Phong trào lãng mạn đượm tình đất
nước và thi ca Việt Nam hải ngoại trong năm 2004
(qua tác giả Trăng Mờ Bên Suối)
(qua tác giả Trăng Mờ Bên Suối)
Lê Mộng Nguyên
Qua
chương trình Sáng Tác Mới (mỗi tuần một lần,
dài khoảng 50 phút) trong
khuôn khổ Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật trên Đài
phát thanh Việt Nam Hải
Ngoại (Vietnamese Public Radio: 900 S Washington St. Suite 302 Falls
Church, Virginia 22046, USA), bắt đầu từ ngày thứ bảy 25
tháng 09 năm
2004 và do thi nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đặc biệt phụ
trách, tôi có cảm
tưởng sống lại trong không khí ngày xưa vào
giữa thế kỷ 20 lúc thanh
thiếu niên say đắm tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn cùng
học thuộc lòng bài
Sonnet của Félix Arvers do Khái Hưng dịch (x. Nghệ
Thuật-Montréal số
101 th. 08-2002):
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hỡi ơi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân...
Thật đúng với tâm trạng của người trai trẻ sáng tác hồi ấy một bài nhạc sau này trở thành bất hủ, mà nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã bồi hồi nhắc nhở lại trên báo người Việt Online số ngày thứ bảy 24 tháng 07-2004: Một người vừa về thăm Việt Nam, trở lại Mỹ, có mua một món quà làm kỷ niệm, đó là một tuyển tập gồm 100 ca khúc được gọi là tiền chiến, của gần như đầy đủ các tác giả ở cả hai miền Bắc và Nam. Đã gọi là nhạc tiền chiến thì không có bài nào mới cả. Hầu hết những ca khúc được tuyển chọn và in chung trong một tập đó, có thể nói, nếu đã là người yêu nhạc, thích nghe nhạc, ai cũng biết hay thuộc cả. Lần dở những trang sách, người ta không khỏi cảm thấy một nỗi vui buồn lẫn lộn... Một trong những bài hát có thể coi là điển hình một thời nhạc lãng mạn của chúng ta, được in trong tập sách là bài "Trăng Mờ Bên Suối" của Lê Mộng Nguyên... Nhớ lại những ngày chiến tranh lan tràn, sắp tới lúc hiệp định Genève được ký kết, cả đất nước dường lênh đênh chưa biết rồi sẽ trôi giạt về đâu, cũng là lúc người ta được nghe trên khắp các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Pháp-Á, Sài Gòn... bài "Trăng Mờ Bên Suối" qua giọng hát của hầu hết các danh ca của chúng ta thời bấy giờ: Tâm Vấn, Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Minh Trang, Ngọc Hà, Minh Diệu, Mạnh Phát, Anh Ngọc v.v... Nhạc như một nỗi khát khao tìm về một nơi yên ấm mà thực tế lúc nào cũng như đe dọa lấy mất. Cái chốn hạnh phúc có thể nương náu ấy chỉ còn là, chỉ tồn tại trong mơ ước... Bối cảnh và lịch trình sáng tác bài TMBS ngày xưa nay trở lại thu hút tâm hồn và con tim của một số đông nhạc sĩ tài hoa hiện đang nương náu trên đất khách quê người: ...Kiếp sống tha phương, Thân phận lưu đày, Giọt lệ âu sầu, Nghe nấc từng đêm...
trong Mùa Thu Hà Nội của Hoàng Thy do Bảo Yến ca, thật là buồn não, ngậm ngùi như hơi thở của đô thành xa xôi "héo hắt Hồ Gươm, Khi gió thu về, Hàng me chết lặng..." (STM 3-ngày 09 th.10-2004), cũng như qua bài thơ Em Có Về Làng Xưa của Lê Mộng Nguyên (viết cuối tháng 12-2000 để tặng Hoàng Hoa), trong chương trình hôm ấy với chủ đề THU mà nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đã chọn lựa (với giọng diễn ngâm đầy xúc cảm của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh):
Em có về làng Phú Xuân xơ xác
Cạnh Huế thành sau bão lụt vừa qua
Em về thăm cánh đồng thu man mác
Lá chưa vàng, cây cối vẫn như xưa?
Sông Bình Lục ngày qua anh ngóng đợi
Cứ mỗi chiều trong nắng đẹp chứa chan
Trong ánh mắt tình yêu em vời vợi
Buồn cho đời anh một kiếp lang thang...
Người em gái của những ngày thơ ấu đã làm tôi hứng cảm bài Hoàng Hoa Thôn viết cách đây hơn nửa thế kỷ, mà vừa rồi Đồng Di Đỗ Hà làm sống lại trong Tùy Bút Xóm Hoàng Hoa (Phượng Vỹ 2004): ...Ngôi nhà vườn của gia đình nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên (sớm nổi tiếng với ca khúc "Trăng Mờ Bên Suối") lớn và đẹp nhất vùng chợ Cống thuở ấy. Chúng tôi thường quen gọi đó là "ngôi nhà Bồ Câu" với một dãy chuồng xinh xắn ở sân trước cùng cả trăm chú chim câu trắng nõn hiền lành. Cách đó một đoạn đường ngắn là nhà ông Vận làm hàng mã khá nổi tiếng, có cô con gái duyên dáng tên là Hoàng Hoa, nữ sinh Đồng Khánh. Những đêm rằm, cô và các bạn thường đi chân đất đến Đập Đá ngồi ngắm giòng sông trăng êm đềm huyền ảo. Hình ảnh lãng mạn đó đã đi vào ca khúc "Hoàng Hoa Thôn" của chàng nhạc sĩ trẻ tuổi tài hoa cùng xóm. Khi bài hát này được phổ biến trên đài phát thanh Huế, mọi người xôn xao, và rồi Xóm chợ Cống đã thành Hoàng Hoa Thôn từ thuở ấy. Cuộc hành hương về "quê quán tôi xưa" vẫn miên man trên những bước chân của một thời đại. Trong miền tâm thức lãng du có nỗi thương nhớ không nguôi về quê nhà xa xôi ngàn trùng, có niềm khát khao thả hồn về nguồn cội và có cả ước mơ ngày về. Hãy chờ tôi nhé hỡi Xóm Hoa Vàng!".
Theo nhà thi hào Baudelaire: "Nói đến phong trào lãng mạn là nói đến nghệ thuật mới - nghĩa là nội tâm, tâm linh, màu sắc, và nguyện vọng đi đến chốn không cùng" (Qui dit romantisme dit art moderne - c’est-à-dire intimité, spiritualité, couleur, aspiration vers l’infini). Nhà thi, văn, soạn nhạc lãng mạn là người đa tình đa cảm, kích động tán dương, và hay mơ mộng: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu một buổi chiều, Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạc, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Xuân Diệu). Nguyễn Đăng Tuấn thuộc về phái nhà văn, thơ và nhạc lãng mạn với bài Mưa Tháng Chín của người nhạc sĩ phổ thơ Phạm Ngọc (tác giả "Nỗi Đam Mê Muộn Màng") mà chúng ta được thưởng thức trong STM 7-ngày 06/11/2004 đặc biệt do ông Đinh Quang Trung (sáng lập viên và thành viên Ban Giám Đốc Đài PT VNHN) thực hiện, qua giọng ca tuyệt vời của Nguyên Thảo: Từng giọt buồn, từng giọt buồn hiu hắt đọng lại tim tôi thành những yêu thương ngút ngàn để lại mình tôi trên con đường xưa lạnh tự ru mình trong đêm sâu, trong nỗi nhớ trái tim và trong sâu vời tím ngắt với những ký ức của ngày xưa... Con đường xưa bỡ ngỡ... Chiếc lá vàng vừa rụng... sẽ tìm đâu bóng anh phía chân trời và bóng anh đâu trong những lời cầu nguyện... Bóng anh đâu trong những câu hát xa... Mưa Tháng Chín một bản nhạc tình yêu với lá vàng vừa rụng nghe nỗi niềm trăn trở đánh thức lòng tôi sau những giấc mơ dài. Nhắm mắt lại với tiết tấu giai điệu của Nguyễn Đăng Tuấn tôi thấy mình nhẹ bỗng chơi vơi như chiếc lá bay trong mưa thu về một phía... không người. Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Phạm Ngọc và nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn (Ngọc Dung, Trinh Nữ). Những bài khác được trình bày trong chương trình STM 7: Cánh Chiều (do Quỳnh Lan hát), Hỏi Em (do Thụy Long), Hạ Xa (do Tố Nga), Như Giọt Mưa Dài Qua Phố Xưa (do Nguyên Thảo), Vì Sao Ngấn Lệ (do Quang Minh) và Một Giấc Riêng Em (do Quỳnh Lan) của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn phổ thơ Phạm Ngọc (lấy từ CD Cánh Chiều), toàn là những ca khúc lãng mạn mang nặng tình đời. Phạm Ngọc là một nhà thơ tâm linh hăng say (thơ ông khao khát tình người và triết lý vũ trụ vô biên), được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc một cách ưu ái, thông minh (như Trang Thanh Trúc chẳng hạn). Ông là tác giả những thi tập: Thương Nhớ Cố Đô (1978), Vùng Ký Ức (1997), Nơi Tình Yêu Ẩn Náu (1998), Nỗi Đam Mê Muộn Màng (1998)... mà nhân dịp tôi có viết một bài báo trên NghệThuật-Montréal của nhạc sĩ Lê Dinh, số 59 th. 02-1999 với kết cuộc như sau: Xin tạm biệt nhà thơ có biệt tài và đầy thi hứng, với vài nét đơn sơ và ý nhị, đã làm cho tôi nhiều lần xúc cảm: "Xin bước đi bằng bước nồng nàn cho ta về nơi hoàng hôn ấp ủ, vòng tay người là giấc ngủ bình yên". (Bạt Nguyễn Thị Khánh Minh, viết tại Sài Gòn một tháng tư năm 98): ...Ta sẽ về đến cuối trời / Nơi mây và gió / Không còn gặp gỡ / Nơi chỉ có ta / Cánh chim dang dở đường bay / Ngồi trong đêm / nuôi mộng cùng ngày... (Cuối Trời, trang 104 và trang cuối Bìa). Thuộc về phong trào lãng mạng trong tân thi ca hải ngoại hiện giờ, ta không thể nào quên được Chiều Vàng Năm Xưa của Lê Mộng Nguyên, do Tuyết Dung trình bày trong STM 1 (ngày 25 th. 09-2004) và nàng đã coi như là bài hậu của Trăng Mờ Bên Suối:
Chiều vàng năm xưa khi mùa thu hiu hắt thiết tha bao hình bóng
Một người ra đi trong bóng sương mờ thoáng nước non ngây buồn trông
Lá vàng rơi chứa chan ngoài song
Người ra đi chìm trong sương gió
Dứt tình trong một chiều thu
Lòng mơ ước vinh quang ngày mai núi sông lừng vang khúc ca khải hoàn
Bao chiều thu qua
Chiếc lá thu nhắc bóng dáng người mơ màng nay còn đâu bao nhung nhớ trong tâm hồn thoáng hương xưa...
"Qua giọng hát nồng ấm của Tuyết Dung, chúng ta có thể liên tưởng mùi hương đêm ngạt ngào tỏa rộng khắp khuôn viên của một thiếu nữ đài các. Khởi đầu là hương nguyệt quí bát ngát trong bóng đêm lênh láng khắp sân trước. Rồi khi trăng lên là tới lượt hương hoa lài, hương dạ lý. Và cho đến khi trăng lên đỉnh ngọ vòm trời là hương hoa cau, hương hoa bưởi lan trong gió mỏng hiu hiu, trong hơi sương man mác..." (Hồ Trường An, Chân Dung Những Tiếng Hát III, sắp xuất bản).
Phong trào lãng mạn trong thi ca VN hải ngoại đã lan tràn khắp các nước: Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc và Âu Châu là những nơi mà cộng đồng VN sinh sống đông đúc, nhất là qua các sáng tác nặng tình cố hương của những văn nghệ sĩ trong hai thế hệ đồng kiếp lưu vong. Những chủ đề như: Giòng Nhạc Nữ-Kỳ Đầu (STM 6-ngày 30 th. 10-2004), Giòng Thơ Nữ Được Phổ Thành Ca Khúc (STM 8-ngày 13 th. 11-2004), Hoang Mang Gọi Đời (STM 9-ngày 20 th. 11-2004), Bên Này Nỗi Nhớ (STM 10-ngày 27 th. 11-2004), Giòng Nhạc Nữ-Kỳ Hai (STM 11-ngày 04 th. 12-2004), Ngọn Suối Tương Tư (STM 12-ngày 11 th. 12-2004), Từng Trang Sách Mở (STM 13-ngày 18 th. 12-2004), Bình An Dưới Thế (STM 14-ngày 25 th.12-2004), Quyển Lịch Mới (STM 15-ngày 01 th. 01-2005), cùng Xanh Xao Cuộc Đời (STM 4-ngày 16 th. 10-2004) và Quê Nhà Trong Nỗi Riêng Chung (STM 5-ngày 23 th. 10-2004): là điển hình cho nỗi lòng của thi nhạc sĩ NĐT đặc trách chương trình phát thanh mà cũng là nỗi lòng của phần đông thi nhạc sĩ được chọn lựa trình bày cùng với nhiều nam nữ ca sĩ tuy giọng trầm bổng khác nhau đã cùng diễn tả tâm hồn của tác giả một cách trung thành cảm động...
Thu Trên Sông Seine: Nhạc Lê Mộng Nguyên phổ thơ Vương Thu Thủy, do Phạm Đăng hát (STM 8-ngày 13 th. 11-2004), thuộc về những bài thơ nhạc mang nặng tâm hồn nhung nhớ nhưng không quá đau khổ của những kẻ tha hương lạc loài nơi kinh thành ánh sáng:
Đêm qua ngồi đếm sao rơi
Lắng nghe thu rụng bên trời Paris
Sông Seine nước đến rồi đi
Luxembourg cỏ còn xanh ghi ngút ngàn
Đêm nay ngồi đón thu sang
Nhớ người thu ấy thu này mênh mang
Thu xưa duyên đã gặp nhau
Thu này lỗi hẹn nghìn sau mong chờ... v.v...
Phạm Đăng (tên thật là BS Phạm Đăng Thiện) với giọng Ténor (giọng nam tối cao) là người ca sĩ đã làm tôi rung động tâm hồn và óc não qua bài "Thu Trên Sông Seine" mà ông đã trình bày lần đầu tiên (với đàn đệm dương cầm của Jazzy Thảo Hương) trong buổi "Gặp Gỡ Ngô Thụy Miên" tại Mộc Lan Trang chiều ngày 25 th. 05-2002 tại Antony (Pháp)... Theo nhạc sĩ Trịnh Hưng (Nghệ Thuật số 61 th. 04-1999), Vương Thu Thủy (thi họa sĩ điêu khắc): "... một tài năng của nữ giới tại Paris, là một người chưa ra mắt thi phẩm nào, nhưng thơ của cô đã được lưu truyền rộng rãi trong giới văn nghệ và những người yêu thơ." Cùng trong chương trình STM 8, thính giả của Đài VNHN được thưởng thức âm nhạc trong thi ca qua các bài: Nụ Hôn Gửi Gió của Hoàng Việt Khanh phổ thơ Hiền Vy (ca sĩ Quang Lý), Em Sẽ Là (Nhạc Nguyễn Quyết Thắng phổ thơ Vũ Thị Thiên Thu (Doãn Hương ca), Mùa Xanh Mắt Ngọc (Nguyễn Minh Châu-người nhạc sĩ dồi dào nhất ở Paris, phổ thơ Linh Lan) được ca sĩ Phạm Đăng trình bày một cách huy hoàng, trong sáng, Hoài Niệm (Nhạc và lời của Trân Khanh và Phạm Quang Tuấn) với tiếng hát Lệ Mai "thánh thót như chim sơn ca, thanh tao như nước suối, âm vọng qua Vạn Lý Trường Thành..." (Thu sầu, thu chết... trong Nghệ Thuật số 128 th. 11-2004), Tóc Hương (Nhạc Nguyên Thanh phổ thơ Lan Quỳnh, ca sĩ Quang Minh), Mùa Tình Yêu (Nhạc Nguyễn Thành Nhân phổ thơ Miên Thụy với nữ ca sĩ Miên Thụy): nhà thơ tài hoa MT đăng thơ thường xuyên trên hai báo Đối Lực & Khai Thác Thị Trường ở Toronto (Canada) là hai tập san mà tôi cộng tác thường xuyên với nhiều bài biên khảo, tùy bút, văn thơ và... chính trị hiến pháp. Tôi thích nghe giọng hát Miên Thụy qua những bài thơ của nàng được Nguyễn Minh Châu phổ nhạc trên mạng lưới..., Một Cõi Đi Tìm (Thơ Quỳnh Hương, Nhạc Hà Phương Anh, Thu Hà ca), Dạ Quỳnh Hương (Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, Nhạc Phạm Anh Dũng, ca sĩ Trần Thái Hòa): Phạm Anh Dũng là một nhạc sĩ sáng tác dồi dào (tương tự nhạc sĩ Hiếu Anh mà tôi quí trọng) và hăng say trên mạng lưới (phần đông là những tình khúc, tương tự nhạc sĩ Nguyễn Tuấn) nên được mọi người trong hai Nhóm Nhạc Việt và Em Ca Hát hâm mộ và theo dõi...
Trong chương trình STM 12 phát thanh ngày 11 th.12-2004, thính giả của Đài được nghe lại bài Mơ Đà Lạt của Lê Mộng Nguyên sáng tác một chiều buồn vì vắng bóng người thương trong mộng đã bỏ kinh thành Huế và Trường Đồng Khánh để theo học trên miền núi cao:
Ngồi mơ Đà Lạt
Có núi rừng thông
Có nàng áo trắng
Ở Huế mới lên
Còn đâu những ngày
Chiều xưa năm ấy
Bên bờ sông Hương
Em cùng tôi ước thệ nguyền...
Giọng ca trầm ấm ướt át của Thu Hà (Paris) mà đồng bào đã được làm quen nhiều lần trên mạng lưới (Đặc Trưng hay báo Hồn Quê, vân vân) làm cho không khí mờ ảo sương của thành phố đẹp xa xưa càng thêm thơ mộng, lãng mạn (với đàn đệm dương cầm của Hồng Thư). Cùng trong một chương trình này, chúng ta đắm chìm trong Buồn Tháng Mưa của Nguyễn Đức Nam phổ thơ Ngọc Hoài Phương với tiếng hát Diễm Liên (từ CD Một Đời Nhớ Thương), tái sinh trongVùng Trời Kỷ Niệm của Vũ Đức Nghiêm do nam ca sĩ Nguyễn Hoàng Hương trình bày, theo dõi Cuộc Tình Tuyệt Vời của Quách Nam Dung với tiếng hát Vân Đức... Và tiếp tục trong cuộc hành trình đầy trìu mến với Em, Người Tình Nhân Tôi của Nghiêu Minh (tiếng hát Duy Lợi), với Mưa Tình Phương Xa của Nguyễn Đức Tuân phổ thơ Đóa Hoa Hồng (tiếng hát Quỳnh Lan), Độc Huyền của Nguyễn Tuấn phổ thơ Phạm Thiên Thư với tiếng hát Bảo Yến. BY là nữ ca sĩ đặc quyền của nhiều tác giả lừng danh như Nguyễn Tuấn và Phạm Anh Dũng: Trong hai CD Chiều Bên Sông và Bao Giờ Em Biết của NT nàng hát đến 5 bài, với giọng ca càng ngày càng lão luyện nhưng luôn đượm tình man mác... Nguyễn Tuấn là một trong những nhạc sĩ tôi yêu thích nhất. Để chấm dứt chương trình "Ngọn Suối Tương Tư", là bài Em Vẫn Nhớ của Thụy Mi với tiếng hát Tuấn Ngọc, lấy từ CD Những Vết Chùng.
Cuộc hành trình trong không khí lãng mạn từ ngày xưa đến nay (năm 2004) được chấm dứt với nỗi lòng của người nhạc sĩ xa nhà, xa nước, xa người yêu dấu lúc gió đông tàn và xuân chờ đợi bên thềm song cửa: Xuân Tha Hương của Lê Mộng Nguyên do Thu Hà (Paris) trình bày một cách buồn thảm, nhức nhói con tim với hòa âm Hồng Thư trong buổi chương trình chủ đề "Năm 2005: Quyển Lịch Mới" ngày mồng 1 tháng giêng Tây:
Chỉ thiếu một mình em chiều nay bên trời Âu xa vời
Mây kéo lê thê trời nước bao la kìa dòng sông Seine lơ lửng xuôi ngày tháng
Mùa xuân đến khắp trời khắp nơi người ta đi lướt thướt
Riêng tôi đứng nhìn nhớ lại ngày qua cùng em sánh vai bên dòng đời âm thầm
Tôi nhớ sông Hương với giọng hò cô lái
Khi thấy sông Seine nước đục lờ không tình yêu
Vườn hoa đâu đây lại gợi nhớ Văn Lâu
Sao lúc xuân về mà nước non âu sầu?
Xa cách muôn trùng bởi vì đâu còn lưu luyến?
Ngàn năm tiếng đàn còn thiết tha tình duyên!
Cái đau khổ bởi tình yêu (nhà, đất nước, người tình) của người nhạc sĩ VN nhiều lúc cũng tương tự cái buồn cô quạnh của LAMARTINE mà sau cái chết của người tình muôn thuở, muốn bày tỏ nguyện vọng nhiệt thành rời bỏ trái đất, một kỳ vọng viễn vông trong hạnh phúc lý tưởng mà nhà thi hào lãng mạn Pháp sẽ đạt được hoặc tìm lại trong không trung (espaces):
Trước thung lũng, đền đài và nhà lá
Ngoại vật trống không, mê ảo rụng rời
Cả những sông, núi đá, khu rừng thẳm
Từng ẩn núp mng tưởng với cô liêu
Nay thiếu bóng một người yêu muôn thuở
Tâm hồn ta như hoang vắng, quạnh hiu
(Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé !)
Cũng như trong Tình Tha Hương của Nguyễn Đức Tuấn (tiếng hát nữ Khuất danh thật buồn ảo não) cùng một chương trình, và Nắng Xuân Xưa của PAD bởi tiếng ca Lệ Thu (CD Đưa Người Về Phương Đông). Trời Tháng Giêng Mưa Bay của Trang Thanh Trúc với tiếng hát thông minh và óc não của Bảo Trâm như tiếng gọi thì thầm của người xưa vọng lại:
Buổi chiều bối rối qua nơi đây, người xưa có hay?
Nhặt một chiếc lá me trên tay
Mềm vương theo tháng ngày
Chợt buồn nắng xuống hôn vai gầy, hàng cây lá bay
Dịu dàng mái tóc đang thơm hoa ngọc lan ngất say...
Bảo Trâm là một nhạc sĩ, thi sĩ và ca sĩ có biệt tài: nàng đã tự trình bày sáng tác của mình trong STM 4 (Paris Về Đêm) và STM 6 (Ru Tình Nhân Xa). Về hai nhạc sĩ trẻ tuổi này, tôi đã khen ngợi nhiều lần trong bài "Từ Mây Khúc đến Hẹn Anh 15 Năm của Bảo Trâm-Trang Thanh Trúc, hay là Paris và Montréal trong tình đời và tình người" đăng trên báo Nghệ Thuật số 64 th. 07-1999. Tôi cũng không quên Hiếu Anh (một nhạc sĩ giàu tình cảm và dồi dào trong sáng tác đã được đồng bào yêu mến), Trần Thụy Minh (CD Tình Khúc TTM-2001), Hoàng Kim Chi, Mai Đúc Vinh, Linh Chi, Nhật Vũ, Mộng Trang, Hồng Khắc Kim Mai, Hà Phương Anh, Đào Nguyên, vân vân vì phần đông tôi đã nói nhiều trong một bài Tùy Bút Thu sầu, thu chết... trên nguyệt san Nghệ Thuật-Montréal, số 128 th. 11-2004.
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hỡi ơi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân...
Thật đúng với tâm trạng của người trai trẻ sáng tác hồi ấy một bài nhạc sau này trở thành bất hủ, mà nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã bồi hồi nhắc nhở lại trên báo người Việt Online số ngày thứ bảy 24 tháng 07-2004: Một người vừa về thăm Việt Nam, trở lại Mỹ, có mua một món quà làm kỷ niệm, đó là một tuyển tập gồm 100 ca khúc được gọi là tiền chiến, của gần như đầy đủ các tác giả ở cả hai miền Bắc và Nam. Đã gọi là nhạc tiền chiến thì không có bài nào mới cả. Hầu hết những ca khúc được tuyển chọn và in chung trong một tập đó, có thể nói, nếu đã là người yêu nhạc, thích nghe nhạc, ai cũng biết hay thuộc cả. Lần dở những trang sách, người ta không khỏi cảm thấy một nỗi vui buồn lẫn lộn... Một trong những bài hát có thể coi là điển hình một thời nhạc lãng mạn của chúng ta, được in trong tập sách là bài "Trăng Mờ Bên Suối" của Lê Mộng Nguyên... Nhớ lại những ngày chiến tranh lan tràn, sắp tới lúc hiệp định Genève được ký kết, cả đất nước dường lênh đênh chưa biết rồi sẽ trôi giạt về đâu, cũng là lúc người ta được nghe trên khắp các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Pháp-Á, Sài Gòn... bài "Trăng Mờ Bên Suối" qua giọng hát của hầu hết các danh ca của chúng ta thời bấy giờ: Tâm Vấn, Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Minh Trang, Ngọc Hà, Minh Diệu, Mạnh Phát, Anh Ngọc v.v... Nhạc như một nỗi khát khao tìm về một nơi yên ấm mà thực tế lúc nào cũng như đe dọa lấy mất. Cái chốn hạnh phúc có thể nương náu ấy chỉ còn là, chỉ tồn tại trong mơ ước... Bối cảnh và lịch trình sáng tác bài TMBS ngày xưa nay trở lại thu hút tâm hồn và con tim của một số đông nhạc sĩ tài hoa hiện đang nương náu trên đất khách quê người: ...Kiếp sống tha phương, Thân phận lưu đày, Giọt lệ âu sầu, Nghe nấc từng đêm...
trong Mùa Thu Hà Nội của Hoàng Thy do Bảo Yến ca, thật là buồn não, ngậm ngùi như hơi thở của đô thành xa xôi "héo hắt Hồ Gươm, Khi gió thu về, Hàng me chết lặng..." (STM 3-ngày 09 th.10-2004), cũng như qua bài thơ Em Có Về Làng Xưa của Lê Mộng Nguyên (viết cuối tháng 12-2000 để tặng Hoàng Hoa), trong chương trình hôm ấy với chủ đề THU mà nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đã chọn lựa (với giọng diễn ngâm đầy xúc cảm của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh):
Em có về làng Phú Xuân xơ xác
Cạnh Huế thành sau bão lụt vừa qua
Em về thăm cánh đồng thu man mác
Lá chưa vàng, cây cối vẫn như xưa?
Sông Bình Lục ngày qua anh ngóng đợi
Cứ mỗi chiều trong nắng đẹp chứa chan
Trong ánh mắt tình yêu em vời vợi
Buồn cho đời anh một kiếp lang thang...
Người em gái của những ngày thơ ấu đã làm tôi hứng cảm bài Hoàng Hoa Thôn viết cách đây hơn nửa thế kỷ, mà vừa rồi Đồng Di Đỗ Hà làm sống lại trong Tùy Bút Xóm Hoàng Hoa (Phượng Vỹ 2004): ...Ngôi nhà vườn của gia đình nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên (sớm nổi tiếng với ca khúc "Trăng Mờ Bên Suối") lớn và đẹp nhất vùng chợ Cống thuở ấy. Chúng tôi thường quen gọi đó là "ngôi nhà Bồ Câu" với một dãy chuồng xinh xắn ở sân trước cùng cả trăm chú chim câu trắng nõn hiền lành. Cách đó một đoạn đường ngắn là nhà ông Vận làm hàng mã khá nổi tiếng, có cô con gái duyên dáng tên là Hoàng Hoa, nữ sinh Đồng Khánh. Những đêm rằm, cô và các bạn thường đi chân đất đến Đập Đá ngồi ngắm giòng sông trăng êm đềm huyền ảo. Hình ảnh lãng mạn đó đã đi vào ca khúc "Hoàng Hoa Thôn" của chàng nhạc sĩ trẻ tuổi tài hoa cùng xóm. Khi bài hát này được phổ biến trên đài phát thanh Huế, mọi người xôn xao, và rồi Xóm chợ Cống đã thành Hoàng Hoa Thôn từ thuở ấy. Cuộc hành hương về "quê quán tôi xưa" vẫn miên man trên những bước chân của một thời đại. Trong miền tâm thức lãng du có nỗi thương nhớ không nguôi về quê nhà xa xôi ngàn trùng, có niềm khát khao thả hồn về nguồn cội và có cả ước mơ ngày về. Hãy chờ tôi nhé hỡi Xóm Hoa Vàng!".
Theo nhà thi hào Baudelaire: "Nói đến phong trào lãng mạn là nói đến nghệ thuật mới - nghĩa là nội tâm, tâm linh, màu sắc, và nguyện vọng đi đến chốn không cùng" (Qui dit romantisme dit art moderne - c’est-à-dire intimité, spiritualité, couleur, aspiration vers l’infini). Nhà thi, văn, soạn nhạc lãng mạn là người đa tình đa cảm, kích động tán dương, và hay mơ mộng: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu một buổi chiều, Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạc, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Xuân Diệu). Nguyễn Đăng Tuấn thuộc về phái nhà văn, thơ và nhạc lãng mạn với bài Mưa Tháng Chín của người nhạc sĩ phổ thơ Phạm Ngọc (tác giả "Nỗi Đam Mê Muộn Màng") mà chúng ta được thưởng thức trong STM 7-ngày 06/11/2004 đặc biệt do ông Đinh Quang Trung (sáng lập viên và thành viên Ban Giám Đốc Đài PT VNHN) thực hiện, qua giọng ca tuyệt vời của Nguyên Thảo: Từng giọt buồn, từng giọt buồn hiu hắt đọng lại tim tôi thành những yêu thương ngút ngàn để lại mình tôi trên con đường xưa lạnh tự ru mình trong đêm sâu, trong nỗi nhớ trái tim và trong sâu vời tím ngắt với những ký ức của ngày xưa... Con đường xưa bỡ ngỡ... Chiếc lá vàng vừa rụng... sẽ tìm đâu bóng anh phía chân trời và bóng anh đâu trong những lời cầu nguyện... Bóng anh đâu trong những câu hát xa... Mưa Tháng Chín một bản nhạc tình yêu với lá vàng vừa rụng nghe nỗi niềm trăn trở đánh thức lòng tôi sau những giấc mơ dài. Nhắm mắt lại với tiết tấu giai điệu của Nguyễn Đăng Tuấn tôi thấy mình nhẹ bỗng chơi vơi như chiếc lá bay trong mưa thu về một phía... không người. Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Phạm Ngọc và nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn (Ngọc Dung, Trinh Nữ). Những bài khác được trình bày trong chương trình STM 7: Cánh Chiều (do Quỳnh Lan hát), Hỏi Em (do Thụy Long), Hạ Xa (do Tố Nga), Như Giọt Mưa Dài Qua Phố Xưa (do Nguyên Thảo), Vì Sao Ngấn Lệ (do Quang Minh) và Một Giấc Riêng Em (do Quỳnh Lan) của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn phổ thơ Phạm Ngọc (lấy từ CD Cánh Chiều), toàn là những ca khúc lãng mạn mang nặng tình đời. Phạm Ngọc là một nhà thơ tâm linh hăng say (thơ ông khao khát tình người và triết lý vũ trụ vô biên), được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc một cách ưu ái, thông minh (như Trang Thanh Trúc chẳng hạn). Ông là tác giả những thi tập: Thương Nhớ Cố Đô (1978), Vùng Ký Ức (1997), Nơi Tình Yêu Ẩn Náu (1998), Nỗi Đam Mê Muộn Màng (1998)... mà nhân dịp tôi có viết một bài báo trên NghệThuật-Montréal của nhạc sĩ Lê Dinh, số 59 th. 02-1999 với kết cuộc như sau: Xin tạm biệt nhà thơ có biệt tài và đầy thi hứng, với vài nét đơn sơ và ý nhị, đã làm cho tôi nhiều lần xúc cảm: "Xin bước đi bằng bước nồng nàn cho ta về nơi hoàng hôn ấp ủ, vòng tay người là giấc ngủ bình yên". (Bạt Nguyễn Thị Khánh Minh, viết tại Sài Gòn một tháng tư năm 98): ...Ta sẽ về đến cuối trời / Nơi mây và gió / Không còn gặp gỡ / Nơi chỉ có ta / Cánh chim dang dở đường bay / Ngồi trong đêm / nuôi mộng cùng ngày... (Cuối Trời, trang 104 và trang cuối Bìa). Thuộc về phong trào lãng mạng trong tân thi ca hải ngoại hiện giờ, ta không thể nào quên được Chiều Vàng Năm Xưa của Lê Mộng Nguyên, do Tuyết Dung trình bày trong STM 1 (ngày 25 th. 09-2004) và nàng đã coi như là bài hậu của Trăng Mờ Bên Suối:
Chiều vàng năm xưa khi mùa thu hiu hắt thiết tha bao hình bóng
Một người ra đi trong bóng sương mờ thoáng nước non ngây buồn trông
Lá vàng rơi chứa chan ngoài song
Người ra đi chìm trong sương gió
Dứt tình trong một chiều thu
Lòng mơ ước vinh quang ngày mai núi sông lừng vang khúc ca khải hoàn
Bao chiều thu qua
Chiếc lá thu nhắc bóng dáng người mơ màng nay còn đâu bao nhung nhớ trong tâm hồn thoáng hương xưa...
"Qua giọng hát nồng ấm của Tuyết Dung, chúng ta có thể liên tưởng mùi hương đêm ngạt ngào tỏa rộng khắp khuôn viên của một thiếu nữ đài các. Khởi đầu là hương nguyệt quí bát ngát trong bóng đêm lênh láng khắp sân trước. Rồi khi trăng lên là tới lượt hương hoa lài, hương dạ lý. Và cho đến khi trăng lên đỉnh ngọ vòm trời là hương hoa cau, hương hoa bưởi lan trong gió mỏng hiu hiu, trong hơi sương man mác..." (Hồ Trường An, Chân Dung Những Tiếng Hát III, sắp xuất bản).
Phong trào lãng mạn trong thi ca VN hải ngoại đã lan tràn khắp các nước: Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc và Âu Châu là những nơi mà cộng đồng VN sinh sống đông đúc, nhất là qua các sáng tác nặng tình cố hương của những văn nghệ sĩ trong hai thế hệ đồng kiếp lưu vong. Những chủ đề như: Giòng Nhạc Nữ-Kỳ Đầu (STM 6-ngày 30 th. 10-2004), Giòng Thơ Nữ Được Phổ Thành Ca Khúc (STM 8-ngày 13 th. 11-2004), Hoang Mang Gọi Đời (STM 9-ngày 20 th. 11-2004), Bên Này Nỗi Nhớ (STM 10-ngày 27 th. 11-2004), Giòng Nhạc Nữ-Kỳ Hai (STM 11-ngày 04 th. 12-2004), Ngọn Suối Tương Tư (STM 12-ngày 11 th. 12-2004), Từng Trang Sách Mở (STM 13-ngày 18 th. 12-2004), Bình An Dưới Thế (STM 14-ngày 25 th.12-2004), Quyển Lịch Mới (STM 15-ngày 01 th. 01-2005), cùng Xanh Xao Cuộc Đời (STM 4-ngày 16 th. 10-2004) và Quê Nhà Trong Nỗi Riêng Chung (STM 5-ngày 23 th. 10-2004): là điển hình cho nỗi lòng của thi nhạc sĩ NĐT đặc trách chương trình phát thanh mà cũng là nỗi lòng của phần đông thi nhạc sĩ được chọn lựa trình bày cùng với nhiều nam nữ ca sĩ tuy giọng trầm bổng khác nhau đã cùng diễn tả tâm hồn của tác giả một cách trung thành cảm động...
Thu Trên Sông Seine: Nhạc Lê Mộng Nguyên phổ thơ Vương Thu Thủy, do Phạm Đăng hát (STM 8-ngày 13 th. 11-2004), thuộc về những bài thơ nhạc mang nặng tâm hồn nhung nhớ nhưng không quá đau khổ của những kẻ tha hương lạc loài nơi kinh thành ánh sáng:
Đêm qua ngồi đếm sao rơi
Lắng nghe thu rụng bên trời Paris
Sông Seine nước đến rồi đi
Luxembourg cỏ còn xanh ghi ngút ngàn
Đêm nay ngồi đón thu sang
Nhớ người thu ấy thu này mênh mang
Thu xưa duyên đã gặp nhau
Thu này lỗi hẹn nghìn sau mong chờ... v.v...
Phạm Đăng (tên thật là BS Phạm Đăng Thiện) với giọng Ténor (giọng nam tối cao) là người ca sĩ đã làm tôi rung động tâm hồn và óc não qua bài "Thu Trên Sông Seine" mà ông đã trình bày lần đầu tiên (với đàn đệm dương cầm của Jazzy Thảo Hương) trong buổi "Gặp Gỡ Ngô Thụy Miên" tại Mộc Lan Trang chiều ngày 25 th. 05-2002 tại Antony (Pháp)... Theo nhạc sĩ Trịnh Hưng (Nghệ Thuật số 61 th. 04-1999), Vương Thu Thủy (thi họa sĩ điêu khắc): "... một tài năng của nữ giới tại Paris, là một người chưa ra mắt thi phẩm nào, nhưng thơ của cô đã được lưu truyền rộng rãi trong giới văn nghệ và những người yêu thơ." Cùng trong chương trình STM 8, thính giả của Đài VNHN được thưởng thức âm nhạc trong thi ca qua các bài: Nụ Hôn Gửi Gió của Hoàng Việt Khanh phổ thơ Hiền Vy (ca sĩ Quang Lý), Em Sẽ Là (Nhạc Nguyễn Quyết Thắng phổ thơ Vũ Thị Thiên Thu (Doãn Hương ca), Mùa Xanh Mắt Ngọc (Nguyễn Minh Châu-người nhạc sĩ dồi dào nhất ở Paris, phổ thơ Linh Lan) được ca sĩ Phạm Đăng trình bày một cách huy hoàng, trong sáng, Hoài Niệm (Nhạc và lời của Trân Khanh và Phạm Quang Tuấn) với tiếng hát Lệ Mai "thánh thót như chim sơn ca, thanh tao như nước suối, âm vọng qua Vạn Lý Trường Thành..." (Thu sầu, thu chết... trong Nghệ Thuật số 128 th. 11-2004), Tóc Hương (Nhạc Nguyên Thanh phổ thơ Lan Quỳnh, ca sĩ Quang Minh), Mùa Tình Yêu (Nhạc Nguyễn Thành Nhân phổ thơ Miên Thụy với nữ ca sĩ Miên Thụy): nhà thơ tài hoa MT đăng thơ thường xuyên trên hai báo Đối Lực & Khai Thác Thị Trường ở Toronto (Canada) là hai tập san mà tôi cộng tác thường xuyên với nhiều bài biên khảo, tùy bút, văn thơ và... chính trị hiến pháp. Tôi thích nghe giọng hát Miên Thụy qua những bài thơ của nàng được Nguyễn Minh Châu phổ nhạc trên mạng lưới..., Một Cõi Đi Tìm (Thơ Quỳnh Hương, Nhạc Hà Phương Anh, Thu Hà ca), Dạ Quỳnh Hương (Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, Nhạc Phạm Anh Dũng, ca sĩ Trần Thái Hòa): Phạm Anh Dũng là một nhạc sĩ sáng tác dồi dào (tương tự nhạc sĩ Hiếu Anh mà tôi quí trọng) và hăng say trên mạng lưới (phần đông là những tình khúc, tương tự nhạc sĩ Nguyễn Tuấn) nên được mọi người trong hai Nhóm Nhạc Việt và Em Ca Hát hâm mộ và theo dõi...
Trong chương trình STM 12 phát thanh ngày 11 th.12-2004, thính giả của Đài được nghe lại bài Mơ Đà Lạt của Lê Mộng Nguyên sáng tác một chiều buồn vì vắng bóng người thương trong mộng đã bỏ kinh thành Huế và Trường Đồng Khánh để theo học trên miền núi cao:
Ngồi mơ Đà Lạt
Có núi rừng thông
Có nàng áo trắng
Ở Huế mới lên
Còn đâu những ngày
Chiều xưa năm ấy
Bên bờ sông Hương
Em cùng tôi ước thệ nguyền...
Giọng ca trầm ấm ướt át của Thu Hà (Paris) mà đồng bào đã được làm quen nhiều lần trên mạng lưới (Đặc Trưng hay báo Hồn Quê, vân vân) làm cho không khí mờ ảo sương của thành phố đẹp xa xưa càng thêm thơ mộng, lãng mạn (với đàn đệm dương cầm của Hồng Thư). Cùng trong một chương trình này, chúng ta đắm chìm trong Buồn Tháng Mưa của Nguyễn Đức Nam phổ thơ Ngọc Hoài Phương với tiếng hát Diễm Liên (từ CD Một Đời Nhớ Thương), tái sinh trongVùng Trời Kỷ Niệm của Vũ Đức Nghiêm do nam ca sĩ Nguyễn Hoàng Hương trình bày, theo dõi Cuộc Tình Tuyệt Vời của Quách Nam Dung với tiếng hát Vân Đức... Và tiếp tục trong cuộc hành trình đầy trìu mến với Em, Người Tình Nhân Tôi của Nghiêu Minh (tiếng hát Duy Lợi), với Mưa Tình Phương Xa của Nguyễn Đức Tuân phổ thơ Đóa Hoa Hồng (tiếng hát Quỳnh Lan), Độc Huyền của Nguyễn Tuấn phổ thơ Phạm Thiên Thư với tiếng hát Bảo Yến. BY là nữ ca sĩ đặc quyền của nhiều tác giả lừng danh như Nguyễn Tuấn và Phạm Anh Dũng: Trong hai CD Chiều Bên Sông và Bao Giờ Em Biết của NT nàng hát đến 5 bài, với giọng ca càng ngày càng lão luyện nhưng luôn đượm tình man mác... Nguyễn Tuấn là một trong những nhạc sĩ tôi yêu thích nhất. Để chấm dứt chương trình "Ngọn Suối Tương Tư", là bài Em Vẫn Nhớ của Thụy Mi với tiếng hát Tuấn Ngọc, lấy từ CD Những Vết Chùng.
Cuộc hành trình trong không khí lãng mạn từ ngày xưa đến nay (năm 2004) được chấm dứt với nỗi lòng của người nhạc sĩ xa nhà, xa nước, xa người yêu dấu lúc gió đông tàn và xuân chờ đợi bên thềm song cửa: Xuân Tha Hương của Lê Mộng Nguyên do Thu Hà (Paris) trình bày một cách buồn thảm, nhức nhói con tim với hòa âm Hồng Thư trong buổi chương trình chủ đề "Năm 2005: Quyển Lịch Mới" ngày mồng 1 tháng giêng Tây:
Chỉ thiếu một mình em chiều nay bên trời Âu xa vời
Mây kéo lê thê trời nước bao la kìa dòng sông Seine lơ lửng xuôi ngày tháng
Mùa xuân đến khắp trời khắp nơi người ta đi lướt thướt
Riêng tôi đứng nhìn nhớ lại ngày qua cùng em sánh vai bên dòng đời âm thầm
Tôi nhớ sông Hương với giọng hò cô lái
Khi thấy sông Seine nước đục lờ không tình yêu
Vườn hoa đâu đây lại gợi nhớ Văn Lâu
Sao lúc xuân về mà nước non âu sầu?
Xa cách muôn trùng bởi vì đâu còn lưu luyến?
Ngàn năm tiếng đàn còn thiết tha tình duyên!
Cái đau khổ bởi tình yêu (nhà, đất nước, người tình) của người nhạc sĩ VN nhiều lúc cũng tương tự cái buồn cô quạnh của LAMARTINE mà sau cái chết của người tình muôn thuở, muốn bày tỏ nguyện vọng nhiệt thành rời bỏ trái đất, một kỳ vọng viễn vông trong hạnh phúc lý tưởng mà nhà thi hào lãng mạn Pháp sẽ đạt được hoặc tìm lại trong không trung (espaces):
Trước thung lũng, đền đài và nhà lá
Ngoại vật trống không, mê ảo rụng rời
Cả những sông, núi đá, khu rừng thẳm
Từng ẩn núp mng tưởng với cô liêu
Nay thiếu bóng một người yêu muôn thuở
Tâm hồn ta như hoang vắng, quạnh hiu
(Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé !)
Cũng như trong Tình Tha Hương của Nguyễn Đức Tuấn (tiếng hát nữ Khuất danh thật buồn ảo não) cùng một chương trình, và Nắng Xuân Xưa của PAD bởi tiếng ca Lệ Thu (CD Đưa Người Về Phương Đông). Trời Tháng Giêng Mưa Bay của Trang Thanh Trúc với tiếng hát thông minh và óc não của Bảo Trâm như tiếng gọi thì thầm của người xưa vọng lại:
Buổi chiều bối rối qua nơi đây, người xưa có hay?
Nhặt một chiếc lá me trên tay
Mềm vương theo tháng ngày
Chợt buồn nắng xuống hôn vai gầy, hàng cây lá bay
Dịu dàng mái tóc đang thơm hoa ngọc lan ngất say...
Bảo Trâm là một nhạc sĩ, thi sĩ và ca sĩ có biệt tài: nàng đã tự trình bày sáng tác của mình trong STM 4 (Paris Về Đêm) và STM 6 (Ru Tình Nhân Xa). Về hai nhạc sĩ trẻ tuổi này, tôi đã khen ngợi nhiều lần trong bài "Từ Mây Khúc đến Hẹn Anh 15 Năm của Bảo Trâm-Trang Thanh Trúc, hay là Paris và Montréal trong tình đời và tình người" đăng trên báo Nghệ Thuật số 64 th. 07-1999. Tôi cũng không quên Hiếu Anh (một nhạc sĩ giàu tình cảm và dồi dào trong sáng tác đã được đồng bào yêu mến), Trần Thụy Minh (CD Tình Khúc TTM-2001), Hoàng Kim Chi, Mai Đúc Vinh, Linh Chi, Nhật Vũ, Mộng Trang, Hồng Khắc Kim Mai, Hà Phương Anh, Đào Nguyên, vân vân vì phần đông tôi đã nói nhiều trong một bài Tùy Bút Thu sầu, thu chết... trên nguyệt san Nghệ Thuật-Montréal, số 128 th. 11-2004.
Lê Mộng Nguyên (Paris)
Trich NGHE THUÂT ,MONTREAL, QUEBEC
NT 131 - tháng 2 - 2005
No comments:
Post a Comment