Nhận diện kẻ thù mới của Việt Nam
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-04-03
Trung Quốc ngày càng ráo riết thực hiện những hành động tùy tiện bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cam kết trong khu vực và với VN – nhất là cam kết “4 tốt và 16 chữ vàng”.
Quân đội là công cụ của Đảng
Trung Quốc đã bất chấp nhân bản nhằm sớm toại nguyện tham vọng “ao nhà” ở Biển Đông, mà nạn nhân chủ chốt trước mắt không ai khác hơn là ngư dân Việt ở vùng ven biển Miền Trung kiếm miếng cơm manh áo ngày càng chật vật và đầy nguy hiểm tại ngư trường truyền thống của ông cha mình có từ hàng ngàn năm qua.
Trong khi thêm một tàu cá từ Quảng Ngãi vừa mới bị “tàu lạ” đâm chìm ở gần đảo Cồn Cỏ thuộc biển Quảng Trị giữa lúc 21 ngư dân từ xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi lâm nạn hôm mùng 3 tháng 3 bị TQ ra giá phạt mỗi người khoảng 11.000 đô la; và trong khi 2 chiếc tàu lớn cỡ tàu hải quân của TQ an nhiên đậu tại Vịnh Nha Trang, nơi – theo trang web Xuân Diện – “lãnh đạo Biên phòng Khánh Hoà được dẫn lời nói sẽ tham mưu để xử phạt hành chính 2 tàu này”, nghĩa là ngư dân TQ được VN phạt tiền theo giá “hữu nghị” so với số tiền phạt nhiều hơn gấp trăm lần mà phía TQ dành cho ngư dân VN, thì tác giả Vũ Nhật Khuê thắc mắc rằng “Nếu quân đội (VN) thực sự là của nhân dân thì không có chuyện ngư dân bị TQ bắt đòi tiền chuộc. Quân đội không bảo vệ được nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ là một quân đội bạc nhược và thất bại”.
Qua bài “Quân đội VN là của nhân dân sao trung thành với đảng?”, tác giả Vũ Nhật Khuê lưu ý rằng Thượng tướng Nguyễn Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội nhân dân VN khẳng định “quân đội tuyệt đối trung thành với đảng” rồi thì sau đó mới “bảo vệ tổ quốc”, trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong chuyến đi thăm Tổng cục chính trị quân đội, đã trình bày ‘vòng vo cuối cùng cũng là đảng trên hết…Tóm lại, ông Trọng chỉ đạo Tổng cục chính trị nắm cho được quân đội làm công cụ để bảo vệ đảng…”. Tác giả Vũ Nhật Khuê lưu ý:
Ở Tiên Lãng thì quân đội phụ giúp nhà cầm quyền cướp đất của dân. Trên Tây Nguyên thì quân đội cướp đất của người thiểu số sắc tộc cách trắng trợn.
Tác giả Vũ Nhật Khuê
“Do vậy ai đó ảo tưởng quân đội là của nhân dân thì nên thực tế nhìn rằng quân đội của đảng cộng sản. Và quân đội kiểu này đang làm gì: bảo vệ tổ quốc và nhân dân hay đi bảo vệ quyền lợi của các đảng viên cao cấp? Từ lý luận Mác- Lê, cho đến thực tiễn hiện nay cho thấy quân đội chỉ là một công cụ của đảng. Ở Tiên Lãng thì quân đội phụ giúp nhà cầm quyền cướp đất của dân. Trên Tây Nguyên thì quân đội cướp đất của người thiểu số sắc tộc cách trắng trợn.”
Như vậy thì không chỉ quân đội là công cụ ưu tiên của đảng mà, theo nhà văn Trần Khải, đất cũng là của đảng. Qua bài tựa đề “Khi Đất Là Của Đảng”, nhà văn Trần Khải mở đầu phân tích rằng về mặt danh nghĩa thì đất là của toàn dân nhưng thực tế cho thấy người dân không có sở hữu gì cả vì quyền ban phát đất nằm trong tay cán bộ, tạo điều kiện làm giàu cho bản thân cùng gia đình và dòng tộc họ. Tác giả lưu ý rằng nhà nước không muốn - hay chưa muốn – thay đổi “thói cường hào phi lý” trắng trợn đó, vì nếu tước đi quyền lợi ban phát đất đai của cán bộ thì còn ai trung thành với đảng CS nữa.
Địa chủ đỏ cướp đất của dân
“Các địa chủ đỏ ngày nay không chỉ có hàng trăm, mà là hàng chục ngàn hectare đất. Chúng ta nhớ nhiều địa chủ ngày nào chưa có đến một hectare đất mà đã bị trói vào cột trường đấu, để tá điền đốt râu, rồi chết tức tưởi trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Các địa chủ đỏ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung, phè phỡn quá!...Ai nói rằng tài nguyên đất nước hiện nay – dù là đất, là rừng, là biển, là sông… – là của toàn dân? Chỉ duy có Đảng CSVN dám nói như thế, trong khi ban phát, chia chác quyền khai thác cho cán bộ đảng viên. Đó là một thực tế ai cũng đang nhìn thấy, đang chứng kiến, và đang nghe tiếng oan dậy khắp trời hàng ngày.”
Blogger Trương Duy Nhất cảnh báo bây giờ lại có thêm một Đoàn Văn Vươn khác, dù không có súng để bắn vào lực lượng cưỡng chế việc cướp đất, hay phía cầm quyền không có trận “trăm quân đại chiến tam dân” gọi là “đẹp đến mức có thể viết thành sách”, nhưng Đoàn Văn Vươn thứ hai đó, tên Nguyễn Văn Tưởng ở Quảng Nam, đã cầm dao xông lên đâm cán bộ cưỡng chiếm đất rồi anh uống thuốc độc tự tử, tạo nên bi cảnh “ ‘anh Vươn’ Nguyễn Văn Tưởng đau nhói lòng”.
Các địa chủ đỏ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung, phè phỡn quá!...Ai nói rằng tài nguyên đất nước hiện nay – dù là đất, là rừng, là biển, là sông… – là của toàn dân?
Nhà văn Trần Khải
Nhà báo Trương Duy Nhất nêu lên câu hỏi: “Những bi kịch này vì đâu? Vì đâu người nông dân cùng quẫn đến bước đường cùng để buộc họ phải giương súng bắn vào chính quyền, phải vung dao đâm cán bộ rồi tự kết liễu cuộc đời bằng một liều thuốc độc? Lại nghe đâu đó người dân uất ức khiêng cả quan tài xông vào trụ sở ủy ban…Ngày một nhiều hơn những đoàn dân “đòi đất” từ các vùng quê kéo về Hà Nội. Qui hoạch, chỉnh trang, thu hồi, giải tỏa đền bù thế nào để đến nỗi dân tình phải xuống đường với băng rôn “cướp đất”? Có gì đó thật bất an.”
Những quả bom nổ chậm
Nói tới tâm trạng bất an, Blogger Tô Hải cũng đã trải qua “mấy đêm không ngủ” để viết “nhật ký mở sau một tuần suy nghĩ về những chuyện hơn cả khủng khiếp”. Đó là chuyện “Mẹ VN đang bị cài bom nổ chậm khắp người”. Nhạc sĩ Tô Hải giải thích:
1-Những quả “bom nước” hàng ngàn triệu mét khối với sức cuốn trôi không thua gì sóng thần ở Fukưshima...
2-Đó là những quả “bom bùn đỏ”mà mấy cái ông tờ-sờ, giờ-sờ đảng-viên-hưởng-đặc-ân-của-người-chủ-trương-cài-đặt-bom đã… liều mạng “đảm bảo không thể xảy ra thảm họa bùn đỏ Hungary” với lời hứa tỉnh bơ “Nếu có chuyện gì tôi xin đi…tù!” (nay chắc tất cả đã hết nhiệm kỳ và mang theo lời hứa... về hưu ,” hạ cánh an toàn”, y như những kẻ tội tầy trời nhưng phen này thoát khỏi bị chỉnh đốn!
3-Đó là 16 quả bom hạt nhân được bảo đảm sẽ "rước" về từ những nơi đang “thà thắp nến nhưng không dùng thêm điện hạt nhân”, những nước văn minh, tiên tiến đang phải biểu tình đi, đứng, ngồi, nằm để ngăn chặn cái thứ năng lượng giết người hàng loạt đến 2,3 đời con cháu... vì không phải là không thể thay thế được!
Có lẽ điều đó thuộc trong lý do mà blogger Người Buôn Gió cảnh báo rằng phải “Nhận rõ kẻ thù mới” khi chủ nghĩa bá quyền TQ trở thành đối tượng trực tiếp và nguy hiểm cho VN. Theo blogger Người Buôn Gió thì kẻ thù phương Bắc này “trước là bạn, nay chuyển thành thù, chúng đội lốt Mác-Lê Nin, giả danh CNXH, khôi phục tình hữu nghị Việt-Trung nhưng mục tiêu chính là nhằm “thôn tính nước ta”. Blogger Người Buôn Gió phân tích:
“Chúng móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong cán bộ ta. Sử dụng người Hoa trên đất nước ta làm đội quân ngầm. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, kể cả âm mưu đầu độc tư tưởng từng thế hệ về lâu dài. Chúng đẩy mạnh phá hoại ta về tổ chức, tư tưởng, tâm lý, kinh tế, văn hóa xã hội...kết hợp với lấn chiếm biên giới, khiêu khích trên biển và đe dọa chiến tranh xâm lược. Kẻ thù đã được xác định, chúng đã và đang đánh ta , lại ở ngay bên cạnh chúng ta.
Ngày nay chúng đã sản xuất được vũ khí hạt nhân, hóa học và nhiều loại khác để trang bị cho quân đội của chúng và thậm chí còn xuất khẩu. Chúng đã lợi dụng những mối quan hệ với ta để tìm hiểu chúng ta về nhiều mặt. Do đó chúng có thể tấn công chúng ta nhanh chóng bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.”
Có lẽ đó là kẻ thù của dân tộc Việt. Thế họ có phải là kẻ thù của đảng và nhà nước VN không ? Qua bài “Dung Nhan Của Đảng Và Diện Mạo Kẻ Thù”, blogger Đinh
Tấn Lực mở đầu rằng cũng giống như những đảng và nhà nước núp bóng chủ nghĩa CS còn sót lại trên thế giới, thì “kẻ thù của đảng và nhà nước (VN) này vẫn còn nhiều, “nhưng nhất định chẳng phải bọn bá quyền bành trướng hung tàn hiểm độc…”. Vì sao? Tác giả phân tích:
Chúng đã lợi dụng những mối quan hệ với ta để tìm hiểu chúng ta về nhiều mặt. Do đó chúng có thể tấn công chúng ta nhanh chóng bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
Blogger Người Buôn Gió
“Những bia chiến thắng bị phá cho mất dấu tích, những cuộc dâng hương/dâng hoa tưởng niệm và trình diễn văn nghệ giúp vui dưới chân các đài liệt sĩ bên kia biên giới… đã chứng thực điều đó.
Những cà lăm/ấp úng “chứng cứ không tranh cãi” của bộ ngoại giao về vấn đề biển đảo, những ôm hôn thắm thiết, những cúi rạp người bắt tay bằng hai tay, cả chiếc cà vạt cũng cà lăm/cà lặp cho đồng điệu/đồng màu với “quốc khách”, và lệnh bắt giam người hỏi thăm “Việt Nam Tôi Đâu?”, hoặc lệnh cấm chiếu phim Mộ Gió… đã hồn nhiên chứng thực điều đó.
Những biện pháp đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình chống hiểm họa Bắc thuộc, những trò bắt nguội/bắt cóc/bắt chẹt/bắt nạt/bắt nọn/bắt địa/bắt tội/bắt ép/bắt buộc/chồng án/triệu tập/khám nhà/”phục hồi nhân phẩm”… hay vất mắm tôm/chất thải vào nhà, và cả bung gót đạp mặt người biểu tình… đã tận tình chứng thực điều đó.
Chẳng những không là kẻ thù, nó, bọn bá quyền bành trướng hung tàn hiểm độc đó, còn là bạn, thậm chí là thầy, với những lời bảo ban/răn dạy (cứ như tam cang ngũ thường của Khổng Tử) rất đáng ghi tâm khắc cốt và truyền thừa cho nhau trong mỗi dịp rèn quân chỉnh cán…”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-need-identf-enemy-tq-04032012164209.html
Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng của họ trong năm nay sẽ tăng 11,2%, lên tới 106,7 tỷ đô la giữa bối cảnh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình mở rộng quân sự nhanh chóng của nước này.
Người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc, ông Lý Triệu Tinh, hôm nay cho báo giới biết chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh sẽ tăng lên khoảng 10,6 tỷ Mỹ kim so với năm rồi.
Ông Lý nói: ‘Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, một lãnh thổ rộng lớn, và bờ biển dài, nhưng chi tiêu quốc phòng tương đối thấp so với các nước lớn khác.’
Ngân sách quân sự của Trung Quốc hiện đứng thứ nhì trên thế giới, sau Hoa Kỳ.
Công cuộc phát triển quân đội nhanh chóng của Trung Quốc đã gây quan ngại cho các nước ở Châu Á và cả Hoa Kỳ dù Bắc Kinh vẫn nói rằng quá trình hiện đại hóa quân sự của họ chỉ đơn thuần mang mục đích phòng vệ.
Cuối năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo cho thấy công cuộc phát triển quân đội của Trung Quốc dường như nhằm mục đích ngăn không cho các cường quốc bên ngoài can thiệp vào bất kỳ mâu thuẫn nào có thể có trong tương lai với Đài Loan.
Giới bình luận lâu nay đã bắt đầu nói đến một cuộc "chạy đua quân sự" trong khu vực, đặc biệt là sau việc Việt Nam mua sáu tàu ngầm hạng kilo của Nga.
Hoàn cầu Thời báo, tờ báo mang khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, hôm thứ Tư 4/4, có bài phân tích về quá trình này.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
"Tăng trưởng kinh tế ở châu Á đã thúc đẩy việc ‘hiện đại hóa’ quân sự trong khu vực. Các nhà phân tích coi đây là một cuộc đua vũ trang có chừng mực.
Cuộc đua này tất nhiên làm dấy lên những bàn tán và nghi ngại. Lầu Năm góc tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ đang tìm cách gây dựng một rào chắn trong khu vực nhằm chống lại loại tên lửa đạn đạo của châu Á gần giống với một hệ thống phòng thủ của châu Âu.
Khi các quốc gia đang ganh đua cho phạm vi ảnh hưởng và vị trí tối thượng trên biển, các hàng không mẫu hạm là một trong những quân bài chủ để chiến thắng.
Phòng thủ hay tấn công?
Trung Quốc đã đầu tư vào các loại vũ khí tối tân, trong đó có tàu sân bay dài 300 mét đã có lượt thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8.
Hàng không mẫu hạm Varyag của Liên Xô cũ đã được đổi mới hoàn toàn để thực hiện nhiệm vụ mới của mình phục vụ việc huấn luyện và nghiên cứu của hải quân Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Ấn Độ thực hiện, INS Vikrant, cũng đã được hạ thủy hồi tháng 12. Theo báo Hindu, con tàu này sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.
Với INS Vilramaditya, cũng của Liên Xô cũ được Ấn Độ mua và làm mới, dự tính sẽ đi vào hoạt động trong năm 2012, Ấn Độ đang bắt kịp với các nước phát triển bằng một tốc độ ấn tượng.
‘Các hàng không mẫu hạm châu Á còn tụt lại sau tàu của Hoa Kỳ rất xa cả về kích thước và khả năng hoạt động,’ Bành Quang Khiêm, một chuyên gia của Học viện Khoa học Quân đội, nói về những mối lo của thế giới về khả năng xảy ra một cuộc đua vũ trang trong khu vực châu Á – Thái bình Dương.
"Trung Quốc và Ấn Độ là hai tay chơi chính. Nhưng cả hai đều đang tình trạng đang phải hoàn thiện, và có lẽ mức này sẽ còn được giữ trong rất nhiều năm nữa,’ Holmes nói. ‘Nếu có một cuộc đua vũ trang ở châu Á, nó sẽ là một cuộc đua dè chừng và chậm rãi do những tiêu chuẩn đã cũ."
James Holmes, Học viện Hải quân Hoa Kỳ
James Holmes, phó giáo sư về Chiến lược và Chính sách của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nói với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng hiện nay các hàng không mẫu hạm Á châu vẫn còn rất khiêm tốn.
‘Trung Quốc và Ấn Độ là hai tay chơi chính. Nhưng cả hai đều đang tình trạng đang phải hoàn thiện, và có lẽ mức này sẽ còn được giữ trong rất nhiều năm nữa,’ Holmes nói. ‘Nếu có một cuộc đua vũ trang ở châu Á, nó sẽ là một cuộc đua dè chừng và chậm rãi do những tiêu chuẩn đã cũ.’
Tuy nhiên, phương Tây vẫn luôn vấn hỏi về sự bùng phát quân sự trong khu vực. Nhà Trắng đã hơn một lần yêu cầu Trung Quốc giải trình mục đích của mình trước thế giới.
‘Sức mạnh quân đội còn hạn chế của Trung Quốc là để bảo vệ chế độ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc,’ cựu bộ trưởng ngoại giao Lý Triệu Tinh nói vào đầu tháng này.
Ian Storey, một học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Singapore về Đông Nam Á, nói rằng động lực chính trong việc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc là để chuẩn bị cho Giải phóng Quân Trung Quốc đối phó với những mâu thuẫn ở eo biển Đài Loan.
‘Bắc Kinh đã đưa chiến thuật chống tiếp cậ́n vào để cản trở quân đội Mỹ tới hỗ trợ Đài Loan – thông qua việc trang bị tàu ngầm và phát triển vũ khí, chẳng hạn như hỏa tiễn đạn đạo, với chủ ý nhắm tới hàng không mẫu hạm Mỹ,’ ông Storey nói.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng từ năm 2002, quân đội Trung Quốc còn được giao những nhiệm vụ mới trong đó có cả bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, duy trì hoà bình, viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đặt nghi vấn về một bài viết trên tờ Wall Street rằng Bắc Kinh lên kế hoạch sử dụng tàu sân bay mới của mình chỉ nhằm mục đích tự vệ.
‘Chính Hoa Kỳ cũng không thể biện hộ cho mình khi gọi tàu sân bay là ‘phòng thủ.’ Họ có 11 tàu sân bay đang hoạt động, ba đang trong quá trình xây dựng và một đang trong chế độ bảo quản. Vậy điều này có ảnh hưởng và nguy hiểm như thế nào tới phần còn lại của thế giới nếu họ có trong tay tất cả là 15 hàng không mẫu hạm?’ Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh cho biết.
Hoa Kỳ đã 'thống trị cả thế giới' từ khi Liên Xô sụp đổ và họ coi bất kỳ lực lượng nào trỗi dậy mà không chơi theo luật của họ như một mối đe dọạ, ông Tống nói thêm.
Tương lai ra sao?
Châu Á là khu vực nhập khẩu vũ trang lớn nhất từ năm 2007 – 2011, theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI) công bố hôm 19/3.
Ấn Độ (chiếm 10%) là một trong những nước nhập khẩu vũ trang quốc tế lớn nhất, tiếp theo đó là Nam Hàn (6%), Trung Quốc và Pakistan (5%), và Singapore (4%).
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Barack Obama đã cố gắng trấn an các đồng minh châu Á là các nước này sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong khu vực.
Michael Beckley, một học giả nghiên cứu của chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm Belfer đại học Havard, trả lời tờ Hoàn cầu Thời báo rằng chính sách ‘trụ cột’ của Mỹ thực chất là sự tiếp nối của một chính sách đã tồn tại lâu dài để duy trì các giao ước kiên định.
Beckley nói việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc khiến các quốc gia khác tiếp tục tăng cường năng lực hải quân và làm mạnh thêm những mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.
Mỹ lên kế hoạch thực hiện những cuộc tập trận trên diện rộng với Philippines từ ngày 16/4 đến ngày 27/4 ở Palawan, một hòn đảo gần biển Đông.
Cùng lúc đó, những nước Thái Bình Dương khác trong đó có Nam Hàn và Nhật Bản, tìm kiếm mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với đồng minh thân cận nhất của mình, những động thái có thể sau này sẽ gây thêm những căng thẳng trong khu vực.
"Do sự phát triển mạnh về kinh tế, đừng ngạc nhiên khi thấy họ (Trung Quốc) đang khăng khăng và đòi hỏi một tiếng nói lớn và ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á và trên toàn thế giới mà trước đây họ chưa từng có được. Đây không phải là một đòi hỏi vô cớ. "
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell
Tháng Bảy vừa qua, Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã xác nhận sự tồn tại của một hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đủ mạnh để có thể thách thức quyền lực tối thượng của hải quân Mỹ trên biển.
Các láng giềng châu Á đã mất lòng tin chung: Pakistan cũng đã sánh ngang với Ấn Độ khi mục tiêu duy nhất của nước này là leo lên được vị trí thứ ba trong danh sách những nước tiêu thụ vũ khí nhiều nhất châu Á. Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, đang ngày càng có nhiều xích mích về lãnh thổ vùng biển Đông.
Storey cho rằng ông không hình dung ra một cuộc đối đầu lớn trên biển Đông, tuy nhiên, nguy cơ xảy ra va chạm vùng biển sẽ khiến những vấn đề ngoại giao và khủng hoảng quân sự sẽ ngày càng nghiêm trọng và căng thẳng.
Hoa Kỳ cũng nói rằng nước này mong muốn được khai phá quan hệ quân sự gần gũi hơn với Trung Quốc.
‘Do sự phát triển mạnh về kinh tế, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy họ đang khăng khăng và đòi hỏi một tiếng nói lớn và ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á và trên toàn thế giới mà trước đây họ chưa từng có được. Đây không phải là một đòi hỏi vô cớ. Đây là một kỳ vọng mà tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đối phó được,’ tờ Wall Street trích lời Colin Powell, cựu Ngoại trưởng đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ.
Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.
Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
Thế bí Malacca
Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
Ý chí chính trị
Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
"Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được."
Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham
Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
‘Có thể kiểm soát’
"Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt."
James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ
“Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
“Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
Tác động kinh tế
Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
"Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan
“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi một cuộc chiến vì Biển Đông có xảy ra hay không. Mời quý vị đón theo dõi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/04/120405_china_small_wars.shtml
No comments:
Post a Comment