LÊ THỊ
HUỆ
ThơMai Thảo
Ở những trang thứ nhất tác giả
thổ lộ tâm tình: Một xóa bỏ nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa
hết. Tôi thơ.
Ở những trang cuối cùng có đôi hàng
chữ nghiêng vai tâm sự:"Có như thơ với ông, trọn đời như một tình yêu kín
thầm tới cuối đời mới chịu phơi bày ra ánh sáng"
Mai
Thảo sống suốt đời với
chuyện.
Theo lời giới thiệu
trang sau, ông đã viết 45 tác phẩm văn xuôi, đến năm 62
tuổi mới in tập thơ đầu tiên. Tập thơ chỉ gom lại những bài ông sáng tác
những năm quanh đây, mà cuộc trốn tránh vượt thoát đất nước
Cộng Sản 1975 là một khởi đầu
Không biết có nên tiếc là ông đã
không nghĩ đến thơ sớm hơn không.
Một người đàn ông. Tuổi lục tuần.
Tứ cố vô thân. Không quê nhà. Không chốn ở (ở apartment). Không xe. Chưa vợ. Một
"Cõi Không!". Không cả không là cái số không.
Người đàn ông ấy rất điềm tĩnh ngó
thông suốt cái cuộc đời ấy, và làm thơ! Thơ trộn vào: một ngụm chiều
rơi lệ. Thơ rót ra: và một bình đêm rót rất đầy.
Thơ nhảy vọt Dậy đi! Dậy
hết thành dông bão. Nhảy dựng ngang đời thế đá tung. Thơ bình thản dỗ bệnh:
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản... Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn. Nó nghĩ
sao rồi nó lại cho.
Vẫn. Có thể ngồi lên một thảm cỏ
xanh, và làm một bài thơ ướt nước nhất. Thanh niên nhất.
Tường. Ở bên kia có một
nàng
Cỏ nằm phơi nắng chẳng che
thân
Tường bên này có tên nhìn
trộm
Hai cỏ cùng hai vũng mát
đằm
Hãy nghe một người đàn ông sáu mươi
tuổi ngoài, làm thơ tả ông mặt trời:
Trưa. Những buổi trưa rất đẹp
người
Trên đầu chói lọi ông mặt
trời
Trán ai cũng chút mồ hôi
thấm
Ráng tới xong ngày mới nghỉ
ngơi
Có phải cái tâm lúc sáng tác bốn
câu thơ trên trẻ thơ qúa không ? Tưởng như con nít học lớp sáu mới dương mắt
ngó thấy và chợt khám phá cảnh tượng trên lần đầu và vọt miệng làm thơ. Tuổi sáu
mươi này có những giây phút "ngộ" như vậy. Phải mới mẻ như một đứa trẻ. Có vậy
mới yêu sáng tác. Phải hơi ngơ ngẩn lệch hồn
đôi chút. Vậy mới làm thơ. Cứ phăng phăng đi qua cuộc đời đi. Thơ mới níu cuộc
đời, mới ở lại với đời.
Ở cái thế sự thông thường,
những bài thơ "ngộ" ở tuổi sáu mươi thường là những bài thơ ngộ cảnh điền viên,
ngộ chúa ngộ chùa cho gần với thiên đàng gần với niết bàn. Thơ Mai
Thảo khác. Và có những câu thơ
rất
Mai Thảo đã gây đôi chút phiền lòng cho
thế sự thông thường. Ví dụ như khi thơ phô diễn rực rỡ ý niệm về sự đau khổ của
cái việc lăn vào làm kiếp người:
Chúa khổ hình trên gỗ đóng
đinh
Nghìn sau tôi tới đứng im
nhìn
Thấy trưa thả bóng từ thân
tượng
Xuống nhói vai mình thánh giá
in
Cả cái tựa đề của tập thơ Ta
Thấy Hình Ta Những Miếu Đền cũng được mô tả là không thế sự thông thường
chút nào cả
Tập thơ phần lớn là những bài bốn
câu bảy chữ. Tuy có những bài dài tuyệt vời thơ mộng như Em Đã Hoang Đường
Từ Cổ Đại. Nhưng có vẻ thơ Mai Thảo dễ nhớ
và nhớ lâu với những bài bốn câu bảy chữ. Bốn câu rất vàng ròng của nghĩa. Bảy
chữ rất khít khao của thanh âm trắc trắc bằng bằng cổ điển thi ca Việt
Nam. Làm nhớ đến một người, Bà Huyện Thanh Quan.
Thơ Bà Huyện Thanh Quan cũng đẹp ở
hơi hướm khít khao của một chuỗi âm thanh rót ngọt vào lỗ tai một suối
thơ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế
tà
Cỏ cây chen đá, lá chen
hoa
Lom khom dưới núi tiều vài
chú
Lác đác bên sông rợ mấy
nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc
quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia
gia
Dừng chân đứng lại trời,
non, nước
Một mảnh tình riêng ta với
ta.
Những bài thơ bốn câu bảy chữ
của Mai
Thảo trong tập Ta
Thấy Hình Ta Những Miếu Đền váng vất không khí cổ điển của loại thi ca Bà
Huyện Thanh Quan này. Là lối dàn chữ đẹp, điều này cũng dễ thấy trong văn xuôi
của ông.
Hãy nghe Mai
Thảo chơi
chữ:
Tận ngữ tìm lung một tĩnh
từ
Tưởng còn sót lọt ở phần
thư
Đập tay điếu thuốc tàn không
rụng
Đã lượng đời vơi tới đáy ư?
Khác với những bài khuôn
thước giới hạn như trên, thơ Tự Do của Mai Thảo tràn
đầy những tính chất mới mẻ. Đó là những bài rất gần với thân thế Việt
Nam đâu đây, gần với những nỗi niềm thời đại trước mặt.
Những bài như Hỏi Mình Giữa Biển, Viết Văn Trở Lại là những bài dài hơi,
trẻ trung, băng băng, tuôn tràn, sinh động, sôi nổi, có mùi Sáng Tạo hơn. So với
những bài thất ngôn như bài Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại ... Các bài
Chờ Đợi, Nghìn Năm, Thơ Say Trên Máy Bay là thơ của một thế sống cự
phách, lão luyện, già đời, và qúa đỗi ngậm ngùi.
Có những tác giả
ta không nên gặp mà chỉ nên tìm đọc tác phẩm của họ. Gặp họ ta hơi
thất vọng. Có những tác giả gặp họ xong, đọc tác
phẩm thấy hay hơn. Và có những tác giả gặp họ rồi, đọc tác
phẩm xong, ta phân vân không biết người hay hơn hay tác
phẩm hay hơn. Trường hợp của Mai Thảo, tôi
chắc bạn bè của ông cùng đồng ý với tôi: Ít ra đối với văn xuôi, Mai
Thảo nổi hơn nhiều nhân vật nam
trong chuyện của ông.
Bởi trong văn xuôi, có vẻ như
ông tả người khác. Ông dấu mình hơi kỹ. Ông khéo léo lặn chìm giữa những nhân
vật ông yêu mến và không yêu mến. Có như ông tách được một lối cho ông và
những lối cho các nhân vật của ông.
Đến khi ông cho xuất
bản tập thơ, ta mới thấy Mai Thảo dồn
tất cả những kinh nghiệm, những tâm tình của chính cuộc đời ông vào thơ. Ông là
nhân vật chính trong thơ ông. Nên thơ thật hơn. Thơ thấm thía hơn. Như những
chi tiết về đời sống riêng tư của tác giả, đời sống một mình chưa
lập gia đình, thói uống rượu, những cuộc tình lãng mạn nhất nước, tấm lòng qúi
bạn nhất trên đời, đã được phô bày rõ ràng trong tập thơ Ta Thấy Hình
Ta Những Miếu Đền
Một điểm đặc biệt khác
nữa là nếu trong văn xuôi của Mai Thảo đàn bà
là nguồn sáng tác chính, thì trong thơ
ông đàn bà là cảm hứng phu. Độc giả đã quen chờ đợi những tình ý bay bướm,
những văn chương bay lượn trong chuyện của Mai Thảo, sẽ
ngạc nhiên khi thấy suốt tập thơ Ta Thấy Hình Ta Những
Miếu Đềnchỉ có dăm ba bài thơ phụ nữ. Như bài thơ tình đại lãng
mạn Mai
Thảo là bài Em Đã
Hoang Đường Từ Cổ Đại, và bài thơ tinh nghịch đã thành đề tài trong giới cầm
bút là bài Chỗ Đặt.
Mỗi sự nghiệp sáng tác
thường chỉ có một hai tác phẩm xuất sắc nhất.
Mỗi tác
giả thường chỉ được nhắc đến ở một hai tác phẩm nổi bật nhất. Liệu tập
thơ Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đềnsẽ là sáng tác
được nhắc đến hơn nhiều tác phẩm văn xuôi khác
của Mai
Thảo chăng.
Lê Thị Huệ
1990
trích báo Thời Tập do Viên
Linh chủ biên tại Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment