Saturday, August 18, 2012

VIỆT NAM & THẾ GIỚI


 
 
Thứ hai 13 Tháng Tám 2012
Người Việt ngày càng cảnh giác với hàng Trung Quốc
Biểu ngữ cảnh giác về hàng "lạ" tại một khu phố gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 19/06/2012.
Biểu ngữ cảnh giác về hàng "lạ" tại một khu phố gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 19/06/2012.
Trọng Nghĩa/RFI
Trọng Nghĩa
Trong những năm qua, theo trào lưu chung trên thế giới, người tiêu dùng tại Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều mặt hàng làm tại Trung Quốc, mà đặc điểm nổi bật là giá rẻ. Thế nhưng, gần đây, loại hàng này có dấu hiệu ngày càng ít được dùng. Nhiều người nghĩ đến khả năng người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc để phản đối hành vi hung hăng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông. Giả thuyết này cũng đúng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, theo giới quan sát, chính là phẩm chất kém cỏi và nhất là tính độc hại của hàng Trung Quốc.

Chỉ cần điểm qua các dòng tựa trên báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây là thấy ngay sự thụt lùi của hàng Trung Quốc trên thị trường Việt Nam. Báo Thanh Niên ngày 03/08/2012, trong bài phóng sự thực hiện tại khu chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận “Rau quả Trung Quốc ế ẩm”. Báo Thanh Niên trích lời một cán bộ phụ trách khu chợ này cho biết : “Người dân đang rất ngại hàng Trung Quốc nên lượng trái cây Trung Quốc về chợ giảm đến 30% so cùng kỳ năm trước. Sức tiêu thụ rau củ quả Trung Quốc giảm đến 50% so với thời điểm bình thường trước đây”.

Theo tờ báo này, tại các chợ bán lẻ, hay các siêu thị, tình trạng hàng Trung Quốc không có người mua cũng diễn ra, mà một trong những nguyên do là người dân sợ sợ rau củ, trái cây Trung Quốc xịt thuốc nên không mua. Thậm chí có những siêu thị như LotteMart tại Sài Gòn, đã kiên quyết loại hàng Trung Quốc ra khỏi quầy sau khi có thông tin trái cây Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu.

Báo Người Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuối tháng 7 vừa qua, còn khẳng định hơn khi cho rằng tại Việt Nam “Hàng Trung Quốc sắp... hết thời” ! Tờ báo ghi nhận là dù giá rẻ, nhưng vì chất lượng kém, hàng Trung Quốc đang mất điểm trầm trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam và nhiều cửa hàng đã phải “đại hạ giá” để thanh lý hàng Trung Quốc, từ giày dép, quần áo, túi xách, đến đồng hồ, phụ kiện thời trang... Kể cả khi bán đổ bán tháo, các mặt hàng này cũng không còn thu hút người mua.

Thậm chí, cũng theo báo chí Việt Nam, ngày càng có nhiều trường hợp người mua rồi vì ham rẻ, nhưng sau đó đã ồ ạt đem trả hàng đòi lại tiền vì chất lượng hàng quá tồi tệ.

Phản ứng tự phát sau các hành vi gây hấn của Trung Quốc
Giới quan sát ghi nhận sự trùng hợp giữa việc Trung Quốc gia tăng các hành vi gây hấn với Việt Nam ngoài Biển Đông, với sự kiện người Việt Nam “tẩy chay” trong thực tế hàng Trung Quốc.
Đây là một phản ứng tự phát, nhất là trong bối cảnh báo chí Việt Nam ngày càng có nhiều tin bài về tính chất nguy hại của một số mặt hàng Trung Quốc, không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước khác trên thế giới.
Về phần mình, một số chính quyền địa phương, như ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn cũng không ngần ngại kêu gọi người dân chỉ nên dùng các loại hàng hóa “có nguồn gốc” rõ ràng, hàm ý cảnh giác người dân trước các sản phẩm gọi là “lạ”, không rõ xuất xứ mà báo chí thường cho là đến từ Trung Quốc.
Trên đường phố Sài Gòn trong thời gian gần đây, đã xuất hiện chẳng hạn một số biểu ngữ căng tại những nơi đông người qua lại, nội dung cảnh báo người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến xuất xứ các mặt hàng mình sử dụng. Dù không nói trắng ra, nhưng các lời kêu gọi này nhắc nhở mọi người thận trọng trước hàng nhập từ Trung Quốc nhưng không ghi nơi sản xuất đang tràn ngập thị trường Việt Nam.

Một lời cảnh giác với thực phẩm "lạ" ở gần chợ Dakao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 19/06/2012.
Trọng Nghĩa/RFI
Có những khẩu hiệu chung chung như “Vì sức khỏe bản thân, hãy lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng”, nhưng cũng có những lời kêu gọi rất cụ thể : “Chỉ ăn thịt, trứng gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch”.Thậm chí, trước cửa một trường học, còn có một biểu ngữ yêu cầu tạo dựng cho trẻ em một “sân chơi an toàn, lành mạnh”. Khẩu hiệu này lập tức gợi lên các thông tin từng được loan tải rộng rãi về tính chất độc hại nguy hiểm của đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc.
Âm mưu sâu xa của Trung Quốc
Đối với nhà báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi, các hành động gây hấn của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại vùng Biển Đông đã tạo nên tâm lý ghét Trung Quốc trong đại bộ phận người Việt. Nhiều người đã phản ứng bằng cách tẩy chay không dùng hàng Trung Quốc, nhưng không thể nói đến một phong trào tẩy chay, vì vẫn còn rất nhiều người Việt Nam cần đến các mặt hàng giá rẻ do Trung Quốc cung ứng.

Nhà báo Thanh Thảo - Quảng Ngãi
 
13/08/2012
by Trọng Nghĩa
 
 
Thanh Thảo : Thực ra trong nhân dân Việt Nam, đại đa số người ta ghét Trung Quốc, ghét đủ thứ, nhưng mà hàng Trung Quốc vẫn bán được trong số dân nghèo. Vẫn ghét Trung Quốc, nhưng vẫn dùng hàng Trung Quốc, đó là điều mâu thuẫn, bởi vì trong đời sống hàng ngày, hàng Trung Quốc rẻ, giá rẻ mà nhiều khi cũng bắt mắt, người ta cũng mua và dùng, chứ không thể nói là hàng Trung Quốc bị tẩy chay.
Nói tẩy chay cũng không đúng, dân của mình đời sống khó khăn quá, không có cái “ý thức” cao đến mức tẩy chay hàng Trung Quốc, mà mình cũng rất muốn tẩy chay, muốn vận động dân tẩy chay nhưng thực ra chưa tẩy chay được hết, tức là bây giờ trước mắt tẩy chay những hàng gọi là thực phẩm độc hại, còn những hàng tiêu dùng thì vẫn dùng.
Nói chung khắp nơi, kể từ biên giới cực bắc, tôi đã đi khắp nơi thì thấy người ta nói ghét Trung Quốc xâm chiếm mình, nhưng gọi là có biểu hiện gì cụ thể hơn (chống Trung Quốc) thì cũng chưa có. Chắc dân mình đợi đến khi nào nó sang xâm lược hẳn hoi thì lúc đó mới (đánh).
Người Việt Nam mình không phải lúc nào cũnng hừng hực khí thế đâu, nhưng Trung Quốc mà sang xâm lược Việt Nam thì đương nhiên bị đánh thôi ! Đến viên đạn cuối cùng... nhưng đấy là chuyện khác.
Bây giờ nhiều khi những âm mưu thủ đoạn tinh vi sâu xa của Trung Quốc người dân chưa nhận ra được, không phải là đơn giản. Cả giới lãnh đạo của mình còn chả nhận ra, làm sao đòi dân nhận ra được !.
RFI : Đó là những thủ đoạn như thế nào ?
Thanh Thảo : Từ xăm lăng kinh tế, cài người vào các cơ sở, núp dưới danh nghiã kinh tế, hay bỏ thầu rẻ, chiếm các gói thầu ở Việt Nam, rồi đến những cái sâu xa hiểm độc nhất : đưa những hàng hóa độc hại, nhất là các thực phẩm độc hại, chất phụ gia... tràn vào Việt Nam. Người Việt Nam rất ngây thơ dùng những chất phụ gia độc hại để sản xuất các loại từ giá đến rau quả và các thứ phục vụ cho dân minh.
Điều đó về mặt sâu xa hại đến nòi giống của Việt Nam rất ghê. Cái hiểm độc là điều đó giết lần giết mòn người Việt Nam bằng các loại hóa chất độc hại, tuồn vào Việt Nam dưới các hình thức thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Người tiêu dùng có chọn lọc
Phân tích của nhà báo Thanh Thảo cũng trùng hợp với ghi nhận của chị Vân Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời RFI, chị cho biết là lúc này, hàng Trung Quốc vẫn có người dùng, nhưng giới tiêu thụ đã cảnh giác nhiều hơn các sản phẩm này :

Bà Vân Mai - Thành phố Hồ Chí Minh
 
13/08/2012
by Trọng Nghĩa
 
 
Vân Mai : Việc sử dụng hàng Trung Quốc có chọn lọc tùy theo đối tượng : người có thu nhập đủ sống, thu nhập khá, sẽ không xài hàng Trung Quốc, hoặc có xài thì xài loại mà hàng Việt Nam không có, hoặc là hàng người ta quen xài trước đây thì vẫn mua vì giá rẻ, hay là sản phẩm không gây hại. Thí dụ về đồ chơi thì người ta sẽ không xài dù có bán rẻ.
Hiện nay những mặt hàng chủ yếu phục vụ đời sống như đồ chơi, quần áo, xuất xứ từ Trung Quốc được bán rất nhiều ở đây, cái gì cũng có… Trước kia ai cũng xài, chất lượng hàng tương đối, giá rẻ. Nhưng sau này có truyền thông đưa tin về cái độc hại của hàng Trung Quốc thì người ta xài có chọn lọc, chọn lọc hơn lúc trước.
Ngay cả đối với đối tượng lao động, ở tỉnh lên thành phố làm việc, thu nhập thấp, người ta tiết kiệm, người ta vẫn xài hàng Trung Quốc, nhưng người ta mua ít hơn ngày xưa, không ham rẻ mua nhiều như trước kia... Hiện nay có nhu cầu bắt buộc mua thì người ta mới mua.
RFI : Nguyên nhân nào khiến người dân không thích hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Có hai nguyên nhân : Thông tin rộng rãi từ báo, đài, phát hiện chất độc hại, hay phát hiện của chính phủ, công an về những vấn đề này, hay thông tin từ các nước lân cận... Do đó người ta không xài, ít xài hơn những năm trước, không mua nhiều như những năm trước.
Nguyên nhân thứ hai là thông tin từ trường học, chính phủ công bố cho học sinh biết, rồi cũng vận động, có những loan báo, thông tin ở ngoài đường… với những tấm banderole yêu cầu mình nên sử dụng các hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Đọc thấy cái đó thì hiểu là đa số hàng Trung Quốc nhập lậu không có nguồn gốc rõ ràng. Hàng nhập chính thức thì người ta cũng chọn lọc.
RFI : Đã xuất hiện phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Nói là có phong trào không đúng. Đầu tiên là do những người có ý thức, người ta có chọn lọc, người ta nghĩ đến sức khỏe, người ta giới hạn những sản phẩm độc hại, không kiểm chứng được, thì người ta nghi ngờ, người ta không xài.
Sau này thì do việc người ta theo dõi báo, đài, thấy thông tin về những sản phẩm độc hại nhập từ Trung Quốc. Người ta nhìn hàng Trung Quốc và nhớ lại điều đó. Và khi nghĩ đến độc hại thì người ta nghĩ ngay đến hàng Trung Quốc. Nhưng cũng có hàng khác cững độc hại chứ không chỉ hàng Trung Quốc.
RFI : Có việc trường học kêu gọi tránh đồ chơi Trung Quốc ?
Vân Mai : Cái đó thì có. Trong trường học, tuy không có trong chương trình chính thức, nhưng thầy cô giáo vẫn dậy là không nên sử dụng những đồ chơi mà không có nguồn gốc, những đồ chơi Trung Quốc, độc hại vì màu, độ chì cao. Các em nhỏ không biết gì sâu xa, chỉ biết là « à, không nên xài đồ Trung Quốc, tại vì đồ Trung Quốc là đồ độc hại ».

Tôi có một đứa con gái học mẫu giáo, nó kể lại một câu chuyện rất bình thường giữa hai đứa trẻ với nhau. Trong lớp có một cậu bé được mua một món đồ chơi, đem vào trong lớp chơi, thì bị các bạn hỏi : « Sao bạn lại mua đồ chơi Trung Quốc ? Tại sao ba bạn lại mua đồ Trung Quốc Các bạn không chơi món đồ chơi này ».

Cậu bé về khóc với bố là các bạn nói là không chơi đồ chơi Trung Quốc, cô giáo dặn là không chơi đồ chơi Trung Quốc vì nó rất độc hại. Đấy là chuyện một đứa trẻ trong trường mẫu giáo.
RFI : Xin cảm ơn chị Vân Mai
 
Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham gia tự kiểm điểm phê bình
CỠ CHỮ
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khai mạc một hội nghị về các nỗ lực thực thi Nghị quyết 4 về việc tự kiểm điểm cá nhân và tập thể đảng viên và lãnh đạo các cấp.

Ông Trọng nói kể từ tháng này, chương trình sẽ được thi hành ở các tổ chức và tổ đảng ở cấp trung ương, sau đó sẽ khai triển xuống tất cả các cấp địa phương.

Mới đây, các thành viên của Bộ Chính trị và ban Bí thư Đảng đã tham gia tự kiểm điểm trong 12 ngày. Cuộc kiểm điểm tiến hành trong hai nhóm gồm cả các nhà lãnh đạo như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng.

Tất cả đã trình bầy bản tự kiểm trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tổng bí thư Đảng đã chỉ định cho Ban Thanh tra Trung ương Đảng đánh giá các bản tự kiểm trước tháng 9 và trình lên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị và Ban Bí thư đồng ý rằng qua tự kiểm, đảng sẽ hiểu rõ hơn các mối quan ngại liên quan đến xây dựng đảng, như các vấn đề có liên quan đến ban lãnh đạo và quản lý các xí nghiệp quốc doanh.

Tại hội nghị, Bộ Chính trị đã quyết định thuyên chuyển nhiều thành viên trong ban Chấp hành Trung ương Đảng qua các vị trí khác và bổ nhiệm người thay thế.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu các giới chức chính phủ có liên hệ nghiên cứu thêm và xây dựng các thủ tục mới về cách thức tổ chức biểu quyết tín nhiệm những người được Quốc hội bổ nhiệm và các thành viên Uûy ban Nhân dân.

Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng tuyên bố tự kiểm điểm và phê bình chỉ hữu hiệu nếu tất cả các thành viên nhận thức thấu đáo tầm quan trọng của tiến trình này.

Nguồn : VietNamNet, Vietnam News

Nga hoàn tất tàu ngầm đầu tiên cho VN

Cập nhật: 12:34 GMT - thứ ba, 14 tháng 8, 2012
Tàu ngầm hạng Kilo
Có thể Nga sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam ngay cuối năm nay
Truyền thông Nga cho biết nhà sản xuất nước này chuẩn bị hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên trong hợp đồng sáu chiếc ký với Việt Nam.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn từ Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga nói hôm thứ Ba 14/8 rằng chiếc tàu ngầm sử dụng cả năng lượng điện và dầu diesel sẽ được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Các xưởng Admiralteiskye ở thành phố St Petersburg vào tháng Tám này.
Chỉ sau khi hạ thủy, quá trình thử nghiệm tàu ngầm mới bắt đầu được tiến hành.
Cũng nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga nói chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được giao cho Việt Nam trước cuối năm 2012, chứ không phả́i năm 2014 như được tin trước đó.
Toàn bộ hợp đồng được nói sẽ hoàn tất năm 2016.

Vũ khí hiện đại

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng nói rằng tàu ngầm là "một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội" của Việt Nam.
Ông khẳng định quân đội Việt Nam chỉ sử dụng loại vũ khí đặc biệt này "vào mục đích bảo vệ Tổ quốc", tức tự vệ.
Hiện Việt Nam mới chỉ có một đơn vị tàu ngầm là đoàn M96 hải quân ra đời 14 năm trước và hiện đóng ở Cam Ranh.
Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới bắt đầu tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ một “nước bạn", được cho là Bắc Triều Tiên.
Trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, với phí tổn gần 2 tỷ đôla.
Tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm, cũng như tàu chiến thông thường, kể cả trong vùng biển tương đối nông.
Các tàu ngầm lớp Kilo 636 có lượng dãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 mét, với thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị các vũ khí như ngư lôi 533 mm (sáu đơn vị), mìn, tổ hợp tên lửa tấn công Kalibr.
Được biết hiện Trung Quốc có 12 tàu dạng này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120814_first_submarine.shtml




 VN gấp rút đào tạo thủy thủ tàu ngầm
Cập nhật: 13:27 GMT - thứ ba, 17 tháng 4, 2012
Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm lực lượng tàu ngầm (ảnh của báo QĐND)
Việt Nam đang gấp rút đào tạo lực lượng tàu ngầm
Chuyến thăm học viên tàu ngầm trước khi họ đi du học của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho thấy nỗ lực của Việt Nam nhằm huấn luyện lực lượng mới này.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay ông Thanh đã "đến thăm, động viên các sỹ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện Kỹ thuật quân sự)" vào chiều thứ Hai 16/4.
Tuy không nói rõ địa điểm các học viên sẽ du học, nhưng bài báo nói 100% học viên đạt yêu cầu môn học tiếng Nga.
Mới đây, một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc cũng vừa đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm Học viên Hải quân Nga, có lẽ ở thành phố St Petersburg.
Với việc Việt Nam đặt mua sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, giao hàng loạt đầu vào năm 2014, việc quân đội Việt Nam tăng cường đào tạo lực lượng vận hành tàu ngầm cũng là điều dễ hiểu.
Báo Quân đội Nhân dân nói "các học viên của lực lượng tàu ngầm đều thấy được niềm vinh dự và tự hào khi được tuyển chọn vào công tác ở một binh chủng đặc biệt, hiện đại".
Lực lượng tàu ngầm được chọn lọc với các đòi hỏi cao và chính sách đãi ngộ cũng hơn hẳn các binh chủng thường.
Thủ tướng Chính phủ gần đây đã ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ.
Mức lương mới cho sỹ quan tàu ngầm được nói là 35 triệu đồng/tháng đối với mức trung úy và 55 triệu đồng đối với mức đại tá, theo báo Việt Nam.
Chính quyền TP. Hồ Chí Minh nhân dịp này cũng tặng 500 triệu đồng cho lực lượng tàu ngầm đi đào tạo ở nước ngoài.

Chủ trương hiện đại hóa

Ông Phùng Quang Thanh được dẫn lời căn dặn các học viên:
"Ngay từ lúc ban đầu phải xác định tốt quyết tâm, phải tận dụng mọi thuận lợi để học tập, nắm chắc cấu tạo, tính năng, tác dụng … làm chủ vũ khí, trang bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao."
Nhóm học viên hải quân Việt Nam
Trung Quốc từng đưa tin về các học viên tàu ngầm Việt Nam đang được đào tạo ở Nga
Tướng Thanh cũng nói rằng tàu ngầm là "một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội" của Việt Nam.
Ông khẳng định quân đội Việt Nam chỉ sử dụng loại vũ khí đặc biệt này "vào mục đích bảo vệ Tổ quốc", tức tự vệ.
Không rõ con số học viên tàu ngầm sẽ đi du học lần này là bao nhiêu.
Hiện Việt Nam mới chỉ có một đơn vị tàu ngầm là đoàn M96 hải quân ra đời 14 năm trước và hiện đóng ở Cam Ranh.
Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới bắt đầu tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ một “nước bạn.”
Giới quan sát quân sự cho rằng tới nay Việt Nam cũng mới có một cơ số tàu ngầm loại mini mà Bắc Hàn cung cấp.
Tuy nhiên trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, với phí tổn gần 2 tỷ đôla.
Ngoài tàu ngầm và khóa huấn luyện cho thủy thủ đoàn, hợp đồng còn bao gồm việc xây mới cơ sở trên bờ để phục vụ tàu.
Nhà máy đóng tàu Admiralteiskiye Verfi tại St Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng, với mục tiêu mỗi năm giao hàng cho Việt Nam một chiếc.
Tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm, cũng như tàu chiến thông thường, kể cả trong vùng biển tương đối nông.
Tàu loại Kilo trang bị hệ thống hỏa tiễn Club-S rất hiện đại.
Được biết hiện Trung Quốc có 12 tàu dạng này.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120417_submarine_personnel.shtml

 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120125_submariners_salaries.shtml
 
 
 
 

Thủ tướng Syria đào tị: Chính phủ al-Assad sắp sụp đổ

Thủ tướng Syria đào tị Riad Hijab
CỠ CHỮ
Chân dung Thủ tướng Syria Riad Hijab

Đào thoát chỉ 2 tháng sau khi được chỉ định làm Thủ tướng.

Đảng viên lâu năm của Đảng Ba'ath.

Có bằng tiến sĩ Nông nghiệp.

Từng giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp.

Trước đó là tỉnh trưởng hai tỉnh Quneitra and Latakia.

Sinh năm 1966 tại Deir Ezzor.
​​Thủ tướng Syria đào tị Riad Hijab nói rằng chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đang đứng ở bờ vực của sự sụp đổ kinh tế và đạo đức, và kiểm soát chưa tới 30% lãnh thổ.

Ông Riad Hijab phát biểu như thế ngày hôm nay trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ khi gia nhập hàng ngũ phe nổi dậy hồi đầu tháng này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết ông tin là Hoa Kỳ có thể chấp hành một vùng cấm bay ở Syria, nhưng chưa có một “quyết định quan trọng” để cho phép thực hiện một sứ mạng như vậy.

Ông Panetta cho hãng thông tấn AP biết rằng Hoa Kỳ đã lập kế hoạch cho một số tình huống có thể xảy ra ở Syria.

Ông Panetta nhấn mạnh rằng vùng cấm bay khó thực thi và không phải là ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, ngoại trưởng của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo gồm 57 nước hội viên đang họp tại Mecca ngày hôm nay sau khi đồng ý tạm thu hồi tư cách hội viên của Syria. Đồng minh của Syria là Iran nói rằng họ nhất định không chấp nhận đề nghị này.

Cũng trong ngày hôm nay, người đứng đầu công tác cứu trợ của Liên hiệp quốc, bà Valerie Amos đã tới Syria để thảo luận về những cách thức để tăng nhanh những hoạt động trợ giúp thường dân bị mắc kẹt trong vụ xung đột.

Theo lịch trình, bà Amos sẽ gặp gỡ các giới chức chính phủ Syria và Hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Syria.

Tại Trung Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì sẽ tiếp kiến một vị đặc sứ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chính phủ ở Bắc Kinh cho biết họ cũng đang xem xét tới việc mời các thành viên của phe chống đối ở Syria đến thăm Trung Quốc.

Trung Quốc đã cùng với Nga phủ quyết 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về Syria. Những nghị quyết đó đe dọa trừng phạt Syria nếu Damascus không ngưng sử dụng vũ khí hạng nặng đề tấn công thường dân.

Hôm thứ hai, phe nổi dậy Syria phổ biến một đoạn phim video chiếu cảnh một chiến đấu cơ Syria bị bắn rơi và viên phi công bị bắt. Đoạn video của phe nổi dậy chưa thể kiểm chứng một cách độc lập.

Truyền thông nhà nước Syria nói rằng một viên phi công đã nhảy dù sau khi máy bay gặp trục trặc kỹ thuật trong lúc thực hiện một phi vụ huấn luyện thường lệ ở miền đông và giới hữu trách đang tìm kiếm binh sĩ này.

Các giới chức cao cấp của Syria đã đào thoát

- Thủ tướng Riad Hijab bỏ trốn sang Jordan hôm 6 tháng 8, chỉ hai tháng sau khi giữ chức vụ.

- Nawaf Fares, đại sứ tại Iraq là nhà ngoại giao cao cấp đầu tiên đào thoát hôm 11 tháng 7.

- Thiếu tướng Manaf Tlass là sĩ quan quân đội cao cấp nhất đào thoát hôm 6 tháng 7.

- Đại tá Hassan Hammadeh lái một chiếc MiG-21 bay sang Jordan trong một phi vụ huấn luyện tháng 6, và được Jordan cho tỵ nạn.

- Đại biểu Quốc hội Imad Ghalioun rời khỏi nước hồi tháng 1 để đi theo quân nổi dậy. Adnan Bakkour, Giám đốc Tư pháp của thành phố miền trung Hama, xuất hiện trên một video hồi tháng 8 năm ngoái, loan báo ông đã đào thoát.

Những hình ảnh mới nhất về Syria
 
 
 


No comments: