chợ với ánh mắt hy vọng bé nhỏ, mà dân miền
Nam đã mất từ sau 75, được mua hay bán một
vật gì không bị đánh cắp:
- Chờ chút. Đến giờ rồi , nhà đèn sắp chạy máy ..
Quả nhiên, đã có tiếng máy xình xịch. Tức thì đèn
điện trong chợ bựt sáng trưng, làm chóa mắt mọi
người. Như dân thành phố bị cúp điện mà có điện
trở lại, mọi người dưới xuồng kêu lên một tiếng
mừng rỡ lan truyền. Nơi bến bấy giờ đã có hằng
mấy trăm ghe xuồng san sát ..." (tr. 91-92).
Dĩ nhiên cảnh tượng có vô tri hay náo nhiệt,
nhưng con người vẫn bị trói buộc theo chính
sách: Hiếu Đệ và đồng cảnh ngộ chịu câu thúc
của vệ binh và cán bộ đi kèm cùng xuồng!
Nếu phải so-sánh với Sơn Nam là nhà văn một
thời nổi tiếng về vùng đất và con người tiên
phong khẩn hoang khai phá miền cực Nam qua
Hương Rừng Cà Mau và nhiều truyện ngắn, tiểu
thuyết khác, Hiếu Đệ vốn không phải là nhà văn
-6-
nên không thể có sự nghiệp dài hơi như Sơn
Nam, nhưng Hiếu Đệ đã có công ghi lại bức tranh
vân cẩu của một thời đại nhiễu nhương mà lòng
người khó biết, mà sự ác hoành hành, ... Ở Sơn
Nam là những con người tâm hồn thô sơ nhưng
ý chí dũng cảm, thể lực dạn dày, lúc nào cũng
sẵn sàng đương đầu với thiên nhiên hoang dã
đầy cạm bẫy và thú dữ. Trong khi đó ở Lưu Xứ
U-Minh, con người bị phế bỏ, chỉ còn là những
tàn độc dành cho đồng loại, có khi còn ác hơn
thú dữ, thiên nhiên.
Nếu ở Sơn Nam là những huyền thoại về những
con người thời khẩn hoang miền đất mới, với
những nhân vật như nàng Hoàng Mai gốc vương
giả, như Tư Đức, Tám Tịch hay Năm Hên chuyên
bắt sấu, hay Bà Chúa Hòn, v.v. thì trong Lưu Xứ
U-Minh, Hiếu Đệ đã ghi lại những chuyện huyền
hoặc gọi là chuyện chú Ba Phi, một nhân vật theo
truyền tụng là trong số những người đầu tiên đến
vùng đất U-Minh khẩn hoang lập ấp, "một nhân
vật tưởng tượng, dóc hết chỗ dóc", như chuyện
kể chú giết con rắn Hổ hay mỗ người, chuyện
chú lập kế bắt cả bầy con Già-đãi (marabout)
bằng cách làm chúng lần lượt mắc hết vào sợi
dây câu rồi cứ thế kéo về nhà, hay chuyện chú đi
lấy mật ong té cây mà ba ngày ba đêm vẫn chưa
đụng mặt đất, v.v. Thời Hiếu Đệ thì người ta tiếp
tục thêu dệt thêm bớt, nhưng chú Ba Phi nay
thành Việt-cộng ‘lưỡi gỗ’ : lão Sáu Lụa kể về chú
Ba Phi VC này: nào là chuyện cộng-sản Hà-nội
bày việc lập công nông trường và kinh tế mới ở
U-Minh là có kế hoạch khai thác mỏ dầu và
khoáng chất ở thềm lục địa này; hay những
huyền thoại như chuyện 'bách chiến bách thắng'
của tiểu đoàn Tây-đô Việt-cộng hay các tiểu đoàn
U-Minh 1 và 2, v.v. Nhưng Sáu Lụa vốn người
địa phương theo Việt-cộng "từ du kích lên, chả có
được huấn luyện quân sự gì ráo và chữ nghĩa
cũng chẳng bao nhiêu. Chính do những điểm
này, mà lão dễ thành một thứ cường hào ác bá
hay hùm xám U-Minh" (tr. 244). Rồi cũng vì hiểu
ra thân thế bị lợi dụng nên lão ta rơi vào 'tiêu cực'
và hòa đồng được với những tù lao động như
Hiếu Đệ.
Thời Hiếu Đệ, bê-tông, cơ giới, ca-nô, v.v đã vào
đến U-Minh từ lâu, nhưng não trạng ‘xã hội chủ
nghĩa ưu việt’, 'chiến thắng Mỹ ngụy', v.v. đã
khiến Việt-cộng đẩy lùi văn minh, trâu được tận
dụng trở lại nhiều hơn, người phải ra tay dùng
chân lao động - như những cực hình, đòn thù,
hơn là tiến bộ 'ưu việt' Mưu sự tới mấy vẫn cần
nhiều yếu tố (nhân, thiên, địa) nên cuối cùng
vùng "công trường đã bị nước lụt cuốn trôi đi
hết... Công trình xây dựng vùng Sài-Gòn mới ở
Rừng Tràm U-Minh, coi như đổ sông, đổ biển. Và
Rừng Tràm phải trả lại cho Rừng Tràm! (...) Kế
hoạch kinh tế của bọn thành ủy rồi cũng phải đi
về lại Sài-Gòn thôi. Của cải và công sức của họ
đem xuống U-Minh sẽ bị đổ sông đổ biển hết. Đất
U-Minh phải trả lại cho người U-Minh thôi" (tr.
244, 246). Chính những ngày sắp được trả tự do
trở về Sài-Gòn, Hiếu Đệ đã chứng kiến cảnh lũ
lụt rất lớn mà theo người địa phương như lão
Sáu Lụa, thì trận lụt này khủng khiếp hơn vì bọn
Tàu cộng sau khi tấn công sáu tỉnh ở biên giới,
đã gỡ một số đập ở thượng nguồn gây lũ lụt lớn;
theo lão đây là đòn trả thù Hà-nội đã dám phản
phúc trong vụ bóc lột người Hoa và chiến tranh
với đàn anh mà ơn cưu mang trong cuộc chiến
với Pháp, Mỹ, vẫn chưa trả hết.
Ngay cả những cái gọi là chính sách ‘khoan
hồng’ ‘cải tạo, học tập’ rồi ra cũng chỉ chứng minh
đó là những đòn thù nhỏ mọn và chứng tỏ thêm
trò bịch bợm của Việt cộng: biến con người thành
con vật, hạ phẩm giá con người, người khác, phủ
nhận thành quả của người khác và hạ thấp cái có
thành không. Chúng nhắm làm rã rời nghị lực,
tinh thần chống đối nơi dân chúng. ‘Cải tạo’, ‘kinh
tế mới’ sau 1975 đã và sẽ là vấn nạn lâu dài cho
lương tâm con người và lịch sử dân tộc.
Hiếu Đệ đã thuộc về số các tác giả làm chứng
giám cho thời đại và lịch sử, đã ra công ghi lại
cho người và đời sau, để rút kinh nghiệm con
người một thời đã hành xử, đối đãi nhau cũng
như ghi lại những tàn phá của những ý thức hệ
ngoại lai, không tưởng! Qua Lưu Xứ U-Minh,
Hiếu Đệ như muốn nói rằng mọi công trình cũng
như chế độ, nếu phản khoa học, phản thiên nhiên
và chà đạp con người thì rồi cũng sẽ phải đổ
sông đổ biển hết, như những công nông trường
ở U-Minh!
Nguyễn Vy-Khanh

No comments: