Thursday, August 23, 2012

KÝ HOÀNG HẢI THỦY

Ba Đình ngày 2 tháng 9, 1945

Văn nghệBắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa được người xứ Bắc ca tụng nhiều nhất là Phùng Quán, tác giả bài thơ “Lời mẹ dặn”. Là nạn nhân trong vụ bọn Tố Hữu phóng tay ác ôn trừng trị những văn nghệdám đòi quyền tự do trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm những năm 1956, 1957, 1958, Phùng Quán đi khỏi Hà Nội trong khoảng 15 năm. “Đi” đây là “đi tù không có án”. Trở về Hà Nội, sống đói rách, Phùng Quán không viết một dòng nào về 15 năm tù đày của anh.
Một ngày Tháng 8, thấy báo Hà Nội đăng lời phát biểu của một anh Cán Cộng, nói người tạo ra cái gọi là Lễ Đài ở Hà Nội, để Hồ chí Minh lên đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập Ngày 2 Tháng 9, 1945 là một anh cà chớn, Phùng Quán nhớ người dựng lên cái lễ đài đó là Nguyễn hữu Đang.
Đây là lời Phùng Quán viết trong bài: Người dựng Lễ Đài Độc Lập. Trích:
Ba Đình nắng thu vàng rực rỡ, một biển người vừa bước từ đêm dài trăm năm nô lệ ra bình minh Độc lập Tự do, cờ hoa trong tay và câu hát trên môi… Người Hiệpvĩ đại của Nhân dân và hai triệu người chết đói, bước vào tuổi năm mươi lăm, râu đen, mắt sáng, lễ phục kaki, đứng trên lễ đài, mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” bất hủ:
– Mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Lễ Đài Độc lập là cái cột mốc giữa đêm dài trăm năm nô lệ và bình minh của Độc lập Tự do của cả dân tộc. Kể từ khi trên mặt cỏ nắng Ba Đình mọc lên cái cột mốc này, số phận của cả dân tộc đã thay đổi, và số phận nhỏ bé, hèn mọn của thằng tôi cũng thay đổi. Từ một đứa trẻ chăn trâu mù chữ tôi sẽ trở thành một nhà văn. Cũng từ cái mốc kiến trúc mỏng manh này, cả dân tộc đã xuất phát, bước vào cuộc trường chinh sáng láng nhất, lâu dài nhất và dữ dội nhất của thế kỉ, với gánh nặng lịch sử trên vai: “Ta vì ta ba chục triệu người, Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”.
Phùng Quán đi tìm tài liệu về việc dựng Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1975, và tìm thấy:
Phùng Quán. Bài đã dẫn. Trích:
Thư của Bộ Tuyên Truyền có tiêu đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ đề ngày 31.8.1945 gửi Thị trưởng Hà Nội, về việc tổ chức Ngày Độc lập.
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Bộ Tuyên Truyền của Chính phủ Lâm thời sẽ tổ chức ngày 2.9.1945 một “Ngày Độc lập”.
Muốn cho ngày ấy có một tính cách thiêng liêng, Ban Tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang – Một thư khác của Ban Tổ chức “Ngày Độc lập” thuộc Bộ Thông tin và Tuyên truyền, đề ngày 31.8.1945. Hình thức và con dấu như trên. Nội dung thư:
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Nhân “Ngày Độc lập”, chúng tôi yêu cầu Ngài cho treo cờ ở vườn hoa Ba Đình và hai bên những phố lân cận.
Còn về lễ chào Quốc kỳ, chúng tôi nhờ Ngài sửa soạn cho chúng tôi một chiếc cột cao 12 thước tây đủ cả giây và bánh xe (poulie); sẽ có chỉ thị về chỗ dựng cột cho phu Toà Thị chính.
Kính thư, Nguyễn Hữu Đang
Một thư khác, hình thức, tiêu đề và con dấu giống hai bức thư trên, với nội dung:
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Muốn cho Ngày Độc Lập tổ chức vào ngày 2.9.1945 tới đây được hoàn hảo, chúng tôi yêu cầu Ngài thông báo ngay cho các Phố trưởng để các ông ấy báo tin cho các nhà trong khu vực mình biết rằng Cụ nào trong nam giới hay nữ giới muốn đi dự lễ ấy sẽ đến họp ở Hội quán Khai Trí hồi 13 giờ trước khi đi lên vườn hoa sau
Sở Tài chính.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang
Sau khi đọc kỹ những tư liệu trên, tôi suy luận: ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Ngày Độc lập, vậy chắc ông phải biết ai là tác giả công trình kiến trúc Lễ đài. Cần phải tìm gặp ông để hỏi cho ra.
( .. .. .. )
Anh Nguyễn Hữu Đang thì tôi được biết mặt từ mấy chục năm trước, nhưng rất ít khi được chuyện trò với anh. Mỗi lần tôi được anh hỏi chuyện, tôi bối rối, sướng mê nguời, đầu không khiến mà chân cứ rụt về tư thế đứng nghiêm, như ngày còn làm trinh sát mỗi lần được Chính uỷ Sư đoàn hỏi chuyện. Tôi nghĩ bụng: Tôi là cái thá gì mà được một người như Nguyễn Hữu Đang hỏi chuyện? Nguyễn Hữu Đang, người tham gia hoạt động cách mạng từ khi tôi chưa đẻ; nhà hoạt động báo chí công khai của Đảng cùng thời với Trường Chinh, Trần Huy Liệu; một trong những người tổ chức và lãnh đạo chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ cùng thời với Phan Thanh, cụ Nguyễn Văn Tố. Một trong những người sáng lập và tổ chức Hội Văn hoá Cứu quốc cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Và cuối cùng là Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ của Đất nước: 2-9-1945.
(.. .. .. )
Cách đây khoảng mười lăm năm, anh từ cao nguyên Hà Giang trở về, tá túc tại quê nhà. Hàng năm vào dịp giáp Tết, lại thấy anh đáo lên Hà Nội trên chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô (cũ). Anh mang đến cho mấy bạn cũ mỗi người một cân gạo nếp. Một lần tôi cũng được anh cho một cân. Tôi cảm động và ngạc nhiên hỏi anh: “Anh kiếm đâu ra gạo nếp mà cho chúng em thế?”. Anh cười: “Mình sống ở nông thôn cũng phong lưu ra phết. Không những có gạo nếp biếu bạn, lại còn có cả thóc và rơm cho nông dân vay”. – “Hiện nay anh đang làm gì ở dưới đó?”. “Mình nghiên cứu Lão Trang và dịch lại cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô qua bản tiếng Pháp. Đối chiếu thấy bản dịch đã in sai nhiều quá .”
Hai năm trở lại đây không thấy anh lên Hà Nội nữa. Mấy anh em quen cũ chúng tôi hỏi nhau: ” Không biết anh Đang có gặp chuyện gì trắc trở dưới đó không?”.
Phùng Quán tìm đến nơi ở của Nguyễn Hữu Đang. Đây là đoạn Nguyễn Hữu Đang kể về việc dựng Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945:
Phùng Quán. Trích:
Anh Đang ở gian đầu hồi cái nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xã. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi: “Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia kìa! Đang cọ rửa cái gì mà chăm chú thế không biết…” Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như vòng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng hình chữ C viết nghiêng. Tôi chợt nhớ cách đây rất lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể. Hồi Mặt trận Bình dân, Nguyễn Hữu Đang là cán bộ Đảng được cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như công tử loại một của Hà Thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng. Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất kì một nhà tư sản Hà Nội nào giàu có, vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì, vì họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh là trao tận tay cho cách mạng.
Và bây giờ, anh ngồi đó, gần tám chục tuổi, không vợ, không con, không cửa không nhà, lưng khòng chữ C viết nghiêng, tỉ mỉ cọ rửa những viên gạch vỡ – chẳng hiểu để làm gì – như người bõ già trong truyện ” Hương cuội ” của Nguyễn Tuân cọ rửa những viên cuội trắng để tẩm kẹo mạch nha vào dịp tất niên. Miên man nghĩ như vậy, tôi bật phì cười…
– Anh Đang!
Tôi nghẹn ngào gọi. Anh quay lại, chớp chớp mắt, răng vàng sỉn, cùn mòn gần nửa vì năm tháng.
– Phùng Quán! Chú về đây từ lúc nào thế?.
Hai anh em chúng tôi ôm chặt nhau giữa bậc cầu ao. Và cả hai gương mặt già nua phút chốc đẫm lệ.
( .. .. .. )
Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát mình những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nhìn vào cái đĩa đã tém gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành…. Rồi anh nói, mắt vẫn không rời cái đĩa:
– Thấm thoắt thế mà đã bốn mươi bảy năm trôi qua… Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó là ngày 28 tháng 8. Tại sao tôi nhớ, vì đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một. Năm đó tôi bước vào tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp tại Bắc Bộ phủ, để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào… Hôm đó, tôi có việc cần phải giải quyết gấp, nên đến nơi thì phiên họp vừa giải tán. Vừa bước lên mấy bậc thềm thì thấy cụ Nguyễn Văn Tố từ trong phòng họp đi ra. Cụ mừng rỡ chụp lấy tay tôi, nói:
– Anh vào ngay đi, cụ Hồ đang đợi anh trong đó.
Tôi theo cụ Tố vào phòng họp. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp mặt ông Cụ. Ông Cụ ngồi ở ghế tựa, mặc bộ quần áo chàm, tay chống lên ba toong. Cụ Tố kéo tôi lại trước mặt Cụ, giới thiệu:
– Thưa Cụ, đây là ông Nguyễn Hữu Đang, người mà phiên họp quyết định cử làm Trưởng ban Tổ chức ngày lễ.
Cụ Hồ nhìn tôi một lúc với cặp mắt rất sáng, cặp mắt mà về sau này nhân dân cả nước đồn rằng có bốn con ngươi – như muốn cân nhắc, đánh giá người mà Cụ quyết định giao trọng trách. Cụ hỏi tôi với giọng Nghệ pha, rất giống giọng cụ Phan Bội Châu mà có lần tôi đã được nghe:
– Chính phủ lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày mồng Hai, tháng Chín. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không?
Tôi tính rất nhanh trong đầu: Tháng 8 có 31 ngày, như vậy là chỉ còn 4 ngày nữa thôi. Tôi suy nghĩ cân nhắc, hình dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua, để tổ chức được một ngày đại lễ như vậy, trong khi mình chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi nói với Cụ Hồ:
– Thưa Cụ, việc cụ giao là quá khó vì gấp quá rồi.
Cụ Hồ nói ngay:
– Có khó thì mới giao cho chú chứ!.
Kể đến đây anh Đang ngẩng mặt lên nhìn tôi.
Vẻ già nua cùng quẫn trên con người anh như được trút bỏ hết. Dáng dấp oai phong, khí phách của người chiếncách mạng luôn luôn đứng ở hàng xung kích lại hiện nguyên hình.
– Như chú biết đấy – giọng anh vụt trở nên sang sảng – tôi là một nhà tuyên truyền, động viên thiên hạ, chuyên nghiệp. Thế mà lần này tôi bị ông cụ động viên một cách tài tình, bằng một lời thật ngắn gọn, giản dị! Nghe ông Cụ nói vậy lúc đó tôi thấy trong con người mình bừng bừng khí thế, muốn lập nên được những kì tích, những chiến công thật vang dội. Tôi nói với ông Cụ:
– Thưa Cụ, Cụ đã nói như vậy con xin nhận nhiệm vụ. Con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách.
Cụ Hồ đứng lên, bắt tay tôi, dáng bộ, gương mặt nom rất vui vẻ, bằng lòng: – Thế thì chú bắt tay ngay vào việc đi. Đến sáng ngày kia, chú đến đây báo cáo với tôi công việc được tiến hành như thế nào.
Tôi chào Cụ, ra về, lòng rạo rực lâng lâng. Nhưng khi vừa bước xuống những bậc thềm rộng thênh thang của Bắc Bộ phủ, tôi chợt nghĩ ra một điều. Tôi quay trở lại phòng họp. Cụ Hồ vẫn còn đứng đó. Cụ hỏi ngay:
– Chú còn cần gì nữa?.
– Thưa Cụ, để hoàn thành trọng trách, xin Cụ trao cho con một quyền.
– Quyền gì, chú cứ nói đi!.
– Thưa Cụ, quyền được huy động tất cả những gì cần thiết cho buổi lễ, về người cũng như về của.
– Được, tôi trao cho chú cái quyền đó. Nếu ai hỏi huy động theo lệnh của ai, cho phép chú được trả lời: Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh!
( .. .. .. )
Sáng ngày 31 tháng 8, tôi đến Bắc Bộ phủ gặp Cụ Hồ như Cụ đã chỉ thị. Sau khi nghe tôi báo cáo ngắn gọn, đầy đủ về tất cả mọi việc có liên quan tới ngày lễ, Cụ nói giọng hết sức nghiêm trang:
– Chú phải nhớ ngày Mồng Hai tháng Chín tới sẽ là một ngày lịch sử. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Nguyễn Hữu Đang đi kháng chiến 9 năm, không thấy nói trong 9 năm ấy NH Đang làm gì, ở đâu. Trở về Hà Nội sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, NH Đang là một trong số văn nghệđòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác được gọi là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm; NH Đang bị Tố Hữu, Trường Chinh thù, kỵ tài, dùng tội Phản Động Chống Đảng đánh cho tàn tệ. Bọn Tố Hữu, Trường Chinh cho NH Đang đi tù năm 1959. Năm ấy Hồ chí Minh mới về Hà Nội, được tẩm bổ, tiếng VC học mót của CS Tầu là “bồi dưỡng”, người ngợm Hồ béo tốt, hồng hào, phởn phơ. Nhưng không một lần họ Hồ nhớ đến “chú Đang”, không một lời hỏi:
– Chú ấy làm tội gì mà bắt chú ấy tù khổ thế?
Nhiều người Hà Nội biết chuyện NH Đang là Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945 ở Hà Nội, NH Đang là người đứng trước micro giới thiệu:
– Thưa đồng bào.. Đây là Chủ Tịch Chính phủ Lâm Thời Hồ chí Minh.
Nói xong, NH Đang lùi lại, nhường micro cho Hồ chí Minh. Bức ảnh chụp Hồ đọc tuyên ngôn có NH Đang đứng ngay sau lưng họ Hồ. Sau khi còng cổ tống NH Đang đi tù, bọn Tố Hữu cho tẩy, xóa hình NH Đang trong bức ảnh. Từ đó ảnh Hồ chí Minh đọc Tuyên Ngôn không có NH Đang.
Trong bài viết của Phùng Quán có đoạn NH Đang nói ông ta “nghiên cứu Lão Trang và dịch Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô”.
NH Đang nói:
– Tôi so sánh bản tiếng Việt với bản tiếng Pháp, thấy có nhiều đoạn dịch sai.
Trong thời gian ẩn núp ở Hang Pắc Bó – Hang Cáo này đã bị bọn Lính Tàu Cộng, trong trận Tầu Cộng đánh sang Việt Nam năm 1979, đặt mìn phá sập không còn dấu vết, Suối Lê-nin, Núi Các Mác của họ Hồ cũng bị Tầu Cộng cho tiêu tùng luôn – Hồ làm bài thơ:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, canh măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch Sử Đảng.
Cuộc đời cách mang thật là sang.
Như vậy là thời ở Hang Pắc Bó, họ Hồ buồn, không có việc gì làm, ngồi rù gãi háng mãi cũng chán, Hồ xoay ra dịch Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô. Hồ không biết, NH Đang cũng không biết, cái văn kiện gọi là “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô” ấy do Stalin nó cho bọn bồi bút Nga soạn ra, trong đó có nhiều đoạn viết láo, bịa, xuyên tạc, nhiều đoạn đề cao Stalin. Khi cho tượng Stalin, tượng Lenin, ra nằm ở bãi rác, vệ đường, bên miệng cống, người Nga quẳng cái gọi là văn kiện Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô Nhảm Nhí vào thùng rác.
Bọn Bắc Cộng, Nhà Xuất Bản Sự Thật, in bản dịch văn kiện Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô. Không thấy nói đây có phải là bản Hồ chí Minh dịch ở Hang Pắc Bó hay không? Nếu in văn kiện đó, tại sao bọn Bắc Cộng không dùng bản dịch của bác Hồ, không khoe đây là bản dịch của bác Hồ? NH Đang chê bản dịch sai, phải chăng là chê Hồ chí Minh dzốt?
Một ngày trong 365 ngày, một tháng trong 12 tháng năm 1988, ở Phòng 10 Khu ED, Nhà Tù Chí Hòa, Sài Gòn, Việt Nam, người tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát nói:
– Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô do Sì-ta-lin nó cho viết láo. Vậy mà cũng cong lưng ngồi dịch. Chí Minh cái gì, Chí Ngu thì có.
Cuối Tháng Tám, 1945, khi về Hà Nội, Hồ chí Minh mới 52 tuổi. Dzậy mà Y đã tự xưng là Cha Già Dân Tộc, là Bác Hồ, nhiều người gọi y là Cụ. Mắt lơ láo, râu leo heo mấy sợi còi, nếu gọi con người 52 tuổi ấy là Cụ thì phải gọi rõ là Hồ Cụ Trong Dân.
Hồ Cụ Trong Dân tả cái bàn đá Hang Pắc Bó: “Bàn đá chông chênh dịch Sử Đảng.” “Cụ” làm thơ nhảm. Bàn đá không thể chông chênh được, bàn đá mà chông chênh, nó sập, nó đè dẹp lép Cụ Trong Dân.

No comments: