Saturday, August 18, 2012

KHOA HỌC


 

Robot Rover gởi ảnh màu đầu tiên từ Sao Hỏa

Dấu chấm trên ảnh là nơi xe tự hành Curiosity đáp xuống trên Sao Hỏa
CỠ CHỮ
Chiếc xe không gian tự hành Curiosity của Hoa Kỳ đã gởi về trái đất bức ảnh màu đầu tiên về cảnh trí trên sao Hỏa, một tấm ảnh màu đỏ-nâu của đáy một hố núi lửa.

Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA hôm thứ Ba cho biết bức ảnh chụp bức tường phía bắc và vành của hố núi lửa Gale từ xa.

Bức ảnh có thể xem được tại trang mạng sau đây: http://www.nasa.gov/images/content/674083main_PIA15691-full_full.jpg

Máy ảnh chụp bức ảnh này được đặt trên cánh tay máy dài của xe tự hành.

NASA đã thành công trong việc thả xe tự hành Curiosity đáp xuống miệng núi lửa trên sao Hỏa vào chiều tối Chủ Nhật sau một cuộc hành trình dài 8 tháng trên không gian.

Máy ảnh đặt dưới bụng xe tự hành đã chụp hàng trăm bức ảnh của sao Hỏa khi chiếc Rover đang đáp xuống. Nhưng tấm ảnh mới nhất là bức ảnh đầu tiên được chụp ngang tầm mặt đất sau khi đã đáp xuống.

Bức ảnh đầu tiên hơi mờ nhưng NASA hy vọng là trong sứ mạng kéo dài hai năm của Curiosity, máy ảnh trên chiếc Rover sẽ chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao hơn.

Với thời gian, chiếc xe tự hành tốn kém 2,5 tỉ đôla, lớn bằng một chiếc xe bình thường, sẽ được sử dụng để tìm hiểu các điều kiện địa chất, thời tiết và các mức phóng xạ trên sao Hỏa.

Các nhà khoa học hy vọng những thông tin thu thập được sẽ giúp giải đáp dứt khoát một thắc mắc của con người từ lâu – là liệu có sự sống trên sao Hỏa, và liệu hành tinh đỏ có thể duy trì sự sống trong tương lai hay không.

NASA ăn mừng phi thuyền Curiosity đáp xuống Sao Hỏa

Các khoa học gia và kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Không gian Hỗn hợp gần thành phố Los Angeles ăn mừng tàu thám hiểm Curiosity đáp xuống Sao Hỏa, ngày 5/8/2012
CỠ CHỮ
Cơ quan Không gian Hoa Kỳ cho hay Phòng thí nghiệm Khoa học trên Sao Hỏa đã hạ cánh thành công xuống hành tinh đỏ này. Từ Washington, thông tín viên VOA Penny Dixon ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Còn phải mất nhiều tuần lễ thử nghiệm trước khi Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA để cho con tàu thám hiểm Curiosity tự do đi lại trên bề mặt sao Hỏa, để đi tìm các dấu hiệu cho thấy hành tinh nay có thể đã có lúc ở trong tình trạng thích hợp cho sinh hoạt.

Nhưng trước hết các khoa học gia và kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Không gian Hỗn hợp gần thành phố Los Angeles đã tổ chức một lễ mừng nhỏ.

NASA mô tả sự kiện tàu Curiosity đi xuyên qua khí quyển Sao Hỏa là “7 phút kinh hoàng,” nhưng việc hạ cánh, mà các kỹ sư cho là một chuyến đáp phức tạp nhất đã từng thử nghiệm, đã xúc tiến một cách hoàn hảo.

Ít lâu sau khi đáp xuống, phi thuyền đã gửi một hình ảnh trở về trái đất, cho thấy một trong 6 bánh xe chạm xuống bề mặt hành tinh đỏ.

Tổng thống Barack Obama ca ngợi các nỗ lực đưa tàu Curiosity lên Sao Hỏa.

Trong một phát biểu hôm nay, Tổng thống Obama nói việc đáp xuống hành tinh này là một sự kiện lịch sử. Ông gọi đây là một thành tích kỹ thuật chưa từng có từ trước đến nay.

Cố vấn Khoa học của Tòa Bạch Ốc John Holdren cho hay chính quyền của Tổng thống Obama cam kết tiếp tục sự lãnh đạo của nước Mỹ trên trái đất và trong suốt Thái Dương Hệ.

Ông Holdren nói: "Việc tàu thám hiểm Curiosity hạ cánh xuống bề mặt Hành tinh Ðỏ quả thực là một phi vụ mang tính thách thức nhất trong lịch sử thám hiểm hành tinh bằng tàu robot. Và nếu có ai hoài nghi về sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lãnh vực không gian, thì nay đã có một bằng chứng thực sự cỡ một chiếc xe hơi cả tấn nằm trên bề mặt Sao Hỏa ngay lúc này, và điều đó chắc hẳn sẽ khiến không còn điều gì để nghi ngờ nữa.”

Tàu thám hiểm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ dành 2 năm để đào bới các tảng đá và xúc đất lên để phân tích. Các khoa học gia hy vọng sẽ xác định được liêu môi trường Hỏa Tinh có thể hỗ trợ cho sự sống dưới hình thức của các sinh vật cực nhỏ hay không.

Máy biến chất thải công nghiệp thành điện năng

CỠ CHỮ
Các nhà khoa học nói rằng khối năng lượng bị lãng phí mỗi năm tại Texas, tiểu bang phong phú về tài nguyên dầu khí, đủ để có thể thắp sáng 100.000 căn nhà. Năng lượng lãng phí đó có thể là nền tảng cho một doanh nghiệp sáng tạo và mang về nhiều lợi nhuận.

Theo ông Loy Sneary, Giám đốc điều hành của công ty Gulf Coast Green Energy, thì 60% năng lượng được tạo ra trên thế giới ngày nay bị mất đi dưới dạng sức nóng bị lãng phí.

Giám đốc Sneary muốn thu hồi một số nhiệt lượng đó, kể cả hàng ngàn giếng dầu và giếng khí đốt ở Texas, để biến thành điện. Ông nói:
 
"Chúng ta sẽ có nhiều điện hơn so với điện lực có thể được tạo ra bởi tất cả các nhà máy điện chạy bằng than và nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Đây là lĩnh vực có tiềm năng."

Ông Sneary giải thích rằng sâu dưới lòng đất, nhiệt độ trái đất vốn rất cao. Ðưa một mũi khoan bằng kim cương vào các tảng đá cứng hoặc đá phiến sét, thì sức nóng lại càng tăng cao hơn nữa. Chất lỏng có tác dụng làm mát.

Ðây chính là giai đoạn mà chiếc Máy Năng Lượng Xanh của công ty ông Sneary trở nên hữu dụng. Ðược đặt trong một hộp vuông có kích thước nhỏ hơn một chiếc ôtô loại nhỏ, máy này đưa nguồn nước nóng bất tận ấy qua một đường ống chạy dọc theo một đường ống khác chứa chất làm lạnh. Chất lạnh sôi lên, bốc hơi ở nhiệt độ thấp, và hơi nước bốc lên có thể được sử dụng để tạo ra điện lực. Ông giải thích:

"Như thế, chúng ta có thể lấy những nguồn nước nóng ở nhiệt độ thấp hơn, chuyển nhiệt, rồi sau đó một khi chất làm lạnh phát triển và được nén lại thì từ đó, nó sẽ hoạt động giống như một tuabin hơi nước."

Không phải chỉ có giếng dầu và khí đốt mới có thể cung cấp sức nóng bị lãng phí cho các Máy Năng Lượng Xanh để chuyển thành điện. Công nghệ tái chế nhiệt lượng có thể được áp dụng với mảng năng lượng mặt trời, nhà máy điện chạy bằng than, động cơ hoạt động bằng cách đốt nhiên liệu bên trong động cơ, hầu như bất kỳ quá trình công nghiệp nào có thể gây lãng phí nhiệt lượng.

Năm ngoái, ông Sneary sử dụng máy của ông với các nồi đun tại Đại học Southern Methodist ở Dallas và chuyển đổi nhiệt lượng lãng phí thành điện năng, giúp giảm chi phí tiền điện trường.

Ông Sneary nói các Máy Năng Lượng Xanh có thể tạo ra đủ điện lực để thắp sáng tới 70 căn nhà, với chi phí ít hơn nhiều so với chi phí năng lượng do một nhà máy điện chạy bằng than tạo ra.

Ông đang thương lượng với các công ty khoan dầu ở Texas, ông có một dự án ở West Virginia, và đang tìm cơ hội làm ăn tại các bang khác. Ông nói công nghệ thu hồi nhiệt điện của công ty ông rất hiệu quả và có thể bảo vệ môi trường, vì nó không thải ra khí độc.

Ông hy vọng rằng nhu cầu mua các máy Năng Lượng Xanh của ông sẽ tăng trong rất nhiều năm tới.
  • In
  • Email
  • Chia sẻ:
    Thứ ba, 14/8/2012, 15:58 GMT+7

    Chim bồ câu hồng xuất hiện tại Anh

    Bộ lông màu hồng của một con chim bồ câu ở thành phố London khiến các nhà điểu học cảm thấy bối rối.
    > Lần đầu tiên có báo hồng
    > Voi hồng ở châu Phi
    > Cá heo hồng tại Mỹ

    Con chim bồ câu với bộ lông màu hồng ở thành phố London. Ảnh: BPM.
    Con chim xuất hiện tại khu vực Ealing, thành phố London. Jean Moles, một phụ nữ ở Ealing, cảm thấy ngạc nhiên khi thấy con chim hồng trên mái nhà hàng xóm vào hôm 11/8, Telegraph đưa tin.
    "Nó đậu trên mái nhà phẳng ngay sát cửa sổ nhà tôi. Đó là một con bồ câu hồng với những sọc trắng và đầu xám. Tôi chưa bao giờ thấy một con chim như thế trong suốt 74 năm qua. Người đàn ông mang quốc tịch Pháp ở nhà bên cạnh đã chụp một bức ảnh con chim và ông ấy cũng chưa bao giờ thấy một con bồ câu có màu lông tương tự. Tôi đã cung cấp thức ăn cho nó", bà Moles nói.
    Loài chim hồng duy nhất trên thế giới có tên khoa học là Nesoenas mayeri. Nhưng chúng là loại cực hiếm và phân bố ở Mauritius, nơi cách nước Anh vài nghìn km. Loài này có cánh màu xám, chứ không phải cánh màu hồng như con chim tại London.
    Tim Webb, một thành viên của Hiệp hội Bảo vệ chim Hoàng gia Anh, xác nhận rằng con chim mà bà Moles thấy là bồ câu.
    "Những thức ăn có hàm lượng beta carotene và canthaxanthin - những sắc tố tự nhiên vô hại - có thể thay đổi màu lông của chim. Hồng hạc có lông màu hồng vì chúng ăn tôm. Tuy nhiên, tôi cũng không loại trừ khả năng bộ lông màu hồng của con chim bồ câu là hậu quả của việc nó rơi xuống một vũng nước chứa phẩm màu. Cũng có thể ai đó đã nhuộm bộ lông của nó", Webb nói.
    Thứ ba, 14/8/2012, 14:20 GMT+7

    Robot Nhật Bản trình diễn ở Việt Nam

    Màn trình diễn độc đáo của robot đấu vật, nhào lộn, chơi đàn hay robot biết đá bóng đến từ Nhật Bản, khiến nhiều người Việt Nam thán phục.

    Robot đến từ Nhật biết đá bóng vào gôn. Ảnh: BTC.
    Gần 300 người có mặt tại Hội trường của Trường Đại học FPT chiều qua đã chứng kiến những con robot có hành vi giống như người thật: Robot đá bóng (Robovie-X), robot đấu vật Sumo (Robovie-I) và robot có khả năng tự giới thiệu bằng tiếng Anh (Vision 4G). Sau mỗi màn trình diễn của robot là những tiếng vỗ tay không dứt của khán giả Việt.
    Xem robot Nhật Bản trình diễn
    Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên chứng kiến màn trình diễn về các robot sử dụng hệ điều hành Androi trong hành trình qua nhiều quốc gia trên thế giới.
    Theo ban tổ chức, buổi trình diễn tạo điều kiện cho các sinh viên Việt Nam được chứng kiến công nghệ chế tạo robot tiên tiến nhất hiện nay của Nhật Bản, các sinh viên sẽ được tiếp thu các kiến thức về trí tuệ nhân tạo, thiết kế phần mềm cho robot, ứng dụng robot trong đời sống.
    Robot đấu vật. Ảnh: BTC.
    Robot đấu vật. Ảnh: BTC.
    Tham gia chương trình, khán giả Việt Nam còn được gặp gỡ giáo sư Hiroshi Ishiguro, nhà thiết kế robot nổi tiếng thuộc đại học Osaka, người được mệnh danh là một trong 100 thiên tài sống của thế giới. Ông đã dành nhiều công sức, thời gian của mình cho việc phát triển hệ điều hành Android gần với đời sống mang tên gọi "Geminoids".
    Giáo sư Ishiguro cho rằng việc tận dụng các robot trên hợp lý sẽ có công dụng lớn. Chúng có thể sử dụng ở nhiều nơi như hội chợ, khu vực lễ tân, triển lãm, thậm chí ông còn sử dụng chúng để thay thế bài giảng.
    "Việt Nam có tiềm năng sản xuất robot và trong tương lai sẽ có nhiều công ty Nhật Bản và các nước sẽ đặt hàng tại đây. Đặc biệt với đức tính cần cù và cẩn thận, Việt Nam chắc chắn sẽ thành công", ông Ishiguro nhấn mạnh.
    Sau Hà Nội, ngày mai, TP HCM là điểm đến tiếp theo của nhóm chuyên gia Nhật. Tiếp đó họ sẽ tới lần lượt các nước Đông Nam Á để giới thiệu. Buổi biểu diễn do Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam và Đại học FPT tổ chức.
    Hương Thu

No comments: