Saturday, August 18, 2012

TIN XA GẦN


 Mỹ chỉ trích âm mưu "chia để trị" của Trung Quốc tại Biển Đông

Theo Hoa Kỳ, chuyến đi gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì là nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á (Reuters)
Theo Hoa Kỳ, chuyến đi gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì là nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á (Reuters)

Trọng Nghĩa
Khẩu chiến giữa Washington và Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông tiếp diễn. Vào hôm qua, 14/08/2012, Mỹ lại lên tiếng đả kích Trung Quốc – dù không nêu đích danh – về âm mưu được gọi là « chia rẽ và chinh phục » (divide and conquer) tại Biển Đông. Theo bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ có đàm phán đa phương mới hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, khi được hỏi về chuyến đi mới đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì qua ba nước Indonesia, Malaysia và Brunei, đã cho rằng « một cố gắng nhằm chia rẽ và chinh phục và kết thúc bằng một tình trạng cạnh tranh với nhau giữa các nước tranh chấp sẽ không đi đến được nơi mà chúng ta cần đến ».
Tuyên bố nói trên được cho là một lời cảnh báo nhắm vào Bắc Kinh là không nên lợi dụng các cuộc đàm phán song phương để chia rẽ các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông để dễ thống trị. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại quan điểm của Washington, ủng hộ một hướng tiếp cận đa phương.
Theo bà Victoria Nuland, quả thực là cần phải có nói chuyện song phương để củng cố một cuộc đàm phán đa phương, thế nhưng, vấn đề Biển Đông không thể « được giải quyết thông qua một loạt các cuộc tiếp xúc song phương ». Đối với phía Mỹ, vào thời điểm chung cuộc, « tất cả các bên tranh chấp, tất cả các bên liên quan, sẽ phải ngồi chung trong một phòng hội nghị để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ».
Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á trong khối ASEAN (Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam) đang tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông. Trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tố cáo Trung Quốc có các hành vi gây hấn, làm tình hình căng thẳng. Tuy nhiên, tại Hội nghị ở Phnom Penh hồi tháng Bảy vừa qua, các Ngoại trưởng ASEAN đã thất bại trong việc đề ra một hướng giải quyết chung do bất đồng trong nội bộ.
Là phía đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, Bắc Kinh luôn luôn gạt bỏ các đề nghị giải quyết tranh chấp một cách đa phương, và tìm cách áp đặt phương thức đàm phán tay đôi với từng nước một, mà theo đa số các nhà phân tích, sẽ cho phép Bắc Kinh bắt chẹt các nước Đông Nam Á yếu hơn mình.
Các tuyên bố gián tiếp chỉ trích Trung Quốc của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra gần hai tuần sau bản thông cáo về Biển Đông của phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ ngày 03/08 vừa qua, chỉ trích việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và đặt đơn vị quân sự đồn trú ở đấy, làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng thêm lên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trước bản tuyên bố này, trong lúc báo chí Trung Quốc liên tục tố cáo Hoa Kỳ gieo mầm chia rẽ ở vùng Biển Đông.

 

 Người dân lại bao vây ủy ban xã phản đối trưng thu đất

2012-08-15
Chiều 14/8 hàng trăm người dân bức xúc kéo nhau bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và có hành động quá khích do bất bình vì đất đai bị trưng thu sai mục đích.
Courtesy hatinh.org.vn
Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chiều 14-08-2012.
Vụ việc mới nhất về tình hình dân chúng phẫn nộ bao vây trụ sở ủy ban và tấn công chủ tịch, phó chủ tịch được báo mạng Dân Trí loan tin vào ngày 15 tháng 8.
Theo thông tin mà báo đưa ra thì từ chiều ngày 14 đến sáng ngày 15 tháng 8 vừa qua, hằng trăm người dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh kéo nhau đến bao vây, khống chế người rồi đánh một số cán bộ xã bị thương nặng. Những người dân còn đập phá trụ sở ủy ban nhân dân xã.
Vào tối ngày 15 tháng 8, chúng tôi gọi điện đến số máy di động của ông chủ tịch xã Yên Lộc, Nguyễn Huy Quế và được ông cho biết ông đang nằm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để điều trị. Ông nói là bị dân chúng hành hung nhưng trời tối nên không nhận dạng rõ người gây hại cho ông.
Ông Nguyễn Huy Quế đưa ra nhận định về nguyên nhân vụ việc:
Ở đó hôm trước có ‘thằng’ chống người thi hành công vụ nên bị công an bắt tạm giam. Bắt tạm giam buổi sáng, thì buổi chiều anh em ‘nó’ đến gây sự, rồi cả làng gây sự.
Gia Minh: Người làm sai như vậy nhưng sao lại có những người đồng tình cùng đến bao vây ủy ban nhân dân xã, một cơ quan chức năng, như vậy?
Ông Nguyễn Huy Quế: Nhiều người cũng hùa vô đó, có thể cả những người thuộc đoàn thanh niên cũng ‘hùa’ vô đó, làm ào ào thế đó. Còn bộ phận a dua chủ yếu là giáo dân. Đó là xứ đạo Tràng Đình có linh mục quản xứ khoảng 43 tuổi, Trần Văn Lợi.
Gia Minh: Tại sao giáo dân làm chuyện đó?
Ông Nguyễn Huy Quế: Tại sao giáo dân làm việc đó tôi cũng không nắm được. Tình hình giáo dân hiện nay có xu hướng bành trướng và có thái độ thách thức chính quyền. Dùng sức người, lấy thịt đè người. Có những đối trọng mà chính quyền cơ sở có những chỗ buộc phải nhân nhượng. Chính quyền cơ sở cũng ít, mức độ nào đó thôi, chứ không dám dùng vũ lực, mà chỉ bằng tuyên truyền thuyết phục thôi; mà tuyên truyền thuyết phục không nghe và có những việc dùng vũ lực thì không giải quyết được.
Gia Minh: những mâu thuẫn gì mà xảy ra những chuyện như thế?
Ông Nguyễn Huy Quế: Xã có một vài ‘thằng’ tự động đào đất trái phép, rồi chống người thi hành công vụ. Cơ quan điều tra phát lệnh bắt tạm giam; bắt buổi sáng thì buổi chiều chúng bắt đầu gây sự. ‘Nó’ đòi trả người đó về, rồi nó sinh sự ra thôi."
Gia Minh: Họ đào đất để làm gì?
Ông Nguyễn Huy Quế: Họ đào đất để làm sân bóng nhưng chưa thông qua chính quyền mà tự động làm. Sân bóng vẫn cho họ làm nhưng họ tự động đào bới không thông qua chính quyền địa phương, và làm không đúng qui hoạch. Đất đó thuộc đất nhà nước quản lý.
Theo trình bày của ông chủ tịch xã Yên Lộc Nguyễn Huy Quế thì người dân kéo đến bao vây ủy ban nhân dân xã và hành hung bản thân ông cũng như vị phó chủ tịch đến bị thương là những người theo đạo Công giáo thuộc xứ đạo Tràng Đình, địa phận Vinh.

Do dân quá bức xúc

image.jpg
Người dân xã Liên Hiệp giăng biểu ngữ ngay trong sân UBND xã. Ảnh minh họa. Photo courtesy of worldpress
Chúng tôi hỏi thăm linh mục chính xứ Tràng Đình, Trần Văn Lợi, về tình hình liên quan và được chính vị linh mục cho biết:
Người ta rất bức xúc, mà những lương dân cũng ủng hộ việc làm của những người đó. Lý do họ bức xúc vì một xóm đông dân cư như vậy mà không có một sân chơi nào hết. Chỉ có một sân bóng chuyền nhỏ để sau một ngày lao động nặng ra đó để giảm ‘stress’, nhưng lại lấy của người ta; nên tôi nghĩ những người đó cũng tranh đấu cho việc tập thể, việc chung mà thôi, chứ không phải riêng của gia đình họ đâu.
Tờ Dân Trí thì cho rằng nguyên nhân ban đầu do hai đối tượng Đặng Văn Định và Đặng Công ở xóm 5, xã Yên Lộc đứng ra thuê máy múc đất để xây tường rào trên thửa đất thuộc quản lý của ủy ban nhân dân xã nên cán bộ xã xuống nhắc nhở và đình chỉ. Báo này cũng nói Đặng Công dùng gậy đánh phó chủ tịch Dương Chí Thanh bị thương.
Anh Đặng Văn Minh, người thân của anh Đặng Văn Công cho biết thông tin từ phía gia đình:
Thuê máy múc để múc nước cho sân bóng sạch mà đánh bóng, chứ không phải phá bức tường đâu. Chủ tịch và phó chủ tịch có xuống đình chỉ công việc, nhưng máy vẫn làm. Sau đó không biết bao nhiêu ngày thì có lệnh triệu tập của huyện lên xã làm việc.
Lần thứ nhất Định và Công không có ở nhà thì bà lên; đến lệnh triệu tập thứ hai thì cả Công, cả Định sau khi đi đám cưới của em về đều lên và cả hai đều về; sang giấy triệu tập thứ ba thì hai đứa lên nhưng không hiểu sao Định về mà Công thì ở trên ủy ban công an đưa đi luôn. Đưa đi từ sáng hôm qua đến nay cũng không có tin tức gì. Bắt người mà không ai biết.
Lý do họ bức xúc vì một xóm đông dân cư như vậy mà chỉ có một sân bóng chuyền nhỏ để sau một ngày lao động nặng ra đó để giảm ‘stress’, nhưng lại lấy của người ta.
LM. Trần Văn Lợi
Đây không phải làm việc cho cá nhân mà làm việc cho một tập thể của đoàn viên thanh niên xóm 5. Dân bảo xã và công an huyện làm sai nên dân ào lên…
Trong thời gian gần đây, tại nhiều nơi ở Việt Nam đã xảy ra những vụ dân chúng bức xúc về hành xử của cơ quan chức năng đã kéo nhau đến để bày tỏ phản đối. Đó là trường hợp hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, dân chúng mang xác một người đột tử tại công an huyện đến ủy ban nhân dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau để khiếu nại về cái chết bất minh đó.
Trước vụ này chừng vài ngày, cả ngàn dân xã Liên hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội tập trung nấu cháo tại sân trụ sở ủy ban yêu cầu trả lại đất tham nhũng và kỷ luật 11 cán bộ xã liên quan trong vụ đó.
 
 Nghề tiếp viên hàng không ở Việt Nam
2012-08-15
Tiếp viên hàng không là một công việc làm mà nhiều người trẻ mơ ước. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng khi va chạm thực tế trong nghề nghiệp này. 
AFP photo
Sinh viên và tiếp viên hàng không đón chào chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không United trở lại Việt Nam lần đầu tiên kể từ sau 1975. Ảnh chụp hôm 10/12/2004 tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

Nghề "hot" hiện nay

Hình ảnh những nam thanh nữ tú tiếp viên hàng không trên những chuyến bay nội địa hay quốc tế là niềm ao ước của rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia, vận chuyển bằng đường hàng không có nhu cầu rất lớn. Trong gần một thập niên qua, tiếp viên hàng không nghiễm nhiên trở nên một nghề thịnh hành, mà các bạn trẻ cho là một nghề rất “hot” hiện nay.
Với điều kiện không quá khó như tốt nghiệp phổ thông trung học, chiều cao tối thiểu là 1m58 đối với nữ và 1m68 đối với nam, ngoại hình dễ nhìn, có sức khỏe tốt và trình độ Anh Ngữ giao tiếp khá là có thể trở thành một tiếp viên hàng không. Công việc chính của một tiếp viên hàng không là hướng dẫn và theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay, phục vụ các dịch vụ như ăn uống, báo chí và hỗ trợ cho hành khách đặc biệt khi có nhu cầu cần giúp đỡ như người già, trẻ em, người tàn tật…
Một mức lương khá cao, trung bình khoảng hơn 700 đô la/tháng, được đi đây đi đó, được giao tiếp với nhiều người và đối với nữ tiếp viên có cơ hội thuận lợi để kết hôn với những người giàu có hay những nhân vật có tiếng tăm trong xã hội. Những tiếp viên có thâm niên trong nghề, bay những tuyến đường quốc tế, phục vụ trong các khoang hành khách thương gia và hạng sang (VIP), thu nhập hàng tháng có thể xấp xỉ gần 2000 đô la.
Tuy vậy, đây là một công việc được cho là phải đối diện với sự rủi ro cao. Công việc hàng ngày phải chịu nhiều áp lực về hạn chế không gian, áp suất thay đổi, múi giờ khác biệt, lịch bay không ổn định. Có rất nhiều tiếp viên bị mắc bệnh viêm xoang, hô hấp, rối loạn giấc ngủ, có vấn đề về thính giác…
Thời gian là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hạnh phúc gia đình của người tiếp viên hàng không. Vì phải bay thường xuyên, xa gia đình liên tục nên nhiều gia đình phải đi đến tình trạng đỗ vỡ hôn nhân. Thời gian phục vụ trong nghề chỉ đến 40 tuổi, do đó có nhiều tiếp viên hụt hẫng khi đối diện với tình cảnh không có việc làm ở tuổi đời mà những người đồng trang lứa được vững vàng trong nghề nghiệp. Đặc biệt, một điều kiện bó buộc đối với nữ tiếp viên khi ký hợp đồng làm việc với một hãng hàng không, thường là quy định không được sinh con trong thời hạn 3 năm đầu tiên.
Bên cạnh đó, tiếp viên hàng không ở Việt Nam còn gặp phải những trở ngại khác. Có không ít tiếp viên phải đối diện với cảnh tù tội hay phạt vạ vì vận chuyển những mặt hàng cấm do không am hiểu luật pháp của nước sở tại nơi mà hãng hàng không có tuyến bay. Cũng có những tiếp viên vì muốn có thêm thu nhập đã chấp nhận vận chuyển hàng buôn lậu. Và còn có những tiếp viên gặp nhiều tình huống khó xử trước những lời mời chào khiếm nhã của khách hàng.

Lắm nhiêu khê

images325216_4-250.jpg
Các tiếp viên hàng không đang phục vụ bữa ăn cho khách. Photo courtesy of yeudulich.vn 
 
Vì phương tiện vận chuyển hàng không chỉ mới thông dụng trong khoảng thời gian ngắn nên phần lớn hành khách người Việt chưa quen với cách xử sự khi đi lại bằng máy bay. Điều này gây ra nhiều cảnh nan giải, dở khóc dở cười cho phi hành đoàn hay thậm chí tạo ra nguy hiểm cho cả chuyến bay chỉ vì một hành khách tò mò mở thử cửa thoát hiểm xem như thế nào.
Có thể việc để hành lý là rất dễ dàng khi đi lại bằng phương tiện xe cộ đường bộ nhưng trên máy bay, việc để hành lý đúng nơi quy định là một yêu cầu nghiêm ngặt vì sự an toàn. Cô tiếp viên hàng không tên Hương chia sẻ rằng có nhiều hành khách người Việt nhất quyết không để túi đồ cá nhân hay va ly trong khoang hành lý xách tay và cũng nhất quyết không đồng ý để cho tiếp viên cất hộ. Họ cương quyết để ngay giữa lối đi và sẵng giọng lớn tiếng với tiếp viên là họ thích để đấy. Bạn Hương tiếp lời:
“Hay là một trường hợp nữa như người ta sau khi ăn xong và để đồ ăn xuống dưới chân và người ta nhất quyết không nhặt đồ ăn lên đưa cho tiếp viên hoặc người ta bảo là: ‘tao để ở đấy, là tiếp viên, mày phục vụ, tao để ở đâu mày chả phải nhặt.’”.
Chia sẻ với Hòa Ái về những khó khăn trong nghề, một nam tiếp viên cho biết là với ước mơ từ bé được đi máy bay và với một mức lương khá cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động, bạn đã vượt qua kỳ thi tuyển mà chỉ có 10% thí sinh tham gia được chọn. Sau 3 tháng huấn luyện về kỹ năng phục vụ khách hàng, tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức cơ bản về máy bay, sơ cấp cứu, xử lý tình thế khẩn cấp xảy ra trên máy bay…, bạn sẵn sàng cho công việc mà mình mơ ước. Thế nhưng sau 2 năm làm việc, bạn đã bỏ cuộc vì vỡ mộng. Nam tiếp viên hàng không này chia sẻ:
“Rất là nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do môi trường làm việc là mình phải thường xuyên xa gia đình và thời khóa biểu không được cụ thể. Đôi khi mình phải thức dậy sớm, 4 giờ đi làm nhưng họ chỉ tính lương của mình khi máy bay cất cánh thôi, tính lương khi máy bay bay trên không. Thứ hai là phục vụ khách hàng, do em là nam, có những khách hàng rất là khó khăn, họ đòi hỏi những điều không thỏa đáng nên phục vụ họ rất là khó chịu. Sau khi làm một thời gian thì em quyết định không tiếp tục công việc nữa. Vì mình cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân. Vì vậy khi không còn làm công việc này nữa thì không có gì tiếc nuối.”
Trong cuộc trao đổi với các bạn trẻ tiếp viên hàng không, có bạn cho biết dù có nhiều khó khăn nhưng vẫn muốn tiếp tục công việc lâu dài. Tuy vậy, cũng có bạn cho biết có khoảng 50% phải bỏ việc. Để chạm tay vào công việc hằng ao ước trong đời là cả một sự phấn đấu nhưng để gắn bó với nghề lại đòi hỏi phải có lòng đam mê.

Ủy Viên Thương Mại Úc bị cáo buộc liên hệ tình cảm với Đại Tá Tình Báo cộng sản

CỠ CHỮ
y Viên Thương Mại Australia bị cáo buộc liên hệ tình cảm với Đại Tá Tình Báo cộng sản tại Hà Nội trong vụ tai tiếng hối lộ cho hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam.

Báo chí Australia hôm nay Thứ Hai 13 tháng 8 lại phanh phui một chi tiết ly kỳ trong vụ tai tiếng in tiền nhựa polymer tại Việt Nam.

Cả 3 nhật báo lớn trong Tổ hợp Truyền Thông Fairfax Media là The Melbourne Age, The Sydney Morning Herald và The Canberra Times đều đăng tải cáo buộc mới, theo đó cô Elizabeth Masamune, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Ủy Viên Trưởng Thương Mại (Senior Trade Commissioner) tại Hà Nội đã có liên hệ tình cảm gần gũi với một viên chức tình báo cao cấp cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 2009, khi hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker của Tổ Hợp Truyền Thông Fairfax Media Australia bắt đầu loạt bài phóng sự điều tra về cáo buộc tham nhũng trong việc tiếp thị tiền nhựa polymer, viên chức tình báo cao cấp này đã nhiều lần được nhận dạng là ông Lương Ngọc Anh, một Đại Tá của Bộ Công An cộng sản Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn là Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà nguồn tin cho là một công cụ của Bộ Công An.

Danh tánh Cô Elizabeth Masamune mới được công khai nhắc đến gần đây hồi cuối năm 2011, khi Tổ hợp truyền thông Fairfax Media đặt nhiều câu hỏi với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia về vai trò của cô tại Việt Nam trong thời gian Công ty Securency tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, qua trung gian của Ông Lương Ngọc Anh.

Với tư cách là Ủy Viên Trưởng Thương Mại tại Việt Nam, Cô Elizabeth Masamune trực thuộc Cơ Quan Austrade – là phân bộ phát triển ngoại thương của Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Australia –gọi tắt là DFAT. Website của AsiaLink ghi nhận rằng Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ nầy tại Hà Nội từ tháng 6 năm 1999 đến tháng 8 năm 2002 khi Cô được thuyên chuyển đến Hàn Quốc.

Từ tháng 10 năm 2011, Cô Elizabeth Masamune đảm nhận chức vụ quan trọng là Tổng Quản Lý Thương Vụ Quốc Tế nhằm phát triển Thị trường Đông Á (General Manager International Operations – East Asian Growth Markets) mà văn phòng đặt tại Sydney. Trong nhiệm vụ nầy, Cô Elizabeth Masamune giám sát chiến lược và sinh hoạt tiếp thị của Cơ quan Austrade tại Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Indonesia, The Philippines và Việt Nam.

Hồi tháng 6 năm 2006, Cô Elizabeth Masamune được tưởng thưởng Huy Chương Công Vụ Australia cho những thành quả đạt được trong lãnh vực ngoại thương.
Polymer là một phát minh của Úc và Ngân Hàng Trữ Kim Úc RBA đã thành lập công ty con là Note Printing Australia gọi tắt là NPA - do RBA làm chủ - và Công ty Securency mà RBA làm chủ 50% trong hợp doanh với một công ty Anh Quốc.

Trong việc mở rộng thị trường tiền nhựa polymer, công ty NPA và Securency đã sử dụng nhiều môi giới nước ngoài và chi tiêu khoảng 50 triệu đô la để vận động hợp đồng thương mại với những ngân hàng trung ương tại 30 quốc gia trên thế giới. Ba nước đối tượng quan trọng của Securency tại Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Loạt phóng sự điều tra của hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã dẫn đến cuộc điều tra chính thức của Cảnh sát Liên Bang Úc trong 3 năm nay mà kết quả cụ thể là những cuộc bắt giữ và truy tố trước tòa án tại Australia, Anh Quốc và Malaysia.
Căn bản pháp lý của cuộc điều tra cảnh sát và truy tố là Bộ Luật Hình Sự Liên Bang Úc 1995, cấm đoán công dân Úc hoặc công ty Úc lo lót hối lộ viên chức hoặc thân nhân viên chức nước ngoài để tranh thủ hợp đồng thương mại, mà hình phạt tối đa là 10 năm tù hoặc 1 triệu 100 ngàn đô la. Còn hình phạt đối với công ty là 300 ngàn đô la cho mỗi vi phạm.

Riêng trường hợp Việt Nam, có ít nhất là 4 viên chức bị nêu tên trong loạt phóng sự điều tra này: đó là ông Lê Đức Thúy, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 đến năm 2007 – là khoảng thời gian mà tiền Đồng được thay đổi toàn diện từ tiền giấy sang tiền nhựa polymer. Ông Lê Đức Thúy còn bị tố giác một cách cụ thể là đã cho con trai du học tại Anh Quốc với tổn phí do Securency đài thọ.

Người thứ hai là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công Ty Công Nghệ Phát Triển Việt Nam gọi tắt là CFTD mà báo chí trong nước gọi là Đại Tá Công An. Thật ra, các viên chức Úc đã biết liên hệ chặt chẽ giữa ông Lương Ngọc Anh và Bộ Công An.

