Thursday, August 23, 2012

SƠN TRUNG * CƠN ĐẠI HỒNG THỦY

CƠN ĐẠI HỒNG THỦY

Buổi chiều, trên bờ sông, hoa xoan đã nở. Những đám mây hiện rõ và trôi lững lờ trên dòng sông. Đã mấy hôm nay, hình bóng của Mai hiện rõ trong tâm trí Long. Mai đã về quê ngoại mấy hôm rồi, khiến Long nhớ nhung mãi hoài. Cúc, cô hàng xóm , và cũng là cô bạn cùng trường của Long, bỗng đến ngồi cạnh Long:
-Sao trông anh buồn quá vậy? Anh nhớ Mai à? Anh có muốn đi chơi với em không?
Long bèn theo Cúc lên đồi sim vắng, rồi cả hai cùng ngồi xuống đám cỏ xanh. Cúc cần tay Long rồi ôm Long. Cả hai cùng nằm bên nhau suốt buổi chiều. Đến tối cả hai mới trở về. Nhưng từ ngày hôm đó trở đi, Long it khi gặp Cúc. Long mang tâm trạng chán chường vì người Cúc không thơm., không êm ái, và hai thân thể không có sự hòa hợp chặt chẽ như những lần bên Mai..

Mãy hôm sau, Long bỗng nhiên gặp lại Cúc tại chợ phiên. Cúc vui vẻ đi bên Long, và Cúc rủ Long đi chơi Suối Tiên. Khi cả hai đi ngang cửa hàng của một ông thầy bói, Cúc rủ Long vào xem bói. Long để cho Cúc vào xem một mình, còn chàng thì ngồi ở bên ngoài cửa. Xem xong, Cúc không trả tiền, nàng bảo thầy bói nói sai. Thái độ của Cúc làm Long vô cùng chán nản vì nàng quá bủn xỉn và cay nghiệt. Một cảm giác buồn nôn xâm chiếm Long khiến Long không còn muốn tiếp tục đi chơi với Cúc nữa. Chàng bảo nàng chàng cảm thấy đau đầu, muốn trở về, không đi chơi Suối Tíên nữa. Cúc có vẻ giận. Và từ đó, Long chấm dứt liên hệ tình cảm với Cúc. It lâu sau, Long kết hôn với Mai, và hai vợ chồng sinh được một trai, một gái. Tất cả sống trong một gia đình hạnh phúc cùng với cha mẹ ruột của Long.


Năm nay, nhân dịp năm ngưởi già thế giới, triều đình có chương trình y tế săn sóc người già. Tại thủ đô và vài nơi trong nước, bộ Y Dược đã xây dựng những cơ sở to lớn cho người già vốn là quan lại trong triều cho đến quan lại các quận huyện cùng thân nhân của họ. Triều đình cũng hứa hẹn sẽ xây dựng các cơ sở y tế cho người già thuộc diện nhân dân toàn quốc. Chương trình tiếp theo là khám bệnh tổng quát cho người già từ 60 tuổi trở lên. Việc khám tổng quát này chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là các cựu quan lại trung ương cho đến quận huyện cùng gia đình của họ. Các lão nhân này đã tập trung tại các bệnh viện đặc biệt, và chỉ một vài ngày hoặc một tuần thì họ trở về với giấy chứng nhận sức khoẻ tối hảo. Giai đoạn thứ hai là cựu cán bộ xã thôn và dân chúng. Họ nhận được giấy gọi tập trung tại một số trường học và nhà thương. Các cụ ông tập trung một nơi, các cụ bà tập trung một nơi khác.

Tại trường tiểu học tỉnh lỵ, các ông già tập trung đông đảo. Có khoảng hai ba trăm người. Ai cũng tay xách, nách mang. Nào y phục, nào thực phẩm, thuốc men. Lệnh trên ban xuống mỗi người phải chuẩn bị lượng thực trong một tuần. Ông Năm gặp lại các bạn gìà nên ông rất vui vẻ. Gặp ông Bảo, cựu giáo viên, ông tiến đến chào hỏi thân mật:
-Bác gái đâu mà tôi không thấy?
-Bà nhà tôi được lệnh tập trung tại bệnh viện Đa khoa.
-Còn bà nhà ông thị tập trung ở đâu?
-Bà nhà tôi tập trung tại trường trung học gần nhà.
Ông Bảo cười nói vui vẻ:
-Tụi mình già cả hết rồi, không bệnh kia thì bệnh nọ. Triều đình ta nay chú trọng việc chăn sóc sức khoẻ cho người già, thật là đáng hoan nghênh hết sức. Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, chưa có chính phủ nào lo mặt y tế cho người già chu đáo như triều đình ta nay.
Hai ông đang nói chuyện thì ông Lưu, bạn hàng xóm ông Bảo tiến đến, ba ông vui vẻ chào hỏi nhau.
Ông Lưu hỏi:
-Các ông có biết tụi mình phải tập trung bao lâu không?
-Khám sức khỏe thì chỉ vài ngày là cùng.
- Triều đình ra lệnh những người già từ 60 tuổi trở lên phải tập trung để kiểm tra sức khoẻ, và chỉ mang lương thực một tuần. Như vậy là chúng mình chỉ xa nhà một tuần thôi.


Ba ông chào hỏi nhau xong thì phân tán mỗi ông mỗi nơi vì ai cũng muốn tìm kiếm ngườI quen để chào hỏi và hỏi tin tức. Các ông gặp khá nhiều người quen nhưng cũng không hỏi được tin tức gì mới lạ. Nhìn ra cổng trường thì họ thấy nhiều người trẻ dáng chừng là con cái những thân nhân đã đến tập trung tại trường. Họ không nỡ rời xa cha mẹ nên còn lẩn quẩn không bỏ về nhà. Họ tập trung khá đông đảo nên quan trên sai lính lệ đuổi họ về kẻo họ làm trở ngại lưu thông. Sau khi các bô lão đến đầy đủ , cửa trường đóng lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trước cổng trườ ng, lính canh phòng nghiêm nhặt.



Khi các ông già đến địa điểm tập trung thì họ liền trình giấy gọi tập trung để các thư lại ghi tên vào sổ. Sau đó họ liền được gọi điểm danh, rồi nghe quan trên giảng dạy. Các quan cho biết triều đình chăm lo sức khỏe của người già nên từ nay những người già từ 60 trở lên được tập trung để khám sức khỏe. Những ai không có bệnh thì được chích ngừa, rồi về với gia đình. Còn ai có bệnh thì sẽ được ở lại chữa bệnh cho đến khi lành sẽ về . Ai không có gia đình thì ở lại trung tâm người già, và được triều đình chăm lo mọi mặt. Nghe quan lại giải thích, các bô lão đều tỏ ra hân hoan. Có người cảm động khóc sụt sịt như trẻ con.



Buổi trưa và chiều, ai nấy đều đem lương thực ra ăn. Đến tám, chín giờ tối, một số các cụ đã lăn ra nền gạch nằm ngủ. Bỗng mười một giờ đêm, mọi người được lệnh ra sân tập họp để đến địa điểm mới. Có khoảng mười xe, xe nào cũng kín mít như xe chở hàng hóa xuyên liên bang, hay như xe chở tù nhân. Mỗi xe ba chục người, ai lên sau phải đứng. Xe chạy ra ngoài thành phố. Càng đi xa, con đường càng trắc trở khó đi. Đi được gần một ngày thì biến cố xảy đến. Mọi người muốn đi tiêu, đi tiểu nhưng cảnh vệ không cho phép, tài xế phải chạy suốt, không được ngưng lại giữa đường. Vì vậy mà đa số ông già đã tiêu tiểu ngay trong xe. Xe đóng kín mít, không làn gió mát, không ánh sáng. Mùi mồ hôi, nay lại thêm mùu xú uế của tiểu và phân người. Đâu đó có tiếng kêu:
-Có người té xỉu!
-Cấp cứu! Cấp cứu! Có người chết ngạt.
-Tài xế! Dừng xe! Có người đau tim!
Nhưng tài xế và lính lệ im lặng vì họ đã được chỉ thị trước là phải im lặng trong mọi tình huống. Cho đến sáng hôm sau, cả đoàn xe, và một số đoàn xe khác được phép tiến vào một thung lũng có khu trại rộng lớn, ở ngoài cổng có bảng đề năm chữ lớn “ Trại An Dưỡng Bồng Lai” . Đó là trại tù “Đại Gian ” nay đổi tên. Các tù nhân cũ đã được lệnh dờI đến một địa điểm khác nhường chỗ này cho các bô lão.


Khi bước xuống xe, một số lão nhân đã té xuống mà không đứng dậy được vì mấy ngày phải dứng trong xe, không có chỗ nhúc nhích. Họ không được ăn uống lại phải chịu cảnh hôi thối tồi tệ hơn trong một chuồng bò, chuồng ngựa. Một số bại liệt, các lính lệ phải khiêng xuống và đưa vào phòng y tế. Một số đã chết. Trong khoảng năm trăm trại viên mới đến đã có một trăm bại liệt và lâm bệnh trầm trọng, còn 50 trại viên chết trong xe khi di chuyển. Người chết thì trại lập biên bản riêng rồi đem chôn trên đồi. Người bệnh nặng thì cho vào bệnh xá, còn những ai khoẻ thì vào trại. Trại có 8 dãy nhà, trước đây do tù nhân lợp để cho tù nhân ở. Mái lợp tranh. Mỗi dãy nhà cách nhau khoảng 10 thước, ở giữa có hàng rào tre che kín. Tám dãy nhà này là khu tù nhân. Trong mỗi nhà có giường gỗ hoặc giường tre, làm bằng các cây tre để nguyên ống. Các chân giường là những cây gỗ to bằng bắp chân. Ngoài ra cũng có những khu khác như khu nhà ban quản đốc, khi cảnh vệ, khu bệnh xá, khu lao động, khu ẩm thực, khu vật liệu và khu văn hóa gồm thư viện và hội trường.. Giữa khu này qua khu kia có cổng đóng kín và có lính lệ mang súng canh gác.



Sau khi vào trại, các lão nhân được tập trung ở hội trường để nghe chúa trại giảng giải chính sách của triều đình và nội quy của trại. Nội quy của trại gồm những điều sau:
1. Tất cả tiền bạc, đồng hồ, đồ kim khí, đồ vật quý phải trình nạp cho trung tâm cất giữ.
2. Sau khi ăn chiều xong, mọi người có quyền tắm rửa giải trí, hoặc tập thể thao..
3. Chín giờ tối, lên giường ngủ. Không được nói chuyện, hay đi lang thang..
4. Sáu giờ sáng các trại viên phải thức dậy, đánh răng, rửa mặt và ra sân tập thể dục tập thể.
5. Trong đêm muốn đi tiêu, đi tiểu phải xin phép tổ trưởng.
6. Cấm ngặt ăn cắp của trại, của quan lại và các người khác.
7.Nghiêm cấm mọi sự tranh cãi, ấu đả .
8. Cấm dâm dục
9.. Cấm hối lộ.
10. Mỗi phòng, mỗi khu đều có lính trông coi. Trại viên phải tuân lệnh tuyệt đối, không được cãi cọ hay hành hung người triều đình.
11. Ai làm trái nội quy, nhẹ thì bị nhốt từ một ngày đến một tháng, nặng hơn nữa thì bị biệt giam từ vài ngày đến vài tháng.. Nếu ai phao tin đồn nhảm hoậc có ý chống triều đình sẽ bị đưa lên tòa án xử phạt theo luật định, hoặc chúa trại cũng có thể chấp hành pháp luật trừng trị thẳng tay.



Viên chúa trại cho biết triều đình rất quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, mà chú ý đặc biệt về sức khoẻ của ngườI già. Người già thì suy yếu, nhiều bệnh tật nên triều đình phải tập trung để kiểm tra toàn diện. Ai không bệnh sẽ trở về, ai bệnh nhẹ thì ở lại một thời gian ngắn, ai bệnh nặng thì cần thời gian dài hơn. Sau khi lành bệnh, những ai không có gia đình hoặc muốn ở lại thì triều đình sẽ chấp thuận, vì triều đình luôn chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là những nhân dân già cả. Viên chúa trại thuyết trình xong, hỏi ai có thắc mắc thì cứ hỏi.


Vì đường xa, quá mệt mỏi, it ai đưa ra thắc mắc hoặc tham dự cuộc tranh luận. Cuối cùng, các cụ chia thành tổ , rồi bầu tổ trưởng, tổ phó và được lính lệ dẫn vào các phòng. Lính lệ vào hướng dẫn cách sắp xếp đồ vật cá nhân, chỗ xếp quần áo, chân màn và chỗ nằm từng tổ. Sau khi các cụ vào trại, lính lệ kiểm soát lần nữa, rồi ra ngoài khóa cửa lại. Trong đêm, những ai muốn đi tiêu, đi tiểu thì phải kêu to, xưng tên, và nói rõ là xin đi tiêu hay đi tiểu. Khi tổ trưởng chấp thuận thì các trại viên mới được ngồi dậy đi vào một cái thùng đặt ở góc phòng.


Sáng ra, mọi người thức dậy từ sáu giờ sáng, đi tiêu, đi tiểu, đánh răng, súc miệng, rửa mặt và tập thể dục trong phòng. Tổ trưởng cử ngưởi đổ thùng phân và nước tiểu và quét dọn phòng. Khoảng 7 giờ, mọi ngưới ăn sáng rồi đi lao động. Nhóm mộc thì cưa đẽo, đục, lo đóng bàn ghế. Nhóm canh nông thì xúc phân, đổ nước tiểu và trồng lúa, khoai, sắn. Nhóm lâm sản đi săn bắn và hái củi. Mỗi trại viên ngày ăn ba bữa, mỗi bữa không đầy một bát cơm. Bữa ăn thường là cơm độn khoai sắn hay bắp. Thức ăn là một món canh và một món kho hay xào. Canh thường là rau muống. Mỗi nồi canh nấu cho trăm người, gồm rau muống để nguyên, không cắt, không chẻ, không loại bỏ rau già, chỉ rửa sơ sài, nấu với một con gà hay hai ba ký xương bò, xương heo. Món xào thường là rau muống xào thịt bò hay thịt heo, món mặn thường là cá hay thịt kho với bầu bí, cà chua, cà dái dê. Rau muống, bầu bí hoặc cà chua đều là trại viên trồng trong trại. Mỗi trại viên nói chung là được vài muỗng canh, một lát thịt hay một miếng cá kho nhỏ. Phần lớn các cụ không ăn nổi, Mỗi tuần, các trại viên mỗi phòng thực hiện việc kiểm điểm hàng tuần. Cụ Lâm là một thương gia ở kinh đô thắc mắc:
-Tại sao triều đình lại đối xử với chúng tôi như tù nhân?
Viên phó chúa trại tuổi khoảng ba mươi giải thích:
-Đây không phải là trại tù mà là trường học. Các anh xưa nay sống cá thể, nay các anh phải làm cuộc cách mạng, phải sống một đời mới của tập thể nghĩa là mọi người cùng làm, cùng ăn và cùng ngủ. Có sống cuộc sống tập thể thì mới tiến lên đại đồng, không còn phân chia giai cấp, không còn biên cương quốc gia, mọi người trên toàn cầu là anh em một nhà.

Viên trưởng ban chính trị, tuổi khoảng bốn mươi, lên tiếng giảng dạy:
- Các anh đã già không nên ăn nhiều mà phải ăn theo quy định y tế để đảm bảo sức khỏe. Các anh lại phải lao động vì lao động là vinh quang, lao động là luyện tập cơ thể. Tất cả các anh hiện nay đang được triều định giáo dục và bồi dưỡng. Các anh phải cố gắng học tập tốt, cố gắng lao động tốt để khỏi phụ tấm lòng đại nhân, đại nghĩa của hoàng thượng và triều đình!
Cụ Nhân, một cai đội hưu lên tiếng:
-Tại sao không kiểm tra trong thành phố mà phải vào nơi rừng núi hoang vu?
Viên chúa trại trả lời:
-Ngày nay, quả địa cẩu nóng lên và sinh ra nhiều bệnh dịch. Triều đình ta biết trước việc này nên phải đưa các anh lên chốn núi rừng để tâm hồn các anh được thanh tĩnh, đồng thời tránh sự lây lan trong dân chúng.
Y sĩ Nho hỏi:
-Tại sao chuyên chở chúng tôi như chuyên chở súc vật, không cho chúng tôi ăn uống, nghỉ ngơi, và đi tiêu, đi tiểu?
Viên phó chúa trại trả lời:
- Triều đình ta có nhiệt tình săn sóc sức khoẻ cho nhân dân nhưng vì thiếu phương tiện nên bọn các anh phải ngồi chật. Việc xe chạy liên tục là để tránh chậm trễ, triều đình săn sóc các anh nên muốn đưa các anh mau đến nơi an dưỡng.Tất cả là do lòng yêu nước và yêu nhân dân của hoàng thượng và triều đình..
Cụ Văn là một giáo viên xin hỏi:
-Triều đình ra lệnh tập trung một tuần sao đã mấy tháng qua, chúng tôi chưa được về mà còn phải lao động như tù nhân, như nô lệ? Triều đình nói kiểm tra sức khoẻ mà đến nay chúng tôi vẫn không thấy bóng y sĩ hay y tá đâu cả. Xin các quan lớn giải thích rõ ràng, đừng lừa dối nhân dân.
Viên chúa trại trả lời:
-Triều đình ra lệnh các anh mang lương thực một tuần chứ không nói các anh chỉ đi một tuần. Hiện nay, trung tâm chưa thực hiện được việc khám tổng quát là vì thiếu y sĩ. Các anh phải chờ đợi một thời gian nữa!
Tuy các quan đã bào chữa và cố gắng thuyết phục nhưng một số các cụ vẫn phản đối. Cụ Vân là một đại thương gia, luôn sống trong cảnh phú túc, không chịu nỗi cư cực. Và cụ Minh, một luật sư không chấp nhận hành động phi pháp của triều đình, quyết tâm tuyệt thực. Hai cụ còn vận động một số bạn già tuyệt thực tập thể. Chúa trại cho gọi mấy ngườI này lên văn phòng, và khuyến dụ họ, song họ không chịu. Cụ Vân nói:
-Chúng tôi không phạm tộI, tại sao đối xử như tù nhân? Dù chúng tôi phạm tộI gì, chúng tôi phải được pháp luật triều đình xét xử công minh.

Cụ Minh phát biểu:
Không thể đưa chúng tôi vào rừng sâu bỏ cho chết đói như thế này. Yêu cầu triều đình phải đối xử công bằng và nhân đạo với nhân dân.
Viên chúa trại tức giận, đập bàn quát lớn:
-Chúng bay là những thằng già vô ích, không sản xuất, không làm gì có ich lợi cho nhân dân, cho đất nước. Giết sạch chúng bay hàng triệu đứa thì triều đình thu lợI hàng triệu, hàng ức lạng vàng hàng năm. Chúng bay cũng gần kề miệng lỗ, chết sớm vài năm thì cũng tốt thôi. Nuôi chúng bay chỉ tổn hại cơm gạo. Đáng lẽ chúng tao cho chúng bay chết đói từ ngày đầu tiên vào đây, nhưng chúng tao còn chờ lệnh trên. Chúng bây là những tử tộI sắp lên đoạn đầu đài mà không biết thân còn biểu tình, tranh đấu vớI tuyệt thực!





Sau khi la mắng xong, viên chúa trại ra lệnh đem các cụ giam tại khu biệt giam (khu này còn gọi là khu kiên giam). Khu biệt giam là một hòn đảo giữa một cái hồ rộng nuôi cá sấu. Có một cái cầu bắc từ trong bờ ra khu kiên giam. Khu kiên giam là một gò đất, là một cái nhà hay cái chuồng làm bằng gỗ, trên lợp tôn, xung quanh có lứới sắt bao bọc. Có hai tầng, cách biệt nhau bằng những thân cây đóng khít nhau.Mỗi tầng co hai hay ba phòng, mỗi phòng có thể nhốt một hai người. Các trại viên bị kỷ luật thì bị xiềng xích chân tay, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa.. Những ai đã vào đây khoảng hai tuần cho đến một tháng đều chết hết. Nhưng ở tầng trên thì thoải mái hơn.



Đến tháng bảy âm lịch, tại miền Bắc là mùa mua lũ. Cơn mưa càng ngày càng dâng nước lên cao khiến các trại viên phải ở nhà không đi lao động được. Đêm đến như thường lệ, các thầy đội ra lệnh nhốt các trại viên vào phòng và khóa trái cửa bên ngoài. Khoảng nửa đêm, chúa trại ra lệnh tập họp các thầy cai, thầy đội và lính lệ mang hành lý ra bên ngoài trại. Tại đây có xe lớn, xe con đợi sẵn. Họ lặng lẽ lên xe đến một nơi khác, bỏ mặc sau lưng đám người già sắp bị chết đuối.
Nước dâng mỗi lúc một cao, nước đã vào phòng ngủ của trại. Các cụ hoảng hốt kêu gọi nhau:
-Nước lụt các bác ơi! Nước lụt ngập trại!
-Dậy mau! Dậy mau!
- Các thầy cai, thầy đội ơi ! Mở cửa! Mở cửa! Cứu chúng tôi!
-Người ta giết chúng tôi! Xin TrờI Phật phù hộ chúng tôi!
-Lạy Quan Thế âm bồ tát! Xin bồ tát cứu khổ, cứu nạn chúng con!.
-Lạy chúa! Xin cứu vớt chúng con!



Trong trại toàn là tiếng kêu than, nguyền rủa. Một vài cụ khoẻ mạnh đã leo được lên mái nhà hoặc chạy ra ngoài. Những ai chạy ra ngoài liền bị nước cuốn trôi đi ra sông, ra biển.


Trận lụt năm này đã làm cho núi rừng ngập lụt. Nước từ núi cao chảy về. Nước từ biển cả dâng lên. Hàng vạn dân chúng miền núi và miền xuôi bị trôi ra biển. Triều đình thông báo trận lụt đã cuốn trôi một số đông quan lại bộ Y, quan quân, và giết hàng vạn các lão nhân tại các trung tâm an dưỡng toàn quốc. Việc này đã gây ra một phản ứng dữ dội trong toàn quốc. Những ai có cha mẹ thiệt mạng trong trận bão lụt đã lên tiếng chỉ trích chính sách vô trách nhiệm của triều đình. Có kẻ gửi thư lên vua, có kẻ viết thư cho Đô ngự sử hoặc phủ huyện kêu oan, có người viết cáo thị dán khắp nơi kêu gọi dân chúng lên tiếng phản kháng.. Vua quan tức giận, cho họ là phản động nên ra lệnh bắt giam họ hoặc sa thải họ.



Thân phụ của Long nhờ bám vào một thân cây cho nên trôi vào một bờ sông. Cụ được một ngườI chài lướI vớt được đưa vào nhà cấp cứu và nuôi dưỡng. Sau vài bữa, cụ tỉnh lại, cụ thuật mọI việc cho ngườI thuyền chài nghe. Sau vài ngày, ngườI chài này dùng thuyền âm thầm đưa cụ về làng cũ. Chờ nửa đêm khuya vắng, ông dắt cụ về nhà. Nửa đêm, nghe tiếng gõ cửa, mọi người trong nhà Long lo lắng vì sợ lính lệ hay tuần phu đến xét nhà. Khi thấy một ngườI lạ dẫn bố mình về, Long vô cùng ngạc nhiên và vui sướng. Long mờI khách vào nhà ngỏ lờI cảm tạ. Long đem tiền bạc biếu người thuyền chài nhưng ông ta từ chối. Ông xin phép về ngay vì ở lại lâu bất tiện.

Sau khi khách ra về, Long hỏi bố mọi việc, Long mới biết bố mình đã thoát hai đại nạn. Long dặn mọi người trong nhà không được tiết lộ bí mật. Mẹ Long cũng đã đi trình diện thế là đã chết trong cơn đại hồng thủy. Long thương xót mẹ già. Long giấu bố trong chuồng heo. Chuồng heo nhà Long khá lớn, có hai phần. Một phần nuôi heo, còn phần bên cạnh để chứa dụng cụ và đồ cũ. Long đào một hầm bí mật tại đây, xây gạch đá vững chắc. Một tấm gỗ làm cửa, trên phủ rơm. Khi làm xong hầm, Long đưa bố vào ẩn lánh trong này. Hàng đêm, đích thân Long đưa cơm nước cho bố.




Mỗi buổi chiều, các cô gái thường ra sông giặt quần áo. Cúc thường gặp Lan, Hạnh, Hường và Hoa. Giặt quần áo xong, Cúc thường ngồi trên tảng đá trên bến chuyện trò với các bạn gái.
Hạnh nói:
-Con Mai xấu thế mà được anh Long yêu và cưới làm vợ! Số phận chúng mình thật thua kém!
Hoa nói:
- Vợ chồng là do duyên phận, so sánh làm chi cho mệt!
Cúc mang những thư trong túi ra khoe cùng bè bạn:
-Nhiều chàng trai làng và ngoài tỉnh gửi thư cho tao mà tao không chưa yêu ai cả! Trước khi cưới Mai, Long đã cầu hôn tao mà tao không chịu. Nay Long đã cưới Mai mà Long vẫn chạy theo van nài ban phát chút tình yêu! Anh chàng thật trơ trẽn!



Ban đêm, Cúc thường nhìn sang nhà Long, thấy cảnh Long âu yếm Mai mà lòng nàng tức giận vô cùng. Nhà Long và nhà Cúc cách nhau một hàng rào dâm bụt. Nhiều đêm, Cúc bò qua hàng rào sang nhà Long nhìn vào phòng vợ chồng Long. Trong khi vợ chồng Long ngủ say, Cúc đứng thẩn thờ lòng đầy uất hận. Bỗng một đêm, Cúc thấy Long mở cửa ra sau vườn, tay mang một thúng nặng. Cúc đi theo và thấy Long vào chuồng heo. Cúc tính liều xông ra ôm đại Long. Nhưng Cúc thấy Long nâng tấm ván và chui vào một hầm bí mật. Cúc biết Long có sự bí mật. Long giấu một kho tàng ư? Hay Long giấu một tên cướp? Hay Long nấu rượu lậu?


Theo dõi một thờI gian, Cúc thấy đêm nào Long cũng vào chuồng heo và bưng theo một cái thúng vào. Cúc bèn bỏ thư rơi cho viên lý trưởng, báo cho biết có tên cướp ẩn náu trong chuồng heo nhà Long. Đêm đến, viên lý trưởng bèn đem tuần phu vây nhà Long và bắt được thân phụ Long và giải lên huyện. Quan huyện kết tội bố Long trốn trại, và Long chấp chứa phản động. Bố Long bị đày ra đảo, ít lâu sau rồi chết. Còn gia đình Long bị đuổI ra khỏi làng, phải lên tập trung sản xuất tại rừng núi xa xăm, mà sau cũng không ai biết tông tích.




Trong thời gian nước Đại Lạc bị cơn hồng thủy, mấy chiếc tàu quốc tế nghiên cứu môi trường đại dương có mặt ngoài biển. Họ đã vớt được một số nạn nhân của cơn hồng thủy. Những người trẻ thì sau vài ngày chữa trị , họ đưa vào bờ . Còn những lão nhân thuộc các trung tâm An Dưỡng, thì được đưa về trung tâm y tế thế giới. Sau một thời gian trị bệnh, các cụ tỉnh lại và tường thuật lại những sự thực tại các trung tâm an dưỡng. Sau đó, hội Bảo vệ nhân quyền, hội bảo vệ người già cùng nhau nghiên cứu và đi đến những khám phá mới về các chính sách của triều đình Đại Lạc quốc. Họ kết luận:


Trung tâm an dưỡng sự thực là những lò sát sanh. Họ theo đường lối cách mạng đỏ là đường lối duy vật vô nhân đạo nhằm đối phó nạn nghèo đói. Chính sách này có những điểm sau:
-Không nuôi nấng, không chữa bệnh cho người già từ 60 tuổi trở lên, mà phải giết họ đem bón cây để khỏi hao tốn tài nguyên quốc gia.
-Không cho thanh niên nam nữ kém sức khỏe được kết hôn và sinh đẻ. Nếu không giết thì phải thiến hoặc hoạn những người này.
-Trẻ con đẻ non, yếu đuối bệnh tật thì giết đi đem bón phân hay làm thực phẩm gia súc
-Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh được một đứa con.
-Những người tự tử thì không được cứu chữa, để cho họ chết theo ý nguyện. .
-Tất cả thuốc men và phương tiện ưu tiên phục vụ quan lại triều đình vì triều đình là người tổ chức mọi thắng lợi cho tổ quốc..
-Không cứu chữa những người không có tiền trả viện phí.
-Những người chết không được chôn xuống đất, đất để sản xuất chứ không dùng để chôn ngườI chết. Những người chết phải đem thiêu, lấy tro bón cây.
-Những nhà dưỡng lão, viện tế bần, nhà thương của chế độ cũ là tàn tích phong kiến và thực dân, phải triệt tiêu hoàn toàn bằng cách giao cho các nước bạn xử lý thích đáng..



Sau khi nghe tin tức của hội Nhân quyền, dân chúng khắp nơi phẫn nộ, kết tội vua quan vô nhân đạo, là một lũ quỷ sống, phạm tội diệt chủng. Triều đình ra thông báo phủ nhận tin tức trên, cho rằng tin trên là hoàn toàn thất thiệt, do bọn địch có dụng tâm đánh phá triều đình ta.

No comments: