Sunday, April 8, 2012

TIN KINH TẾ VIỆT NAM



Thuốc quá liều gây đình đốn kinh tế
2012-04-06

Sau ba năm thực hiện gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đã rơi trở về điểm xuất phát cũ của năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới diễn ra.

RFA/AFP

Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012

Dư luận được báo chí dẫn dắt sau khi bị cuốn hút vào vụ Tiên Lãng, Vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, nay trở lại với thực tế đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo điện tử Saigon Tiếp thị, tăng trưởng GDP trong quí 1/2012 đã sụt giảm mạnh xuống mức 4%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Tờ báo nhận định là, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 được ghi nhận là trong xu hướng hạ giảm, nhưng thực chất nếu tính theo năm thì vẫn tăng 14,15% so với tháng 3/2011 và cao hơn mức 11,25% của tháng 3/2009 ở giai đoạn khủng hoảng toàn cầu.

Những tín hiếu rõ rệt của đình đốn


Nhà báo Saigon Tiếp Thị nhận định một cách đầy lo ngại là nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng đình đốn, theo đó tăng trưởng kinh tế chậm trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hầu hết tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Người tiêu dùng hạn chế chi tiêu vì thu nhập không theo kịp vật giá, còn nhà sản xuất thì hầu như thập diện mai phục, khó tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất ngân hàng quá cao, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu cũng tăng nhanh. Tất cả các yếu tố đó dẫn tới thực tế là chi phí đầu vào tăng nhanh, sức tiêu thụ chậm và doanh nghiệp không thể tăng giá bán đầu ra tương ứng.
...ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển.

Một doanh nhân ở TP.HCM tâm sự với chúng tôi:

Nhiều cửa hàng tổ chức bán hạ giá. RFA
Nhiều cửa hàng tổ chức bán hạ giá. RFA
“Năm ngoái các doanh nghiệp trong nước Việt Nam chậm chân lắm, ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển.”


Ngày 1/4 VietnamNet đưa tin, chính phủ công bố trong ba tháng đầu năm 2012 có khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể, đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ trong cuộc họp báo ở Hà Nội nhìn nhận số lượng doanh nghiệp ngưng sản xuất và giải thể cao hơn những năm trước. Chính phủ giải thích nguyên nhân của tình trạng này là vì, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến qui mô sản xuất thu hẹp. Trong khi đó lãi suất cho vay tuy giảm nhưng vẫn còn cao, việc tiếp cận vốn khó khăn.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam trấn an rằng, trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh lập ra các doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Theo lời ông Bộ trưởng, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả họat động kinh doanh của cả nền kinh tế.
Hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.

Một kiểu mời khách của siêu thị. AFP
Một kiểu mời khách của siêu thị. AFP
Mặt bằng lãi suất ngân hàng được chính phủ hạ giảm 1% hồi tháng trước nhưng lãi suất cho vay vẫn là quá cao trong mức 17%-18%, không những thế doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội từng nhiều lần kiến nghị chính phủ sớm giải quyết vấn đề vốn vay với lãi suất hợp lý dưới 10%, để cho doanh nghiệp có thể họat động, có thể tồn tại và có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước. Nếu kể luôn từ năm 2011 tới nay thì gần 100.000 doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:

“Nếu như hôm nay ngay giữa thành phố Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà Sở Cứu hỏa Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình nó sẽ như thế nào? Còn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.”

Doanh nghiệp khó thoát khỏi phá sản
Cùng với thông tin chính phủ chính thức công bố số lượng 12.000 doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012, báo chí đưa rất nhiều tin liên quan tới tình trạng các đại công ty vỡ nợ hàng loạt, khiến độc giả không khỏi bàng hoàng. Đối với người dân bình thường, hiệu quả của toàn bộ của nền kinh tế là cái gì đó quá trừu tượng, người dân đưa ra những câu hỏi mang tính đời thường. Thí dụ năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được 2,7 tỷ USD cà phê, kim ngạch lớn lao thế, nhưng tiền đi đâu hết mà hàng loạt đại gia cà phê vỡ nợ, tổng nợ khó trả của các đại gia cà phê cũng khoảng vài ngàn tỷ đồng.

VnExpress cuối tháng 3 đưa tin, Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên tài sản công ty gồm kho bãi, bất động sản, đoàn xe tải 55

Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
chiếc đã được các ngân hàng thế chấp với trị giá 1.250 tỷ khi cho vay.
Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng.

Ngoài ra công ty còn lượng hàng tồn kho ước tính trị giá 300 tỷ nên nếu bán hết sẽ trả được nợ. Vinacafe Buôn Ma Thuột từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, được Hiệp Hội Cà phê Thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Theo lời Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột Vũ Đức Tiến thì công ty ngập nợ vì chênh lệch tỷ giá USD quá lớn giữa thời điểm vay và trả. Đặc biệt lãi suất vay ngân hàng từ năm 2010 tới nay ở trong mức 16%-24% một năm khiến doanh nghiệp chao đảo. Ngoài ra Vinacafe Buôn Ma Thuột còn d
ùng một số khoản vay ngắn hạn vào đầu tư dài hạn.

INEXIM Daklak, một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê từng có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, nay cũng gần cạn vốn bên cạnh món nợ khó trả 365 tỷ đồng, INEXIM có khả năng phải bán hết tài sản để trả nợ hoặc công bố phá sản. Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Tổng giám đốc INEXIM nói với chúng tôi “buôn tài không bằng dài vốn”, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi khó tiếp cận vốn vay ngân hàng dù lãi suất cho vay rất cao. Hơn nữa một số lớn doanh nghiệp Việt Nam vay mượn ngân hàng lượng tiền gấp nhiều lần tổng vốn
Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, may móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong
Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, máy móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong.
điều lệ. Ông Vân Thành Huy nhấn mạnh:

“Do thắt chặt tiền tệ nên doanh số thấp xuống chi phí thì cao lên và lợi nhuận giảm. Một số ngành hàng trong đó có mặt hàng cà phê gặp khó, các công ty nước ngoài (FDI) có nguồn vay với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 5% thôi; trong khi các doanh nghiệp của mình nếu vay ngoại tệ chịu 9% còn vay tiền Việt Nam l suất tới 22%. Chủ trương mở rộng sản xuất để có tăng trưởng 15%-20% thì mình mở rộng sản xuất, mua thiết bị, mở rộng kho hàng, do thắt chặt tiền tệ thì bây giờ phải co hẹp lại, giải quyết bớt tài sản đi để làm vốn….
...nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng.

Trong bài bình luận kinh tế đầu tuần, Sgtt.com.vn nhận định là cần khơi thông nguồn vốn để đối phó nguy cơ đình đốn. Thế nhưng chính phủ đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể đưa ra một gói kích cầu như năm 2009 nữa vì tình hình có nhiều khác biệt. Nếu lựa chọn tiếp một gói kích cầu nữa, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ cải thiện được đôi chút nhưng rủi ro lạm phát tăng mạnh trong năm tới là điều khó tránh khỏi. Theo nhà báo, chính phủ cần có những biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn trong nền kinh tế, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước.

Vẫn theo báo điện tử SGTT, nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng. Vẫn theo SGTT hiện nay nền kinh tế Việt Nam cần một dòng vốn “sạch” từ 250.000 tới 300.000 tỷ đồng tương đương tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vào khoảng 10-12% tổng dư nợ. Dòng vốn này có thể đến từ nước ngoài hoặc từ ngân sách nhà nước.

Điều gì đang xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP đang giảm đáng kể nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ tín dụng, thế nhưng sự siết chặt này lại đang gây đình đốn sản xuất. Cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam đang đặt dấu hỏi về điều mà người xưa gọi là “Tài kinh bang tế thế” của Nhà nước.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/overdo-tight-currency-caus-stagn-04062012083913.html

Gần một nửa số doanh nghiệp hối lộ chính quyền
2012-04-05

Gần 50 phần trăm doanh nghiệp Việt Nam thú nhận phải hối lộ chính quyền để thắng các dự án thầu. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng Thương mại Công nghiệp vừa cho ra hôm thứ Tư.

Theo nghiên cứu này, khoảng 80% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng tham nhũng ảnh hưởng xấu đến kinh doanh và 50% doanh nghiệp cho biết họ phải hối lộ chính quyền bằng tiền mặt, các món quà đắt tiền hay các chuyến nghỉ mát xa xỉ.

Theo đánh giá của TS Lê Đăng Doanh, kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh một phần của sự thật và tình trạng tham nhũng còn tệ hại hơn trong thực tế. Ông Lê Đăng Doanh còn cho rằng chính phủ cần phải được giám sát một cách công khai, minh bạch và độc lập.

Nghiên cứu này của phòng Công thương và Công Nghiệp dựa trên phần trả lời của 270 doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức kinh doanh và công chức tại các vùng ở Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/half-of-vietnam-firms-bribe-officials-survey-04052012155838.html



Nguyên phó vụ trưởng Bộ Tài chính chiếm đoạt trên 80 tỷ đồng

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an HN vừa khởi tố nguyên phó vụ trưởng Vụ Tài Chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính Trần Anh Tuấn với tội danh “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”

Theo thông tin ghi nhận, từ tháng 7/2011, khi đương chức, ông Tuấn đã lạm dụng quyền hạn nhận tiền hối lộ để giúp nhiều đơn vị trúng thầu xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong đó có dự án trường Đại học Hùng Vương.

Cơ quan điều tra xác định, bị can này mặc dù không có chức năng duyệt và cấp vốn nhưng lợi dụng chức vụ để hứa hẹn nhận và chiếm đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp trong việc xin duyệt trợ cấp vốn Nhà nước.

Tuy nhiên, qua xác minh, công an Việt Nam cho biết, hiện nay bị can đã xuất cảnh ra nước ngoài từ tháng 12 năm ngoái vì thế họ đang hoàn thiện các thủ tục truy nã quốc tế với nguyên phó vụ trưởng Bộ Tài Chính này.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/fmr-dep-dir-of-dep-of-fin-cheat-80-bil-01292012084405.html

Câu chuyện nữ đại gia thủy sản và khoản nợ cả ngàn tỷ đồng
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2012-03-27

Báo chí trong nước tiếp tục đưa tin, đồng thời phản ảnh thắc mắc của dư luận quanh chuyện công ty thủy sản Bianfishco do vợ chồng ông Trần Văn Trí và bà Phạm Thị Diệu Hiền làm chủ, với tổng số nợ khổng lồ lên tới trên 1300 tỷ đồng.

Photo courtesy of vietbao.vn

Trụ sở công ty Bianfishco

Có điều gì đó bất thường

Công ty cổ phần thủy sản Bình An tức Bianfishco do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm tổng giám đốc, hiện là con nợ của trên 10 ngân hàng thương mại, cùng các cá nhân doanh nghiệp và nông gia với tổng số nợ hơn 1300 tỷ đồng.

Số nợ này chưa thật sự chính xác mà còn tăng dần, Bianfishco còn bị nhiều công ty cùng cá nhân khởi kiện vì có làm ăn, mua bán, có cho vay mượn, cung cấp nguyên liệu, thức ăn nuôi thủy sản. Bianfishco tuyển dụng lực lượng lao động hơn 2000 công nhân, nay đang lâm cảnh thất nghiệp tạm thời, chưa biết khi nào mới đi làm trở lại.

Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Trung ương Nghề cá Việt Nam, qua câu chuyện với RFA cho rằng, vụ làm ăn và tình trạng thua lỗ này là việc chưa từng xảy ra bao giờ:

“Chúng tôi có thể khẳng định đây là trường hợp hi hữu, chứ không phải là việc phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam. Về nguyên nhân thì tôi không rành lắm, nhưng cũng do các hành động mà bà Diệu Hiền lừa được các ngân hàng.”

Ông cũng đặt nghi vấn về chuyện kinh doanh của công ty Bianfishco, mà ông cho là có điều gì bất thường, khó hiểu, với lý do như sau:

“Các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm phải báo cáo giá trị tài sản và kết quả kinh doanh trước cơ quan tài chính, nếu là doanh nghiệp cổ phần thì trước đại hội cổ đông. Nếu có rủi ro nào đó về tài chính thì đã được báo động trước, và tìm cách giải quyết, không thể để xảy ra như trường hợp đối với công ty Bình An.”

Ông tin rằng hệ thống tư pháp Việt Nam sẽ vào cuộc và có biện pháp thích đáng đối với việc kinh doanh bất chính như thế:

“Sự việc đang trong tiến trình điều tra, để nắm chính xác con số nợ và sau đó đương nhiên các cơ quan luật pháp sẽ có giải pháp để giải quyết số nợ mà công ty Bình An đang mắc phải.”

Với lý do phải đi trị bệnh ở nước ngoài, cuối tháng 3, bà Diệu Hiền xin xuất ngoại qua Singapore rồi từ đó sang Hoa Kỳ, nói là để trị bệnh ung thư và ủy quyền cho chồng là ông Trần Văn Trí, làm tổng giám đốc Bianfishco.

Các doanh nghiệp hàng năm phải báo cáo giá trị tài sản và kết quả kinh doanh. Nếu có rủi ro nào đó thì đã được báo động trước, và tìm cách giải quyết, không thể để xảy ra như trường hợp đối với công ty Bình An.

Ông Nguyễn Tử Cương

Người ta vẫn còn nhớ hồi tháng 2 vừa qua, dân vùng Tây Đô bán tán xôn xao khi cặp vợ chồng đại gia này tổ chức tiệc cưới linh đình từ Saigon đến Cần Thơ, cho con trai là Trần Văn Chương với hot girl Quỳnh Chi. Ngay trong lúc tiệc cưới diễn ra tại tư gia, nhiều nông dân đã tập họp trước biệt thự, căng băng rôn đòi bà Hiền gấp rút trả nợ.

Tuần rồi khi gặp nhiều chục hộ nông dân bán cá, ông Trần Văn Trí, trước đó là giám đốc sở Giao thông vận tải Cần Thơ, nghỉ việc để làm tân tổng giám đốc công ty Bianfishco, ông Trí không đưa ra được thời điểm cụ thể trong việc thanh toán nợ nần, mà yêu cầu nông dân chờ đợi, khiến các chủ nợ có phản ứng mạnh mẽ.

Theo báo Pháp Luật, đại diện cho một số nông dân chủ nợ của Bianfishco đề nghị quận Ô Môn áp dụng biện pháp tạm thời cấm xuất cảnh đối với ông Trần Văn Trí.
Khi liên lạc với tư gia ông Trí ở Cần Thơ, một người giúp việc nhà cho biết:

“Ổng đi vắng rồi, không có nhà để tôi cho ổng hay, gọi lại đi, có gì thì ngày mai gặp ổng, tôi làm công cho ông chủ, cái chuyện bị nợ đòi thì cái đó phải rồi, có gì trao đổi với ổng nghe.”

Nhiều nông dân thắc mắc không biết Bianfishco sẽ xoay sở ra sao để kiếm đủ số tiền hơn 1300 tỷ đồng, cho dù bán hết của cải, tài sản như biệt thự ở Beverly Hills, California, được rao bán với giá là 2 triệu 745 ngàn đô la, nhà máy chế biến thủy sản khoảng gần 90 triệu đô la, xe Rolls Royce hơn triệu đô la cũng chưa thấm vào đâu so với từ mà báo chí dùng là “món nợ khủng” tính ra gần 90 triệu đô la Mỹ.

Có những chủ nợ khai là công ty Bianfishco còn thiếu của hộ mỗi người 40 hay 50 tỷ đồng, phần lớn là những người bị công ty này thiếu nhiều tỷ đồng.

Theo VNExpress thì thông tin từ gia đình cho biết bà Diệu Hiền bị ung thư vú tái phát, lây truyền qua gan, gây chứng bại liệt nhẹ tay trái. Ông Trần Văn Trí, chồng bà Hiền đưa ra tấm ảnh chứng minh cho việc vợ ông đang được điều trị ở tại Hoa Kỳ. Các nhân chứng thắc mắc vì ảnh đó có ghi ngày chụp là 16 tháng 9 năm 2009. Gia đình bà Hiền nói máy ảnh này mới mua, chưa điều chỉnh lại ngày tháng chính xác.

Sẽ xử lý đến đâu?

soha.vn-250.jpg
Bà Phạm Thị Diệu Hiền, tổng giám đốc Bianfishco. Courtesy of soha.vn
Tổ Kiểm tra nợ của công y Bianfishco do ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thành lập yêu cầu cơ quan chức năng cho mời bà Phạm Thị Diệu Hiền về nước để giải quyết khó khăn tài chánh mà doanh nghiệp của vợ chồng bà phải đối phó.

Các nhân viên điều tra nói nếu quả thật bà Hiền đang lâm chứng bệnh ngặt nghèo nên không thể trở về nước lúc này thì cần phải chuyển bệnh án của bà Hiền về Việt Nam, với sự xác nhận của chính quyền hai nước.

Qua câu chuyện với luật sư Nguyễn Văn Hậu là người từng bênh vực cho bà con nông dân huyện Cần Giờ, trong vụ án dai dẳng khiếu kiện công ty bột ngột Vedan đã xả nước thải độc hại, hủy hoại môi trường sống của nông dân ngành thủy sản, thì nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền có thể bị dẫn độ từ Mỹ về nước:

“Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều trường hợp dẫn độ, gọi là ‘có đi có lại’, một doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn, dùng những thủ đoạn gian dối thì tôi nghĩ rằng họ không chừa bất cứ việc gì, cho nên trường hợp này cần phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam.”

Về phần các nông gia chủ nợ của Bianfishco thì có ông Thái Bá Thi, quê ở Thốt Nốt, Cần Thơ cho biết, ông có đến công ty này suốt 10 tháng qua nhưng chỉ được ban giám đốc trả lại nợ của ông một cách nhỏ giọt. Ông cũng mang nợ nhiều người khác, bị họ kéo tới nhà gây khó dễ, đòi xiết nợ. Ai nấy cũng khổ lắm rồi, nên sẽ tiến hành những bước cần thiết theo đúng thủ tục pháp lý.

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn lúc này, ông Thi cũng không biết phải nói gì?

“Thông cảm đi, cái chuyện của tôi thì đã trao đổi trong hội nghị rồi, không có gì phải cung cấp hay trao đổi thêm đâu.”

Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều trường hợp dẫn độ, gọi là ‘có đi có lại’, cho nên trường hợp này cần phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam.

LS Nguyễn Văn Hậu

Ông Lê Văn Chiến, đại diện một số nông dân còn bị Bianfishco nợ, than thở rằng nhà nông không có vốn liếng, phải đem tài sản thế chấp cho ngân hàng, cho bạn hữu, để hy vọng thoát cảnh nghèo khó, cải thiện cuộc sống gia đình, nào ngờ đã bị công ty Bianfishco chiếm dụng và lừa gạt hết vốn. Vốn và lãi vay mượn của ngân hàng tăng dần mỗi ngày, khiến nhiều nông gia lâm vào bước đường cùng, những nợ con tức vốn vay từ người dân bị chủ nợ kéo đến nhà hăm dọa, mắng chửi.

Người em gái của ông nói là ông Chiến thường xuyên vắng nhà:

“Tui là em thôi chứ không có đứng ra mua bán gì, nên không rành, để anh Ba về tui nói lại, chắc mai mới về.”

Mỗi khi gọi đến tư gia doanh nghiệp có liên quan đến chuyện nợ nần của Bianfishco thì đều nghe tiếng trả lời gần giống nhau:

“Ông ấy đi vắng rồi, tôi không biết, vợ chồng không có ai ở nhà, có con nợ đến đòi gì đó, tôi cũng không biết nữa.”

Bà Phạm Thị Mai, còn bị Bianfishco nợ 16 tỷ đồng nói với báo chí là chỉ vì chuyện nợ nần và nhiều gia đình, vợ chồng xích mích, bị ly tán, con cái phải bỏ học, đau yếu không thuốc men, rơi vào cảnh bi đát, hoang mang, bất an, vô vọng.

Dư luận cho rằng ở Việt Nam, chủ trương trừng trị tham nhũng chỉ nhắm đến những ‘con cá bé’ hay ‘tép riu’, còn cá mập, cá voi khổng lồ như chuyện Vinashin hay Bianfishco thì những cấp lãnh đạo dễ dàng hạ cánh an toàn lý do dễ hiểu là có “bùa hộ mạng’từ trên cao.

ww.rfa.org/vietnamese/in_depth/bhind-debt-bianfisco-dh-03272012131447.html

No comments: