Sunday, April 22, 2012

MỸ & VIỆT NAM


  
 ‘Mỹ không bỏ qua vấn đề nhân quyền VN’
Cập nhật: 09:48 GMT - chủ nhật, 22 tháng 4, 2012
Dân biểu Mc Govern tiếp phái đoàn của người Mỹ gốc Việt vận động cho nhân quyền

Chính phủ Hoa Kỳ nói họ ý thức rất rõ những quan ngại của cộng đồng người Việt về vấn đề nhân quyền của Việt Nam
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã có phản hồi chính thức đối với thỉnh nguyện của cộng đồng người Việt tại Mỹ về vấn đề nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Phản hồi này, được trang web của Nhà Trắng đăng tải, do ông Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, đứng tên.

‘Cấu phần quan trọng’

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Dưới tiêu đề ‘Theo đuổi những tiến bộ nhân quyền với Việt Nam’, phản hồi của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết nhân quyền luôn là một trong những cấu phần quan trọng trong cuộc đối thoại của Mỹ với Việt Nam.
Ông Posner cho biết phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc tích cực để theo đuổi các tiến bộ về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc cấp cao của họ với Việt Nam trong bối cảnh chương trình nghị sự của họ với nước này trải rộng trên các vấn đề an ninh, kinh tế và chiến lược.

“Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng các bước tiến về nhân quyền, bao gồm việc thả các tù nhân chính trị và thực hiện tự do tôn giáo, là một nội dung quan trọng để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ,” ông nói.
Michael Posner đã đưa ra một số dẫn chứng về nỗ lực của Hoa Kỳ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có việc Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu những quan ngại về nhân quyền với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang khi hai người có cuộc gặp bên lề hội nghị APEC vào tháng 11 năm ngoái tại Honolulu, Hawaii.
"Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng các bước tiến về nhân quyền, bao gồm việc thả các tù nhân chính trị và thực hiện tự do tôn giáo, là một nội dung quan trọng để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ."
Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ
Trong khi đó, trong tất cả các cuộc tiếp xúc cấp cao kể từ khi nhận nhiệm sở tại Hà Nội từ tháng 8 năm ngoái, Đại sứ Hoa Kỳ David Shear đều nêu vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam, theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Bản thân ông Posner cũng từng thúc giục Việt Nam thả tất cả các tù nhân chính trị, cải thiện tự do tôn giáo, phê chuẩn và thực thi Công ước chống tra tấn trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ thường niên vào tháng 11 năm ngoái, ông cho biết.

Sức ép thương mại

Trước đó, vào đầu tháng Hai năm nay, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã gửi một thư thỉnh nguyện trên trang web của Nhà Trắng đến chính quyền Tổng thống Barack Obama yêu cầu ngừng mở rộng giao thương với Việt Nam để gây sức ép về nhân quyền. Thư thỉnh nguyện này đã thu hút trên 150.000 chữ ký.
“Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu Ngài tổng thống hãy gây sức ép để buộc Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những nhà hoạt động cổ súy nhân quyền hiện đang bị bắt giữ hoặc cầm tù,” thư thỉnh nguyện viết.
Thư thỉnh nguyện này cũng nêu rõ cách gây áp lực là tác động lên mong muốn của Việt Nam được gia nhập và Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Sau đó gần một tháng, vào ngày 5/3, Michael Posner và các quan chức cấp cao khác trong Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đón tiếp 165 người Mỹ gốc Việt từ trên khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đến Nhà Trắng trong một cuộc vận động nhân quyền được cho là lớn nhất từ trước đến nay của người Việt tại Mỹ.
"Cả GSP và TPP đều bao gồm các cam kết bảo vệ quyền lao động, trong đó có quyền tự do lập hội nhóm"
Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ
Trong cuộc gặp này, Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam về vấn đề nhân quyền thông qua các kênh khác nhau, trong ̣đó có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền giữa hai nước.
“Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ,” phản hồi của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ viết.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao nước này cho rằng việc thúc đẩy thương mại với Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội để bàn thảo các vấn đề nhân quyền.
“Cả GSP và TPP đều bao gồm các cam kết bảo vệ quyền lao động, trong đó có quyền tự do lập hội nhóm.”
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120422_michael_posner_response.shtml

Vì sao Hoa Kỳ cần đến Việt Nam
2012-04-22
Với tiêu đề bài viết Vì sao Hoa Kỳ cần đến Việt Nam mới được đăng tải trên tờ The Diplomat, TS Michael Auslin hiện đang là học giả tại Trung tâm nghiên cứu an ninh và Châu Á tại Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ cho thấy lý do vì sao Hoa Kỳ và Việt Nam cần tìm đến nhau: ngoài một mối lo ngại chung là Trung Quốc thì những tiềm tàng trong quan hệ như thương mại, an ninh… cũng khiến hai quốc gia này xích lại gần nhau hơn.

AFP PHOTO / JIM WATSON
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và phu nhân Michelle Obama bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tân Sang (giữa) và phu nhân Mai Thị Hạnh (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.
Thế nhưng, vẫn còn những khác biệt cần giải quyết, để có thêm thông tin, mời quí vị nghe cuộc trao đổi sau đây giữa Vũ Hoàng với tác giả bài viết.

Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn TS Michael Auslin đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay. Thưa ông, trong bài viết ông có nói là trở ngại lớn nhất của Hoa Kỳ và Việt Nam hiện giờ là vấn đề chính trị? Vậy ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?

TS Michael Auslin: Vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ xét về mặt chính trị cơ bản giữa hai quốc gia là liên quan đến quyền dân sự, tự do tôn giáo, một số vấn đề pháp luật, những người biểu tình bị đối xử tại Việt Nam. Với các nhà làm luật Hoa Kỳ thì họ quan tâm cả đến góc độ kinh tế lẫn chiến lược trong mối quan hệ song phương, thế nhưng dưới khía cạnh chính trị, thì mối quan hệ phát triển này lại diễn ra chậm chạp vì nhìn chung là Hoa Kỳ không muốn động chạm nhiều đến vấn đề chính trị nội bộ của quốc gia khác. Đồng thời các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng hiểu là họ chỉ có thể tác động chừng mực nào đó đến cách thức mà giới chức Việt Nam đang điều hành đất nước mình.

Mối lo chung

Vũ Hoàng: Quay lại với bài viết của mình, ông có nói là Hoa Kỳ cần phải xích lại gần với Việt Nam vì một mối lo ngại chung là Trung Quốc trên cả góc độ thương mại và an ninh, vì sao ông lại đưa ra nhận định này?
Rõ ràng là cả hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang có những quan ngại giống nhau về Trung Quốc.
TS Michael Auslin
TS Michael Auslin: Rõ ràng là cả hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang có những quan ngại giống nhau về Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang trở thành một đối tác thương mại quan trọng đối với cả 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì sự ổn định cũng như phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng. Trung Quốc ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa.
Tôi nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam có rất nhiều việc phải làm, ít nhất là bàn thảo về thực chất quyền hạn của Trung Quốc và cách thức mà hai quốc gia Việt – Mỹ phản ứng lại cho phù hợp, cũng như là cân nhắc đến sự hợp tác song phương trước xu hướng lo ngại mà hai nước này đang phải đối mặt.

Thương mại


000_DV860732-250.jpg


Ông Nguyễn Minh Triết phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh diễn đàn APEC tại Yokohama hôm 12/11/2010. AFP

Vũ Hoàng: Xin chuyển đề tài một chút, như được biết là ông đã tới Việt Nam và ở lại đây một thời gian, trong bài viết ông mô tả cảnh sống và làm ăn kinh doanh khá sôi động tại quốc gia này, vậy thì ông có một vài lời khuyên gì cho giới doanh gia Hoa Kỳ đến đây đầu tư không ạ?
TS Michael Auslin: Dưới góc độ tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại của Hoa Kỳ sang quốc gia đông dân như Việt Nam có thể giúp Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn cao hơn về mặt giáo dục, khiến các công ty, nhà máy Việt Nam có khả năng thực sự cạnh tranh trên trường quốc tế, chẳng hạn, TPP (Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương) có thể làm được điều này. Tôi nghĩ rằng, máy móc thiết bị hiện đại của Hoa Kỳ cũng sẽ được đầu tư sang Việt Nam, do đó, Việt Nam có thể được hưởng lợi khá nhiều, nhất là quốc gia này đang trong quá trình thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mình.
Dưới góc độ tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại của Hoa Kỳ sang quốc gia đông dân như Việt Nam có thể giúp Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn cao hơn về mặt giáo dục, khiến các công ty, nhà máy Việt Nam có khả năng thực sự cạnh tranh trên trường quốc tế...
TS Michael Auslin
Vũ Hoàng: Nhân nói đến chuyện TPP, ông đánh giá ra sao về các vòng đàm phán gần đây của Việt Nam khi gia nhập vào Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương này?
TS Michael Auslin: Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ rất mong muốn khi nhìn thấy Việt Nam trở thành một đối tác chính thức của Hiệp ước này, vì tiềm năng và lợi ích mà Hiệp ước này mang lại trên cơ sở xuyên Thái Bình Dương. Ở đây, Hoa Kỳ mong muốn có những quốc gia ở các lục địa khác nhau chẳng hạn, từ Nhật Bản cho tới Mexico. Ngoài ra, thì TPP cũng khiến hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau trong khi đàm phán cũng như về sau khi là các thành viên trong một khối hiệp ước năng động bậc nhất thế giới.
Đồng thời, tôi cũng cho rằng khi gia nhập vào Hiệp ước này, Việt Nam đang tự mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa được vươn ra thế giới bên ngoài. Tôi cũng từng nói chuyện với các giới chức của Bộ Thương mại Việt Nam, họ cho biết các doanh nghiệp trong nước sẽ học được sự canh tranh quốc tế, mặc dù trong ngắn hạn sẽ có khó khăn, nhưng về lâu dài, ngành xuất khẩu Việt Nam sẽ trở nên hiệu quả hơn và giành được nhiều thị phần hơn.

An ninh

000_Hkg5113872-250.jpg
Đô đốc Mỹ Tom Carney (T) và Đại tá Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Lâm tại cảng Tiên Sa hôm 15/7/2011. AFP 
Vũ Hoàng: Chúng ta mới đề cập về vấn đề thương mại, vậy riêng về mặt an ninh quân sự, ông có muốn nói thêm điều gì không ạ?
TS Michael Auslin: Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều cơ hội cho quân đội Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam. Tôi nghĩ rằng việc hợp tác có thể sẽ diễn ra chậm rãi và tế nhị vì Việt Nam đang có những khúc mắc với Trung Quốc nhưng lại muốn quá thân thiện với Hoa Kỳ. Có thể nói, là tính cho đến giờ Hoa Kỳ có rất ít những khóa huấn luyện hay tập trận chung với hải quân Việt Nam, vì thế Hoa Kỳ cần phải tiếp tục nhiều hơn nữa những chương trình tập huấn như thế, để mang lại thêm sự tự tin giữa hai quốc gia. Đồng thời, tôi cho là ưu tiên của Hoa Kỳ là nên để nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học và ngược lại, người dân Hoa Kỳ cũng nên đến Việt Nam nhiều hơn, để cả 2 quốc gia hiểu thêm về nhau tốt hơn nữa.

Tế nhị

Vũ Hoàng: Vâng, cám ơn câu trả lời của ông. Với câu hỏi cuối cùng, quay lại kết luận trong bài viết của mình, vì sao ông cho rằng, mối quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập kỷ tới sẽ là một trong những mối quan hệ khôn khéo nhưng không kém phần quan trọng, thưa ông? 
TS Michael Auslin: Như tôi có trình bày trong bài viết là những vấn đề chính trị giữa hai quốc gia, có nghĩa rằng quan hệ giữa hai nước sẽ có cả yếu tố khôn khéo, tế nhị, vì vậy chúng ta phải từ từ giải quyết mọi vấn đề khác biệt, điều đó rất hiển nhiên. Nhưng đồng thời, vì sao tôi nói quan hệ song phương là quan trọng, bởi vì ở khía cạnh thương mại, Việt Nam là một nước đang phát triển khá mạnh, với sức tiêu thụ khoảng 87 triệu dân, hơn nữa, Hoa Kỳ và Việt Nam đều đang đối mặt với vấn đề vùng biển sầm uất nhất thế giới – Biển Đông. Do vậy, mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chắc chắn là vừa quan trọng vừa tế nhị.
Vũ Hoàng: Một lần nữa, thay mặt thính giả đài ACTD, cám ơn ông rất nhiều đã dành thời gian để chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này .
TS Michael Auslin: Xin cám ơn.

No comments: