Vụ Bạc Hy Lai :
Giới lãnh đạo Trung Quốc đứng trên pháp luật
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 9/03/ 2012.
REUTERS/David Gray/
« Truyện dài nhiều tập » Bạc Hy Lai, vụ bê bối chính
trị ở mức độ hiếm thấy tại Trung Quốc trong nhiều năm qua, đã làm lộ rõ
một thực tế phũ phàng : Giới lãnh đạo Trung Quốc đứng trên pháp luật,
ít khi bị trừng phạt. Đồng thời, sự kiện này cũng gióng hồi chuông báo
động khẩn cấp cho Bắc Kinh là cần phải có những thay đổi sâu sắc.
Việc cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh bị cách chức và cuộc điều
tra nhắm vào vợ của ông Bạc Hy Lai, bị nghi ngờ trong vụ giết hại một
công dân Anh, là đề tài được thảo luận sôi nổi trong dân chúng, mặc dù
chính quyền Bắc Kinh đã tìm mọi cách kiểm duyệt, ngăn chặn.
Các phương tiện truyền thông của Nhà nước Trung Quốc ít đăng tải các tuyên bố chính thức về vụ này, nhưng các cáo buộc và tin đồn về việc ông Bạc Hy Lai và gia đình ông tham nhũng ồ ạt, lạm dụng chức quyền nghiêm trọng, vẫn xuất hiện trên internet, vào lúc đại đa số người dân Trung Quốc cảm thấy bất bình cao độ về những hành vi tham ô, cửa quyền của giới lãnh đạo các cấp, từ trung ương đến địa phương.
Ông Sidney Rittenberg, một người Mỹ sống và làm việc lâu năm tại Trung Quốc, nói với AFP : « Vụ Bạc Hy Lai cho thấy nạn tham nhũng của một số lãnh đạo cấp cao nhất thật đáng sợ. Chỉ có một thiểu số các lãnh đạo Trung Quốc thực sự muốn đấu tranh chống tham nhũng, kể cả đối với những người ở chóp bu quyền lực ». « Từ khi xóa bỏ cơ chế lãnh đạo tập trung về kinh tế, các quan chức địa phương gần như tự do hành động theo ý họ tại các nơi mà họ lãnh đạo ».
Ông Bạc Hy Lai bị mất chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, và từ giữa tháng Tư, thì bị đình chỉ chức ủy viên Bộ Chính trị, do bị nghi ngờ « có những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » của đảng Cộng sản, cụm từ thường được dùng để chỉ các vụ tham nhũng. Bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, là đối tượng một cuộc điều tra vì bà bị nghi ngờ ra lệnh sát hại một doanh nhân Anh, người truớc kia thân cận với gia đình quan chức cao cấp này.
Nhiều nhà quan sát ví von vụ Bạc Hy Lai như một bộ phim dài nhiều tập, với các tình tiết gay cấn, nghẹt thở, giống như kiểu phim nói về mafia của Hollywood.
Ông Khương Duy Bình (Jian Weiping), nhà báo từng ngồi tù 5 năm vì đã đăng các bài viết phê phán vợ chồng ông Bạc Hy Lai, cho biết là ngay từ đầu những năm 1990, đã có những thông tin nói về việc ông Bạc Hy Lai tham nhũng, khi quan chức này phụ trách công tác tuyên truyền, tư tưởng ở thành phố Đại Liên, phía bắc Trung Quốc. Còn bà Cốc Khai Lai thì huy động vốn một cách bất hợp pháp, thông qua các viện nghiên cứu hoặc các công ty do bà lập ra, với danh nghĩa tạo thuận lợi cho đầu tư ngoại quốc.
Nhà báo Khương Duy Bình, hiện đang sống tại Canada, nhấn mạnh với AFP là ông Bạc Hy Lai, con một vị cán bộ cấp cao, lão thành cách mạng Trung Quốc, đã leo lên các bậc thang quyền lực, bằng cách biếu đất, tiền bạc cho những quan chức cao cấp hơn.
Ngay sau khi tới Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã mở tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, với hàng ngàn vụ bắt giữ thô bạo và các vụ xét xử nổi tiếng nhắm vào các băng đảng mafia, xã hội đen. Chiến dịch « bàn tay sạch » này đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ là vi phạm pháp luật, tùy tiện, độc đoán. Nhà báo Khương Duy Bình nhận định: « Ông Bạc Hy Lai có hai khuôn mặt. Ông tỏ ra là một chính trị gia tài năng, hấp dẫn. Mặt khác, đó là một nhân vật mưu phản, thủ đoạn. Ông ta biết ăn nói, lừa phỉnh. và có tài đánh bóng tên tuổi mình ».
Vụ Bạc Hy Lai được coi là một bê bối chính trị nghiêm trọng tại Trung Quốc, thế nhưng, giới quan sát nhắc lại rằng, trước đây, đã có nhiều vụ khác, gây ầm ĩ hơn. Ví dụ, nguyên bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, năm 2008, bị kết án 18 năm tù do tham nhũng ; hoặc nguyên thị trưởng Bắc Kinh Trần Huy Đồng, bị cách chức năm 1995 và sau đó, bị kết án 16 năm tù, cũng về tội tham nhũng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh là tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc năm 2012 rất khác với bối cảnh cách nay vài năm và đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, thì vụ Bạc Hy Lai cho thấy sự cấp thiết phải cải cách mạnh mẽ và sâu rộng.
Bởi vì, trong những năm gần đây, tính chính đáng của đảng Cộng sản Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo đất nước dựa rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, đưa một phận dân chúng ra khỏi cảnh nghèo khó. Giờ đây, tăng trưởng đã giảm, mô hình kinh tế bắt đầu hụt hơi, làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn, chênh lệch giầu nghèo, khác biệt về phát triển giữa thành thị và nông thôn. Căng thẳng xã hội gia tăng, đặc biệt là các vụ biểu tình của dân chúng ở nông thôn, vì không trông cậy được vào sự bảo vệ của luật pháp, đã bạo động phản đối chính sách trưng dụng đầt đai do những kẻ có thế lực, lãnh đạo ở địa phương tiến hành.
Ông Lý Thành (Li Cheng), chuyên gia nghiên cứu về giới lãnh đạo Trung Quốc, tại học viện Brookings, cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải thực hiện « các thay đổi sâu sắc » nếu muốn « lấy lại lòng tin của người dân và tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ». Theo ông, « cuộc khủng hoảng Bạc Hy Lai có thể là một điềm rủi hoặc điềm may cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Là điềm rủi nếu Đảng cho rằng có thể vẫn tiếp tục như đã làm cho đến nay và là một điềm may nếu Đảng quyết định thay đổi ».
Các phương tiện truyền thông của Nhà nước Trung Quốc ít đăng tải các tuyên bố chính thức về vụ này, nhưng các cáo buộc và tin đồn về việc ông Bạc Hy Lai và gia đình ông tham nhũng ồ ạt, lạm dụng chức quyền nghiêm trọng, vẫn xuất hiện trên internet, vào lúc đại đa số người dân Trung Quốc cảm thấy bất bình cao độ về những hành vi tham ô, cửa quyền của giới lãnh đạo các cấp, từ trung ương đến địa phương.
Ông Sidney Rittenberg, một người Mỹ sống và làm việc lâu năm tại Trung Quốc, nói với AFP : « Vụ Bạc Hy Lai cho thấy nạn tham nhũng của một số lãnh đạo cấp cao nhất thật đáng sợ. Chỉ có một thiểu số các lãnh đạo Trung Quốc thực sự muốn đấu tranh chống tham nhũng, kể cả đối với những người ở chóp bu quyền lực ». « Từ khi xóa bỏ cơ chế lãnh đạo tập trung về kinh tế, các quan chức địa phương gần như tự do hành động theo ý họ tại các nơi mà họ lãnh đạo ».
Ông Bạc Hy Lai bị mất chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, và từ giữa tháng Tư, thì bị đình chỉ chức ủy viên Bộ Chính trị, do bị nghi ngờ « có những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » của đảng Cộng sản, cụm từ thường được dùng để chỉ các vụ tham nhũng. Bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, là đối tượng một cuộc điều tra vì bà bị nghi ngờ ra lệnh sát hại một doanh nhân Anh, người truớc kia thân cận với gia đình quan chức cao cấp này.
Nhiều nhà quan sát ví von vụ Bạc Hy Lai như một bộ phim dài nhiều tập, với các tình tiết gay cấn, nghẹt thở, giống như kiểu phim nói về mafia của Hollywood.
Ông Khương Duy Bình (Jian Weiping), nhà báo từng ngồi tù 5 năm vì đã đăng các bài viết phê phán vợ chồng ông Bạc Hy Lai, cho biết là ngay từ đầu những năm 1990, đã có những thông tin nói về việc ông Bạc Hy Lai tham nhũng, khi quan chức này phụ trách công tác tuyên truyền, tư tưởng ở thành phố Đại Liên, phía bắc Trung Quốc. Còn bà Cốc Khai Lai thì huy động vốn một cách bất hợp pháp, thông qua các viện nghiên cứu hoặc các công ty do bà lập ra, với danh nghĩa tạo thuận lợi cho đầu tư ngoại quốc.
Nhà báo Khương Duy Bình, hiện đang sống tại Canada, nhấn mạnh với AFP là ông Bạc Hy Lai, con một vị cán bộ cấp cao, lão thành cách mạng Trung Quốc, đã leo lên các bậc thang quyền lực, bằng cách biếu đất, tiền bạc cho những quan chức cao cấp hơn.
Ngay sau khi tới Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã mở tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, với hàng ngàn vụ bắt giữ thô bạo và các vụ xét xử nổi tiếng nhắm vào các băng đảng mafia, xã hội đen. Chiến dịch « bàn tay sạch » này đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ là vi phạm pháp luật, tùy tiện, độc đoán. Nhà báo Khương Duy Bình nhận định: « Ông Bạc Hy Lai có hai khuôn mặt. Ông tỏ ra là một chính trị gia tài năng, hấp dẫn. Mặt khác, đó là một nhân vật mưu phản, thủ đoạn. Ông ta biết ăn nói, lừa phỉnh. và có tài đánh bóng tên tuổi mình ».
Vụ Bạc Hy Lai được coi là một bê bối chính trị nghiêm trọng tại Trung Quốc, thế nhưng, giới quan sát nhắc lại rằng, trước đây, đã có nhiều vụ khác, gây ầm ĩ hơn. Ví dụ, nguyên bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, năm 2008, bị kết án 18 năm tù do tham nhũng ; hoặc nguyên thị trưởng Bắc Kinh Trần Huy Đồng, bị cách chức năm 1995 và sau đó, bị kết án 16 năm tù, cũng về tội tham nhũng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh là tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc năm 2012 rất khác với bối cảnh cách nay vài năm và đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, thì vụ Bạc Hy Lai cho thấy sự cấp thiết phải cải cách mạnh mẽ và sâu rộng.
Bởi vì, trong những năm gần đây, tính chính đáng của đảng Cộng sản Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo đất nước dựa rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, đưa một phận dân chúng ra khỏi cảnh nghèo khó. Giờ đây, tăng trưởng đã giảm, mô hình kinh tế bắt đầu hụt hơi, làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn, chênh lệch giầu nghèo, khác biệt về phát triển giữa thành thị và nông thôn. Căng thẳng xã hội gia tăng, đặc biệt là các vụ biểu tình của dân chúng ở nông thôn, vì không trông cậy được vào sự bảo vệ của luật pháp, đã bạo động phản đối chính sách trưng dụng đầt đai do những kẻ có thế lực, lãnh đạo ở địa phương tiến hành.
Ông Lý Thành (Li Cheng), chuyên gia nghiên cứu về giới lãnh đạo Trung Quốc, tại học viện Brookings, cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải thực hiện « các thay đổi sâu sắc » nếu muốn « lấy lại lòng tin của người dân và tiếp tục nắm quyền lãnh đạo ». Theo ông, « cuộc khủng hoảng Bạc Hy Lai có thể là một điềm rủi hoặc điềm may cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Là điềm rủi nếu Đảng cho rằng có thể vẫn tiếp tục như đã làm cho đến nay và là một điềm may nếu Đảng quyết định thay đổi ».
BẮC TRIỀU TIÊN:LỜI CHỨNG CỦAMỘT TÙ NHÂN
Nhật báo Le Monde hôm nay 19/04/2012 trong mục điểm sách đã
giới thiệu tác phẩm « Người sống sót của trại 14 » của nhà báo Mỹ Blaine
Harden, kể lại những gì mà người tù trẻ tuổi Shin Dong Hyuk đã chứng
kiến trong trại cải tạo Bắc Triều Tiên. Người thanh niên này sinh ra và
lớn lên trong một trại cải tạo, đã phải chịu đựng từ tra tấn cho đến
việc chứng kiến cuộc hành hình mẹ và anh ruột. Anh trốn thoát được vào
năm 2005, lúc đó Shin Dong Hyuk 23 tuổi.
Thân phận nô lệ của nhân chứng hiếm hoi
Năm nay 30 tuổi, Shin Dong Hyuk cùng thế hệ với tân lãnh tụ Bắc Triều
Tiên Kim Jong Un – thể hệ thứ ba của họ Kim nối nghiệp trị vì đất nước
khép kín này. Nhưng sự giống nhau dừng lại ở đó. Bắc Triều Tiên tuy về
mặt chính thức là một xã hội không giai cấp, nhưng thật ra dòng máu
quyết định tất cả.
Kim Jong Un khi sinh ra đã là một hoàng tử cộng sản, được nuông chiều
sau các bức tường cung điện. Du học tại Thụy Sĩ, sau đó về nước học tại
trường đại học mang tên chính ông nội mình dành riêng cho giai cấp ưu
tú – nhờ vào huyết thống, Kim Jong Un đứng trên mọi luật lệ. Năm 2010,
được phong làm đại tướng bốn sao dù hoàn toàn không có kinh nghiệm quân
sự, và một năm sau đó lên thay cha lãnh đạo đất nước, Kim Jong Un được
báo chí chính thức Bắc Triều Tiên ca tụng là « lãnh tụ được Thiên tử gởi đến ».
Cùng một lứa tuổi, Shin Dong Hyuk sinh ra với thân phận nô lệ, tên
khai sinh là Shin In Geun chỉ được học đủ để đọc chữ và biết đếm. Cha mẹ
anh đều là tù nhân của trại cải tạo số 14 nằm tại miền Trung đất nước –
một thành phố thực thụ với 50.000 tù nhân, các trang trại, nhà máy và
hầm mỏ. Đây là trại tù dành cho các kẻ thù chính trị của chế độ. Mọi
cuộc tụ họp quá hai người đều bị cấm, trừ khi có các vụ xử tử thì tất cả
mọi người đều phải tham dự. Đến năm 14 tuổi, Shin Dong Hyuk đã phải
chứng kiến rất nhiều vụ tử hình, trong đó có mẹ ruột và anh trai. Phải
mất một thời gian rất lâu sau anh mới nhận ra mình đã vô tình tố cáo họ,
vì quản giáo luôn răn dạy phải dọ thám người khác.
Các quản giáo của Shin vừa là thầy dạy học, vừa là những người đã tạo
tác ra anh, vì chính quản giáo đã chọn lựa ra cha và mẹ anh để ghép đôi
với nhau - một phương cách để thưởng cho những người tù chấp hành tốt.
Cậu bé phải học thuộc lòng mười điều quy định của trại, trong đó điều
đầu tiên là : « Tất cả những người mưu toan trốn trại sẽ bị bắn hạ ngay tại chỗ ».
Tử hình và tra tấn
Kỷ niệm đầu đời của Shin Dong Hyuk là một vụ tử hình mà anh chứng
kiến năm mới lên bốn tuổi. Để tránh việc tử tù mắng chửi Nhà nước, người
ta nhét đầy đá sỏi vào miệng và bịt mắt.
Mười năm sau đó, Shin trở lại
nơi chốn cũ, mắt bị bịt lại bằng một chiếc khăn, tay bị còng, và cha anh
cũng thế.
Hai cha con vừa trải qua tám tháng bị giam cầm trong một nhà
tù dưới lòng đất, họ phải ký giấy cam đoan không tiết lộ cho bất cứ ai,
rồi mới được thả ra.
Trong nhà tù bí mật này, các quản giáo đã tra tấn hai cha con để cố
ép cho họ khai ra về vụ mẹ và anh của Shin âm mưu trốn trại. Sau khi lột
quần áo, những kẻ tra tấn đã trói tay chân cha con Shin, treo ngược
bằng một cái móc phía trên một lò lửa. Shin ngất đi khi da thịt bắt đầu
bị đốt cháy.
Anh không khai gì cả. Anh không có gì để khai báo. Shin chưa bao giờ
có ý định ra khỏi trại, không hề âm mưu với mẹ và anh trốn trại.
Shin
tin vào những gì các quản giáo đã nhồi vào đầu từ lúc mới sinh : anh
không bao giờ có thể trốn khỏi trại cải tạo, và phải tố cáo tất cả những
ai đề cập đến việc này. Shin không tưởng tượng ra nổi một cuộc sống bên
ngoài trại, ngay cả trong mơ. Và thực tế anh còn không biết cả sự hiện
hữu của Hàn Quốc, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Hôm ấy khi một quản giáo mở khăn bịt mắt, nhìn thấy đám đông, chiếc
cọc và giá treo cổ, Shin cứ ngỡ phút cuối của mình đã điểm. Nhưng người
ta không nhét đá sỏi vào miệng, mà lại mở còng tay và để anh ngồi trên
hàng đầu. Như vậy cha con anh sẽ là khán giả
Một người phụ nữ và một thanh niên được điệu ra pháp trường. Đó là mẹ
và anh trai của Shin. Một quản giáo quàng sợi dây thừng qua cổ mẹ anh,
bà cố quay nhìn con trai út, nhưng Shin nhìn sang nơi khác. Khi bà mẹ
không còn giãy giụa nữa, ba phát súng bắn vào người anh của Shin. Nhìn
thấy họ bị hành hình, Shin gần như thở phào nhẹ nhõm vì không phải mình
bị án tử. Tình yêu, lòng thương hại, tình cảm gia đình hầu như không
hiện diện trong trại. Mẹ Shin nhiều lần đánh đập anh, cha anh không hay
biết – ông chỉ được phép ngủ với vợ năm lần trong một năm.
Chín năm sau khi mẹ và anh bị xử tử, Shin trườn ra khỏi hàng rào kẽm
gai có mắc điện, chạy trốn trên tuyết. Đó là ngày 2 tháng Giêng năm
2005. Trước đó, chưa hề có người tù nào trốn được khỏi trại, và Shin là
người duy nhất. Năm đó anh 23 tuổi, không hề quen biết bất kỳ ai bên
ngoài. Sau một tháng trời đi bộ, anh lần sang được Trung Quốc. Hai năm
sau đó Shin sang Hàn Quốc, và bốn năm sau, anh sống ở California, trở
thành đại sứ của một phong trào nhân quyền Mỹ - LINK, tức Liberty In
North Korea (Tự do tại Bắc Triều Tiên).
Shin đổi tên thành Shin Dong Hyuk từ khi sang đến Hàn Quốc, hy vọng
sẽ bắt đầu một cuộc đời tự do. Anh có khuôn mặt khá đẹp, nhưng người nhỏ
thó và gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ. Đôi cánh tay bị biến
dạng vì phải làm việc nặng trong thời kỳ tăng trưởng, thận và mông mang
dấu tích của vụ tra tấn, mắt cá còn thẹo khi bị treo ngược. Ngón tay
giữa bị mất một đốt : người ta đã chặt đi để trừng phạt do anh lỡ đánh
rơi chiếc máy may của xưởng may trong trại khi bê lên cầu thang. Cẳng
chân anh bị cào nát và bị phỏng khi chui qua hàng rào điện của trại.
Trại cải tạo Bắc Triều Tiên : Một thực tế hiển nhiên
Các trại cải tạo Bắc Triều Tiên có quá trình hiện diện lâu đời - gấp
đôi so với các goulak của Liên Xô cũ, và gấp 12 lần so với các trại tập
trung quốc xã. Các ảnh chụp độ nét cao từ vệ tinh mà mọi người đều có
thể tham khảo trên Google Earth cho thấy nhiều vùng đất mênh mông trải
dài trên các sườn núi khô cằn, được rào chắn.
Chính quyền Hàn Quốc ước lượng có khoảng 154.000 người đang bị giam
cầm tại đây, còn chính phủ Mỹ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng
con số này lên đến 200.000 người. Sau khi nghiên cứu toàn bộ ảnh vệ tinh
trong một thập kỷ qua, Amnesty International nhận thấy trong năm 2011,
có những công trình đã được xây dựng thêm. Tổ chức này lo ngại là số
lượng tù cải tạo đã tăng lên, có thể nhằm siết chặt kiểm soát trong giai
đoạn chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un.
Tình báo Hàn Quốc ghi nhận có 6 trại cải tạo tại Bắc Triều Tiên. Trại
lớn nhất có chiều dài đến 50 cây số và chiều rộng 40 cây số, với diện
tích còn lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Năm trại được bao bọc bởi
càng hàng rào kẽm gai tích điện, điểm xuyết bằng các chòi canh. Hai trại
15 và 18 có các khu vực trong đó một số người tù được may mắn học những
điều chỉ dạy bổ ích của Kim Jong Il và Kim Il Sung. Nếu họ học tập tốt
và chứng tỏ được lòng trung thành với chế độ, thì có cơ hội được trả tự
do, nhưng suốt cuộc đời họ sẽ bị an ninh nhà nước theo dõi.
Người Hồng Kông sợ mất đi bản sắc và mất tự do trước Trung Quốc
Le Figaro hôm nay nói về việc « Hồng Kông muốn hạn chế người nhập cư
Trung Quốc ». Tuyên
bố trên truyền hình, tân trưởng đặc khu Hồng Kông đã loan báo sẽ cấm
các sản phụ Trung Quốc lục địa sang sinh con, và hủy bỏ việc mặc nhiên
cấp quyền thường trú cho những đứa trẻ sinh ra tại lãnh thổ tự trị này.
Thông tín viên của Le Figaro cho biết thật ra từ năm ngoái, chính
quyền Hồng Kông đã hạn chế số lượng người Trung Quốc lục địa nhập viện ở
Hồng Kông, bằng cách đặt ra hạn ngạch. Tuy nhiên các thai phụ quyết tâm
sang đây vẫn có thể tránh né với việc nhờ những người trung gian đưa
sang biên giới lúc sắp đến kỳ sinh nở, sau đó vào khoa cấp cứu của các
bệnh viện. Hiện tượng này khiến tờ báo Hồng Kông có số lượng phát hành
lớn là Apple Daily giận dữ tố cáo trong một phụ trang đính kèm: « Người
Hồng Kông đã quá chán ngán, thành phố đang hấp hối ». Phụ trang này được
tài trợ bằng nguồn tiền đóng góp của cư dân mạng Hồng Kông, đòi hỏi «
Chấm dứt việc xâm nhập không giới hạn của người Trung Quốc đại lục ». Theo Gérard Henry, một nhà báo đã sinh sống tại đây từ ba chục năm qua, thì « Người Hồng Kông cũng lo sợ sẽ bị mất đi bản sắc. Từ khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc, luồng người di cư từ lục địa sang ngày càng đông đảo. Một số còn giàu có hơn người bản địa rất nhiều, một điều mà trước đây khó thể nghĩ tới.
Khi thấy cơn khát tiêu thụ, vung tay mua hàng của
người Trung Quốc lục địa, người dân Hồng Kông lo sợ rằng họ sẽ bị nuốt
mất, bị đánh đồng ».
Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho biết, có đến 79% người Hồng Kông
không hề nghĩ mình tương đồng với người Trung Quốc. Tỉ lệ này là một kỷ
lục kể từ năm 1997.
Theo thỏa thuận năm 1984 giữa cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Đặng Tiểu Bình, để đổi lấy việc Hồng Kông được trao trả vào năm 1997, Bắc Kinh sẽ phải để cho vùng lãnh thổ này được « quyền tự trị rộng rãi » cho đến năm 2047. Thời hạn này đang ám ảnh bảy triệu người dân Hồng Kông, sợ rằng sẽ bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng, và các quyền tự do bị hủy bỏ.
Theo thỏa thuận năm 1984 giữa cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Đặng Tiểu Bình, để đổi lấy việc Hồng Kông được trao trả vào năm 1997, Bắc Kinh sẽ phải để cho vùng lãnh thổ này được « quyền tự trị rộng rãi » cho đến năm 2047. Thời hạn này đang ám ảnh bảy triệu người dân Hồng Kông, sợ rằng sẽ bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng, và các quyền tự do bị hủy bỏ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120419-bac-trieu-tien-loi-chung-cua-mot-nguoi-song-sot-tu-trai-cai-tao
Ván bài tẩy Miến Điện
Trên một hè phố Rangoon, ngày 12/04/2012. Dù phong phú tài nguyên, Miến Điện
hiện vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Á.
REUTERS/Damir Sagolj
Vì sao một chế độ độc tài bỗng dưng thay đổi ? Theo Ko Ko Gyi, thuộc tổ chức Thế hệ 88 – năm diễn ra phong trào nổi dậy sinh viên, ra tù vào tháng Giêng, thì « đó là vì lý do kinh tế. Với lại Miến Điện sẽ là chủ tịch ASEAN vào năm 2014, và muốn có các đối trọng khác trước ảnh hưởng của Trung Quốc ».
Theo tác giả, thì chính quyền Miến Điện đã dùng 45 chiếc ghế đại biểu Quốc hội lần này để đổi lấy cảm tình của cộng đồng quốc tế - một cái giá không đắt, và đã thành công. Hoa Kỳ loan báo sẽ giảm nhẹ trừng phạt, còn Liên hiệp châu Âu cũng sẽ bàn bạc về việc này ngày 23/4 tới. « Chỉ có điều giới lãnh đạo Miến Điện vẫn phải đến Singapore nếu muốn mua xe siêu sang, đồng hồ hàng hiệu, không thể gởi con cái đến học ở Havard hoặc đi chơi ở Disneyland » - một doanh nhân Pháp mỉa mai.
Nhưng với vỏn vẹn 43 ghế trên tổng số 664 ghế ở Quốc hội, liệu Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có gây được ảnh hưởng ? Làm thế nào để sửa đổi Hiến pháp – cần phải có đến 75% đại biểu ủng hộ - để tránh việc quân đội nắm quyền trở lại trong trường hợp khủng hoảng, và cản trở bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống ? Theo ông Olivier Guillard, giám đốc nghiên cứu của Iris, thì « sẽ dễ gây ảnh hưởng bên trong hơn, cho dù Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ không thể thay đổi được Miến Điện trong lúc này ». Còn rất nhiều việc phải làm, trong một đất nước phong phú tài nguyên, nhưng lại thuộc hạng nghèo nhất châu Á. Bên ngoài phạm vi các thành phố, những nông dân với gánh nặng nợ nần phải làm lụng vất vả trên các thửa ruộng, sống trong những căn nhà sàn không điện nước. Tất cả đều bầu cho Daw Shu – người dân Miến Điện gọi bà Aung San Suu Kyi như thế - với hy vọng bà sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.
Năm nay 66 tuổi, lãnh tụ đối lập có sức khỏe kém, và người ta không biết bà có thể đại diện cho đảng mình trong kỳ bầu cử năm 2015 trong cuộc đấu tranh giành 75% số ghế còn lại trong Quốc hội hay không. Một vấn đề khó khăn nữa là xung đột ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở bang Kachin. Nhưng nói chung với đa số người dân Miến Điện, Daw Shu gần như là một á thánh, và trên đôi vai gầy của bà đè nặng tương lai của cả một dân tộc. Titanic, những giờ phút cuối
Nhân một trăm năm sự kiện chiếc tàu Titanic bị đắm, Le Nouvel Observateur dành riêng một hồ sơ mang tên « Những bí mật cuối cùng của Titanic ». Tờ báo quay lại cuộn phim những giờ phút cuối cùng của vụ đắm tàu nổi tiếng nhất lịch sử, mà cho đến nay vẫn làm mê hoặc nhiều người.
Ngày 10/04/1912 tại cảng Southampton Anh quốc, đám đông nồng nhiệt vẫy chào chiếc Titanic, du thuyền xinh đẹp và sang trọng nhất vào thời đó, nhổ neo lên đường. Thuyền trưởng Edward John Smith theo nghề thủy thủ từ năm mới 13 tuổi, và lên chức thuyền trưởng vào năm 37 tuổi, chỉ huy lần lượt các tàu Republic, Coptic, Majestic, Adriatic, Olympic, và cũng dễ hiểu khi một người nhiều kinh nghiệm như ông được chọn để điều hành chiếc Titanic trong chuyến hải hành đầu tiên. Khi các nhà báo đến phỏng vấn ông một ngày trước khi lên đường, ông đã ngạc nhiên : « Vì sao các vị muốn phỏng vấn tôi ? Nghề nghiệp tôi an nhàn cho đến nỗi tôi chưa bao giờ phải đối đầu với một trận bão ». Ngày 14/04/1912, lúc 23g40, một thủy thủ trực nhận ra cái bóng màu sẫm một tảng băng to lớn trên đại dương. Anh kéo chuông báo động ba lần, và gọi điện báo cho thuyền trưởng : « Băng sơn ngay trước mặt ». Kíp trực cố lái tàu tránh sang một bên, nhưng chỉ không còn kịp nữa. Chỉ một phút sau tảng băng đã cứa đứt trên 60 m bề dài thân tàu, nước bắt đầu tràn vào phòng máy.
Trong một ca-bin hạng nhất, kỹ sư Thomas Andrews chưa hay biết chuyện gì đã xảy ra. Ông là người đã tham gia vẽ kiểu tàu Titanic, và lúc đó vẫn đang ghi chép một số thay đổi trong mô hình. Thuyền trưởng Smith thông báo vắn tắt tình hình và hỏi : « Chúng ta có thể chịu đựng bao lâu ? ». Andrews trả lời ngắn gọn : « Một tiếng rưỡi, hoặc có thể là hai tiếng đồng hồ nữa, không hơn ».
Thuyền trưởng Smith ra lệnh ngay : « Thả các ca-nô cứu hộ xuống ! ». Có 2.200 hành khách trên chiếc Titanic, nhưng số ca-nô chỉ chở được có phân nửa. Trên boong tàu, khi các thủy thủ thả chiếc ca-nô đầu tiên xuống, không có tình trạng hoảng loạn. Các sĩ quan bắt đầu bắn pháo hiệu cầu cứu, cứ mỗi năm phút một lần. Một sĩ quan nhận ra một chiếc tàu gần đó, bèn đánh tín hiệu morse, nhưng chiếc tàu kia lại đi xa dần. Sau này người ta biết được đó là một chiếc tàu hàng mang tên Californian, nhưng một thành viên tàu này biện minh vì tưởng là « pháo hoa » nên không dừng lại. Các sĩ quan trên Titanic tổ chức việc sơ tán, ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em, một số cặp vợ chồng phải chia tay nhau. Đến tận 1g30 sáng 15/4, hành khách mới thực sự hoảng hốt tranh giành nhau xuống ca-nô. Hơn 40 quốc tịch khác nhau có mặt trên tàu, và chỉ có một phần tư hành khách vé hạng ba sống sót. Đến 2g20 sáng, chiếc Titanic chìm dần, một tiếng nổ vang và tất cả ánh sáng đều tắt lịm, những người còn trên boong tàu bị bắn tung lên. Những người may mắn có được một chỗ trên ca-nô không bao giờ quên được những tiếng thét của những con người bất hạnh trên mặt biển lạnh giá. Đến 4g10, chiếc tàu Carpathia cứu được khoảng 700 hành khách, và mấy ngày sau đó, các tàu khác mới đến nơi, vớt được khoảng 300 xác chết. Những kẻ hèn nhát và những người hùng Kẻ hèn nhát nhất trong vụ tàu Titanic chính là Joseph Bruce Ismay, giám đốc White Star Line, công ty sở hữu chiếc tàu này, và cũng có mặt trong chuyến đi khai trương. Ông ta cam đoan là mình đã lên chiếc ca-nô cuối cùng sau khi không còn ai trên boong tàu. Tuy vậy lúc đó trên tàu còn đến 1.500 người, báo chí Mỹ phẫn nộ đả kích và Ismay đã phải lẻn trở về Anh. Còn những người hùng lại có nhiều trên tàu Titanic.
Trước hết là thuyền trưởng Smith đã làm tròn nhiệm vụ cho đến phút chót : ông luôn có mặt tại vị trí để tổ chức điều hành sơ tán, và đã chết mất xác theo tàu. Nhưng ấn tượng nhất là John George Phillips, trưởng bộ phận truyền tin trên tàu. Ông đã đánh đi các tín hiệu cầu cứu không ngơi nghỉ trong suốt hai tiếng đồng hồ, cho đến khi liên lạc được với chiếc tàu Carpathia. Ông bận rộn với công việc cho đến nỗi không nhận ra việc một hành khách đã lấy trộm áo phao cứu nạn của mình. Bị hất văng khỏi tàu sau tiếng nổ, Phillips cuối cùng cũng được vớt lên sau nhiều tiếng đồng hồ trôi nổi trên mặt biển lạnh giá, nhưng sau đó ông đã chết cóng ngay trong đêm. Trung Quốc : Xác nữ tăng giá vì « đám cưới ma »
Về Trung Quốc , Le Courrier International trích dịch bài báo trên The Economist nói về « Đám cưới người chết : Xác chết nữ tăng giá ». Tục làm đám cưới cho thanh niên nam nữ chết lúc còn độc thân có từ ba ngàn năm qua ở miền Bắc Trung Quốc, và hiện nay đang có hiện tượng đào trộm xác chết nữ để bán lại. Nhân tiết thanh minh, nhiều gia đình có con qua đời lúc chưa kịp lập gia đình, tìm kiếm một người hôn phối cho con mình, và cái xác của đôi nam nữ sẽ được chôn cất cạnh nhau trong một buổi lễ vừa là lễ tang vừa là lễ cưới. Bài báo dẫn ra một trường hợp hồi tháng Hai tại Hà Bắc, một thanh niên họ Lưu, 18 tuổi, chết vì bệnh tim, đã « cưới » cô Vũ, 17 tuổi, qua đời vì ung thư não. Gia đình họ Lưu đã phải trả đến 35.000 nhân dân tệ, tương đương 4.200 euro để mua cái xác cô Vũ – một số tiền đáng kể đối với một gia đình nông dân trong một địa phương mà thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ có 5.000 nhân dân tệ. Hai thanh niên nam nữ chưa từng quen biết nhau lúc còn sống, đã được an táng cùng nhau. Nhưng « tuần trăng mật » của họ kéo dài không được bao lâu : ngôi mộ nhanh chóng bị đào trộm và cái xác cô Vũ được bán lại cho một « đám cưới ma » tại một tỉnh khác. Việc buôn bán xác chết nữ khá phát đạt ở các vùng quê nghèo. Các trung gian đã đẩy giá lên 25% trong vòng năm năm gần đây, đạt đến mức 50.000 nhân dân tệ. Năm ngoái, một tờ báo đã lên án các ông chủ mỏ than giàu có đã làm cho giá tăng đến 130.000 nhân dân tệ. Năm 2010, một mạng lưới chuyên đào trộm mộ đã được phát hiện tại Hà Bắc, băng nhóm này đã đào hơn một chục ngôi mộ, thu lợi hàng trăm ngàn nhân dân tệ với những cái xác đánh cắp.
Gia đình họ Lưu đã gặp may nhờ công an sau khi bắt được bốn trong số năm thành viên của một băng trộm xác, đã trả xác chết của cô Vũ cho người chồng đầu tiên. Tin rằng do phong thủy của ngôi mộ đầu không tốt, họ đã cho xây một ngôi mộ thứ hai bằng bê-tông kiên cố để chôn lại, với hy vọng tân lang và tân giai nhân sẽ được yên ổn ở nơi an nghỉ cuối cùng. Cộng đồng người châu Á tại Pháp bắt đầu ra khỏi bóng tối
Liên quan đến cộng đồng người châu Á tại Pháp, Le Nouvel Observateur đề cập đến một cộng đồng thiểu số trước nay vẫn thầm lặng, nay bắt đầu bước ra khỏi bóng tối và bắt đầu hoạt động tích cực hơn trong một số lãnh vực, trước hết là chính trị.
Trước đây nếu nói
đến một nước Pháp đa sắc tộc, người ta chỉ nhắc đến người da trắng, da
đen và người gốc Bắc Phi. Cộng đồng người châu Á luôn lặng lẽ, ít thấy
trên các phương tiện truyền thông, trong điện ảnh, trong giới chính
trị…Nhưng nay thì các khuôn mặt châu Á bắt đầu xuất hiện trong nhiều
lãnh vực khác nhau. Từ diễn viên điện ảnh, doanh nhân
cho đến chính khách, họ đều muốn có một vị trí xứng đáng trong xã hội.
Khác với thế hệ cha ông chỉ tập trung vào việc mưu sinh, nay lớp trẻ gốc
châu Á bắt đầu khẳng định mình.
Jean-Luc Mélenchon : Ứng viên tổng thống Pháp gây náo độngChỉ còn một
tuần lễ nữa là đến kỳ bầu cử tổn
Tuần báo L’Epress nói về « Tiểu thuyết đen về cuộc bầu cử tổng thống ».
Theo
tờ báo, lẽ ra cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ phải đưa chiến dịch tranh cử
năm nay lên một tầm cao, mở ra những cuộc tranh luận về nợ công, về tăng
trưởng, mô hình xã hội, sinh thái…Nhưng thay vào đó lại là những đòn
chơi xấu, những lời nói dối, thủ thuật tranh cử của các chính khách. Le
Nouvel Observateur chú ý đến « Mélenchon, người gây xáo động », phân
tích những yếu tố trong chiến dịch tranh cử của ứng viên Mặt trận cánh
tả, và đặt câu hỏi liệu ông Mélenchon có thể làm ông Hollande mất phiếu.
Tuần báo Le Point điểm lại « Tình hình nước Pháp », với những con số
đáng ngại cũng như các lý do để có thể hy vọng. Le Courrier
International nói về « Chiến dịch tranh cử nhạt nhẽo » :
ít ý tưởng mới, không có đà tiến - theo thăm dò của các báo nước ngoài,
thì kỳ bầu cử lần này không khơi dậy được niềm đam mê nơi người dân
Pháp.
Le
Nouvel Observateur cho rằng sự thăng tiến bất ngờ của ứng viên Mặt
trận cánh tả Jean-Luc Mélenchon đã làm đảo lộn trật tự của phe tả ở
Pháp. Nếu ông Mélenchon về thứ ba trong vòng bầu cử đầu tiên, sau hai
ứng viên hàng đầu là Nicolas Sarkozy và François Hollande, thì đây là
lần đầu tiên cánh tả có được đến hai ứng cử viên trong ba người xếp hạng
đầu.
\
Theo tờ báo, thì ý định ra tranh cử tổng thống của ông Mélenchon đã có
từ lâu, thậm chí từ hai chục năm trước. Năm 2005 khi người Pháp bác hiệp
ước về Hiến pháp chung châu Âu, thượng nghị sĩ đảng Xã hội Jean-Luc
Mélenchon đã phát động chiến dịch chống lại một châu Âu mà theo ông là
quá tự do chủ nghĩa. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, dân chúng bất mãn
trước việc các ngân hàng và các tập đoàn hàng đầu vẫn hưởng lợi nhuận
khổng lồ, ông Mélenchon muốn nắm lấy làn sóng phản kháng này. Tác phẩm «
Tất cả bọn họ phải biến đi ! » xuất bản tháng 10/2010, tuy bị xem là mị
dân, nhưng bán rất chạy.
Nhân vật đầy cá tính này có vẻ phù hợp với giai đoạn hiện nay, và ông có
một bộ sậu rất nhiệt tình, hiệu quả. Một ưu thế nữa là quá trình hoạt
động của ông : trốt-kít thời kỳ hậu 1968, từng theo tổng thống cánh tả
Mitterand, bênh vực cho hội Tam Điểm và chủ trương chính phủ thế tục,
nay đấu tranh dưới ngọn cờ cộng sản và sinh thái…Jean-Luc Mélanchon
có thể có được một lượng cử tri rộng rãi.
Chương trình tranh cử của ông có những đề nghị hấp dẫn : lương tối thiểu
1.700 euro, thanh toán 100% chi phí y tế, hợp pháp hóa toàn bộ những
người không giấy tờ…nhưng phương tiện nào để thực hiện các lời hứa này ?
Ứng viên Mặt trận cánh tả cho rằng ông có khả năng giải quyết tất cả.
Tuy luôn ủng hộ cho một liên hiệp cánh tả, nhưng Mélanchon khẳng định,
ông sẽ không tham gia một nội các nào nếu ông không phải là người lãnh
đạo. Như vậy khả năng duy nhất tham gia chính phủ nếu ông François
Hollande thắng cử, là Mélenchon phải làm Thủ tướng !
Bầu cử - Châu Á - Chính trị - Miến Điện -
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120415-van-bai-tay-mien-dien
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120415-van-bai-tay-mien-dien
No comments:
Post a Comment