CẬU NĂM CHÓ
Khi quân Tây Sơn đánh thắng quân Xiêm và đuổi chúa Nguyễn ra khỏi thành
Gia Định, những quan quân chúa Nguyễn đều bị bắt giam. Liêu sinh là một sinh viên
giỏi của Trường Tú Lâm cục, thuộc Viện Quốc học ở kinh đô. Chàng chưa đến ba mươi mà đã có ba bằng cử nhân và
sau khi đỗ Thạc sĩ, sinh được nhận vào dạy ở Tú Lâm cục. Lúc bấy giờ các thanh
niên, sinh viên Nam
hà và Bắc hà đều phải đi lính theo luật tổng động viên, nên Liêu sinh là một thầy
giáo và cũng là một sĩ quan trong quân chúa Nguyễn. Vì vậy mà Liêu sinh cũng phải
ngồi tù một thời gian. Tại trại giam, Liêu sinh gặp Lâm tiên sinh, cũng bị giam tại đây, vốn là thầy cũ của sinh
tại Tú Lâm cục, là người bảo trợ
sinh khi sinh làm luận án Thạc sĩ và tiến
sĩ. Liêu sinh thông minh, tải ba, mà lại hết lòng đối xử trung hậu với thầy,
cho nên Lâm tiên sinh yêu mến là phải. Trước kia, nước ta tổ chức thi Hương tại các địa phương để lấy cử nhân và tú tài,
sau này giáo dục canh tân, khoa học phát triển, thi hương chỉ lấy tú tàI, còn tiến sĩ , cử nhân là do các viện đạI học đào tạo.
TạI Nam Hà , người
Pháp Lan Tây đã giúp chúa Nguyễn
đúc súng đại bác, chế tàu thủy. Viện Đại
Học Quốc Gia lúc bấy giờ
gồm nhiều trường như Khoa học Cục, Y học cục, Dược học cục, Pháp luật cục, Hành
chánh cục, và Tú lâm cục. Tú lâm cục sinh sau đẻ muộn và yếu thế nhất. Trong
khi các trường khác đã lập ban tiến sĩ từ hơn hai mươi năm trước, Tú lâm cục chỉ
có cử nhân và thạc sĩ. Lâm tiên sinh lúc này làm Tổng thư ký viện Đại học quốc
gia. Do nhiệt tình xây dựng nền giáo dục quốc gia, tiên sinh đã hăng hái lập đề án tiến sĩ cho Tú lâm cục. Dự án của
tiên sinh được hội đồng viện đại học Quốc Gia chấp thuận. Lâm tiên sinh tích cực
xúc tiến việc thi tiến sĩ cho các sinh viện Tú Lâm cục.
Do lòng ưu ái của Lâm tiên sinh,
Liêu sinh là người được Lâm tiên sinh chọn làm người trình luận án tiến sĩ đầu tiên và sau đó thêm một
hai người nữa thì chấm dứt vì mấy tháng sau, Nam Hà sụp đổ, giang sơn đổi chủ, Liêu sinh và Lâm tiên sinh đều
bị bắt giam vì tội theo chúa Nguyễn. Thầy trò gặp nhau
trong trại giam, buổi đầu không biết thế nào, nhưng về sau, thấm nhuần ‘’tư tưởng
cách mạng’’, và ‘’tác phong vô sản’’, trong các cuộc sinh hoạt của đội sản xuất,
sinh đã tỏ ra tiến bộ vượt bực, thẳng thắn phê bình Lâm tiên sinh. Nguyên Lâm
tiên sinh vốn thích hút ống vố, nhưng trong tù không có thuốc, Lâm tiên sinh đành
ngậm cái ống vố không theo thói quen. Liêu sinh đứng lên phê bình Lâm tiên sinh
là còn luyến tiếc cái cũ, chưa dứt khoát theo cách mạng, ôm ấp tư tưởng phản động,
chống đối triều đình.
Vì tỏ ra tiến bộ, Liêu sinh được về
nhà sớm. Và vì có chuyên môn về điền thổ, và cũng vì có anh chị đã theo quân Tây
Sơn từ trước cho nên Liêu sinh được nhận vào ban Doanh điền Thủ Đức. Làm việc được
ít lâu thì Liêu sinh bị tù vì tham nhũng sao đó. It lâu, Liêu sinh ra tù, làm
nghề coi bói và tử vi cũng đắt khách. Trong lúc này, kinh tế toàn quốc sụp đổ, miền
Nam Hà là vựa lúa mà dân chúng phải ăn khoai sắn thay cơm. Toàn miền thất nghiệp,
kinh tế vào tay tư bản Bắc Hà, bao nhiêu của cải bị vơ vét đem hết ra Bắc. Cơm không có đủ ăn mà cá thịt lại càng khan hiếm.
Trong khi đó, kinh tế gia đình của sinh rất khá. vì sinh là người thông
minh, tài giỏi và lanh lợi. Sinh rất yêu chó, nuôi hai ba con, ngày tắm hai ba lần,
mua từng ký thịt bò cho chó ăn, trong khi đó, cậu không quan tâm đến bố mẹ cậu,
mặc cho họ cơm rau qua ngày tháng, sống
chết mặc thây! Vì vậy mà dân Thủ Đức gọi sinh là ‘’Cậu năm
chó’’. Ai muốn xem bói, hay tìm thăm Liêu sinh, cứ hỏi nhà cậu Năm chó là trẻ
già trai gái ai ai cũng biết!
No comments:
Post a Comment