Sunday, April 22, 2012

TIN TRUNG QUỐC


Trung Quốc “nói một đàng làm một nẻo”

                                     Thanh Quang, phóng viên RFA

2012-04-19
Trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục gây nhiều chú ý khi Bắc Kinh “nói một đàng làm một nẻo” khiến các tiểu quốc trong khu vực – và cả Hoa Kỳ - quan ngại.
AFP PHOTO
Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá trình bỏ phiếu vào ngày cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.

Chi tiêu quân sự nhiều nhất

Bài báo tựa đề tạm hiểu là “Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc” được tạp chí The Economist phổ biến mới đây mở đầu rằng cho dù Trung Quốc thường nhấn mạnh tới ý tưởng trỗi dậy trong chiều hướng hòa bình như thế nào đi chăng nữa, nhưng tốc độ và bản chất hiện đại hoá quân đội Hoa Lục chắc chắn gây báo động.
Trả lời vòng vo báo giới mới đây khi được hỏi lý do Hoa Lục gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, phát ngôn viên Quốc Hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh nói rằng Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi con đường phát triển hòa bình cùng chính sách quốc phòng mang bản chất hòa bình.
Muốn bành trướng thì trước hết Trung Quốc phải mở cửa Biển Đông vì đó là lối đi ra ngoài của họ. Họ biết khi đi vào biển Đông thì sẽ đụng độ với những thế lực quan trọng.
Ô. Trần Bình Nam
Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc có kế hoạch tăng khoảng 12% chi tiêu quân sự trong năm nay, nâng ngân khoản quân sự chính thức lên 106 tỷ đô la, tức hơn năm ngoái 10 tỷ đô la.
Các phân tích gia lưu ý rằng kinh phí quốc phòng thực sự của Bắc Kinh có thể cao hơn con số này rất nhiều nếu tính cả những lãnh vực khác như thiết bị không gian cho mục tiêu quân sự.
Theo phỏng đoán của các chuyên gia thì trong 3 năm nữa, ngân khoảng quân sự của Trung Quốc sẽ vượt trên tổng mức ngân sách quốc phòng của tất cả 12 xứ láng giềng của Hoa Lục ở vùng Á Châu-Thái Bình Dương.
Bài báo lưu ý rằng, điều gây quan ngại là ý đồ của Trung Quốc vô lường, cũng như tham vọng của các tướng lãnh Bắc Kinh khi xứ Á châu khổng lồ này đang trên đà trở thành nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới chỉ trong vòng khoảng 20 năm nay.
Nhưng một trong những thế lực quan trọng và đáng ngại mà Bắc Kinh nhắm tới là Hoa Kỳ, như nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ông Trần Bình Nam từ Hoa Kỳ, nhận xét:
“Hiện giờ thì rõ ràng Trung Quốc coi Biển Đông là một phần trong sách lược bành trướng thế lực của họ. Đương nhiên muốn bành trướng thì trước hết Trung Quốc phải mở cửa Biển Đông vì đó là lối đi ra ngoài của họ. Họ biết khi đi vào biển Đông thì sẽ đụng độ với những thế lực quan trọng, mà thế lực quan trọng nhất hiện giờ là Hoa Kỳ.”
001_GR228745-305
Bản đồ Biển Đông và vùng lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. AFP PHOTO.
Được biết Trung Quốc đầu tư ào ạt cho khả năng ngăn chận thế mạnh áp đảo một thời của Hoa Kỳ để Hoa Lục có thể chiếm ngôi bá chủ trong khu vực, từ các loại phi đạn hiện đại trên bộ, hạm đội tàu ngầm, radar tầm xa, vệ tinh do thám cho tới võ khí không gian nhằm vô hiệu hoá lực lượng Hoa Kỳ.
Đặc biệt là phi đạn liên lục địa gắn đầu đạn nguyên tử bố trí trên hàng không mẫu hạm hoạt động xa bờ gần 3 ngàn cây số.
Tạp chí The Economist lưu ý tới chiến thuật tấn công trước của Trung Quốc dù Bắc Kinh luôn nói rằng các loại võ khí chiến cụ của họ chỉ nhằm phòng vệ; mục tiêu chủ chốt của Bắc Kinh là làm tê liệt các căn cứ Hoa Kỳ ở vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy hạm đội Mỹ ra khỏi vùng “vòng đai các quần đảo đầu tiên” trải dài từ Bắc cho tới Nam Thái Bình Dương, phong toả những vùng Hoàng Hải, Hoa Đông, Nam Hải - tức Biển Đông.
Đà gia tăng ngân sách quốc phòng cùng tham vọng của Trung Nam Hải, nhất là hành động ngày càng gây hấn cùng sự kiên quyết khẳng định chủ quyền gần trọn Biển Đông, khiến các nước láng giềng thêm bất an.
Giải pháp duy nhất mà Trung Quốc có thể thoát khỏi bế tắc đối với những vụ tranh chấp ở khu vực biển Đông, đó là chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị.
LS Vũ Đức Khanh
Nhiều nước trong khu vực, từ VN, Philippines, Indonesia, Nam Hàn, Nhật Bản cho tới Ấn Độ và cả Úc đã bắt đầu tăng cường khả năng quân sự, âm thầm gia tăng ngân sách quốc phòng, nhất là cho lực lượng hải quân, tạo nên nguy cơ chạy đua võ trang mà tờ The Economist báo động “thực sự đáng ngại”.
Quan ngại trước một xứ Trung Quốc khổng lồ “trỗi dậy” khiến ảnh hưởng tới thế tương quan lực lượng trong khu vực, các nước trong vùng, nhất là ở Đông Nam Á, hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Á Châu.
Thậm chí Miến Điện từng mang tiếng độc tài quan phiệt cũng dần hình thành mối quan hệ nồng thắm với Washington – và cả phương Tây.

Viễn tượng xung đột

Theo nhận xét của chuyên gia Jessica Brown thuộc Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Úc, thì Hoa Kỳ lâu nay có thế mạnh quân sự vượt trội trong khu vực, nơi các nước châu Á nói chung mong muốn thế mạnh ấy tiếp diễn vì nó từng chứng tỏ có lợi và giúp các tiểu quốc Á Châu hưng thịnh.
Tất cả những nước Đông Nam Á, theo chuyên gia Jessica Brown, đều có mối quan hệ khá sâu sát với Trung Quốc và muốn khai thác sự phát triển kinh tế của Bắc Kinh, nhưng không nước nào muốn Hoa Lục đạt vị thế khống chế trong khu vực về mặt chiến lược.
Và cũng giống như Úc, các nước Đông Nam Á muốn duy trì hiện trạng như vậy tại vùng Á Châu càng lâu càng tốt để cho họ được sự bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ trong khi hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.\
Theo chuyên gia Jessica Brown thì các chính phủ Đông Nam Á xem mọi xung đột công khai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là “cơn ác mộng”.
Ký giả Daniel Flitton của tờ Sydney Morning Herald lưu ý rằng thế giới ngày càng cảm nhận rõ dáng dấp Hoa Lục khi Bắc Kinh xâm nhập toàn cầu, và phát hiện rằng cường quốc mới trỗi dậy ấy thường không chơi đúng luật.
Viễn tượng xung đột khi Trung Quốc bành trướng khắp vùng châu Á, theo ký giả Flitton, đã thực sự cảnh tỉnh người dân trong vùng về mối thách thức đối với trật tự hiện hữu, về sức mạnh kinh tế khiến hình thành sức mạnh quân sự; và việc quyết định ranh giới ở đâu trên biển – như ở quần đảo tranh chấp tại biển Đông – có thể dẫn tới chiến cuộc nguy hại.
Nhưng, theo LS Vũ Đức Khanh ở Cacada chuyên về các vấn đề Bang giao Quốc tế và Luật Quốc tế, thì giữa lúc căng thẳng trong khu vực tiếp tục gia tăng, Trung Quốc có thể và nên tìm sự trợ giúp từ bên ngoài. Vì sao? Vì Bắc Kinh sẽ bị nhiều thua thiệt trong mọi xung đột trong khi cuộc chiến nào cũng đều tạo nên gánh nạng kinh tế không cần thiết. LS Vũ Đức Khanh cho biết:
“Trung Quốc không có lợi gì khi gây chiến ở khu vực biển Đông. Trong giai đoạn hiện hại, giải pháp duy nhất mà Trung Quốc có thể thoát khỏi bế tắc đối với những vụ tranh chấp ở khu vực biển Đông, đó là chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị và để Indonesia làm trung gian hòa giải vấn đề.
Tôi nghĩ rằng đối tác duy nhất có thể giúp giải quyết bế tắc hiện tại là Indonesia vì đây là quốc gia trụ cột của khối ASEAN, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc về cả chính trị, kinh tế lẫn quốc phòng.”
Vẫn theo LS Vũ Đức Khanh, giữa lúc Bắc Kinh khó có thể lựa chọn đường hướng hành động mà không bị mất mặt, thì họ không nên bỏ qua điều thiết yếu là ổn định biển Đông, cho dù sự ổn định ấy chỉ là duy trì hiện trạng trong khu vực.
Tạp chí The Economist vừa nói lưu ý rằng điều có lợi Trung Quốc là họ phải xây dựng niềm tưởng với các nước láng giềng, làm giảm sự bất tín chiến lược hỗ tương với Hoa Kỳ và bày tỏ thiện chí tuân thủ tiêu chuẩn thế giới - mà khởi điểm tốt đẹp là Bắc Kinh chấp nhận đưa những vụ tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và Nam Hải – tức biển Đông – ra tòa án quốc tế.

Chiến thuật “Lộng giả thành chân” của Trung Quốc tại Biển Đông

 Quỳnh Chi, phóng viên RFA 2012-04-20

 Nhiều năm nay, để bảo vệ chủ quyền được cho là của mình tại Biển Đông, Trung Quốc không có hành động nào ngoài việc liên tiếp lên tiếng khẳng định chủ quyền và đẩy mạnh hình ảnh đường lưỡi bò trên quốc tế. Nguồn báo TQ/peopledaily.cn Tàu chiến Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật “Big lie” – “Lộng giả thành chân”.

Quỳnh Chi tường trình trong phần sau: Chiến thuật tâm lý “mưa dầm thấm dai” Hôm 18 tháng 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa đăng đàn bác bỏ một phiên tòa quốc tế theo lời đề nghị cách đó vài ngày của phía Philippines và tiếp tục khẳng định chủ quyền mà Bắc Kinh gọi là “không thể tranh cãi” tại vùng Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa từng trưng ra một bằng chứng thuyết phục về chủ quyền mà theo họ đã có từ lâu tại vùng tranh chấp.
 Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết: “Trung Quốc từ trước đến giờ luôn nói là họ có chủ quyền ở Biển Đông từ hàng ngàn năm nay. Họ “bịa” ra hai địa danh Nam Sa và Tây Sa. Và vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ ra rất rõ trong các cổ sử, chính sử, địa phương chí, bản đồ của Trung Quốc từ vài ngàn năm cho đến trước năm 1909 thì Tây Sa, Nam Sa là câu chuyện hoang đường trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ những học giả Trung Quốc thống nhất theo quan điểm nhà nước là cho rằng Tây Sa, Nam Sa là của họ”. Thực tế, cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng là liên tiếp khẳng định chủ quyền, đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế thông qua truyền thông cùng các công trình nghiên cứu khoa học. Và dĩ nhiên, Trung Quốc mặc nhiên hành xử như một nước có chủ quyền thực sự...

 Theo một nghiên cứu, sưu tầm mới của ông Đinh Kim Phúc, hầu hết các bản đồ Trung Quốc từ năm 1909 đến Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông được đang tải trên tất cả hệ thống truyền tin của TQ- Source tianvon-china năm 1949 đều thể hiện cương vực của TQ chỉ đến đảo Hải Nam. Chỉ có một tấm bản đồ duy nhất vào năm 1925 thì có ghi là cực nam biên giới của nước này là đảo Tri Tôn trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là từ chối đề nghị của một phiên tòa quốc tế và từ chối giải quyết đa phương. Trong khi đó, đã có 4 trong số 6 nước tranh chấp thuộc khối ASEAN và Trung Quốc đã cùng khối này tham gia ký kết bản tuyên bố chung về Qui tắc ứng xử trên biển giữa các bên (DOC) năm 2002.


 Thực tế, cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng là liên tiếp khẳng định chủ quyền, đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế thông qua truyền thông cùng các công trình nghiên cứu khoa học. Và dĩ nhiên, Trung Quốc mặc nhiên hành xử như một nước có chủ quyền thực sự bao gồm cả việc tiến hành khai thác tài nguyên, thiết lập cơ quan hành chính, đẩy mạnh du lịch¸ tiến hành tuần tra, bắt bớ và phản đối bất cứ ai bị cho là vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh mặc dù chưa bao giờ trưng ra được các bằng chứng thuyết phục. Việc này đã khiến nhiều người cho rằng đây là chiến thuật “Lộng giả thành chân”, hay còn gọi là “Lời nói dối khổng lồ”, đã xuất hiện từ thời Đức Quốc Xã. “Tôi đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh báo đây là cách làm giống Đức quốc xã: dựng chuyện không thành có, đổi trắng thành đen mà nói hoài nói mãi thì nó có một hiệu ứng nào đó”. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một người luôn theo dõi các sự kiện về Biển Đông cho biết: “Tôi đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh báo đây là cách làm giống Đức quốc xã: dựng chuyện không thành có, đổi trắng thành đen mà nói hoài nói mãi thì nó có một hiệu ứng nào đó”.

 Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng Trung Quốc không thể dựa vào các chứng cứ thuyết phục nên phải dùng cách “mưa dầm thấm đất”: “Trung Quốc thì luôn lấy chiến thuật “lấy thịt đè người”, “mưa dầm thấm dai”. Họ càng nói mà chúng ta không có điều kiện phản biện lại thì những ai không am hiểu về Biển Đông thì sẽ dễ dàng tin họ. Trong vòng 10 năm trở lại đây thì Trung Quốc tập trung “rao giảng” cái gọi là Tây Sa và Nam Sa tại các diễn đàn quốc tế. Tiếc rằng các học giả Việt Nam không có nhiều điều kiện để tiếp cận những diễn đàn đó hay truyền bá những kết quả nghiên cứu của mình với quốc tế. Và hạn chế về ngoại ngữ cũng là một vấn đề”.

Trung Quốc thì luôn lấy chiến thuật “lấy thịt đè người”, “mưa dầm thấm dai”. Họ càng nói mà chúng ta không có điều kiện phản biện lại thì những ai không am hiểu về Biển Đông thì sẽ dễ dàng tin họ. ông Đinh Kim Phúc Ông Nguyễn Đình Đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam Ông Nguyễn Đình Đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam. RFA file Mười năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung cho các nghiên cứu khoa học về biển Đông với số học giả trong lĩnh vực này lên đến khoảng 4 ngàn người. Và trong một email của một học giả người Trung Quốc tên Xuemei Shao gởi cho một nhóm học giả Việt Nam đã cho biết việc chèn bản đồ lưỡi bò vào các nghiên cứu khoa học là chủ trương của chính phủ nước ông. Bản đồ đứt khúc chín đoạn này ngày càng xuất hiện ở các tạp chí khoa học trên thế giới trong đó có cả tạp chí khoa học nổi tiếng Science (như bài ““Lịch sử nhân khẩu học Trung Quốc” của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng” đăng hồi năm 2011).

Hiện tại, trong phiên bản tiếng Hoa của Google, bản đồ Trung Quốc xuất hiện với đường lưỡi bò bao trọn Biển Đông. Và phiên bản tiếng Anh của Google cũng ghi rằng Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc (Paracel Island, China). Hậu quả phương pháp tuyên truyền, nhồi sọ “Big lie” – “Lời nói dối khổng lồ” hay còn gọi là “lộng giả thành chân” được nhiều người định nghĩa như một chiến thuật tuyên truyền. Trong thời Đức quốc xã, chiến thuật tâm lý của Hitler được định nghĩa là “Không bao giờ để dư luận lắng xuống, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm” và rằng “Con người tin vào một lời nói dối lớn - hơn là tin vào một lời nói dối nhỏ và nếu một lời nói dối được lập lại nhiều lần với nhiều người, người ta sẽ tin vào nó không sớm thì muộn”.

 Trong quyển sách Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) viết năm 1925, Hitler còn cho rằng mặc dù sự thật đã được chứng minh, nhưng một khi có quá nhiều người cùng nói một lời nói dối thì người ta vẫn nghi ngờ có một cách giải thích nào đó cho lời nói dối ấy. Trung Hoa có câu chuyện “Tam nhân thành hổ”. Chuyện kể rằng vào thời Chiến quốc, một đại thần có tên Bàng Thông vì muốn thử lòng tin của vua nước Ngụy đối với mình nên đã hỏi vua rằng: “Nếu có người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?”. Nhà vua lắc đầu bảo “Không tin” vì hổ không thể nào lên phố. Nhưng khi được hỏi “Nếu có hai người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?” 
Vua nước Ngụy trả lời “Ta nửa tin nửa ngờ”. Và vị đại thần hỏi “Nếu có ba người nói có một con hổ trên phố, bệ hạ có tin không?” Các quốc gia đang có chủ quyền trên vùng Biển Đông. Screen cap/us-china-institude Các quốc gia đang có chủ quyền trên vùng Biển Đông. Screen cap/us-china-institude Lúc đó thì vua nước Ngụy trả lời “Nếu mọi người đều nói như vậy, ta đành phải tin”. “Big lie” – “Lời nói dối khổng lồ” hay còn gọi là “lộng giả thành chân” được nhiều người định nghĩa như một chiến thuật tuyên truyền. Trong thời Đức quốc xã, chiến thuật tâm lý của Hitler được định nghĩa là “Không bao giờ để dư luận lắng xuống, không bao giờ chấp nhận lỗi lầm” Trong văn hóa Trung Quốc, câu chuyện “Tam nhân thành hổ” và “Tăng Sâm giết người” như hai mẫu chuyện tiên biểu nói về chiến thuật “Lộng giả thành chân”, cho thấy một lời nói dối khổng lồ có một sức mạnh ghê gớm. 
 Chưa thể khẳng định chính xác Trung Quốc đã thành công như thế nào trong việc sử dụng chiến thuật này, nhưng có thể khẳng định nó đủ gây lúng túng cho những ai không có đủ kiến thức lịch sử, pháp lý. Nhà nghiên cứu Biển Đông Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Chính phủ phải ủng hộ những người nghiên cứu lịch sử cho chính xác. Trong một giai đoạn, nếu chính phủ thấy ai nói đến Hoàng Sa-Trường Sa thì dè dặt. Cũng như tôi phải đợi hơn 10 năm mới có thể nói được. Khi cấm cản như thế thì mình có ít tài liệu. Khi Trung Quốc đưa ra những tài liệu thì mình không đọc và nghĩ là những tài liệu đó là chính xác”.
 Ông Đinh Kim Phúc cho biết, hiện tại, rất nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông tại Việt Nam hoang mang về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Và theo GS Nguyễn Đăng Hưng, nó sẽ tạo cơ hội cho những hành động không minh bạch: Trong văn hóa Trung Quốc, câu chuyện “Tam nhân thành hổ” và “Tăng Sâm giết người” như hai mẫu chuyện tiên biểu nói về chiến thuật “Lộng giả thành chân”, cho thấy một lời nói dối khổng lồ có một sức mạnh ghê gớm.
 “Tôi nghĩ là giọng điệu tuyên tuyền này đã ăn sâu vào một lớp người nào đó tại Việt Nam. Thời nào cũng vậy, nếu đã có một thế lực thù địch đủ mạnh thì nó có thể tạo ra cho Việt Nam những Trần Ích Tắc, những Bản đồ vùng lưỡi bò mà Bắc Kinh gọi là vùng “không thể tranh cãi” của Trung Quốc. AFP Bản đồ vùng lưỡi bò mà Bắc Kinh gọi là vùng “không thể tranh cãi” của Trung Quốc. AFP Lê Chiêu Thống mới”. Trong khi truyền thông Trung Quốc đẩy mạnh việc khẳng định và giáo dục người dân về chủ quyền tại Biển Đông, thì vấn đề này tại Việt Nam lại cho là “nhạy cảm”. Hậu quả, nhiều người Việt Nam càng bị lúng túng khi phải khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, để vấn đề “Lộng giả thành chân” không xảy ra tại Biển Đông, chỉ vấn đề truyền thông thì chưa đủ. Ông Đinh Kim Phúc cho biết: “Nhà nước phải tập hợp các học giả, thống nhất lập trường và quan điểm nghiên cứu; thống nhất dữ liệu hiện có để làm cơ sơ tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai là phải đưa nội dung chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vào chương trình giáo dục. Thứ ba, nên mạnh dạn đưa các học giả ra nước ngoài tham dự các diễn đàn quốc tế về Biển Đông để tranh luận với học giả Trung Quốc và giải thích với học giả quốc tế”.
 Tôi nghĩ là giọng điệu tuyên tuyền này đã ăn sâu vào một lớp người nào đó tại Việt Nam. Thời nào cũng vậy, nếu đã có một thế lực thù địch đủ mạnh thì nó có thể tạo ra cho Việt Nam những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống mới ông Đinh Kim Phúc Mặc dù chưa khẳng định Trung Quốc thành đến mức nào, nhưng có thể thấy khá rõ ràng ý định của Trung Quốc trong các tuyên bố trong tương lai dựa vào việc tạo ra những tư liệu hiện tại. 
Chẳng hạn, bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1947 trên một tờ báo tư nhân. Thì trong văn bản chính thức gởi cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ vào năm 2009, Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông dựa vào bản đồ chín đoạn năm 1947. “Chính nghĩa và sự thật luôn luôn thắng”, đó là chân lý mà rất nhiều người tin tưởng. Sự thất bại của Đức quốc xã vào năm 1945 sau một thời gian sử dụng chiến thuật “Lộng giả thành chân” đã chứng minh rằng cuối cùng thì chỉ có sự thật mới thật sự thuyết phục được con người. Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng minh rằng để chiến thắng một lời nói dối nhất là một lời nói dối khổng lồ thì cần rất nhiều nổ lực đấu tranh. Và GS Nguyễn Đăng Hưng gọi đó là “sự dấn thân” . http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-big-lie-strate-in-east-sea-04202012095320.html 

 

Căng thẳng giữa Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông leo thang


binh sĩ Philippines kiểm tra 1 trong 8 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc bị phát hiện ở Scarborough Shoal, một khu vưc tranh chấp chủ quyền
Hình: Reuters
binh sĩ Philippines kiểm tra 1 trong 8 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc bị phát hiện ở Scarborough Shoal, một khu vưc tranh chấp chủ quyền
Philippines ngày 20/4 tố cáo Trung Quốc làm leo thang vụ đối đầu 10 ngày qua giữa hai nước tại Biển Đông bằng cách gửi thêm 1 tàu tuần tiễu thứ ba tới bãi đá ngầm Scarborough, nơi cả hai bên đều nhận chủ quyền.

Vụ đụng độ xảy ra hôm 10/4 khi 2 tàu hải giám của Bắc Kinh tới ngăn không cho tàu chiến của Manila bắt giữ các ngư phủ Trung Quốc bị cáo giác là đánh bắt trộm bất hợp pháp trong lãnh hải Philippines.

Báo chí Trung Quốc nói chiếc tàu tuần tiễu thứ ba được Bắc Kinh phái tới khu vực sau khi Philippines không chịu rút lui tàu tuần duyên của họ ra khỏi địa điểm xảy ra đụng độ.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nhấn mạnh hành động của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng và vi phạm thỏa thuận trước đó khi đôi bên cam kết không làm phức tạp thêm vụ việc. Ông Hernandez nói Philippines biết rõ thế giới đang theo dõi vụ này và những gì đang xảy ra cho thấy cách Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông không dựa trên cơ sở luật quốc tế.

Ngược lại, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân, khẳng định quần đảo đang xảy ra tranh chấp giữa đôi bên là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, và rằng tuyên bố nhận chủ quyền của Philippines là vô căn cứ.

Philippines cho hay sẵn sàng đem vụ tranh chấp ra trước một tòa án quốc tế mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Vụ đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang leo thang, với việc Bắc Kinh bắt 21 ngư phủ Việt từ tháng 3 tới nay chưa thả, đồng thời liên tục cảnh cáo Nga và Aán Độ không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, các nước khác trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Đài Loan, Malaysia, và Brunei.

 

No comments: