HỌ NHÀ MAO: MỸ LÀ CỌP GIẤY
Sơn Trung
Cộng sản luôn vỗ ngực xưng
là chủ nghĩa duy vật khoa học nhưng sự thật chúng bỏ thuyết duy vật xuống bàn
tọa mà ngồi cho khỏi ê mông. Học tâp chính trị, cải tạo tư tưởng, bắt các văn
nghệ sĩ phải ca tụng đảng chính là dùng tư tưởng để cai trị, để làm vũ khí tâm
lý, trong đó có phương pháp tuyên truyền là phương pháp dối trá.
Vì tuyên truyền cho nên cộng sản
luôn luôn xuyên tạc, nói xấu đối phương, vu vạ đối phương. Tuyên truyền
chưa đủ. Để củng cố cho việc tuyên truyền, bắt dân chúng tuân phục,
chúng dùng công an, bộ đội, tòa án để khủng bố, giết hại nhân dân
, bỏ tù không cần bằng chứng. Mặt khác chúng suy tôn chúng tạo thành tệ
sùng bái cá
nhân. Những tên tai to mặt lớn như Stalin, Mao, Hồ đã thành thần thánh,
những
hình ảnh không thật hay chỉ thật một phần trăm từ bà già, trẻ con cũng
thành thần thánh như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn
Cầu, Bà
mẹ Hậu giang, Mẹ Suốt...
Trong suốt cuộc chiến, như trận
Mậu thân (1968) cộng sản bị tiêu diệt gấn hết vẫn rêu rao Ta thắng địch thua,
ta nhất định thắng, đảng bách chiến, bách thắng...
Ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản
là một chủ nghĩa đại tư bản, siêu bóc lột vì tài sản quốc gia lọt vào tay một
người hay một nhóm người và bắt tòan dân làm nô lệ. Và ai cũng biết chủ nghĩa
cộng sản là môt chủ nghĩa đại thực dân , đại đế quốc vì mộng "giải phóng
toàn thế giới"!
Muốn thực hiện việc này, họ xúi
giục nhân dân các nước chống chính phủ với danh nghĩa giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc. Đồng thời họ ra sức đánh phá thực dân đế quốc để chiếm thị
trường và tài sản của nhóm tư bản cũ.
Việc chiến tranh tất yếu sẽ xảy
ra chỉ là sớm hay muộn.
Nay Trung Quốc đã có binh hùng,
tướng mạnh, vũ khí tối tân để tiêu diệt "Đế quốc Mỹ". nhưng họ còn
chần chừ trì hoãn phải chăng vì:
-Hàng không mẫu hạm còn trục trặc
-Vũ khí chưa đầy đủ và hoàn thiện
(hệ thống vệ tinh còn kém)
-Chờ hoàn tất việc Hồ Cẩm Đào
chuyển quyền. Chiến tranh có lẽ sẽ xảy ra khi Hồ Cẩm Đào về hưu (Hồ ẩn sơn trung
mao tận bạch)
Trong khi chiến tranh chưa khởi
phát, bọn văn nô, văn công phải ra sức tuyên truyền để "động viên quần
chúng". Tờ Hoàn Cầu Thời Báo và bọn lãnh đạo Bắc Hàn đều ca một giọng
với
Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh là "đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào ". Cộng
sản luôn ném đá giấu tay. Đảng không ra mặt nhưng cho Hoàn Cầu thời báo
ra tay và gọi là tờ báo tư nhân, không phải là tiếng nói chính thức của
Đảng. Bọn Việt Cộng cho công an thường phục đánh dân, phá nhà dân, phá
chùa, nhà thờ mà lại bảo là do " nhân dân tự phát".
Bắc Hàn anh hùng hơn Trung Cộng và Việt Cộng. Đảng và lãnh tụ non của
Bắc Hàn thẳng cánh đe dọa Mỹ và Nam Hàn, cóc cần sợ ai, cóc cần phải che
mặt, giấu tay! Bắc Hàn nghèo đói và phóng hỏa
tiễn thất bại mà lại lớn lối tiêu diệt Mỹ và Nam Hàn thành tro bụi.
Chúng làm như chúng có khoa học kỹ thuật cao cấp, có vũ khí tối tân cao
hơn cả Mỹ! Trung Quốc
vĩ đại là bậc thầy gian trá và lớn lối cũng đe dọa dạy côn đồ Việt Nam
bài học
một, bài học hai trong vài ngày, vài giờ! Chỉ là hù dọa mà rất có tác
dụng làm
cho Việt Cộng sợ hãi cúi đầu triều bái dâng đất hiến biển liên tiếp hết
hội
nghị này đến hội nghị khác. Bắc Hàn cũng như Việt cộng ngày xưa oai
phong là có
Nga. Hoa đàng sau. Nay Việt Cộng bị Trung Quốc uy hiếp thì đành phải cúi
đầu
khom lưng và từ đây trong ngôn ngữ Việt Cộng e không còn hai chữ anh
hùng và
yêu nước nữa!
Sơn Trung
Không cần sợ Mỹ trên Biển Đông’Cập nhật: 09:53 GMT - thứ năm, 26 tháng 4, 2012
Trang mạng của Hoàn cầu
thời báo, phụ bản có đường lối dân tộc chủ nghĩa của Nhân dân
Nhật báo, vừa đăng bài xã luận dưới tiêu đề ‘Không cần sợ Mỹ
trên Biển Đông’ vào tối thứ Tư ngày 25/4.
Sau đây là nội dung bài xã luận:Trong bối cảnh thế bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines gần đảo Hoàng Nham (phía Philippines gọi là bãi cạn Scarborough) vẫn tiếp diễn và các cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines (Balikatan – Vai kề vai) đang diễn ra, cuộc trao đổi hải quân này có nhiều ý nghĩa.
‘Sẵn sàng cho chiến tranh’
Sức ép lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt ở Nam Hải (Biển Đông) đến từ Washington vốn dễ dàng giành được sự ủng hộ từ phía Manila và Hà Nội.Trung Quốc phải một mình đương đầu với nhiều đối thủ trong khu vực.
Hiện tại Trung Quốc và Nga đang cùng diễn tập quân sự tại Hoàng Hải. Tuy nhiên điều này không giúp giải quyết vấn đề ở Biển Đông.
Hoa Kỳ không có cơ sở pháp lý để can thiệp vào các tranh chấp giữa Manila và Hà Nội với Trung Quốc. Bên cạnh việc bày tỏ sự ủng hộ đối với Manila và Hà Nội, các cuộc tập trận này không có nhiều ý nghĩa quân sự.
Trung Quốc không cần để ý đến vai trò của Washington trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ đề xuất chính trị nào có liên quan đến Biển Đông mà có sự tham dự của Washington cũng như bất cứ vai trò trung gian nào mà Washington tìm kiếm giữa Trung Quốc các bên tranh chấp khác ở Biển Đông.
"Chúng tôi không chấp nhận bất cứ đề xuất chính trị nào có liên quan đến Biển Đông mà có sự tham dự của Washington cũng như bất cứ vai trò trung gian nào mà Washington tìm kiếm giữa Trung Quốc các bên tranh chấp khác ở Biển Đông."
Hoàn cầu thời báo
Một khi chiến sự nổ ra, Trung Quốc nên hành động quyết đoán để quét sạch lực lượng hải quân can dự của Mỹ. Nếu họ tiếp tục khiêu khích thì Trung Quốc nên sẵn sàng nâng quy mô cuộc chiến lên mức độ trung bình.
Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn sàng cho sự can thiệp có khả năng xảy ra của Washington. Hoa Kỳ không có ý chí chiến lược để can thiệp vào một cuộc xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc trên Biển Đông.
‘Chọn kẻ hung hăng nhất’
Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc gây sức ép với Manila và Hà Nội do những lo ngại về Hoa Kỳ.Trung Quốc nên thể hiện rõ ràng sự chân thành của mình trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua các phương tiện hòa bình, và tìm cách xác lập quy tắc ‘va chạm hòa bình’ ở khu vực này.
Ngay cả khi giao tranh nổ ra thì Trung Quốc không chỉ thực hiện các cuộc tấn công quyết đoán mà còn phải chấm dứt chiến sự một cách kịp thời.
Một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng dù cho Manila và Hà Nội có khiêu khích như thế nào đi nữa thì Trung Quốc cũng không đánh trả vào thời gian trước Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này.
"Trung Quốc nên lựa chọn kẻ khiêu khích hung hăng nhất, tiến hành các cuộc tấn công toàn diện và gây sức ép về cả kinh tế, chính trị và quân sự."
Hoàn cầu thời báo
Thời gian gần đây đã chứng kiến các cuộc tranh chấp trên biển thường xuyên trong vùng biển gần với Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta có đủ sức mạnh để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc nên lựa chọn kẻ khiêu khích hung hăng nhất, tiến hành các cuộc tấn công toàn diện và gây sức ép về cả kinh tế, chính trị và quân sự.
Nếu Trung Quốc bị nước ngập đến đầu gối thì các nước khác sẽ bị ngập đến cổ.
Báo Hoàn Cầu chê Mỹ 'đuối sức'
Cập nhật: 15:36 GMT - thứ ba, 1 tháng 11, 2011
Hoàn Cầu Thời báo,
một tờ báo theo trường phái cứng rắn tại Trung Quốc, tiếp tục
loạt bài đả phá chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Ấn bản tiếng Anh của báo này hôm thứ Hai
30/10 có bài bình luận của tác giả Long Thao, một chuyên gia từ
Ủy hội Quỹ tài chính về Năng lượng Trung Quốc, nói về sự
tham gia của Mỹ trong các vấn đề khu vực.Bài viết của ông Long Thao mang tựa đề "Mỹ không có bụng dạ đâu cho việc đụng độ quân sự tại Nam Hải (Biển Đông)", phân tích rằng Hoa Kỳ nay đã không còn đủ sức lực và ý chí để tham gia xung đột vũ trang.
Tác giả nhìn vào bối cảnh quân đội Mỹ đang tăng cường hợp tác với Việt Nam và vừa thực hiện tập trận hàng năm với Philippines từ 17/10-28/10.
"Như thường lệ, cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố rằng hoạt động này không nhằm vào Trung Quốc."
Tuy nhiên, quan điểm của chuyên gia Trung
Quốc là "hoạt động tập trận kiểu thế này thật vô nghĩa lý,
vì nó khiến các nước nhỏ cảm thấy quá tự tin về khả năng
của mình, trong khi thực ra Mỹ không còn dũng khí để khơi gợi
xung đột vũ trang với Trung Quốc tại Biển Đông".
Chính sách của Mỹ
Theo Long Thao, mục tiêu chiến lược của Hoa
Kỳ tại Biển Đông là duy trì trạng thái không có chiến tranh
nhưng cũng chẳng hòa bình.
"Trung Quốc luôn muốn có hòa bình.... [Nhưng] chúng ta cần thôi không cố theo đuổi hòa bình nếu các nước khác tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của chúng ta."
Long Thao
"Mỹ không có liên quan trực tiếp gì trong
các tranh chấp biển tại Á châu. Vậy thì tại sao Washington lại
đóng vai trò mạnh mẽ như vậy trong quá trình tranh chấp?"
Tác giả bài viết nói đó là vì chính
sách toàn cầu của Mỹ là cân bằng quyền lực tại các nơi khác
nhau, và Mỹ đã thường xuyên làm điều này trong quá khứ.
Ông Long Thao nhận định rằng Mỹ đã can
thiệp vào các vấn đề Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, nhưng chưa
thấy đủ nên đang tìm cách khuấy động vùng Đông Nam Á để gây
phiền toái cho Trung Quốc."Hoa Kỳ có thể thủ lợi khi các quốc gia liên quan tìm kiếm trợ giúp của nước này."
Theo bài viết, Mỹ lo nhất là khi phải đưa ra lựa chọn lúc tình thế cân bằng bị phá vỡ vì dù nghiêng về phía nước nào thì Hoa Kỳ cũng phải trả giá.
Kịch bản của Washington như nhận định trong bài viết là thách thức Trung Quốc một cách thận trọng. "Nếu Trung Quốc không phản ứng mạnh, thì Mỹ sẽ thúc các nước nhỏ tìm cách thử lòng Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, thì Mỹ sẽ dừng tay ngay."
"Hoa Kỳ sẽ không bao giờ để các hành động khiêu khích của các nước nhỏ biến thành một cuộc chiến."
Long Thao nói Mỹ đã hết sức lực để đương đầu với một cuộc chiến mới. Một thập niên chiến tranh triền miên, tiếp theo là khủng hoảng tài chính, đã khiến Mỹ kiệt quệ.
Bằng chứng là trong cuộc chiến Libya "Mỹ đã tìm cách chuyển quyền lãnh đạo cho châu Âu, không phải vì Obama yêu hòa bình mà bởi vì Mỹ sa vào tình cảnh xấu."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mới đây khi nói về chính sách của Hợp Chúng Quốc ở Á châu đã khẳng định không thể để quan hệ Mỹ-Trung lâm vào căng thẳng quân sự.
"Cuộc chiến liên Triều mang lợi cho Nhật Bản, còn nếu chiến tranh bùng lên ở Biển Đông thì Nga sẽ là người chiến thắng", ông Long Đào nhận định.
Vậy thì đối sách của Trung Quốc sẽ phải như thế nào? Theo tác giả bài viết, Bắc Kinh cần cương quyết nói với Hoa Kỳ rằng chính sách cân bằng quyền lực của nước này sẽ không có tác dụng tại Biển Đông.
"Trung Quốc luôn muốn có hòa bình.... [Nhưng] chúng ta cần thôi không cố theo đuổi hòa bình nếu các nước khác tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của chúng ta."
"Chừng nào mà Trung Quốc tự bản thân trở nên mạnh mẽ và quyền lực, thì các quốc gia vốn quan tâm trước tiên tới an ninh của chính họ sẽ chấm dứt thái độ thách thức và quay lại làm người bạn và đối tác với các nước láng giềng."
Hoàn Cầu Thời báo trong nhiều bài viết gần đây đã luôn kêu gọi Bắc Kinh có thái độ cứng rắn và trừng phạt các nước muốn phản kháng trước sự thống lĩnh của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực.
Chính phủ Trung Quốc gần đây qua lời bà Khương Du nói quan điểm của báo này không phải của chính quyền.
Bắc Triều Tiên khoe khoang khả năng tiêu diệt quân đội Mỹ
Hôm nay, quân đội Bắc Triều Tiên kỷ niệm 80
năm thành lập với lời thề quyết trả đũa điều mà tham mưu trưởng quân đội
này gọi là "những kẻ phản bội ở miền Nam". Đây là các nhận định mới
nhất trong một loạt những lời đe dọa gay gắt nhắm vào Seoul trong mấy
tuần lễ vừa qua. Từ thủ đô Nam Triều Tiên, thông tín viên VOA Steve
Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Hình: Reuters
Bắc Triều Tiên khoe khoang “các vụ khí mạnh và hiện đại” có thể đánh
bại Hoa Kỳ bằng "một đòn", là nước mà Bắc Triều Tiên cáo buộc đang âm
mưu một cuộc chiến chống lại họ.
Tham mưu trưởng quân đội Ri Yong Ho không cho biết thêm chi tiết về loại vũ khí mà ông nói đến trong bài diễn văn đánh dấu 80 năm ngày thành lập quân đội.
Bài diễn văn đọc từ Cung Văn Hóa ở Bình Nhưỡng được phát đi sau đó trong ngày trên đài truyền hình Bắc Triều Tiên.
Phó thống soái Ri nói máu của quân đội và nhân dân Bắc Triều Tiên đang căm phẫn sôi sục với ý muốn trả thù tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak. Ông Ri lập lại một lời đe dọa về một “cuộc thánh chiến” mà ông đã đưa ra trước đây trong tuần, để đè bẹp các cơ sở khiêu chiến ở miền Nam.
Lãnh tụ mới trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có mặt trong cử tọa dự khán lời phát biểu của ông Ri. Nhưng ông Kim hiện đang mang cấp bậc tướng 4 sao, đã không nói chuyện với đám đông.
Vào ngày 13 tháng này, Bắc Triều Tiên đã phóng một phi đạn nhiều tầng bị nổ tung khoảng 2 phút sau khi phóng trên không phận Hoàng Hải.
Bình Nhưỡng nói họ tìm cách đưa một vệ tinh có mục đích hòa bình vào không gian. Cộng đồng quốc tế thì lên án vụ phóng là một hành động vi phạm lệnh chế tài của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Vụ phóng thất bại chỉ làm gia tăng thêm những nỗi lo ngại rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Bình Nhưỡng đã không đưa ra thông báo nào rằng họ đang dự định một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng các hình ảnh chụp bằng vệ tinh hồi đầu tháng này cho thấy những vết đào mới tại một địa điểm dưới đất nơi Bắc Triều Tiên nói là đã thực hiện hai vụ nổ hạt nhân trước đây.
Các cuộc thử nghiệm đó được thực hiện sau các vụ phóng thất bại các hỏa tiễn tầm xa vào năm 2006 và 2009.
Hôm nay, nữ phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên Par Soo-jin nói rằng miền Bắc nên tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết tình trạng thiếu thốn lương thực đã được báo cáo.
Bà Park nói nước bà cực lực hối thúc Bắc Triều Tiên dành nhiều sự chú ý và chăm sóc hơn cho người dân của họ, mà không nên tập trung vào việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm qua đã cảnh báo Bắc Triều Tiên nên kiềm chế chớ nên có thêm các hành vi thù nghịch và khiêu khích. Ông Jay Carney nói tin tức về các hành động như thế sẽ không giúp ích gì trong việc thăng tiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên hay ở vùng đông bắc châu Á.
Hoa Kỳ đã bãi bỏ một thỏa thuận viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên hôm 29 tháng 2 sau vụ phóng hỏa tiễn. Quyết định của Washington cũng khiến cho Bình Nhưỡng đưa ra một lời thề quyết trả thù.
Tham mưu trưởng quân đội Ri Yong Ho không cho biết thêm chi tiết về loại vũ khí mà ông nói đến trong bài diễn văn đánh dấu 80 năm ngày thành lập quân đội.
Bài diễn văn đọc từ Cung Văn Hóa ở Bình Nhưỡng được phát đi sau đó trong ngày trên đài truyền hình Bắc Triều Tiên.
Phó thống soái Ri nói máu của quân đội và nhân dân Bắc Triều Tiên đang căm phẫn sôi sục với ý muốn trả thù tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak. Ông Ri lập lại một lời đe dọa về một “cuộc thánh chiến” mà ông đã đưa ra trước đây trong tuần, để đè bẹp các cơ sở khiêu chiến ở miền Nam.
Lãnh tụ mới trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có mặt trong cử tọa dự khán lời phát biểu của ông Ri. Nhưng ông Kim hiện đang mang cấp bậc tướng 4 sao, đã không nói chuyện với đám đông.
Vào ngày 13 tháng này, Bắc Triều Tiên đã phóng một phi đạn nhiều tầng bị nổ tung khoảng 2 phút sau khi phóng trên không phận Hoàng Hải.
Bình Nhưỡng nói họ tìm cách đưa một vệ tinh có mục đích hòa bình vào không gian. Cộng đồng quốc tế thì lên án vụ phóng là một hành động vi phạm lệnh chế tài của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Vụ phóng thất bại chỉ làm gia tăng thêm những nỗi lo ngại rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Bình Nhưỡng đã không đưa ra thông báo nào rằng họ đang dự định một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng các hình ảnh chụp bằng vệ tinh hồi đầu tháng này cho thấy những vết đào mới tại một địa điểm dưới đất nơi Bắc Triều Tiên nói là đã thực hiện hai vụ nổ hạt nhân trước đây.
Các cuộc thử nghiệm đó được thực hiện sau các vụ phóng thất bại các hỏa tiễn tầm xa vào năm 2006 và 2009.
Hôm nay, nữ phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên Par Soo-jin nói rằng miền Bắc nên tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết tình trạng thiếu thốn lương thực đã được báo cáo.
Bà Park nói nước bà cực lực hối thúc Bắc Triều Tiên dành nhiều sự chú ý và chăm sóc hơn cho người dân của họ, mà không nên tập trung vào việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm qua đã cảnh báo Bắc Triều Tiên nên kiềm chế chớ nên có thêm các hành vi thù nghịch và khiêu khích. Ông Jay Carney nói tin tức về các hành động như thế sẽ không giúp ích gì trong việc thăng tiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên hay ở vùng đông bắc châu Á.
Hoa Kỳ đã bãi bỏ một thỏa thuận viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên hôm 29 tháng 2 sau vụ phóng hỏa tiễn. Quyết định của Washington cũng khiến cho Bình Nhưỡng đưa ra một lời thề quyết trả thù.
No comments:
Post a Comment