Xoay quanh câu hỏi liệu sẽ xảy ra chiến tranh vì Biển Đông hay không, BBC tiếp tục giới thiệu bình luận của hai chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
Ở Bấm phần một, BBC đã lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Ang Cheng Guan, Viện Giáo dục Quốc gia, Singapore. Ông là tác giả bộ ba tác phẩm về chiến tranh Việt Nam, Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), The Vietnam War from the Other Side: The Vietnamese Communists' Perspective (2002) và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective (2004).
Tôi không dự đoán hai phía sẽ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông đến mức xảy ra một cuộc chiến tranh. Hai phía sẽ tiếp tục ầm ĩ khẳng định chủ quyền ở các đảo. Đồng thời, họ cũng lại tiếp tục thảo luận song phương và qua kênh Asean.
Trung Quốc có những ưu tiên khác như Đài Loan, Tây Tạng, Hoa Kỳ. Hiện nay, vấn đề Biển Đông không đủ lớn để đánh nhau. Trừ phi ngày mai họ tìm thấy nhiều dầu khí để cảm thấy xứng đáng phải có chiến tranh.
Mà ngay cả nếu các nước tìm thấy tài nguyên, thì chiến tranh chưa chắc là giải pháp nhanh chóng hay tốt nhất. Dĩ nhiên, Việt Nam không đủ sức để thắng thuyết phục trong một cuộc hải chiến với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng gặp những hậu quả ví dụ như quan hệ ngoại giao với Asean.
Ta nên nhớ Trường Sa - khác với Hoàng Sa - liên quan cả những nước khác trong Asean. Trung Quốc cũng phải tính đến Hoa Kỳ đang quan tâm vùng này. Nếu Trung Quốc có bước tiến quân sự, nó sẽ chỉ đẩy các nước Asean lại gần với Hoa Kỳ. Thế nên rốt cuộc, đó sẽ là một cuộc chiến dai dẳng, hỗn độn.
"Dĩ nhiên, Việt Nam không đủ sức để thắng thuyết phục trong một cuộc hải chiến với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng gặp những hậu quả ví dụ như quan hệ ngoại giao với Asean. "
Tiến sĩ Ang Cheng Guan
Có thể thỉnh thoảng lại xảy ra va chạm, vốn không thể tránh khỏi và tất cả các bên liên quan đều cố giảm nhẹ ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế, việc làm, giao thương vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc có thể tìm cách lợi dụng các khác biệt trong Asean. Tôi tin rằng vấn đề Biển Đông sẽ là câu chuyện dài, giống như một cuộc cờ.
Không ai đi các nước cờ lớn liều lĩnh trừ phi đã có đầy đủ lợi thế. Vì vậy, nó sẽ phụ thuộc vào hành động của Hoa Kỳ, vào khả năng đoàn kết của Asean. Trong tương lai gần khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước cờ.
Tôi không thấy có lý khi so sánh với Georgia. Georgia không thể nào lại so với Asean được.
Tiến sĩ Alexander Vuving, Phó Giáo sư, Asia-Pacific Center for Security Studies (Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương)
Tôi không cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh, dù là một cuộc chiến nhỏ, ở các vùng biển xung quanh. Đó là một trong các lý do vì sao Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải thúc giục quân đội chuẩn bị tốt hơn cho "cuộc chiến cục bộ".
Tuy nhiên, viễn cảnh chiến tranh, có thể theo hình thức chiến tranh chớp nhoáng, ở Biển Đông sẽ gia tăng tùy theo ưu thế của Trung Quốc về cả sức mạnh và lợi ích trong khu vực. Bốn thập niên vừa qua cho ta thấy Trung Quốc hung hăng hơn khi khả năng và lợi ích của các đại cường khác trong vùng tụt giảm đi.
"Trong hai đến ba thập niên tới, một cuộc chiến cục bộ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không thể bị loại trừ."
Tiến sĩ Alexander Vuving
Trung Quốc đã tính toán nhầm về cân bằng sức mạnh và lợi ích trong vùng giai đoạn 2008-2011. Khi ấy Bắc Kinh tưởng rằng sự suy thoái của Hoa Kỳ giúp mở rộng hoạt động hải quân của Trung Quốc. Nhưng, sự "áp đặt hung hăng" (cụm từ aggressive assertiveness do Ian Storey đặt ra) không tạo nên làn sóng quy phục như Bắc Kinh tưởng, mà lại khiến Washington thêm quan tâm Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, cũng khiến nhiều nước gần hơn với Hoa Kỳ. Tôi tin Trung Quốc đã rút ra bài học từ thất bại này.
Khi xét khả năng và lợi ích của các đại cường trong vùng (như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ), tôi cho rằng viễn cảnh chiến tranh ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương là thấp trong tương lai gần.
Tuy nhiên, trong hai đến ba thập niên tới, một cuộc chiến cục bộ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không thể bị loại trừ. Nghiên cứu của tôi về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (sẽ in trong số tháng Bảy của Asian Politics and Policy) dự báo Trung Quốc sẽ thay Hoa Kỳ để thành nền kinh tế lớn nhất trong giai đoạn 2020-2025.
Dĩ nhiên nó không có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh, vì GDP không thể chứng tỏ "sức mạnh cứng". Trong nửa đầu thế kỷ 19, GDP của Anh kém xa Trung Quốc, nhưng Anh đánh thắng Trung Quốc trong hai cuộc chiến Nha Phiến, mở đường cho "thế kỷ ô nhục" của Trung Quốc. Một chỉ số tốt hơn về sức mạnh cứng là "GDP công nghệ cao", tức các dịch vụ tri thức và công nghiệp sản xuất công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng. Tôi tính rằng GDP công nghệ cao của Trung Quốc sẽ chỉ bằng 50% của Hoa Kỳ trong khoảng 2017-2025.
Là một cường quốc ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung tối đa 70% sức mạnh ở châu Á trong dài hạn. Trung Quốc, ở ngay trung tâm châu Á, có thể dồn hết lực lượng và chú ý cho khu vực. Vì vậy, tôi nghĩ khả năng chiến tranh sẽ cao bắt đầu từ thập niên 2020.
"Mục tiêu của họ là xác lập việc làm chủ vùng biển. Trung Quốc có thể không cần phải thu tóm hết các đảo, đá, bãi ở Trường Sa để đạt mục tiêu đó. Triển khai hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, dùng lực lượng phi quân sự và bán quân sự tuần tiễu trên biển, có thể đủ để có sự khống chế trên thực tế ở Biển Đông. "
Tiến sĩ Alexander Vuving
Dẫu vậy, người ta có thể và thường là tính toán sai về sức mạnh và lợi ích. Nếu Washington chứng tỏ dấu hiệu yếu đuối hay thờ ơ, Bắc Kinh có thể tóm lấy cơ hội để dạy cho các láng giềng bài học về ai là ông chủ trong vùng. Nó có thể là một cuộc chiến chớp nhoáng chỉ kéo dài vài ngày. Có điều sẽ sai lầm khi so với chiến dịch Nam Ossetia của Nga năm 2008. Nói sai lầm là vì vùng Caucasus cách xa mọi tuyến giao thông lớn của thế giới còn Biển Đông là trung tâm của các luồng vận chuyển hàng hóa bận rộn. Một cuộc chiến kéo dài quá vài ngày ở vùng biển này sẽ gây ra hỗn loạn cho thế giới, và hậu quả cho Trung Quốc là không thể tính hết.
Đa số bình luận về một cuộc chiến Biển Đông cho rằng chiến tranh nhằm "giành lại" đảo ở Trường Sa. Nhưng theo tôi, thay vì tấn công các đảo, Trung Quốc sẽ tấn công các con tàu, thiết bị dầu khí và những mục tiêu không nằm trên đất liền như nhà giàn của Việt Nam. Nhắm đến đất liền có thể bị quy là xâm lược, nhưng tấn công các mục tiêu ngoài đất liền thì có thể không bị nói như vậy.
Tôi nghĩ Trung Quốc có mục tiêu cao hơn là "giành lại các đảo đã mất". Mục tiêu của họ là xác lập việc làm chủ vùng biển. Trung Quốc có thể không cần phải thu tóm hết các đảo, đá, bãi ở Trường Sa để đạt mục tiêu đó. Triển khai hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, dùng lực lượng phi quân sự và bán quân sự tuần tiễu trên biển, có thể đủ để có sự khống chế trên thực tế ở Biển Đông. Khi đó, các đảo, đá, bãi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan chiếm ở Trường Sa sẽ chỉ là những bãi đá mà thôi.
Câu hỏi Trung Quốc có tiến hành nổ súng chớp nhoáng để giành các đảo trên Biển Đông hay không đã được nêu ra trong bài báo mới đây của báo mạng Asia Times.
Tờ này trích dẫn Bấm ba chuyên gia chia sẻ ý cho rằng Trung Quốc không mất nhiều nếu xảy ra một cuộc xung đột ngắn, hạn chế chống lại Philippines hay Việt Nam.
Lê Quỳnh của BBC lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Mark Valencia, Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research), Hoa Kỳ:
Theo tôi, chuyện đó khó xảy ra nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ.
Tôi phán đoán Trung Quốc sẽ không tấn công quân lực Philippines ở Biển Đông, một phần vì Hiệp định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột.
Nhưng nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân trang, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn.
Nhưng dĩ nhiên, điều này sẽ cho các nước biết rằng đã đến điểm bước ngoặt và đẩy nhiều nước về phía Mỹ. Một cuộc đấu chính trị Mỹ - Trung nhằm thu phục lòng tin của Đông Nam Á sẽ là thảm họa cho Đông Nam Á, và có thể là cho cả Trung Quốc. Vì thế, tôi mới nói một cuộc chiến là khó xảy ra.
Giáo sư Aileen SP. Baviera, Đại học Philippines:
Quan điểm của tôi là tổn phí chính trị sẽ quá cao cho vùng Đông Á. Nó sẽ thay đổi sâu sắc cấu trúc chính trị khu vực, gồm cả Asean, Asean+3, hội nghị Đông Á, một khi Philippines và Việt Nam cố gắng thuyết phục các bên trong các nhóm này cô lập Trung Quốc.
Ảnh hưởng trước mắt có thể chưa hiện rõ và Trung Quốc, về ngắn hạn, có thể không bị làm sao, trong khi Philippines và Việt Nam chịu thiệt hại. Nhưng không lâu sau đó, các nước mà hiện đang đề phòng Trung Quốc sẽ bắt đầu có hành vi ngăn chặn hoặc cân bằng rõ rệt hơn. Nói cách khác, sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho Trung Quốc.
Tôi nghĩ thật sai lầm khi so sánh với Nga và Georgia. Người so sánh có thể ít hiểu biết về an ninh Đông Á/Tây Thái Bình Dương, và cả những liên hệ đang mạnh lên giữa khu vực và Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Nicholas Khoo, Đại học Otago, New Zealand, tác giả cuốn Collateral Damage: Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino-Vietnamese Alliance (2011):
Nhìn chung, tôi đồng ý với ông Bấm Steve Tsang và James Holmes. Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình.
Nhưng, liệu hành động đó có lợi cho Trung Quốc, và vì thế có xảy ra hay không, thì ít rõ ràng hơn. Có những chi phí lớn cho Trung Quốc nếu can thiệp quân sự, mà chắc chắn sẽ khiến Mỹ dính líu.
Trước hết, về ngắn hạn, Trung Quốc không thể hoàn toàn chắc rằng Mỹ sẽ không can thiệp.
Thứ hai, ngay cả nếu một cuộc tấn công nhanh gọn thành công, các hậu quả lâu dài là có thể thấy trước và gây hại cho một mục tiêu đối ngoại từ nửa cuối thập niên 1990, tức là bảo đảm với các nước trong vùng rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và có lợi cho vùng. Việc Trung Quốc can thiệp để chống lại các nước tranh chấp sẽ củng cố niềm tin, mà đã gia tăng đáng kể ở các nước trong khu vực từ năm 2009, rằng Mỹ cần có vai trò lớn hơn trong vùng để cân bằng với Trung Quốc.
Bất chấp các chi phí này, Trung Quốc có thể lấy quan điểm rằng lợi ích nhiều hơn tổn phí và vì thế cần can thiệp. Nhưng sự tính toán của Trung Quốc về vấn đề này không phải một chiều đơn giản như vậy.
Mời quý vị đón theo dõi tiếp phần hai với phần trả lời của các chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120410_smallwars_comment.shtml
Theo tin từ Đài phát thanh Trung Quốc, hôm nay 10/04/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân vừa ra tuyên bố về việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây đã liên doanh với Công ty Khí đốt Nga để khai thác khí thiên nhiên, tại hai lô ngoài khơi vùng biển Việt Nam trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh có chủ quyền « không thể tranh cãi » đối với các đảo và vùng biển chung quanh ở Nam Hải ( Biển Đông ). Ông Lưu Vi Dân yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài không dính líu vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông « dưới bất cứ hình thức nào ».
Trong khi đó, Việt Nam hôm qua đã phản đối việc Trung Quốc thử nghiệm tuyến du lịch đến Hoàng Sa.
Hãng tin AFP hôm nay loan tin là chiếc tàu du lịch Coconut Princess của công ty vận tải Hải Hiệp Hải Nam vừa trở về hôm qua sau chuyến hành trình ba ngày để thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Theo Tân Hoa Xã, chính quyền tỉnh Hải Nam đang soạn thảo các kế hoạch phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa. Đề nghị đầu tiên là các tàu sẽ thả neo tại một trong những đảo của Hoàng Sa, nhưng du khách sẽ vẫn ở trên tàu.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố là hành động nói trên của Trung Quốc là « bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay việc làm này.
Những sự kiện nói trên xảy ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang phần nào căng thẳng trở lại, do vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và 21 ngư dân Lý Sơn để đòi tiền chuộc. Cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa thả các ngư dân nói trên, thậm chí không cho gia đình liên lạc với những người bị bắt. Phía Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân này.
Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân vào ngày 10/4 tuyên bố nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".
Ông Lưu cho biết phản ứng về việc Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP (British Petroleum) từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.
'Tránh lôi cuốn nước ngoài'
Thông cáo của Gazprom hôm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.
Ông Lưu Vi Dân nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển chung quanh ở Nam Hải".
"Trung Quốc mong các nước đương sự liên quan cùng hành động với Trung Quốc, tránh lôi cuốn nước ngoài khu vực vào tranh chấp," ông nói.
"Trung Quốc mong các nước đương sự liên quan cùng hành động với Trung Quốc, tránh lôi cuốn nước ngoài khu vực vào tranh chấp."
Lưu Vi Dân, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc
Trong khi đó, ông Đặng Trung Hoa, Vụ trưởng Vụ Biên giới - Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được Nhân dân Nhật báo dẫn lời Trung Quốc luôn phản đối việc khai thác dầu khí "không phép" trên lãnh hải Trung Quốc.
Phát biểu trong dịp giao lưu trực tuyến trên mạng của Nhân dân Nhật báo, ông Đặng Trung Hoa nhắc lại Bắc Kinh luôn "muốn bỏ qua khác biệt để cùng khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp".
Ông nói tiếp: "Một số nước bên ngoài phóng đại tự do đi lại và an ninh trên Nam Hải. Họ dùng nó làm cớ để can thiệp vào cuộc tranh chấp, và chúng tôi cương quyết phản đối."
Còn ông Chu Hạo, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói thẳng rằng sự kiện Gazprom cho thấy Việt Nam muốn đưa Nga vào để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
"Việt Nam luôn xem đó là chính sách của mình, còn Kremlin muốn lặp lại ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, nên dễ hiểu là hai nước lại ký thỏa thuận. Mỗi bên nhận lấy cái mình cần," ông Chu tuyên bố.
Chính phủ và học giả Trung Quốc cũng có những bình luận tương tự hồi đầu tháng khi nói về dự án giữa ONGC-Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam.
Trung Quốc nói khoảng 40% của hai lô mà Ấn Độ đang thăm dò nằm trong vùng biển tranh chấp.
Ngoại trưởng Ấn Độ sau đó phản ứng bằng tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.
Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".
Giới quan sát cũng lưu ý một bài báo trên tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm 7/4 ca ngợi thoả thuận hợp tác với Gazprom.
Bấm Bài báo này nói: "Ngày càng nhiều công ty dầu khí của hàng chục quốc gia trên thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều tin vui về những thành quả của sự hợp tác này cho thấy cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới, tự tin vào chủ quyền và chính nghĩa của Việt Nam trên các khu vực khai thác ở Biển Đông."
Theo tin từ Hà Nội, hôm nay 10/04/2012, nhiều đoàn dân nông thôn ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tập trung trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc số 46 đường Tràng Thi, nhờ can thiệp. Họ mang biểu ngữ tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai. Trong suốt những cuộc biểu tình phản kháng nhiều năm qua, chưa bao giờ dân oan kéo về thủ đô với một lực lượng đông đảo như vậy.
Từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, một phụ nữ từng được quốc tế trao giải thưởng chống tham ô cho biết thêm thông tin :
“nông dân khổ lắm … xã đốt nhà, huyện cướp đất, tỉnh bao che ... trung ương thì đùn đẩy… tình hình nóng như lò than…http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120410-khoang-700-dan-ngoai-thanh-ha-noi-keo-ve-thu-do-phan-doi-trung-thu-dat-dai
Trung Quốc: Có thể có thêm đấu đá sau vụ Bạc Hy Lai
Một chuyên gia của Mỹ nghĩ rằng có thể xảy ra thêm đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai bị cách chức.
Câu chuyện xoay quanh ông Bạc Hy Lai ồn ào trở lại vào thứ Ba với tin ông bị tước tất cả vị trí trong đảng và vợ ông, bà Cốc Khai Lai, đang bị điều tra trong cái chết của một doanh nhân người Anh.
Bản tin chỉ vỏn vẹn hai dòng của Tân Hoa Xã là thông tin chính thức đầu tiên nói về vụ Bạc Hy Lai kể từ khi ông mất chức bí thư Trùng Khánh tháng trước.
Trong một bản tin riêng biệt, Tân Hoa Xã đưa tin bà vợ ông Bạc và một “gia nhân” đã được giải giao cho cơ quan tư pháp vì “bị nghi phạm tội cố ý giết người” trong cái chết của Neil Heywood, một người Anh có quan hệ kinh doanh với gia đình ông Bạc.
Ông Victor Shih, Phó giáo sư môn chính trị Trung Quốc tại trường đại học Northwestern nói vụ này cho thấy có những vết nứt trong bộ mặt thường được đánh bóng là đoàn kết của Trung Quốc.
Theo ông, những gì đang xảy ra gợi ý đang có đấu đá phía sau sân khấu:
“Thực ra ở vào thời điểm này không còn phía sau sân khấu nữa, nhiều chuyện đã thấy công khai. Có thể sẽ có thêm dấu hiệu đấu đá nữa trong những ngày tới.”
Theo ông, câu chuyện xuất phát từ việc ông Vương Lập Quân, Giám đốc Công an dưới quyền ông Bạc xin tỵ nạn với Mỹ đã hé lộ nhiều vết nứt chính trị tại Trung Quốc, và bộ mặt đoàn kết mà lãnh đạo Trung Quốc cố trình bày với thế giới chỉ là bề mặt.
Chính phủ Trung Quốc đã chận tất cả các cuộc truy tầm các từ khóa trên Internet có liên quan đến Bạc Hy Lai, kể cả tin đồn về bà vợ ông có liên can đến cái chết của Heywood.
Sự ngăn chận này tỏ ra vô ích, nó càng làm tăng thêm nhiều tin đồn tràn ngập các trang blog tiếng Hoa.
Sự kiện này này buộc chính phủ Anh phải yêu cầu chính phủ Trung Quốc điều tra cái chết hồi tháng 11 của Heywood. Lúc đầu nhà chức trách nói ông này chết vì chất độc của rượu, sau đó ông được hỏa táng mà không qua giảo nghiệm.
Giáo sư Shih nói ông Bạc được xem là một chính trị gia đầy tham vọng theo cái nghĩa ông dùng nhiều phương pháp để hạ kẻ thù và mua chuộc sự liên minh với các phe phái khác.
Trong quá khứ, mỗi khi có đảng viên cao cấp bị thất sủng, Trung Quốc chỉ cách chức hoặc xử lý nội bộ, chấm dứt.
Nhưng theo giáo sư Shih, lần này thì khác:
“Bởi vì ông Bạc có vị trí của một thái tử và có quen biết lớn, ông và các đồng minh có thể đánh trả và đẩy lui các cáo buộc. Nếu chuyện này trở thành hiện thực, tôi nghĩ rằng trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều diễn biến lý thú.”
http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/china-bo-xilai-scandal-4-10-12-146915845.html
No comments:
Post a Comment