Theo cáo buộc trên báo chí, Cơ quan Phát Triển Ngoại Thương Austrade của Úc đã tiếp xúc với ông Lương Ngọc Anh 18 lần cho đến năm 1999, trước khi giới thiệu ông nầy với Securency. Securency bị cáo buộc là đã chuyển ngân cho ông Lương Ngọc Anh tổng cộng khoảng 20 triệu đô la vào các trương mục ngân hàng, kể cả các ngân hàng bên ngoài Việt Nam. Ông Lương Ngọc Anh còn được coi là ‘thân cận’ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là ‘phụ tá gần gũi’ (bagman) cho nhiều viên chức cấp cao Việt Nam.

Ông Lương Ngọc Anh đã thăm viếng Australia nhiều lần và công ty CFTD đã từng có chi nhánh tại Melbourne mà ban giám đốc chi nhánh nầy gồm ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương mà loạt bài phóng sự điều tra nói là một viên chức ngoại giao Việt Nam lúc bấy giờ phục vụ tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ngoài ông Lương Ngọc Anh và ông Đỗ Minh Thương, Công ty CFTD còn có một giám đốc khác là ông Lê Đức Minh, con trai của ông Thống Đốc Lê Đức Thúy. Cho đến nay, không một ai trong số 4 người được nêu đích danh nầy bị điều tra hay thẩm vấn tại Việt nam.

Cảnh sát liên bang Australia nhiều lần nói rằng họ mong mỏi hợp tác với giới chức thẩm quyền nước ngoài, nhưng theo báo chí Úc, mức độ hợp tác tích cực rất thấp từ phía Việt nam khiến người ta có cảm tưởng là giới chức thẩm quyền Việt Nam không muốn phát hiện những phần tử tham nhũng trong hàng ngũ của họ.

Theo cáo buộc mới nhất, tại Hà Nội, Cô Elizabeth Masamune đã khuyến khích Công ty Securency trả tiền ‘hậu hỉ’ cho Đại tá Tình Báo Lương Ngọc Anh để đổi lấy sự giúp đỡ của Lương Ngọc Anh trong việc tranh thủ hợp đồng in tiền nhựa polymer với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong khi chính Cô Masamune đang có liên hệ tình cảm gần gũi với viên chức tình báo cao cấp nầy. Cô Masamune đã không khai báo liên hệ tình cảm này với Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc hoặc với các cơ quan tình báo Australia.

Theo cáo buộc mới này, trong vai trò Ủy Viên Trưởng Thương Mại, Cô Masamune được phép nhận và đọc những tài liệu ‘mật’ của chính phủ Australia. Cô Elizabeth Masamune đã từ chối trả lời nhật báo The Melbourne Age, khi cáo buộc tình cảm này được đăng tải.

Chính phủ Australia, dưới thời cựu thủ tướng Kevin Rudd cũng như hiện nay với bà Julia Gillard và Liên đảng đối lập đều từ chối đề nghị của Đảng Xanh để Quốc Hội mở cuộc điều tra, với lý do là Cảnh Sát Liên Bang Úc đang điều tra và Tòa Án đang thụ lý nội vụ.

Trước cáo buộc pha trộn công vụ và tình cảm này, Dân Biểu Julie Bishop, Phó lãnh tụ Đảng Tự Do nói rằng Bà sẽ yêu cầu Bộ trưởng Ngoại Thương Craig Emerson phổ biến chi tiết nội vụ.

Ngọc Hân tường trình từ Sydney Australia. 
 

 Đàn ông Việt 'thăng tiến trên bàn nhậu'?

Cập nhật: 15:30 GMT - thứ tư, 15 tháng 8, 2012
Uống bia
Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.
Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.
Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.
Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.
Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".
Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.
Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"
Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả".
Tờ báo này cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà".
Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.


Uống bia
Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở


Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.
Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.
Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.
Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.
Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.
Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

'Thăng tiến trên bàn nhậu'?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức vẫn trong giờ làm việc.
Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam.
Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.
Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".
Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?
Và để thay đổi được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.
 

Nga rắn tay với thú uống bia

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ sáu, 22 tháng 7, 2011
Medvedev
Tổng thống Nga Medvedev đã ban hành một loạt biện pháp chống lại nạn lạm dụng bia ở nước Nga.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký một dự luật cho phép chính thức phân loại bia như rượu mạnh.
Cho đến nay, bất cứ thứ gì có chứa lượng cồn dưới 10% ở Nga vẫn được coi là một thực phẩm.

Động thái mới nhất, được ký thành luật vào hôm thứ Tư, sẽ cho phép các bộ trưởng kiểm soát việc bán bia trong cùng một cách thức mà các loại rượu mạnh được kiểm soát.

Tiêu thụ rượu ở Nga đã gấp hai lần mức độ cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mặc dù Vodka từ lâu đã là loại rượu số một ở Nga, nhưng bia ngày càng được ưa thích và được tiếp thị trên thị trường như một chất uống thay thế lành mạnh cho rượu mạnh.

Trong thập niên vừa qua, doanh số bán bia ở Nga đã tăng hơn 40%, trong khi doanh số bán Vodka đã giảm gần 30%.

Các phóng viên cho hay việc trông thấy người dân Nga say sưa uống bia trên đường phố và trong các công viên như thể họ đang uống nước giải khát, là một điều phổ biến.
Chế tài
Bia không bị hạn chế bán ở một số cửa hàng nhất định và được bán suốt ngày đêm.

"Đạo luật cho phép đưa chế tài vào việc bán bia", Vadim Drobiz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Liên bang và Khu vực về Rượu, nói với đài truyền hình Mỹ Bloomberg.

Năm ngoái, ngành công nghiệp bia của Nga đã bị tăng thuế 200% đánh trên sản phẩm của mình, khi các bộ trưởng tìm cách để đặt tiêu thụ bia dưới sự kiểm soát.

Các biện pháp mới vốn có hiệu lực vào năm 2013 sẽ chấm dứt việc rượu được bán trong các quán mà không có giấy phép, cũng như cấm bán bia ở các cửa hàng giữa một số giờ nhất định và hạn chế việc quảng cáo thứ đồ uống chứa cồn này.

Năm 2009, Tổng thống Medvedev từng ra lệnh cho Chính phủ chuẩn bị một dự án luật vốn đưa ra một gói các biện pháp để chống việc lạm dụng rượu ngày càng gia tăng ở Nga.



Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức'

Cập nhật: 13:09 GMT - thứ tư, 15 tháng 8, 2012
Lao động Việt Nam
Chế độ lương hưu bị cho là quá ưu đãi quan chức
Quỹ lương hưu Việt Nam có nguy cơ cạn kiệt vào năm 2029 nếu chính phủ thiếu cải cách về cơ chế, theo đánh giá của một chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế.
Ông Carlos Galian, chuyên gia bảo trợ xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đã ra cảnh báo sau khi có bản công bố kết quả nghiên cứu của ILO về quỹ hưu ở nước này vào đầu tháng Tám.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029 nếu những cải cách về cơ chế không sớm được chính phủ Việt Nam đưa ra.
Trả lời phỏng vấn BBC, ông Carlos Galian cho biết có ba nguyên nhân chính cho vấn đề này là hệ thống lương hưu quá 'ưu đãi', tuổi thọ trung bình cao và tuổi nghỉ hưu thấp.

'Ưu đãi quan chức'

Ông Galian nhận xét: "Hệ thống lương hưu hiện tại quá 'ưu đãi', nhất là đối với các quan chức."
Theo báo cáo của ILO, lương hưu của các quan chức Việt Nam bằng tới 85% - 95% mức lương chính.
"Mức bổng lộc của quan chức hiện nay là quá cao so với lao động ở khu vực tư doanh"
Calios Galian, ILO
Galian nói thêm: "Thực tế rằng mức lương trung bình được tính bằng cách chỉ sử dụng những chỉ số lương của quan chức trong vài năm gần nhất khiến mức lương chuẩn của quan chức tăng cao, kéo theo lương hưu tăng.
"Thêm vào đó, việc sử dụng mức lương tối thiểu để điều chỉnh mức lương trong quá khứ của quan chức cũng đẩy mức lương hưu lên cao.
"Kết lại, mức bổng lộc của quan chức hiện nay là quá cao so với lao động ở khu vực tư doanh, điều này cũng có thể đã dẫn đến độ tin cậy của hệ thống bảo trợ xã hội bị suy giảm."
Trích dẫn kết quả nghiên cứu, ông Galian cho biết hiện tại tuổi thọ trung bình tại Việt Nam tăng rất nhanh với mức trung bình là 70,2 năm cho đàn ông và 75,6 cho phụ nữ; theo xu hướng hiện nay, chỉ số này sẽ tăng lên 73,7 và 79,7 vào năm 2049.
Tỉ lệ nam trên 60 tuổi so với dưới 60 và nữ trên 55 tuổi so với dưới 55 sẽ tăng từ 19,4% trong năm 2009 lên 59,5% trong năm 2049.
"Đây là một tỉ lệ mà không một cơ chế lương hưu nào có thể kham nổi và Việt Nam cần phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dựa trên thực tế tuổi thọ trung bình của dân số." Ông nói thêm.

Hưu trí
Tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam được cho là thấp hơn nhiều so với thế giới
Tại Việt Nam, người lao động thấy việc nghỉ hưu sớm là một lợi thế về tài chính, vì mức lương hưu chỉ bị trừ 1% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm.
Ông đưa ra ví dụ: “Nếu một người phụ nữ nghỉ hưu đúng tuổi 55 và được nhận 2 triệu đồng, nếu bà ta chết lúc 65 tuổi, tổng số tiền nhân được là 20 triệu đồng.
Thế nhưng nếu người này nghỉ hưu sớm 3 năm vào lúc 52 tuổi và lương hưu bị giảm tổng cộng 3%, ở mức 1,94 triệu đồng, nếu cô ta chết lúc 65 tuổi, tổng số tiền hưu nhận được là 25 triệu đồng.”

Hướng giải quyết

ILO cho rằng, tất cả bất kì cải cách nào liên quan đến Bộ luật Bảo hiểm xã hội đều phải dựa trên ba yếu tố cơ bản: Công bằng, thích đáng và bền vững.
Thứ nhất, ILO nói hệ thống cần dựa trên sự bình đẳng nam nữ, cũng như giữa các phân loại lao động, từ quốc doanh, tư doanh, quốc phòng, với các quy luật thống nhất và tương tự dành cho tất cả các đối tượng.
"Bộ luật Bảo hiểm xã hội đều phải dựa trên ba yếu tố cơ bản: Công bằng, thích đáng và bền vững."
ILO
Thứ hai, ILO nhận định rằng cần phải đặt tính thích đáng vào tâm điểm của sự tranh luận; bất kì sự cải cách nào cũng cần phải suy nghĩ đến ảnh hưởng đến lương hưu của người lao động và cần đảm bảo mức lương hưu đủ cao để bảo đảm thu nhập cho người già.
Thứ ba, cần duy trì sự bền vững của hệ thống Quỹ lương hưu, nếu không quỹ này sẽ bị cạn kiệt, ảnh hưởng tới lứa tuổi về hưu trong tương lai.
ILO cho biết hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu, không khuyến khích nghỉ hưu sớm, đồng thời thay đổi cách tính lương hưu dành cho các quan chức.
Tuy nhiên, ông Galian bình luận những giải pháp này 'rất khó làm'.
Được biết, công trình nghiên cứu của ILO bắt nguồn từ yêu cầu của chính phủ Việt Nam, với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Bộ Tài Chính với hai mục đích chính là đưa ra kết quả nghiên cứu mới nhất về Quỹ lương hưu.
Trong thời gian hợp tác với giới chính giới, ILO đã gặp khó khăn vì thiếu các thông số cần thiết cũng như sự thiếu chính xác của các thông số hiện có liên quan đến bảo trợ xã hội, theo ông Galian.
Ông cũng nói rằng hiện tại rất khó để đưa ra những giải pháp đúng bởi vì hiện tại chúng vẫn đang trong thời gian được xây dựng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/08/120815_vn_pension_crisis_ilo.shtml 

Chuyên viên QH đánh nữ nhân viên

Cập nhật: 13:11 GMT - thứ ba, 14 tháng 8, 2012
Sân chơi golf (hình minh họa)
Ông Trần Hải Lê bị cáo buộc đạp cô Phạm Thị Tuyết 'ngã xuống hồ'
Một chuyên viên đối ngoại của Quốc hội Việt Nam đã nổi đóa khi chơi gôn và đánh nữ caddy, nhân viên nhặt bóng, phải nhập viện tại Đại Lải, Vĩnh Phúc.
Báo chí Việt Nam nói ông Trần Hải Lê, 28 tuổi và là chuyên viên Vụ đối ngoại của Văn phòng Quốc hội, đã "nổi sung lao tới đạp vào đùi chị [Phạm Thị Tuyết] khiến ngã xuống vệ hồ nước gần đó, ngất tại chỗ".
Báo Tiền Phong nói cô Tuyết, 25 tuổi, hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Vụ việc xảy ra sau khi cô Tuyết nói ông Lê chưa nên phát bóng vì một số người chưa ra khỏi vùng an toàn 200m.
Tuy nhiên ông này vẫn phát bóng và cú đánh hỏng khiến ông quay ra hành hung người phục vụ.
Trang tin Đất Việt dẫn lời ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói ông Lê sẽ bị cơ quan đại diện cho dân xử lý.
Một số nhân viên nhặt bóng khác cũng cáo buộc ông Lê từng đánh họ.
Bấm Đất Việt nói ông Lê đã bị trục xuất khỏi sân golf và bị tạm giữ hành chính tại công an xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên cho tới khi bố của ông tới bảo lãnh về trong cùng ngày.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120814_official_golf_beating.shtml

No comments: