Sunday, April 22, 2012

VỀ BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN




Có gì đằng sau vụ bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến
2012-04-19
Quốc hội Việt Nam có thể bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến, chỉ sau chưa đầy một năm bà này được công nhận là đại biểu quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011 đến 2016.
Photo Viet Dung/bao Dat Viet
Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại diễn đàn Quốc hội
Nếu như việc bãi nhiệm bà Yến trở thành hiện thực thì đâu là nguyên nhân dẫn đến bãi nhiệm này? Còn những gì uẩn khúc đằng sau vụ bãi nhiệm bà Đặng thị Hoàng Yến? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình sau đây:

Với 100% phiếu tán thành tại cuộc họp vào ngày 18/3 vừa qua, đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nhất trí đề nghị quốc hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu tỉnh Long An.

Cần xem xét tư cách ĐBQH cho đúng quy định


Quyết định này của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam thực sự cũng không làm nhiều người ngạc nhiên vì câu chuyện lùm xùm của bà Yến đã được báo chí nói đến từ giữa năm 2011. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, ông Lê Văn Cuông nhận xét:

Lê Văn Cuông:quy định của pháp luật Việt Nam với các đại biểu ứng cử trên hết là phải trung thực, có gì quá khứ hay hoàn cảnh gia đình thế nào đều phải kê khai rõ ràng để cử tri xem xét chọn lựa. Nhưng ở đây vì lý lịch có những vấn đề dính dáng đến nhân thân, đến chồng bà Yến, ly hôn, rồi liên quan đến đảng viên. Nó là cá nhân nhưng không đề cập đến lý lịch như vậy rõ ràng là thiếu trung thực, khai man lý lịch, vi phạm quy định. Như vậy rõ ràng là phẩm chất đạo đức của đại biểu quốc hội không xứng đáng, vấn đề này cần xem xét xử lý cho đúng quy định, đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri.

Ngay từ trước khi bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức trở thành đại biểu quốc hội khóa 13 vào năm 2011, các cử tri ở tỉnh Long An đã có thư kiến nghị các cấp có liên quan xem xét tư cách đại biểu quốc hội của bà Yến vì bà có bản lý lịch xấu và dùng tiền để lôi kéo mua chuộc cử tri.
...Nó là cá nhân nhưng không đề cập đến lý lịch như vậy rõ ràng là thiếu trung thực, khai man lý lịch, vi phạm quy định. Như vậy rõ ràng là phẩm chất đạo đức của đại biểu quốc hội không xứng đáng, vấn đề này cần xem xét xử lý cho đúng quy định, đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri.
ông Lê Văn Cuông
Quang cảnh một kỳ họp quốc hội. AFP photo
Quang cảnh một kỳ họp quốc hội. AFP photo
Suốt từ tháng 7 năm 2011 đến nay, các báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã liên tục có những bài viết phanh phui sự thật về nhân thân của bà Yến.

Theo điều tra của các báo này, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã khai man quê quán, đánh cắp tài liệu mật để tham gia đấu thầu dự án lớn và bị cơ quan An ninh Bộ công an tiến hành khởi tố bị can với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Bà cũng bị cáo buộc đã kết hôn với một Việt Kiều, người đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của một công ty trong nước và bị truy nã. Bà Yến đã không khai các chi tiết này vào lý lịch xin ứng cử đại biểu quốc hội. Lý do mà bà đưa ra là vì bà đã ly dị chồng từ trước khi ứng cử. Báo chí cho rằng vụ ly dị chưa kết thúc. Bà Yến cũng không khai vào lý lịch mình là đảng viên. Lý do mà bà đưa ra sau này là vì bận làm ăn, đi Mỹ nhiều để tìm hiểu thị trường nên bà không có thời gian sinh hoạt đảng và do đó tự thấy mình không còn là đảng viên nên không khai.

Là chủ tịch tập đoàn Tân Tạo, bà Yến rõ ràng là có nhiều tiền. Điều tra của báo chí trong nước cũng cho thấy để lôi kéo cử tri, bà Yến đã tổ chức một buổi tri ân với 1.300 đại biểu vào ngày 29 tháng 4 năm 2011. Tại buổi tri ân này bà đã tặng mỗi người 500.000 đồng sau khi họ nghe bà phát biểu.

Với một bản lý lịch đầy những điều đáng nghi ngờ như vậy, vào tháng 9 năm 2011, cả hai báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã làm chung một kiến nghị xem xét từ cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Kiến nghị được gửi lên ủy ban thường vụ quốc hội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng.

Khuyết điểm ở hệ thống kiểm tra và quốc hội


Câu chuyện bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng làm nảy sinh một câu hỏi về hệ thống kiểm tra, xác minh tính minh bạch trong lý lịch của những người làm đại biểu quốc hội của Việt Nam. Theo nguyên đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông thì hệ thống này còn nhiều hạn chế.

Lê Văn Cuông: hiện nay quốc hội cũng chưa có thiết chế, cơ chế đảm bảo tính minh bạch của các đại biểu mà cũng chỉ dựa trước hết vào sự tự giác kê khai của cá nhân đại biểu và ứng viên. Sau đó có một số bộ phận liên quan, chủ yếu là mặt trận tổ quốc, hoặc cơ quan nội vụ, nếu là đảng viên thì là ban tổ chức của đảng có xem xét lý lịch và quá trình công tác, từ đó người ta xác nhận có đủ điều kiện ứng cử không….

Khi được hỏi về trường hợp của bà Đặng thị Hoàng yến, ông Lê Văn Cuông cho rằng khuyết điểm nằm không chỉ ở bà Yến mà còn ở các cơ quan chức năng có liên quan và quốc hội.
Đây là khuyết điểm của cá nhân bà Yến không trung thực trong khi khai lý lịch, thứ hai là các cơ quan chức năng liên quan liên quan đến quá trình bầu cử cũng thiếu trách nhiệm mà không đi xác minh cụ thể các vấn đề liên quan đến bà Yến và nhân thân bà Yến
Ông Lê Văn Cuông


Bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn là một trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn là một trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.Nguồn giaoduc.net
Lê Văn Cuông: Theo ông Lê Văn Cuông thì ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội chỉ có khoảng 3 ngày để xem xét lý lịch các đại biểu trước khi kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa đó diễn ra, nên việc xem xét chỉ mang tính thủ tục mà thôi. Hiện quốc hội khóa 13 có tới 500 đại biểu.
đây là khuyết điểm của cá nhân bà Yến không trung thực trong khi khai lý lịch, thứ hai là các cơ quan chức năng liên quan liên quan đến quá trình bầu cử cũng thiếu trách nhiệm mà không đi xác minh cụ thể các vấn đề liên quan đến bà Yến và nhân thân bà Yến mới để xảy ra tình trạng này. Với quốc hội thì thường trước khi xác nhận tư cách đại biểu có thành lập ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội nhưng thời gian quá ngắn và tình hình phức tạp nên họ chỉ làm một bước nào đó rồi giao cho ủy ban thường vụ quốc hội tiếp tục, chứ không có một thiết chế chuyên trách theo dõi và xác nhận vấn đề này.

Cái dù của bà Yến?


Việc bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng không khỏi làm những người quan tâm băn khoăn về lý do tại sao với một lý lịch với nhiều mờ ám như vậy mà bà Yến vẫn được đề nghị ra ứng cử, đặc biệt là sau vụ bà bị cơ quan an ninh bộ công an khởi tố vi tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước vào năm 1998. Theo báo người cao tuổi số ra ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà Yến đã thoát nạn bởi được một vị lãnh đạo cao cấp che chở. Báo này không nêu đích danh người đó là ai. Tuy nhiên các thông tin không chính thức được lan truyền trên mạng cho thấy bà có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo báo người cao tuổi số ra ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà Yến đã thoát nạn bởi được một vị lãnh đạo cao cấp che chở. Báo này không nêu đích danh người đó là ai. Tuy nhiên các thông tin không chính thức được lan truyền trên mạng cho thấy bà có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Cũng có ý kiến cho rằng việc bà Yến bị xem xét bãi nhiệm cho thấy một mâu thuẫn khác. Trong một bài viết được đăng tải trên mạng vào ngày 17 tháng 4, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận định ‘thật khó để một người như bà Yến có thể trở thành người giàu nhất nhì tại Việt Nam mà không dẫm chân vào một ai đó trong quá trình này’. Chuyên gia này nhận định, hệ thống luật pháp của Việt nam còn quá yếu kém và đang trong giai đoạn xây dựng nên đã không thể làm tròn chức năng của mình. Chính vì vậy, thật khó để có thể tìm được một doanh nhân hoàn toàn trong sạch theo luật pháp Việt Nam.
‘thật khó để một người như bà Yến có thể trở thành người giàu nhất nhì tại Việt Nam mà không dẫm chân vào một ai đó trong quá trình này’.
Giáo sư Carl Thayer

Khía cạnh thứ hai mà chuyên gia Carl Thayer đưa ra trong bài viết của mình chính là việc báo chí trong nước của Việt Nam do một người có quyền lực điều hành chỉ đạo các bài viết, bao gồm cả các bài viết chỉ trích bà Yến, vậy câu hỏi mà giáo sư Carl Thayer đặt ra là liệu có ai đó đang ghen tị với sự giàu có của bà Yến.

Nếu không có gì thay đổi thì quốc hội sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm bà Đặng thị Hoàng Yến vào phiên họp toàn thể diễn ra vào ngày 21 tháng 5 tới. Quốc hội sẽ phải cần ít nhất 2/3 số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành để có thể thực sự bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến. Trước bà Yến, quốc hội Việt nam cũng từng bãi nhiệm hai đại biểu khác là ông Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc sở giáo dục và đào tạo Thái Bình, và ông Lê Minh Hoàng, nguyên giám đốc công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Hai người này bị bãi nhiệm vì đã có hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền khi đang là đại biểu quốc hội.

Giả ngô giả ngọng

Mình có bài viết về bà Yến rồi, bài viết có tên: Khi bà Yến cười. Đợi mai báo đăng thì mình sẽ đưa lên blog Hôm nay đọc hai bài trả lời phỏng vấn của bà Yến mình thấy có mùi gì đó rất khó ngửi, nhưng thôi không nói nữa. Chỉ nói thêm một chuyện này thôi. Trong bài ‘Dù đau buồn, tôi tôn trọng tổ chức’ ( tại đây) bà Yến giải thích chuyện đảng viên hay không đảng viên rất tức cười: Trong bản mẫu lý lịch theo quy định của Ban bầu cử không hề có mục nào hỏi: ‘Đã từng là đảng viên không?’, mà chỉ có mục hỏi ‘Có là đảng viên Đảng cộng sản không?’ . Thực tế tôi đã không còn sinh hoạt Đảng thời gian rất dài, theo Điều lệ tôi không còn là đảng viên nữa, do vậy việc tôi khai mình không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác.
Hi hi rất vui. Bà Yến vặn lý đại tài, bà bảo: “Trong bản mẫu lý lịch theo quy định của Ban bầu cử không hề có mục nào hỏi: ‘Đã từng là đảng viên không?’, mà chỉ có mục hỏi ‘Có là đảng viên Đảng cộng sản không?’ . Cái câu hỏi “Có là đảng viên Đảng cộng sản không?” là chuẩn không cần chỉnh. Để xác định đảng viên hay ngoài đảng người ta chỉ cần hỏi thế thôi, ai lại đi hỏi Đã từng là đảng viên không?’. Hỏi vậy lại phải hỏi thêm: Bây giờ có còn đảng viên hay không? nữa à, có mà hâm!
Bà Yến còn bảo: “Thực tế tôi đã không còn sinh hoạt Đảng thời gian rất dài, theo Điều lệ tôi không còn là đảng viên nữa, do vậy việc tôi khai mình không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác.” Té ra bà Yến tự quyết định mình là đảng viên hay không, không cần có tổ chức đảng. Bà Yến hồn nhiên coi Đảng như câu lạc bộ tào lao nào đó, thích thì khai , chán thì lờ đi. Hi hi hiếm có đảng viên nào hồn nhiên như bà, lạy bà cả nón!
Này nhé, giả dụ ( giả dụ cho vui thôi) bà đã ly thân với chồng ( bỏ sinh hoạt tình dục lâu ngày) nhưng bà không đâm đơn ly hôn (và được tòa xử cho như ý). Gặp câu hỏi có chồng hay không, bà khai không chồng thì bà đã phạm tội gian dối . Chớ có cãi chày cãi cối, nói tại các ông không hỏi đã từng có chồng hay không; tôi bỏ sinh hoạt tình dục lâu ngày với chồng tôi, theo định nghĩa vợ chồng thì tôi không là vợ ông ta nữa. Hi hi nói thế không phải để “trung thực với bản thân” đâu bà Yến ơi, chính là để lừa trai cho dễ.
Này nhé, bà muốn vào đảng thì bà phải viết đơn xin vào đảng, muốn ra đảng phải viết đơn xin ra. Tổ chức đảng quyết định bà vào đảng hay ra đảng. Thẻ đảng của bà do tổ chức đảng cấp, và thu hồi. Vì vậy chẳng ai có quyền tự coi mình là đảng viên hay không. Nếu nghỉ sinh hoạt đảng quá ba tháng thì tổ chức đảng sẽ xóa tên bà. Có thể bà sẽ phải chịu một cái án kỉ luật đảng trước khi bị xóa tên. Khi và chỉ khi tổ chức đảng xóa tên bà thì bà mới được cái quyền coi mình là người ngoài đảng. Bà chả có quyền tự coi mình là người ngoài đảng khi bà vẫn có tên trong danh sách đảng viên của tổ chức đảng, đừng có mà đùa.
Những chuyện đó bà Yến biết thừa, bà giả ngô giả ngọng vậy thôi. Nhưng qua đó có thể thấy điều này: bà chả coi tổ chức đảng ra gì. Cái này thì đúng chất bà lắm, bà chẳng coi ai ra gì. Không tin cứ vào clip lễ trao thưởng Hoa trạng nguyên xem bà cười thì rõ. (Bấm vào đây nè!)
Cư dân mạng xôn xao vì bài phát biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến
Chủ nhật 19/02/2012 00:00
(GDVN) - Mới đây, cư dân mạng chuyền tay một bản clip bà Đặng Thị Hoàng Yến phát biểu tại lễ trao giải Hoa trạng nguyên. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1 của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Trong phần giới thiệu, bà Yến đã đọc nhầm chức vụ của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo thành Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

QUÊ CHOA

Bà Hoàng Yến: ‘Dù đau buồn, tôi tôn trọng tổ chức’ Thứ năm 19/04/2012 12:15
"Dù là người trong cuộc, nhưng đọc báo mới biết UB MTTQ tỉnh và TƯ họp quyết định về sinh mệnh chính trị của mình… Có lẽ ai đó đặt mình vào địa vị tôi sẽ hiểu rõ cảm giác không thể diễn tả bằng lời" - bà Đặng Thị Hoàng Yến chia sẻ với PV.
‘Thời gian ngắn ngủi nhưng không hổ thẹn’


Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai muốn tìm ra sự thật để làm rõ đúng sai. Ảnh: Minh Thăng
Cảm tưởng của bà lúc này, sau khi Đoàn chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam tán thành đề nghị bãi miễn tư cách đại biểu QH của bà? Bà có buồn, hay thất vọng, thấy mình bị oan hoặc kém may mắn?

Thật sự dù có đau buồn thì tôi vẫn tôn trọng tổ chức, tôn trọng MTTQ các cấp đã làm qua 3 vòng hiệp thương để giới thiệu tôi ra ứng cử QH. Tôi tin rằng họ đã làm việc hết sức có trách nhiệm và kỹ lưỡng để lựa chọn những ứng viên có đủ phẩm chất cho cử tri lựa chọn.

Tôi cám ơn báo chí đã góp ý một cách khách quan và cũng cho tôi điều kiện để giãi bày. Tôi cũng rất cám ơn cử tri đã tin tưởng bầu tôi và tôi tin rằng tôi đã không phụ lòng tin của cử tri.

Bất luận thế nào, tôi vẫn tâm huyết và kiên trì thực hiện chương trình hành động do mình đề ra. Dù cho kết quả của QH thế nào, tôi cũng vui vẻ chấp nhận và bày tỏ niềm tin vào QH.

Tuy vậy, đã là con người, có trái tim và khối óc, có nhân cách, tôi cũng muốn giãi bày để mọi người hiểu cho mình để có đủ nghị lực, tiếp tục sống, cống hiến cho người dân và đất nước thân yêu của mình.

Cho đến nay, không một ai đối thoại thẳng thắn với tôi để tìm sự thật. Chưa một ai của UB TƯ MTTQ gặp gỡ, lắng nghe tôi trình bày, riêng Chủ tịch UB MTTQ tỉnh chỉ gặp tôi khoảng 15’ ngay trước cuộc họp bỏ phiếu đề nghị bãi miễn ĐBQH và cũng không hề nói gì về việc UB MTTQ tỉnh sẽ họp, nhất là trong khi tôi vẫn còn đang làm văn bản tiếp tục giải trình với Ban công tác đại biểu. Cũng chưa một ai của UB TƯ MTTQ yêu cầu giải trình hay cung cấp hồ sơ, chứng cứ.

Dù là người trong cuộc, nhưng chỉ đến khi đọc báo mới biết UB MTTQ tỉnh và TƯ họp quyết định về sinh mệnh chính trị của mình… Có lẽ ai đó đặt mình vào địa vị của chính tôi thì sẽ hiểu rõ cảm giác không thể diễn tả bằng lời được. Chỉ biết rằng, dù thời gian ngắn ngủi song tôi không hổ thẹn với những gì mình đã làm được.

Trả lời báo chí trước phiên họp của UB TƯ MTTQ, bà nói "sẵn sàng đối thoại". Bà có giữ nguyên quan điểm này?

Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai muốn tìm ra sự thật để làm rõ đúng sai, cái nào báo chí sai, cái nào tôi sai, cái nào do bất cập thiếu sót của cơ quan tổ chức liên quan thì cần phải làm rõ để xử lý công minh. Ví dụ:

Trong bản mẫu lý lịch theo quy định của Ban bầu cử không hề có mục nào hỏi: ‘Đã từng là đảng viên không?’, mà chỉ có mục hỏi ‘Có là đảng viên Đảng cộng sản không?’ . Thực tế tôi đã không còn sinh hoạt Đảng thời gian rất dài, theo Điều lệ tôi không còn là đảng viên nữa, do vậy việc tôi khai mình không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác.

Hoặc trong mẫu khai lý lịch cũng không có một mục nào yêu cầu tôi phải khai về chồng đã ly hôn. Do vậy tôi không khai là hoàn toàn bình thường.

Còn nhiều đại biểu nhiệt huyết

Người ta vẫn thường nói phụ nữ làm chính trị còn vất vả hơn làm kinh doanh. Bà đã trải qua nhiều năm ở thương trường, nay với chính trường, trải nghiệm của bà là gì?

Cách đây 19 năm, tôi đã rời bỏ con đường sự nghiệp chính trị vì thấy mình không thích hợp và cũng để giữ tròn lời hứa với ba các cháu khi vuốt mắt cho anh ấy là sẽ nuôi dạy các con nên người.

Nếu đi theo con đường chính trị thì đồng lương không đủ nuôi các con, tôi đã nhiều lần phải dạy cô con gái: “Con đừng đòi mẹ mua đồ ăn nhé, nếu có tiền mẹ sẽ tự mua cho con, nếu con đòi mà mẹ không có tiền thì mẹ sẽ đau lòng lắm…” và tôi cũng không thể quên được lời thỏ thẻ của con bé chỉ mới hơn 4 tuổi đầu: ‘Mẹ ơi, con ngửi thấy mùi kem….’. Vì cháu nhớ lời mẹ dặn nên không dám đòi ăn kem mà chỉ diễn tả là ‘ngửi thấy’…

Ngược lại, nếu vẫn muốn đi theo con đường chính trị mà có nhiều tiền thì tôi sẽ không còn là chính tôi nữa. Vì vậy tôi đã quyết định rời khỏi con đường sự nghiệp chính trị.

Sau bao nhiêu năm, khi được giới thiệu ra ứng cử, tôi nghĩ rằng mình sẽ mang tất cả nhiệt huyết, trái tim và khối óc của mình để giúp cho dân, cho nước. Tôi hiểu rằng dù cá nhân tôi luôn đi đầu cố gắng hết sức mình trong kinh tế cũng chỉ có thể tạo được vài trăm ngàn hoặc vài triệu công ăn việc làm. Cho dù là người luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì cũng chỉ cấp học bổng được cho vài ngàn em Hoa trạng nguyên, hoặc xây dựng được vài ngàn căn nhà tình thương, tình nghĩa cho những vùng nghèo khó.

Nếu muốn cho người dân bớt khổ, bớt nghèo thì chỉ có sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, trong hệ thống giáo dục… Đó là lý do vì sao tôi đã ứng cử.

Trải nghiệm lớn nhất trong thời gian qua đã cho tôi bài học: Lòng tốt không thôi cũng chưa đủ. Dũng khí và nhiệt huyết không thôi cũng chưa đủ, muốn làm chính trị sẽ cần phải có rất nhiều tố chất. Tôi tin rằng còn rất nhiều đại biểu đầy nhiệt huyết, có tấm lòng và có đủ tố chất để đấu tranh vì một đất nước hội nhập và giàu mạnh.

Vẫn là chính mình

Nếu bị bãi miễn, có điều gì khiến bà hối tiếc hay trăn trở nhất?

Thời gian tham gia Quốc hội rất ngắn, song tôi cũng tự hào rằng mình đã đóng góp một cách nhiệt tình, đầy trách nhiệm và thẳng thắn.

Ở kỳ họp thứ nhất, tôi đã phân tích góp ý về tỷ lệ thu thuế của Việt Nam /GDP cao nhất châu Á - lên tới 28%, ngay cả Trung Quốc cũng chỉ có 17% và đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu kéo tỷ lệ thu thuế /GDP trong năm 2012 và kế hoạch 5 năm sẽ ở mức 22-23%.

Kỳ họp thứ 2, tôi đã cảnh báo việc 3.000 hồ thủy lợi tiềm ẩn rủi ro rất lớn vì không được chú trọng quản lý, nếu hồ Cửa Đạt bị bể sẽ mất trắng tỉnh Thanh Hóa… Thực tế vừa qua đập Sông Tranh bị nứt đã gây bao lo ngại mà báo chí ngày nào cũng đưa tin…

Tôi đã mạnh dạn đưa ra cảnh báo loại tội phạm mới lợi dụng chính sách để thôn tính doanh nghiệp, ngân hàng. Thực tế hiện nay đã, đang diễn ra và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang thật sự cam go…

Nếu có điều xấu nhất xảy ra, thì dù ở bất cứ cương vị nào tôi cũng sẽ là chính mình, tiếp tục thực hiện những việc mình đã làm gần 20 năm qua để góp phần xây dựng kinh tế đất nước, giúp nông dân và giúp thế hệ trẻ.

Hiền Anh/VNN
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ba-Hoang-Yen-Du-dau-buon-toi-ton-trong-to-chuc/148908.gd

No comments: