Thursday, August 23, 2012

CHIÊM NAM * KINH TẾ

KINH  TẾ  THị  TRườNG  TRONG  MộT NƯỚC

Xà HộI  CHỦ  NGHĨA :  KINH  TẾ  " MÁNH  MUNg "

Chiêm  Nam 

          Trên phương diện từ ngữ, không ai xác định được từ "mánh mun" xuất hiện khi nào. Có thể là trước 1975 đã có "từ" đó, nhưng không mấy phổ cập. Sau 1975, khi Cộng Sản thiết lập nền cai trị trên toàn quốc, "từ" này hầu như được dùng tràn lan trong quần chúng để mô tả hầu hết những hoạt động kinh tế tư nhân cũng như Nhà Nước Cộng Sản. Trước 1975, chúng ta thường hay nghe nói "chạy áp phe", "trúng áp phe" (từ chữ Pháp affaire mà ra) để mô tả một hoạt động kinh tế không chính thức. Từ "mánh mun" có một nghĩa tương tự. "Mánh mun" hay "chạy mánh", "chạy cò", nói cho văn hoa, là làm trung gian giữa đầu mua và đầu bán để kiếm lời. Tiếng Mỹ có từ "broker" để chỉ hoạt động đó. Ở Việt Nam, "mánh mun" là một hoạt động kinh tế không cần đến vốn liếng, không sản xuất, không đầu tư. Nói nôm na, đó là "bán nước bọt" để lấy tiền.Trong thực tế, mọi hoạt động kinh tế đều cần những người trung gian để nối bên bán và bên mua lại với nhau, bên cung và bên cầu. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong một nền kinh tế. Ở Mỹ, chúng ta thấy vô số các hoạt động trung gian đó, nhỏ có lớn có. Có hoạt động bao trùm lên toàn quốc, dưới danh nghĩa những Công Ty, Trung Tâm.... Chúng phụ giúp vào việc phát triển kinh tế, tạo ra sản phẩm mỗi ngày mỗi nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn.

          Nên nhớ rằng, các hoạt động trung gian đó là cần thiết, nhưng chúng không phải là 
"bản thân" của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay thì trái lại. "Mánh mun", nói không ngoa, lại là "bản thân" của nền kinh tế. Nó là bản chất, là chân tướng của cái gọi là "nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa" của Cộng Sản Việt Nam, một nền kinh tế ngô không ra ngô, khoai không ra khoai, nhập nhằng giữa một bên muốn tiến, một bên lại trì kéo lại.

          Theo một bài báo đề cập đến hoạt động của các ngân hàng ngoại quốc ở Việt Nam đăng trên tạp chí "Blick Durch Die Wirtschaft" (Đức quốc) số tháng 9, 1995, thì " Những Thiện Cảm Ban Đầu Giờ Đã Bay Theo Ngày Tháng, Không Những Thế Có Nhiều Dấu Hiệu Của Sự Đe Dọa. Rất Nhiều Những Khó Khăn Vướng Mắc Khắp Nơi. Ngay Từ Năm 1992, Giới Ngân Hàng Quốc Tế Theo Lời Mời Mọc Của Chính Quyền Việt Nam, Vào Mở Cửa Hoạt Động Và Được Hứa Hẹn Là Sẽ Có Những Luật Lệ Rõ Ràng Trong Vấn Đề Tài Chánh Để Bảo Đảm Cho Sự Làm Ăn Của Họ. Nhưng Sau 3 Năm, Giới Ngân Hàng Vẫn Miệt Mài Chờ Đợi. Bỗng Nhiên Họ Nhận Thấy Số Vốn Của Họ Bỏ Ra Trở Nên Bấp Bênh"..... "Một Chuyên Viên Ngân Hàng Nhận Xét : Ở Đây, Luật Lệ Chỉ Có Giá Trị Trong Giây Lát ". Tuy thế, một số ngân hàng cũng làm ăn được, không phải qua những con đường chính thức, mà qua con đường "mánh mun". Bài báo trên cho biết " Tuy Với Những Khó Khăn Như Vậy, Một Vài Ngân hàng Cũng Làm Ăn Được. Họ Dùng Tiền Để Thu Mua Gạo, Cà Phê, Hải Sản Và Dầu Thô, Dĩ Nhiên Họ Thu Lời Không Ít ". Rút kinh nghiệm từ những điều trên, bài báo khuyên : " Giới Ngân Hàng Tây Phương Phải Biết Rõ Điều Này : Không Một Phép Lạ Nào Có Thể Cứu Gỡ Cho Sự Tính Toán Thiển Cận Của Họ (chữ "họ" đây ám chỉ Việt Nam),  Nhưng Có Thể Thừa Nước Đục Thả Câu ".

          Đúng là các nhà đầu tư Tây Phương bây giờ mới hiểu rõ bản chất của nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa của nước Việt Nam Cộng Sản. Họ không thể làm ăn đàng hoàng được. Họ phải biết "mánh mun". Thay vì chờ đợi những cải tổ cần thiết từ phía Việt Nam, họ tìm cách lợi dụng những sơ hở để tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó thì các nhà đầu tư Đông Phương như Nhật Bản, Đại Hàn, Hồng Kông, Đài Loan, từ lâu đã làm ăn với Việt Nam theo kiểu mánh mun đó. Chẳng mấy khi nghe họ than phiền, vì lẽ họ biết họ phải làm gì khi họ đến Việt Nam và phải tiếp xúc với một hệ thống cán bộ của một chế độ thối nát và tham nhũng. Hiện nay hai tập đoàn có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam là tập đoàn DAEWOO của Đại Hàn và CHING FONG của Đài Loan (hai nước chống Cộng nhất trên thế giới hiện nay ! ). Daewoo đầu tư vào 11 dự án từ công nghiệp làm Ti Vi, liên kết điện tử, thuốc sát trùng, dò dầu khí, ngân hàng, đến việc xây khu công nghiệp Gia Lâm với số vốn đầu tư lên đến 1400 triệu Mỹ kim. Ngoài ra còn có 26 dự án khác đang chuẩn bị văn tự. Các tập đoàn Đại Hàn khác như Hyundai, Samsung, Goldstar đã có mặt tại Việt Nam. Ching Fong của Đài Loan thì đầu tư vào việc ráp xe gắn máy 125 phân khối hiệu Bonus, xe gắn máy hiệu Angel (Honda 100 cc), xi măng.

          Các tập đoàn đầu tư này đâu cần quan tâm đến luật đầu tư. Chuyện đáng quan tâm là chạy "mánh" với cán bộ Cộng Sản nào và giá tiền là bao nhiêu. "Mánh" đúng chỗ rồi, thì cứ thế mà tiến tới. Cho nên, hoạt động đầu tiên của các nhà đầu tư là cử một chuyên viên vào Việt Nam để "bắt mánh". Nói một cách khác, tìm một nhân vật có quyền thế nào đó có dính líu đến công việc và hối lộ, "mua" chữ ký là xong. Sau đó thì mặc quyền tự tung tự tác. Lớn "mua" theo lớn, Nhỏ "mua" theo nhỏ. Cứ lấy "đô la đấm mõm" cán bộ là xong : hải quan, ngoại thương, công an, thuế vụ, ủy ban nhân dân, giám đốc, tài vụ.....

          Như thế ở Việt Nam hiện nay, khó thì rất khó, vì :

     -  Luật pháp không rõ ràng, tiền hậu bất nhất, muốn hiểu sao cũng được.
     -  Cán bộ làm việc không phải để bảo vệ luật pháp, mà để làm tiền riêng cho bọn
        chúng.
     -  Thủ tục hành chánh rườm rà, dẫm đạp lên nhau, nên bất cứ một cán bộ nào cũng
        có thể làm "khó dễ" khách hàng.

          Nhưng dễ thì cũng rất dễ, vì :

     -  Bất cứ một cán bộ nào cũng có thể mua được bằng tiền. Ít không chịu thì tăng tiền
        nhiều lên là xong.
     -  Bất cứ một giấy tờ nào cũng có thể thay đổi được.

          Mánh qua, mánh lại. Đây là "trò chơi" kinh tế mà tập đoàn "Mafia kinh tế" Việt Nam Cộng Sản và các nhà đầu tư ngoại quốc đang chơi trên đầu trên cổ nhân dân
Việt Nam. Tôi nói tập đoàn "Mafia Kinh Tế", vì nó tuy là sản phẩm của chế độ Cộng Sản, bao gồm những nhân viên cao cấp của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản cùng với vây cánh của chúng, nhưng hầu như càng ngày càng thoát khỏi sự kiểm soát của Bộ Máy Độc Quyền của Đảng. Họ là một thế lực mới nhô lên ngay trong Đảng kể từ khi áp dụng chính sách đổi mới về kinh tế. Họ hình thành một "nhóm quyền lợi đặc biệt". Lúc đầu, nhóm đó là những viên chức trong bộ Ngoại Thương, dần dà mở rộng ra đến các viên chức ngoại thương ở Tỉnh, Huyện, thậm chí đến Xã nữa. Về sau, một số viên chức ở các ngành khác nhảy vào "ăn có" như công an, thuế vụ.... Như chúng ta biết, Cộng Sản thi hành chính sách độc quyền về ngoại thương, cho nên bất cứ nhà đầu tư nào muốn đi vào thị trường Việt Nam đều phải qua trung gian của hàng rào ngoại thương (tức là đám cán bộ ngoại thương). Trước đây, trong thời kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, đám cán bộ này đâu có làm gì ngoài một số thủ tục đơn giản về xuất và nhập đối với các nước xã hội khác. Đến khi mở cửa đầu tư, lại mở he hé, nên chúng chuyên môn làm  "khó dễ" khách hàng, một phần vì không biết, một phần vì sợ hãi. Thấy khó quá, các thương nhân nước ngoài - lúc đầu, phần lớn là những nhà buôn nhỏ từ Singapore, Hồng Kông - bèn "chạy mánh". Khi thì biếu một món quà, khi thì mời đi tham quan nước ngoài. Dần dà, biếu chiếc xe hơi cho đơn vị, biếu chiếc Honda cho thủ trưởng..... Cuối cùng, khi cá đã cắn câu, để cho gọn nhẹ, kín đáo, một bên ký chữ ký, một bên trao đô la. Thế là con đường "mánh mun" đã mở, rồi cứ thế mà tiến tới. Các quan hệ hậu trường mở rộng để biến thành một thứ luật bất thành văn, tiếp thêm sức cho các cán bộ Cộng Sản "mạnh dạn" chấp nhận nền kinh tế thị trường.. Vì trước mắt, giao dịch với thương nhân tư bản chủ nghĩa mang lại cho chính bản thân họ nhiều quyền lợi cụ thể.

          Do đòi hỏi của tình hình đầu tư, Cộng Sản buộc phải càng ngày càng làm ăn theo đúng thủ tục, đúng luật lệ, nhưng rõ ràng là quan hệ hậu trường luôn luôn đóng vai trò quyết định. Nó trở thành quán tính. Nó như một thứ bệnh. Ai đã từng về Việt Nam làm ăn,
và ngay cả về thăm viếng, cũng không thoát khỏi cái loại quan hệ hậu trường đa đoan đó với các cán bộ Nhà Nước, từ nhỏ đến lớn. Điều này không ngoại trừ các công ty muốn vào Việt Nam đầu tư. Tất nhiên, trong một số trường hợp, Cộng Sản cũng muốn tỏ ra  "văn minh" hơn, "đàng hoàng" hơn bằng cách áp dụng luật lệ sòng phẳng. Nhưng trong thực tế, Cộng Sản KHÔNG CÓ ĐỦ LU

T LỆ để giải quyết mọi trường hợp, vì ngoài một bản "luật đầu tư" sửa lên sửa xuống theo tình thế, còn lại đều chẳng có luật lệ gì, hoặc chỉ là một thứ luật lệ tùy tiện. Rốt cục, trong vô số trường hợp, "mánh mun" - tức là quan hệ hậu trường - đóng vai trò của nó. Quan hệ này là lưỡng lợi : Một bên có tiền một bên có hợp đồng. Hậu quả  tích cực của nó là tạo dựng lên một tầng lớp tư sản ĐỎ rất năng động trong một nước Việt Nam "kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa". Các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ phải trả nợ cho những di lụy mà tầng lớp tư sản ĐỎ này để lại.

No comments: