Sunday, April 22, 2012

TIN THẾ GIỚI




Phải chăng Trung Quốc đang dịu giọng?
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-04-17
Những căng thẳng tại Biển Đông đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước nằm trong vùng tranh chấp gây ra quan ngại rằng tình hình sẽ ngày càng trở nên căng thẳng.
AFP photo
Lá cờ Philippines (T) và lá cờ Mỹ (P) trong lễ khai mạc các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines tại trại Aguinaldo, Manila vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Hoa Kỳ, Trung Quốc đang có phần dịu giọng. Có lẽ đây là một góc nhìn mới và cần được nêu ra nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát hơn về sự kiện.

Tỏ thiện chí ngoại giao

Hồi tháng Ba, tạp chí Các vấn đề đối ngoại Foreign Affairs cho đăng tải bài viết “Tất cả đều yên lặng ở Biển Nam Trung Hoa” của ông M. Taylor Fravel, một chuyên gia về Trung Quốc và Đông Á hiện đang công tác tại viện Công nghệ Massachusetts, nói về thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây tại Biển Đông. Đại ý, bài viết nói rằng Trung Quốc đang dịu giọng hơn tại thủy lộ quan trọng đang bị tranh chấp phức tạp này. Lý do được ông Taylor đưa ra là vì Trung Quốc muốn khôi phục hình ảnh của nước này và nhằm ngăn Hoa Kỳ có cớ để can dự sâu hơn vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Xem ra ông Taylor không phải là người duy nhất có nhận định đó. Tuần trước, tại Diễn đàn An ninh Toàn cầu năm 2012, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức, một số chuyên gia, cựu giới chức Hoa Kỳ cũng đưa ra lời nhận định tương tự.
Là một trong các nhân vật được mời nói chuyện tại phần hội thảo về Biển Đông, Đô đốc Joseph Prueher, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho rằng những vụ đụng độ tại Biển Đông mà ông gọi là biển Nam Trung Hoa trong những năm trở lại đây có lẽ làm người ta nghĩ rằng căng thẳng sẽ leo thang ở khu vực nhưng theo ông, tình hình đã khác đi, ít ra trong hai năm trở lại đây:
“Sự việc và đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Quốc đã dịu giọng hơn và ứng xử theo lối ngoại giao hơn. Tôi nghĩ là họ đã nhận ra rằng họ đã hung hăng quá nhiều ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Và nước này ngày càng cho thấy sự hung hãn cũng được kiểm soát”.
Dẫn chứng cho nhận định của mình, Đô đốc Joseph Prueher cho rằng những cuộc thăm viếng dày đặc hơn giữa Trung Quốc – Việt Nam; giữa Trung Quốc – Philippines; và giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực gần đây cho thấy Bắc Kinh đang tỏ thái độ ngoại giao hơn.
Năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đã có ít nhất hai cuộc tiếp xúc quan trọng được cho là nhằm giải quyết những bất đồng giữa hai nước, trong đó nêu ra rằng “vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết trong hòa bình”. Một tháng sau đó, tại diễn đàn Đông Á, Trung Quốc cùng các nước ASEAN bàn về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử trên biển giữa các bên. Mặc dù bản hướng dẫn thực hiện DOC không đáp ứng lòng mong đợi của nhiều nước có tranh tranh chấp, đặc biệt là Philippines và các chuyên gia Việt Nam vì không có tính ràng buộc pháp lý; tuy nhiên, đối với các chuyên gia Hoa Kỳ, dù là một động thái ngoại giao nhỏ của Trung Quốc cũng được khuyến khích.
Sự việc và đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Quốc đã dịu giọng hơn và ứng xử theo lối ngoại giao hơn.
Đô đốc Joseph Prueher
Theo bài viết của ông Taylor Fravel, thời gian gần đây, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc bắt đầu nói tầm quan trọng của sự hợp tác; và chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư tổ chức hội thảo về biển như buổi Hội thảo về Tự do hàng hải ở Biển Đông.
Khi hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu đi giữ các nước láng giềng, khi Hoa Kỳ quyết tâm trở lại Châu Á và ngày càng thắt chặt quan hệ với các đồng minh và đối tác - cụ thể là tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự với Úc, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam… thì các chuyên gia nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu dịu giọng để đi một chiến thuật khác. Đô đốc Joseph Prueher cho rằng Trung Quốc có chiến thuật riêng của họ:
“Trung Quốc có một chiến thuật để quan hệ với các nước khác, bao gồm các nước quyền lực và các nước láng giềng”.
Theo bài viết “Tất cả đều yên lặng ở Biển Nam Trung Hoa” của tác giả M. Taylor Fravel, Trung Quốc muốn khôi phục “hình ảnh của một láng giềng thân thiện và muốn làm suy yếu vai trò lớn hơn của Mỹ trong các bất đồng và khu vực”.

Chiến thuật của Trung Quốc

000_Hkg7169718-250.jpg
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012. AFP
Cựu đại sứ Carla Hills, cũng là một chuyên gia về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, cũng nhận định trong buổi hội thảo về Biển Đông rằng “có lẽ Trung Quốc đã học được những bài học từ những việc làm trước” và theo bà:
“Có nhiều vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết trong nước. Và quan hệ với các nước láng giềng cũng rất quan trọng nên họ phải hết sức cẩn thận”.
Vấn đề trong nước mà bà Carla đề cập là việc nội an bất ổn của Bắc Kinh bao gồm từ vấn đề Tây Tạng, khoảng cách giàu nghèo, đến xung đột giữa nông dân và chính phủ... Và cấp bách nhất là Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp diễn ra. Theo Đô đốc Joseph Prueher, đây là thời gian Trung Quốc cần củng cố quyền lực và muốn ổn định quốc gia.
Nhận định về khả năng dịu giọng của Trung Quốc có lẽ mang tính thuyết phục hơn khi các chuyên gia đưa ra việc Trung Quốc không muốn các nước láng giềng ngày càng tiến về phía Hoa Kỳ. Nhưng những dấu chỉ tích cực trên đây mà một số cựu giới chức Hoa Kỳ nhìn thấy chưa hẳn thỏa mãn hết những thắc mắc về hành động hung hăng của Bắc Kinh.
Điển hình là tại buổi hội thảo về Tự do Hàng hải trên Biển Đông trong Diễn đàn An ninh Toàn cầu 2012 vừa qua, nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong đó là cuộc đụng độ giữa tàu Bắc Kinh và tàu hải giám Manila vào ngày 8 tháng 4 tại bãi đá ngầm Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Sự việc được đánh giá là chưa hết căng thẳng khi phía Philippines hôm chiều thứ Bảy thông báo tàu hải giám Trung Quốc trở lại sau khi rút đi, trong khi một máy bay Bắc Kinh cũng bay sát một tàu tuần duyên của Manila đóng trong vùng. Hành động này của Trung Quốc rất khó khuyết phục cho tất cả mọi người rằng Bắc Kinh đang dịu giọng. Tuy nhiên, theo cựu đại sứ Carla Hills thì điểm tích cực là vụ đụng độ không phải là vấn đề giữa quân đội với quân đội:
“Cần phải biết rằng Trung Quốc dùng tàu dân dụng để giải quyết cuộc đụng độ này. Quân đội giải phóng Trung Quốc không được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp và lần này cũng vậy. Đây không phải là vấn đề giữa quân đội các nước với nhau mà là vấn đề ngư chính”.
Cuộc đụng độ hiện tại chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ làm tình huống xấu đi nhưng vẫn chưa cho thấy nó sẽ lắng xuống. Đặc biệt, trong lúc Hoa Kỳ và Philippines đang thực hiện cuộc tập trận “Vai kề vai” thì vụ đụng độ này có thể mang một ý nghĩa mạnh hơn bình thường.
Có nhiều vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết trong nước. Và quan hệ với các nước láng giềng cũng rất quan trọng nên họ phải hết sức cẩn thận.
Cựu đại sứ Carla Hills
Cũng tại phần hội thảo về Biển Đông nằm trong Diễn đàn An ninh Toàn cầu 2012, ông Maurice “Hank” Greenberg, chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết cần nhận thấy sự thay đổi của Trung Quốc:
“Tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn có một cuộc xung đột lộ liễu. Đó không phải là lợi ích quốc gia của họ. Tôi tin là ngoại giao mềm mỏng là cách thức lâu dài”.
Bà Carla còn nói thêm rằng “Đó không có nghĩa là vấn đề đã được giải quyết nhưng nó có nghĩa là có căn bản để thương thuyết”.
Liệu Trung Quốc có dịu giọng hay không hay liệu đây là một chính sách lâu dài của Trung Quốc, còn là một câu hỏi lớn với nhiều dè dặt. Điển hình, mặc dù cho rằng Trung Quốc dịu giọng và đây không chỉ là chiến thuật hòa hoãn, nhưng tác giả Taylor Fravel cũng thận trọng khi nhấn mạnh ở tựa đề bài viết rằng Trung Quốc hành xử tốt đẹp “ở thời điểm hiện tại”, ám chỉ một sự không chắc chắn nước này sẽ hành xử thế nào trong tương lai. Và trước khi những dấu chỉ tích cực có thể được rõ ràng hơn, cách tốt nhất là tất cả các bên đều thận trọng, đặc biệt là Việt Nam, một nước có tranh chấp chủ quyền chồng lấn nhiều nhất đối với Trung Quốc.
Cập nhật: 05:50 GMT - thứ tư, 18 tháng 4, 2012
Hình minh họa
Tranh chấp Biển Đông tiếp tục nóng lên thời gian gần đây
Một chuyên gia hải quân Hoa Kỳ lạc quan rằng sẽ không xảy ra chiến tranh ở Biển Đông trong tương lai gần.
Bấm Giáo sư Peter A. Dutton, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Trường Hải quân Hoa Kỳ (US Naval War College), cũng tái khẳng định Hoa Kỳ không đứng về nước nào trong tranh chấp lãnh hải.
Trả lời BBC Việt ngữ, ông nói Trung Quốc đã tập trung cho các vấn đề nội bộ hơn là chính sách gây chiến.
Giáo sư Peter A. Dutton: Tôi cho rằng chiến tranh ở Biển Đông sẽ không xảy ra trong tương lai gần vì một số lý do.
Thứ nhất, mặc dù xung đột giữa Trung Quốc với một hoặc nhiều quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á sẽ chứng kiến việc Trung Quốc có lợi thế, nhưng chiến tranh chỉ càng gây thêm khó khăn cho Trung Quốc mà không giải quyết được vấn đề.
Trung Quốc phải chứng tỏ với thế giới rằng “sự trỗi dậy hòa bình” không chỉ là khẩu hiệu nhằm giữ được bầu không khí quốc tế có lợi cho quốc gia này. Chiến tranh sẽ khiến các quốc gia khác, không riêng gì ở Đông Nam Á mà cả trên thế giới, cảm thấy lo ngại và gần như chắc chắn rằng sẽ gây ra vấn đề kinh tế cho Trung Quốc. Chẳng hạn như cấm vận, cộng với việc gia tăng cân bằng quân sự và thậm chí thêm các thách thức ngoại giao đối với Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng không có khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì cả hai bên sẽ được ít mà mất nhiều.
Thứ hai, mặc dù tăng trưởng của Trung Quốc trong vài thập niên qua thật ấn tượng, nhưng người ta không nên nghĩ rằng đà phát triển của họ sẽ tiếp tục trên một đường thẳng như vậy trong thập niên tới.
Nội bộ Trung Quốc có nhiều khó khăn, như hệ thống an sinh xã hội yếu kém, một nền dân số đang già đi, thách thức môi trường, bất ổn xã hội và một hệ thống quản trị khá rời rạc chưa từng được thử thách vì suy thoái kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc đã sáng suốt lựa chọn việc dồn trọng tâm hàng đầu cho mục tiêu giải quyết các vấn đề nội bộ hơn là các chính sách gây chiến.
Tôi tin rằng điều này có khả năng tiếp tục được duy trì ngay cả nếu kinh tế Trung Quốc một ngày nào đó trở thành lớn số một thế giới.
"Chính phủ Trung Quốc đã sáng suốt lựa chọn việc dồn trọng tâm hàng đầu cho mục tiêu giải quyết các vấn đề nội bộ hơn là các chính sách gây chiến. Tôi tin rằng điều này có khả năng tiếp tục được duy trì ngay cả nếu kinh tế Trung Quốc một ngày nào đó trở thành lớn số một thế giới."
Do đó, tôi lạc quan rằng bất chấp các va chạm lãnh hải sẽ tiếp tục xảy ra, chúng sẽ không lấn át tầm quan trọng của sự bình ổn quốc tế.
BBC:Washington gần đây công bố chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương. Liệu chiến lược mới này sẽ như thế nào nếu thực sự có chiến tranh xảy ra ở Biển Đông? Nói cách khác, liệu Hoa Kỳ sẽ can thiệp?
Các quan chức Hoa Kỳ, trong đó có Ngoại trưởng Hillary Clinton, đã nói rõ rằng lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ ở châu Á bao gồm sự tự do lưu thông hàng hải và năng lực hỗ trợ các đồng minh, bạn hữu và đối tác.
Mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có một số va chạm, nhưng vấn đề được giải quyết chủ yếu qua đối thoại ngoại giao.
Ngoại trưởng Clinton và những quan chức khác cũng nói rõ rằng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào. Tuy nhiên, Hoa Kỳ khuyến khích tất cả các bên giải quyết vấn đề này một cách hoà bình.
Măc dù thường xuyên xảy ra va chạm, cho đến giờ các bên liên quan đã không quân sự hóa các tranh chấp này. Đây là điều đáng khích lệ.
Do Trung Quốc tỏ ra thận trọng không cản trở bất kỳ lợi ích quan trọng nào của Hoa Kỳ, và vì Hoa Kỳ cũng không đứng về bên nào trong tranh chấp này, như thế không thể xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia có quan hệ đồng minh về an ninh với Hoa Kỳ bị tấn công, chính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc phải hỗ trợ họ phòng vệ.
BBC:Dự kiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Thi Lang (Varyag), sẽ sớm hoàn thiện. Liệu nó có kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng?
Tôi cho rằng việc Trung Quốc ra mắt tàu sân bay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của các quốc gia trong khu vực trong việc tái cấu trúc ngành hải quân và các lực lượng quân sự khác của họ.
Nghĩa là các chính phủ trong khu vực sẽ tìm cách phát triển năng lực chống tiếp cận, như tàu ngầm, ngư lôi, tên lửa chống hạm, những vũ khí có thể đe dọa tàu sân bay của Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn dùng nó để giải quyết các tranh chấp trong khu vực.
Tuy nhiên, cách thức Trung Quốc sử dụng tàu sân bay cũng sẽ cung cấp bằng chứng về ý định của họ. Những đánh giá của các quốc gia khác về ý định của Trung Quốc cũng lại sẽ tác động lớn đến hành xử của các quốc gia này trong việc xây dựng lực lượng hải quân, hoặc là sẽ làm leo thang chạy đua vũ khí, hoặc sẽ giúp sự phát triển quân trang khu vực trở nên ôn hoà hơn.
Châu Á mua vũ khí của Nga nhiều nhất, Trung Quốc là lý do

Võ khí của Nga
Võ khí của Nga
Cơ quan nhà nước Nga về bán vũ khí cho biết các nước châu Á là những nước mua kỹ thuật quân sự hàng đầu của Nga, một diễn tiến mà một số chuyên gia về vũ khí qui trách cho Trung Quốc.

Công ty Rosoboronexport, có đại diện trong phái đoàn Nga dự một cuộc triển lãm vũ khí quốc tế tại Malaysia, nói 43% số xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm ngoái là bán cho các nước châu Á.

Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm tháng trước cho biết vùng châu Á Thái Bình Dương chiếm 44% toàn bộ số nhập khẩu vũ khí trên thế giới; 5 nước đứng đầu về nhập khẩu vũ khí từ năm 2007 tới 2011 là Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Pakistan, Trung Quốc và Singapore.

Ông Maksim Pyatushkin, phân tích gia các vấn đề quân sự của Nga, nói với VOA tuần này rằng sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã thúc bách các nước lân cận phải nâng cấp thiết bị vũ khí của mình và họ thường nhờ vào Nga để thực hiện điều này.

Ông Pyatushkin cho biết một số vũ khí do Nga chế tạo tinh xảo hơn những loại của Trung Quốc. Ông nói một số nước không đủ ngân khoản để tân trang toàn bộ số vũ khí của họ, nhưng có thể mua một số vũ khí chiến lược nhằm cải thiện khả năng phòng vệ về lâu về dài.

Phó Tổng giám đốc công ty Rosoboronexport cho biết Nga dự trù bán một số lượng lớn trực thăng vũ trang loại Mi-17 cho Ấn Độ. Nga cũng đang thương thảo với Malaysia để bán cho nước này một số phản lực cơ chiến đấu và huấn luyện.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/business/east-asia-arms-4-18-12-147969525.html


Tập trận hải quân Nga Trung nói lên điều gì?
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-04-18
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 17 tháng 4 loan tin nước này chuẩn bị có cuộc tập trận trên biển lần đầu tiên với Nga tại vùng biển Hoàng Hải giáp với Nhật Bản vào cuối tuần này.
RFA/Wikipedia
Bản đồ vị trí biển Hoàng Hà, khu vực Nga - Trung Quốc dự trù tập trận
Trung Quốc cho biết sẽ gửi 16 tàu chiến và 2 tàu ngầm đến tham dự cuộc tập trận. Cuộc tập trận này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước Nga Trung và có ảnh hưởng gì trong khu vực? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng an ninh Đông Nam Á thuộc học viện Quốc Phòng Úc.

Nga muốn nhắc nhở uy thế tại Châu Á Thái Bình Dương
Việt Hà: Thưa ông, xin ông cho biết bằng cuộc tập trận sắp tới, Nga và Trung Quốc muốn gửi ra thông điệp gì với các nước trong khu vực?

GS. Carl Thayer: cuộc tập trận này gửi những thông điệp khác nhau đến từng nước trong khu vực. Tôi vừa mới ở Nga về và ông Putin có đọc một bài diễn văn nói rằng Thái Bình Dương là quan trọng, và một số các học giả nhận định rằng con gấu Nga đã thức dậy và đang trở lại trong khu vực. Nga đang muốn có một vai trò tích cực hơn ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Nói về vai trò tích cực ở đây tôi muốn nói đến họ đã tham gia vào thượng đỉnh Đông Á. Vì vậy thông điệp mà Nga muốn gửi ra là họ đang là một người chơi trong khu vực mà các nước không nên bỏ qua. Nga là nước cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc bao gồm cả tàu ngầm kilo, máy bay chiến đấu, cho nên hai nước có quan hệ quốc phòng. Cả hai nước đều có quan hệ thông qua tổ chức hợp tác Thượng Hải và họ đã từng tập trận trên bộ trước kia, nhưng chưa bao giờ tập trận trên biển.

Đối với Trung Quốc thì phải nói đến biển Hoàng Hải, họ gửi 16 tàu ra đó và đó là lý do họ không muốn có hàng không mẫu hạm của Mỹ. Bằng cuộc tập trận này, Trung quốc muốn gửi ra thông điệp là các nước có thể vào biển Hoàng hải nếu họ được Trung Quốc mời vào, đó là vùng biển của họ, và họ muốn trưng cho các nước thấy sức mạnh của hải quân Trung Quốc đang sánh cùng với Nga.
...ông Putin có đọc một bài diễn văn nói rằng Thái Bình Dương là quan trọng, và một số các học giả nhận định rằng con gấu Nga đã thức dậy và đang trở lại trong khu vực. Nga đang muốn có một vai trò tích cực hơn ở vùng châu Á Thái Bình Dương.
giáo sư Carl Thayer

Tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động trên biển Đông (2010). AFP
Tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động trên biển Đông (2010). AFP
Việt Hà:
Còn đối với các nước Đông Nam Á vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông thì sao, thưa ông?

GS. Carl Thayer: Đây là điểm đáng chú ý, Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt nam, bao gồm tàu ngầm dạng kilo, tên lửa chống tàu, và máy bay chiến đấu giống như họ trang bị cho TrungQuốc tất nhiên là Việt Nam có số lượng nhỏ hơn. Nhưng khi công ty dầu khí quốc gia Nga Gazprom bước vào thay thế chỗ cho BP thì cũng nảy sinh vấn đề với Trung Quốc vì Trung Quốc chỉ trích hành động này. Nhưng theo những gì tôi biết được từ các nhà nghiên cứu và phân tích bên Nga thì phía Nga sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đến Trung Quốc và thậm chí tới Nhật Bản, cho nên Nga ở thế mạnh hơn khi đối phó với Trung Quốc. Họ bán vũ khí cho Trung Quốc, rồi họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc khí đốt. Vì vậy theo quan điểm của Nga thì Trung Quốc rất khó có thể có những hành động gì mạnh mẽ với Nga và bản thân Nga thì cũng khá im hơi lặng tiếng trong hàng loạt các vấn đề, họ im lặng trong diễn đàn khu vực. Nhiều người không để ý là họ thậm chí còn không gửi bộ trưởng quốc phòng tới hội nghị bộ trưởng quốc phòng khu vực, họ gửi người đứng ở vị trí thứ hai sau bộ trưởng và các nguồn tin thì nói là ông này chỉ ngủ trong các hội nghị mà không tham gia gì. Cho nên câu hỏi tiếp theo là vào thượng đỉnh đông Á sắp tới liệu Nga có bước lên lãnh trách nhiệm đối với an ninh khu vực hay không?
...theo những gì tôi biết được từ các nhà nghiên cứu và phân tích bên Nga thì phía Nga sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đến Trung Quốc và thậm chí tới Nhật Bản, cho nên Nga ở thế mạnh hơn khi đối phó với Trung Quốc. Họ bán vũ khí cho Trung Quốc, rồi họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc khí đốt.
giáo sư Carl Thayer

Việt Hà:
Đây là lần đầu tiên hai nước Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển, theo ông tại sao hai nước lại chọn tập trận vào lúc này giữa lúc còn nhiều căng thẳng trong khu vực liên quan đến chủ quyền trên các biển?

GS. Carl Thayer: tại sao lại vào lúc này thì tôi không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể, vì điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi của năm hay là Trung Quốc đang lên kế hoạch, nhìn ra xung quanh và đưa ra một kế hoạch lâu dài với một loạt các vụ tập trận để cho thấy sức mạnh của mình cho các nước khác biết và để các nước thấy là họ không bị cô lập. Theo tôi thì họ đã lập kế hoạch tập trận cả năm nay rồi và không hẳn là để đối phó với những gì đang diễn ra trong khu vực.

Chiến hạm Nga hoạt động thao diễn trên biển TBD năm 2009. Source militaryphotos.net
Chiến hạm Nga hoạt động thao diễn trên biển TBD năm 2009. Source militaryphotos.net

Việt Hà: theo ông thì cuộc tập trận này có thể làm tăng thêm những căng thẳng đang có trong khu vực không?
Cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc và cũng không phải trong vùng gây đe dọa, trừ các nước như Nhật bản và Hàn Quốc, còn các nước Đông Nam Á thì chỉ im lặng mà theo dõi bởi vì Mỹ cũng có tập trận trong khu vực thì tại sao các nước khác không được tập trận.
giáo sư Carl Thayer

GS. Carl Thayer: tôi không nghĩ như vậy, tôi nghĩ là báo chí đã thổi phồng quá mức vụ đảo Vành khăn liên quan đến tranh chấp về nguồn cá. Theo tôi thì Trung Quốc sẽ nói là các cuộc tập trận này là vì mục đích gìn giữ hòa bình trong khu vực. Nói như vậy thì Trung quốc không thể vừa tập trận với Nga xong thì lại quay lại và chỉ trích các cuộc tập trận của các nước khác trong khu vực.

Cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc và cũng không phải trong vùng gây đe dọa, trừ các nước như Nhật bản và Hàn Quốc, còn các nước Đông Nam Á thì chỉ im lặng mà theo dõi bởi vì Mỹ cũng có tập trận trong khu vực thì tại sao các nước khác không được tập trận. Và Trung Quốc cũng đã từng tập trận với các nước khác như với hải quân Úc vào năm ngoái chẳng hạn cho nên cuộc tập trận lần này hoàn toàn bình thừơng và được chấp nhận theo luật pháp quốc tế. Nó không gây thêm căng thẳng cho những căng thẳng hiện đang có trong khu vực nhưng có thể làm người ta nhướn mày và tất nhiên là Nhật bản sẽ phải lo ngại nếu tàu chiến chạm vào vùng biển tranh chấp với nước này. Và Nam Hàn cũng lo ngại do căng thẳng với Bắc Hàn vì vụ chìm tàu hơn một năm về trước và nước này vẫn còn nghĩ về vai trò của Trung Quốc trong vụ chìm tàu này.

Việt Hà: xin cảm ơn ông.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-russia-fisrt-naval-exercise-04182012055512.html

No comments: