Saturday, August 11, 2012

NGÔ VĂN * NHÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM


 

Ngo Van

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Ngô Văn Xuyết (1913-2005), alias Ngô Văn, was a Vietnamese Trotskyist leader. Born in Vietnam, he joined the Trotskyist movement as a young man. After the repression of Trotskyism in Vietnam in 1945, he moved to France, where he wrote about his experiences and recent Vietnamese history.
Ngo Van left his village at the age of 14 to work in a metallurgical works in Saigon, and soon became involved in the strikes and demonstrations and strikes that erupted periodically against the French colonial power in support of freedom of assembly, of the press, of travel and of education. There was already a history peasant revolts against colonialism, which were brually repressed, by the execution of leading activists, or their deportation to the infamous penal colony of Poulo Condore.
He was forced to end his formal education, but, enrolled under a false name, he read Marx in the Saigon municipal library after work. He came into contact with the Trotskyist left opposition group in Saigon opposed to the general line of the Indochinese Communist Party, emphasizing the importance of a movement based on the working class as against the nationalist oriented policy of Nguyen ai Quoc (Ho Chi Minh).
In Saigon, the Trotskyists and Stalinists cooperated for three years (1933-36) in a united front around the legal newspaper La Lutte, which was published weekly in French to get around laws banning publications in the vernacular quoc nu or Vietnamese. Their candidates were elected to the municipal council. But after the French (she says the Popular Front govt was only from 1936) government signed a pact with Stalin’s Soviet Union in May 1935, the French, and soon the Indochinese, Communist Parties gave up their opposition to French militarism and colonialism. Following the October group led by Ho Huu Tuong, Ngo Van and some activists formed the League of Internationalist Communists for the Construction of the Fourth International, while other Trotskyists remained in the La Lutte alliance. Ngo Van set type for the new group’s clandestine literature.
Ngo Van also organised amongst workforce in his factory, who met under the guise of wedding and birthday parties – as all gatherings of more than 19 were illegal – and found himself the spokesperson when a strike for better wages broke out. Militant friends were arrested one after the other. The longer Van remained at liberty, the more acutely he appreciated their courage under torture.
At the age of 24, Ngo Van was arrested in the factory storeroom, where he secretly discussed anti-colonialist campaigns with other activists and hid underground literature and revolutionary publications from abroad. Van was imprisoned in the dreaded Maison Centrale in Saigon, where he, too, was tortured. Stalinist and Trotskyist prisoners were held together: Van later recalled that relations between them were wary, but civil, to avoid provoking tension to the advantage of the common enemy. He joined in a hunger strike demanding political prisoner status equal to that in France.
As a consequence, the prisoners were occasionally allowed French newspapers. This was how they learned about the Moscow Trials, in which Stalin was destroying what remained of the leadership of Lenin’s Bolshevik Party. The Trotskyists were ‘overcome with a profound unease, and a thousand questions without answers kept going round in our heads’, Van wrote in his memoirs. In 1937 the Vietnamese Stalinists, under orders from Moscow, abruptly left the La Lutte group and denounced the Trotskyists as ‘agents of fascism’.
Van and his comrades were constantly being arrested, tortured, imprisoned then briefly freed once more. Once, he was sentenced to eight months’ imprisonment simply for recommending books by Trotsky to a friend in a letter, and greeting in the street the well-known Trotskyist Ta thu Thau. Exiled to Travinh, in an island in the Mekong delta, at the end of 1940, he found himself in the middle of a peasant uprising that had engulfed western Cochinchina. Almost 6000 were arrested, over two hundred publicly executed, and thousands killed by bombing authorised by the Vichy governor general, Decoux. At about this time, Van discovered that he was suffering from tuberculosis.
The Japanese moved into south Vietnam in March 1945 and imposed a regime of martial law; allied forces bombed Saigon. The north of the country was by this time controlled by the Vietminh, as the armed front led by the Communist Party was called. They advocated an alliance with the imperialist Allies as a road to ‘national liberation’; the Trotskyists denounced this as an illusion and called on workers and peasants to rise up against all imperialist oppressors, of whatever nationality. Van and his comrades were elated when 30,000 miners in the Hon gai-Cam pha region set up elected councils to run the mines, public services and transport, and organised a literacy campaign.

Books

  • Việt Nam 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale (1997)
  • Revolutionaries they could not break, the fight for the Fourth International in Indochina 1930-1945 (1995)
  • In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary (2010)

External links



Ngô Văn : một Nhà Cách Mạng Việt Nam viết sách về
Những Cuộc Cách Mạng ở Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc.
(Viet Nam 1925-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale)
B.S.Nguyễn Lưu Viên (điểm sách và nhận định)
                                               
Ông Ngô Văn, sanh năm 1913, đã tranh đấu trong nhóm “Đệ Tứ” La Lutte  của Tạ Thu Thâu ở Saigon hồi thập niện 1930. Năm 1945 đã may mắn thoát khỏi được tay đẫm máu của nhóm “Đệ Tam” Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai trong Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ, rồi di cư được sang Pháp. Sau nhiều năm nhớ lại, suy nghĩ, thu thập và tra cứu tài liệu để viết,  Ông cho xuất bản sách ”Viêt Nam 1920-1945 Révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” (tạm dịch là: “Việt Nam 1920-1945, Cách Mạng và Phản Cách Mạng dưới thời thuộc địa”.), [nhà xuất bản Nautilus Éditions, 5 rue Saint Sébastien-75011 Paris. tháng 9 năm 2000, số ISBN 2-603-005-7.]
Vì khi đọc xong, thấy sách có một giá trị lịch sử đặc biệt, nên hôm nay tôi xin tóm lược sau đây để giới thiệu với bạn đọc của Y Tế Nguyệt San, đặc biệt là các bạn đọc cao niên trong thế hệ “mấy ông già 80-90 tuổi” ở trong Nam như tôi, để nhớ lại những cuộc cách mạng mà mình đã biết, đã thấy, hoặc đã tham gia một cách hết sức khiêm tốn bằng cách, hồi nhỏ lúc học Tiểu Học thì “làm reo” (grève) nghỉ học để đi biểu tình trong dịp  đưa đám ma của cụ Phan Châu Trinh, hoặc lớn lên lúc học Trung Học thì đi hoan hô Nguyễn An Ninh hay Tạ Thu Thâu mà mình ngưỡng mộ.
Sách viết bằng tiếng Pháp, dày 448 trang, bìa mềm; ngoài một Bài Tựa ngắn, Mục Lục và Index như thường lệ, gồm có một Phi-Lộ  và 22 Chương chia ra làm 5 Phần.
Phi Lộ : Repères Historiques en guise de Préambule.(Những Dấu Ghi Lịch Sử thay cho Lời Phi Lộ.) (tr.7-24), nhắc sơ lại lịch sử của VN từ thời Trịnh-Nguyễn, Tây-Sơn, Gia-Long cho đến thời Tự-Đức, Phan Thanh Giản, các Hiệp Ước 1862, 1874 và Patenôtre 1884, các cuộc Cách Mạng Văn Thân, Cần Vương, các vua Hàm-Nghi, Thành-Thái, Duy-Tân. Trong chương này còn có hình của Phan Bội Châu, Cường Để, và Đề Thám và có phóng-ảnh chử ký của vua Thái Đức Nguyễn văn Nhạc.
Phần Một: Le Feu Couve Chez Les Intellectuels.1920-1929: ( Lửa Ngấm Ngầm trong Giới Trí Thức.1920-1929).(tr.26-126) gồm có 6 chương (từ I tới VI).    
Chương I : “Cinq Dragons” à Paris. (“ Ngũ Long” ở Ba-Lê)(tr.26- 43)
Nói về năm ông Phan Châu Trinh . Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn ái Quốc ở Paris. Ở trang đầu của chương này có chân dung của năm ông hồi lúc ấy, rồi sau có hình các nhà trí thức Việt bị đeo gông (cangue) trên cổ, vì bị cầm tù sau những vụ biểu tình của dân quê chống thuế và sai-dịch(corvée) quá nặng hồi năm 1908. có hình các lính khố xanh VN cũng bị đeo gông trên cổ, sau vụ đầu-độc ở trại lính hồi tháng 7 năm 1908, và đặc biệt có phóng-ảnh cái thơ của Nguyễn tất Thành (là Hồ chí Minh) gởi cho Tổng Thống Pháp đề ngày Marseille le 15 Septembre 1911 để (nguyên văn)” solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’École Coloniale comme interne” .(Đơn xin không được chấp nhận. Giá như hồi ấy Pháp chấp nhận thì Nguyễn tất Thành đã thành một công chức của “mẫu-quốc” Pháp, thì lịch sử cận đại của VN đã được thay đổi và Pháp không bị Điện Biên Phủ.)  Trong chương này có một chỗ nhắc đến vụ vua Khải-Định đi Pháp năm 1922 để dự Cuộc Triển Lãm Quốc Tế ở Marseille, bị Phan Châu Trinh trong một thơ ngỏ, buộc cho 7 tội lớn (sept crimes majeurs) và khuyên nhà vua hãy trả quyền lại cho dân VN để cho dân VN cộng tác thẳng với dân Pháp. Trong chương này cũng có một chỗ nói sau khi Phan Châu Trinh về SaiGon hồi th.5-1925. thì một bài văn khích-báng (pamphlet) có tựa là “Le Procès de la colonisation francaise”  đựơc nhà sách Librairie du Travail xuất bản có Nguyễn Ái Quốc ký tên nhưng, theo tác giả thì có lẽ  do Phan Văn Trừơng và Nguyễn Thế Truyền viết.
(Chú thích của NLV : Không phải là có lẽ, mà đúng là  như vậy; vì hồi năm 1952, nhóm của chúng tôi gồm có các ông B. S. Hồ văn Nhựt, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ, Ngô Ngọc Đối, và tôi, mổi cuối tuần hay hợp và ăn cơm tối ở nhà B.S.Hồ văn Nhựt ở đường Richaud, thì thường cũng có mời Cụ Nguyễn Thế Truyền đến dùng cơm và bàn chuyện nước, thì một hôm Cụ Truyền có nhắc lại đọan đó ở Paris và nói chính Ông với ông Trừơng viết bản văn đó chớ  Hồ Chí Minh không đủ trình độ Pháp-ngữ để viết”. Cụ Truyền còn kể lại cho chúng tôi nghe  nguồn gốc của tên Nguyễn Ái Quốc như sau: Lúc ấy lối năm 1921-22 gì đó, thì trong nhóm của cụ có Phan Châu Trinh. Phan văn Trừơng, Nguyễn An Ninh với Cụ, hay viết cho tờ báo Le Paria và ký tên các bài viết là : “ Le Patriote ”. Rồi giao cho Nguyễn tất Thành đem lại cho tòa sọan của báo. Lần lần dân trong tòa sọan quen mặt, nên mỗi khi thấy Thành đem bài lại thì nói:   “ Ah, voilà le patriote”. Mr.Thành thấy người ta gắn mình dính liền với danh từ “le patriote”  nên Mr.Thành đổi luôn tên mình là Ái Quốc.
Cũng trong chương này có trích một đọan thơ đề ngày 12-2-1922 của Phan Châu Trinh viết cho Nguyễn ái Quốc khuyên hãy về nước sống gần dân để truyền bá tư tưởng giải phóng chớ đừng có đi Moscou nhờ Nga-Sô vì làm như vậy thì nước VN chúng ta sẽ “như là một con ngựa đổi kỵ-mã”( “notre nation serait telle un cheval qui a changé de cavalier”).
Chương II: Saigon 1924-1926:  Éveil de la Jeune Intelligentsia.:( Saigon 1924-1926: Sự Thức Tỉnh của Giới Trí Thức Trẻ.)(tr.44-67).
Trong chương này có chân-dung của Nguyễn An Ninh hồi 1926, có hình cuộc đám táng của Phan Châu Trinh ở Saigon ngày 4-th.4-1926. Trong chương này tác giả có nói rất rõ về Nguyễn An Ninh và tờ báo “La Cloche Fêlée của Ông ấy, có nói đến thời Alexandre Varenne, một dân-biểu Xã-hội, được cử làm Quan Tòan Quyền Đông Dương, có đề cập tới vụ Nguyễn An Ninh và Dejean de la Bâtie bị bắt, có nói đến vụ án Phan Bội Châu hồi tháng 11-1925, nói đến đám táng của Phan Châu Trinh ngày 4-th.4-1926, và vụ án Nguyễn An Ninh đầu tiên ngày 24- th.4-1926.
Chương III. La Nouvelle Émigration des Étudiants et ses Tâtonnements Révolutionnaires.(Phong Trào Xuất Ngoại Mới của Sinh Viên và những Bước Cách Mạng Dò Dẫm của họ 1925-1929.) (tr.68-88). Đầu chương này có chân dung và hình cái mộ của Phạm Hồng Thái.
Chương này nói về hoạt động ở bên Pháp của Nguyễn Thế Truyền (nhóm  Việt Nam Hồn, Phục Quốc, Phục Việt, Việt Nam Độc Lập Đảng  (PAI) ở Paris) , của Trần Văn Thạch (báo Journal des Étudiants Annamites ở Toulouse), của Tạ Thu Thâu (báo La Résurrection ở Cachan), của nhóm Cộng Sản vịệtnam (le groupe communiste annamite) với báo Lao Nông  của Nguyễn Văn Tạo (về sau sẽ là bộ Trưởng Lao-Động của Hồ Chí Minh). Chương này cũng nhắc lại thời Tạ Thu Thâu nhập vào Đệ Tứ với Alfred Rosmer và viết trong báo La Vérité. (1930).
Chương IV. Les Mouvements Nationalistes Sousterrains dans le Pays à la même période.( Những Phong Trào Quốc Gia Ngầm trong Nước trong cùng thời gian ấy) (tr.89-103).
Chương này nói về hoạt động của những “hội kín” như Tân Việt Cách Mạng Đảng (1925-1929); Hội Kín Nguyễn An Ninh (1928-1929); Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ 1927-1930);Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh Hội (1925-1930) sẽ biến thành Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Chương V- Le Thanh Niên Génèse Nationaliste du Parti Communiste Indochimois.( NhómThanh Niên, tánh cách Quốc Gia trong sự Phát Sinh của Đảng Cộng Sản.)(tr.104-126).
Đầu chương này có hình của nhóm Thanh Niên. Chương này nhắc lại thời Nguyễn ái Quốc sáng lập viên của Thanh Niên, đi Nga (1923), được huấn luyện bên ấy, được gởi sang Trung Quốc hoạt động như là thơ-ký thông ngôn của Borodine, nhắc lại tình hình Trung Quốc trong khói lửa (La Chine en Feu, La trgédie chinoise. Shanghai février-avril 1927, Canton 11-12-27) và nhắc lại những mối khổ tâm của nhóm Thanh Niên (Les menues tribulations du Thanh nien) trong lúc Nguyễn ái Quốc biến mất khỏi Canton, trở về Moscou còn Tổng bộ của Thanh Niên thì vẩn còn ở đó. 
Chương VI-Éclatement du Thanh Niên et Naissance du Parti Communiste.( Nhóm Thanh Niên  vỡ tung và sự ra đời của Đảng Cộng Sản) (tr.127- 137).
Trong chương này có chân dung (face et pofil) của các tù nhơn Tôn Đức Thắng và hai người khác trong vụ đường Barbier. Chương này thuật lại rất rõ vụ ám sát ghê tởm ở đường Barbier đêm 8-12-1928, giết Lê văn Phát trong Kỳ Bộ Nam-kỳ của Thanh Niên  bị Trung Ương kết án tử hình vì tội “phản”(trahison) bởi lẽ “có những cuộc đi lại với chị (đồng chí) Thị Nhứt”, mà “không biết tự kềm chế tình cảm riêng tư của mình để hiến thân trọn vẹn cho cách mạng”. Trong sách  có nhắc lại lời khai trước tòa án của Tôn Đức Thắng (về sau ChủTịch Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau Hồ Chí Minh)  và của Phạm Văn Đồng (về sau Thủ Tướng Chánh Phủ của Hồ Chí Minh), có liệt kê bản án ngày 18-7-1930 quá nặng khi so với tội đã làm, nhưng cũng là một dịp để đập tan đầu nảo của cuộc cách mạng chống đối của người bản xứ: 3 án tử hình, 3 án khổ sai trong đó có Tôn đức Thắng 20 năm, và 23 án tổng cộng hơn 100 năm cho đảng viên của Thanh Niên trong đó có Phạm văn Đồng 10 năm; 3 án tù tổng cộng 16 năm rưởi cho đảng viên của Tân Việt  7 án tù tổng cộng 23 năm1/2, cho đảng viên VNQDĐ trong đó có Trần huy Liệu, nhà báo, trở thành cộng sản trong lúc ở tù Poulo Condor và về sau đại diện cho Hồ chí Minh vào Huế nhận ấn với kiếm nhà vua của Bảo Đại thoái vị.  
Chương này cũng nhắc lại sự thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng. sau khi nhóm Thanh Niên  bị tan rả ở hội nghị HongKong hồi tháng 5-1929.
Phần Hai:  Les Explosions 1930-1933. (Những Vụ Nổ Tung 1930-1933) (tr.138-200). Gồm có  5 chương (từ VII tới XI). Ở trang đầu có chân dung của Nguyễn Thái Học.(tr.138).   
Chương VII-L’Insurrection de Yên Báy, Février 1930.(Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy Tháng 2-1930), (tr.140-150).
Trong chương này có hình cái xác của một người bị xử tử ở Yên Báy, và phóng ảnh tờ Les Massacres en Indochine  kêu gọi dân chúng ở Paris tập hợp để biểu tình chống đối bản án ngày 28-5-30. Chương này kể lại rõ ràng vụ Yên Báy với việc bỏ bom làng Cổ Am (16-2-30), việc tòa xử 52 án tử hình, và một số án khổ sai, án tù chung thân hay có hạn. Tác giả cũng nhắc lại những vụ biểu tình chống đối ở Paris, ở Toulouse v.v. Nhưng không có kết quả và ngày 17-5-30, mười ba cái đầu của thanh niên VN bị rơi ở Yên Báy. Đặc biệt trong chương này có chép lại cái thơ của Nguyễn Thái Học, viết  ngày hôm trước khi lên đọan-đầu-đài, cho các dân-biểu Pháp (không bao giờ nhận được) chịu hòan tòan trách nhiệm và yêu cầu tha cho những người khác, và ký tên : “ Votre ennemi. Le révolutionnaire Thai Hoc” .
Chương VIII- Naissance en France d’une Opposition Communiste Indo-chinoise au Stalinisme. Đông Dương Tả Phái Cộng Sản.( Sự Phát Sinh bên Pháp của một Phe Cộng Sản Đông Dương Đối Lập với Phe Xít-ta-lin:Đông Dương Tả Phái Cộng Sản),(tr.151-158).
Chương này nhắc lại thuyết Cách Mạng Liên Tục (revolution permanente) của Trotsky chống lại Komintern (Đệ Tam) và lý luận của Tạ Thu Thâu sau Yên Báy (Après YenBay, que faire?)  cho rằng cách mạng VN muốn thành công phải chấp nhận theo thuyết “Cách Mạng Liên Tục” của Trotsky, chống lại thuyết “Cách MạngTư Sản-Dân Chủ”(révolution bourgeoise-démocratique ) theo Đệ Tam Komintern của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Và chương này cũng nhắc lại hoạt động của Phan văn Hùm và Hồ hữu Tường ở Toulouse và Paris sau khi Tạ ThuThâu bị “tống” về VN.
Chương IX-Le Mouvement Paysan 1930-1931.( PhongTrào Dân Nông Thôn 1930-1931)(tr.159-182).
Trong chương này có hình của một đội lính khố xanh đi dẹp lọan và hình xác chết của Nguyễn Thị Giang, bạn của Nguyễn thái Học. Chương này kể lại trong chi tiết việc Đảng Cộng Sản tổ chức những cuộc biểu tình ban đầu ôn hòa có tánh cách kinh tế, rồi về sau bạo động với mục đích lật đổ chánh quyền đế quốc, trong Nam, ngoài Bắc và ngoài Trung với việc thành lập Sô-viết Nghệ Tỉnh, hòan tòan thất bại (th.9-1930), và những cuộc đàn áp dã man của thực dân dùng quân đội và phi cơ tàn sát nhiều làng và còn bắt đem xử ở tòa,mà theo con số chính thức cho các năm 1930,1931,1932 là: tổng số người ViệtNam bị kết án:6.879, trong đó có 164 án tử hình.
Chương X-L’Opposition de Gauche Indochinoise 1931-1933. (Tả Phái Đối Lập Đông Dương 1931-1933)(tr.183-190).
Chương này nói về việc thành lập Tả Đối Lập (Opposition de Gauche) ở Saigon với những hoạt động của Tạ Thu Thâu, Đào Hưng Long, Hồ Hữu Tường, Ngô Văn Xuyết v.v. và bên Pháp của nhóm Groupe Indochinois de la Ligue communiste (opposition)  với Nguyễn văn Tạo, Trần văn Sĩ, Nguyễn văn Linh.
Chương XI- Crise Économique et Répression en Cochinchine 1932-1933.(Khủng Hoảng Kinh Tế và Sự Đàn Áp ở Nam-Kỳ 1932-1933) (tr.191-200).
Chương này nói về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1932-33 và ảnh hưởng của nó vào VN gây ra những vụ bớt lương, sa thải, thất nghiệp, đói kém, dẩn đến biểu tình và đàn áp bắt bớ trong thời gian ấy, và ba vụ án cộng sản hồi 1933 ở Saigon (Les trois procès communistes de 1933 à Saigon):
Vụ 1-Ngày 1-th.5-33: 21 cán bộ của Tả Đối Lập bi ra Tòa Tiểu Hình, với kết quả là 16 người bị kết án trong đó có Phan văn Chánh và Hồ hữu Tường là hai lý-thuyết gia bị 4 và 3 năm tù treo (avec sursis) còn những người khác thì 12,15,18 tháng hay 4,5 năm tù. Báo La Dépêche d’Indochine và báo L’Impartial   gọi vụ án này là “procès trotskiste”.
Vụ 2- Ngày 3-7 th.5-33: 122 cán bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương PCI trong đó có 7 phụ nữ, và 3 người khiếm diện, bị ra Tòa Đại Hình, với kết quả là 8 án tử hình,19 án tù chung hân,79 án tù có hạn, tổng cộng 970 năm trong đó có một người đã 90 tuổi.
Vụ 3-Th.9-33: 64 cán bộ Đông Dương C.S.Đảng trong đó có 3 phụ nữ, bị ra Tòa Tiểu Hình với kết quả tù 15 tháng.
Phần Ba: Le Communisme sur la Scène Légale.1933-1939.( Cộng Sản trên Diển Đàn Chính Thức 1933-1939.) ( tr.201-274). Gồm có 5 chương (từ XII tới XVI).
Chương XII- Front Unique: La Lutte. ( Mặt Trận Duy Nhứt : Nhóm La  Lutte) (tr.202-218). Ở đầu chương này có phóng-ảnh trang đầu của một tờ báo La Lutte .
Chương này kể lại trong chi tiết những khó khăn và gian nan của nhóm “La Lutte thành lập hồi tháng 4-1933, nhơn dịp có cuộc bầu cử Hội Đồng Thành Phố Saigon (Conseil Municipal de Saigon) và gom lại thành một Mặt Trận Duy Nhứt đầu tiên (Premier Front unique) những thành phần tranh đấu chống Pháp khác nhau như  quốc gia Nguyễn an Ninh, vô-chánh-phủ Trịnh hưng Ngẩu, cộng-sản Đệ Tam Nguyễn văn Tạo, cộng sản theo Trotski Tạ thu Thâu, Phan văn Chánh, Huỳnh văn Phương và cảm tình-viên Trần văn Thạch, Lê văn Thu.
Chương này cũng nhắc đến Phong Trào Hòa Bình Amsterdam-Pleyel ở Saigon hồi th.8-1933, cuộc bạo-động phát-xít ở bên Pháp năm 1934 với Mặt Trận Thống Nhứt SFIO-PCF ( Xã-Hội và Cộng Sản). và Mặt Trận Duy Nhứt thứ nhì (second Front Unique) La Lutte  vào th. 10-1934. Chương này cũng kể lại những cuộc chống đối, biểu tình, bắt bớ, giam cầm, xử án và tù đày ở trong Nam vào năm 1935, sau vụ bạo động võ trang của những người tá-điền ở Cù Lao Dung Sóctrăng chống cảnh sát thâu 8000 giạ lúa và vụ đánh phá những đồn bót của những người Thượng chống đối việc đóng thuế thân (impôt personnel) mà họ không có tiền đóng. Nhắc đến cuộc bầu cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial) th.3 và Hội Đồng Thành Phố Saigon th.5-1933. Nhắc đến Hiệp-Ước Laval-Staline tương trợ giữa Pháp và Nga-Sô ngày 2-th.5-1935 và ảnh hưởng của hiệp ước ấy cho Đảng C.S. Pháp PCF với Dảng C.S. Đông Dương PCI. và buộc nhóm trotskiste phải hoạt động ngầm.
Chương XIII-“ La Lutte” sous le Front Populaire 1936-1937.( “La Lutte dưới thời Mặt Trận Bình Dân) (tr.219-240).
Chương này có bảy đọan.
Đọan 1 (tr.219-222) nói về Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) bên Pháp với sự thành lập nội các Léon Blum ngày 4 th.6-1936 trong đó có Marius Moutet làm Tổng Trưởng Thuộc Địa. và ảnh hưởng của việc này vào Đông Dương, với việc bắt giam, xử án và bỏ tù của nhóm Đệ Tứ ở Saigon ngày 11-th.6, và ngày 31-th.8.
Đọan 2 (tr.222-223) nói về việc thành lập một Mặt Trận Bình Dân ở địa phương (VN) là Đông Dương Đại Hội (Congrès Indochinois)  do nhóm La Lutte với Nguyễn An Ninh chủ trương (27-th.5-1937) được các báo có xu hướng chánh trị như báo La Lutte là những  báo Le Travail ngoài Bắc, báo Nhành Lúa trong Trung tán thành.
Đọan 3 (tr.223-226) nói về những ủy ban hành động (comités d’action) được thành lập cùng hết trong Nam và đến ngày 30 th.9 sở Mật Thám Saigon ước lượng có tới 600 ủy ban (285 chính thức, còn lại là bí-mật), và tức nhiên có những vụ bắt bớ, tù đày qui mô được thuật lại rất tĩ mĩ.
Đọan 4 (tr.227-229) nói về tuần báo trotskiste Le Militant  của Hồ Hữu Tường, có một phóng ảnh của mặt trước của tờ báo ấy,  và nói về các nhà cách mạngTạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Trần văn Thạch, hồi lúc ấy lần lượt bị bắt, kết án và bỏ tù.
Đọan 5 (tr.229-232) nói về những cuộc đình-công th.6-1936. Ngày 23-th.6, ở Trung-Kỳ trong đồn điền cao-su Đồng Trang (cách Nhatrang 25 km); th.8, ở Nam-kỳ trong đồn ruộng Cần- Giuộc(ChợLớn), ngày 19 th.8 ở đồn cao-su Michelin Dầu-Tiếng; ngày 27 th.8 ở đồn cao-su Quảng-Lợi (ThủDầuMột); ngày 2 th.11 ở Bến-Củi (TâyNinh); ngày 15-th.11 ở xưởng cưa TânMai (BiênHòa). Nhưng những vụ đình công quan trọng nhứt xẩy ra ở ngoài Bắc hồi th. 11 trong mỏ than đá Campha-Hòngay với 20,000 nhơn công, và ở trong Nam ngày 4 th.12 ở xưởng Ba-Son (Arsenal) Saigon, với 1,200 thợ. Cuộc đình công này được sự “đình-công ủng-hộ” ngày 15-18 th.12 của nhơn công sở Hỏa-xa ở Saigon và Dĩ-An, và của tài-xế các xe autobus Saigon.  
Đọan 6 (tr.232-234)- nói về Sắc-lệnh Blum-Moutet ngày 30 th.12-1936, lần đầu tiên quy định việc tuyển dụng lao công ở Đông Dương, cắm tuyển dụng trẽ con dưới 12 tuổi, nhưng bị báo La Lutte phê bình là còn thiếu sót vì không cho phép lập nghiệp đòan, không cho phép đình công, không cho phép bầu đại diện, và chỉ đựơc áp dụng cho các nhà máy, chớ không áp dụng cho các đồn điền cao-su và cho các sở khai thác canh nông là những nơi dùng lao công bản xứ nhiều nhứt. 
Đọan 7 (tr. 234-239) nói về những cuộc đình công và biểu tình năm 1937.  Sắc-lệnh Blum-Moutet chấm dứt năm 1936, nhưng không chấm dứt những cuộc đình công  càng ngày càng nhiều và trong năm 1937 có cho tới 112 vụ, trong đó lớn nhứt là vụ đình công 37 ngày của thợ trong Sở Ba-Son (Arsenal) hồi th.4, và vụ đình công của nhơn viên trong Sở Hỏa-Xa Xuyên Đông Dương (TransIndochinois) hồi th.7 .
Đến ngày 22 th.6-1937, chánh phủ Léon Blum bên Pháp từ chức, nhưng ở thuộc địa chánh sách đàn áp, bắt bớ, tù đày cũng không thấy có gì thay đổi, chỉ có thợ thuyền biết được một ít cách tổ chức, và nhận thức được vấn đề giai cấp trong xã hội.
Chương XIV- Répression et Rupture du Front La Lutte 1937.( Đàn Áp và Sự Tan Vỡ của Mặt Trận La Lutte 1937)(tr.241-254).
Chương này có sáu đọan: Đọan 1 (tr.241-244) nói về phong trào nghiệp đòan và sự xáo trộn chánh trị, khi nhắc đến sự bành trướng ảnh hưởng của nhóm Đệ Tứ troskiste trong giới thợ thuyền ở NamKỳ , nhứt là vùng Saigon-ChợLớn, với những vụ bắt bớ các nhà trốtkít trong những ngày 29 th.5; 24 th.7; 2 th.9 ; 9 th.9 và vụ kết án ngày 18 th.11.
Đọan 2 (tr.244-247) nói về những sơ-khởi của sự tan vỡ hồi tháng sáu 1937 khi nhắc lại sự chỉ trích kịch liệt Mặt Trận Bình Dân của ban biên tập đa số là trốtkít của báo La Lutte và nhắc lại “vụ án Moscou”(le procès de Moscou) ngày 1 th.2-1937, khi Stalin xử tử 13 đảng viên bolchevik kỳ cựu bị kết tội là “đồng lỏa” với Trotsky. Còn Hô Hữu Tường thì tái xuất bản báo Le Militant  đả đảo Staline, đăng bài Di Chúc của Lê-nin trong đó Lê-nin có dặn phải đề phòng sự tàn bạo của Xít-ta-lin, và đăng bài Giai Đọan Quyết Định của Trốt-ky.Dọan này cũng nhắc lại cuôc bầu cử mới của Hội Đồng Thành Phố Saigon ngày 18-25 th. 4-1937, với tổng số 1515 cử tri, thì Tạ Thu Thâu được đắc cử với 765 phiếu, Nguyễn văn Tạo đắc cử với 735 phiếu và Dương bạch Mai đắc cử với 715 phiếu. Nhưng đến th.5 thì Thâu và Tạo lại bị bắt và ngày 19 - th.5-1937, bị xử vì tội...... “phá rối trị an” bởi những bài viết trong báo La Lutte  hồi.... ngày 9 th.11 năm 1936.
Đọan 3 (tr.247-249) có chân dung của Tạ Thu Thâu ở tr.248. Đọan này nói về việc tan vỡ khi nhóm xít-ta-lin viết trong báo L’Avant-garde  ngày 21 th.5, rằng bọn trốt-kít là “anh em sinh-đôi (frères jumeaux) của phát-xít”,thì báo Le Militant của Hồ Hữu Tường trả đủa và đến ngày 7 th.6 khi Thâu và Tạo được thả ra khỏi tù, thì Tạo đề nghị báo La Lutte  đừng công kích Mặt Trận Bình Dân bên Pháp nữa, và Thâu ngày 9 th.7 phản đề nghị lại là những trốt-kít trong La Lutte sẽ không công kích chánh phủ Blum-Moutet trong vòng 3 tháng, nhưng sẽ công kích trở lại nếu chánh phủ ấy vẫn không chịu ân-xá, không cho những tự do chánh trị, tự do nghiệp đòan, và sa thảy những công chức địa phương phản động. Thì nhóm Đệ Tam xít-ta-lin đập cửa ra đi.
Đọan 4 (tr.249-251) nói về: La Lutte , tiếng nói của Đệ Tứ Quốc Tế, dạy dân chúng lý thuyết của Marx, tố giác các vịêc xấu xa, các vụ tàn bạo ở địa phương, các vụ lạm dụng của chủ điền v.v. trong chương trình hướng về nông thôn. La Lutte  cũng được sự yễm trợ của nhóm Quần Chúng và của nhóm Quốc Tế IV ở Paris.         
Đọan 5 (tr.251-252) nói về sự đàn áp của Pháp không phân biệt Xít-ta-lin-nít hay là Trốt-kít. với những vụ bắt bớ giam cầm và xử án tù các nhà cách mạng Thâu, Tạo, So, Quang, Hiền, Ninh từ 1  đến 2 năm tù kèm với 10 năm cấm cư-trú (interdiction de séjour).
Đọan 6 (tr.252-254) nói về việc dân-biểu Cộng Sản Pháp Honel đến Saigon để binh vực và cổ võ cho bọn Xít-ta-lin-nít và đường lối của Moscou.
Chương XV-Le PCI à l’Ombre du Drapeau Tricolore 1938-1939.( Đảng Cộng Sản Đông Dương dưới bóng Cờ Tam-tài 1938-1939.) (tr.255-264).
Bắt đầu chương(tr.255-256) có câu tục-ngữ: “Tý hư, Sữu hao, Dần bất lợi”.  của dân nói hồi năm 1938 để nhắc đến những thiên tai vừa qua: năm 1936 bị hạn hán, năm 1937 bị ngập lụt, và năm 1938 cây lúa bị bịnh rouille. Rồi nói đến những cuộc đình công ở các nhà máy xay gạo ở ChợLớn, nhà máy cưa ở BếnTre, và những vụ chiếm đất công-điền ở Cần Giuộc, chiếm các vựa lúa ở BạcLiêu, với những bản án nhẹ hơn hồi 1930-1931, nhưng cũng bênh dân giàu và bất công đối với dân nghèo.
Kế đó (tr.256-260) nhắc đến bài “Nước Pháp bị đe dọa ở đông Dương” đăng trên báo “les Cahiers du bolchevisme”  khi sự đe dọa của Hitler đã rõ ràng và Thủ Tướng Léon Blum trở lại chánh quyền ngày 17-th.3-1938, rồi lại bị thay thế ngày 9-th.4 bởi Daladier, và quân Nhựt Bổn đã chiếm hết phía Bắc của nước Tàu và thành phố Canton bị mất vào tháng 10. Tháng 5-1938, Thủ Tướng Pháp Daladier ra lịnh tuyển mộ 20,000 dân bản-xứ indigènes và vay 33 triệu  đồng bạc (piastres) để “ bảo vệ Đông Dương” , thì nhóm “Lâp-Hiến” của Bùi Quang Chiêu và Lê Quang Liêm hưởng ứng với lời kêu gọi “Rồng Nam phun bạc” còn nhóm Đệ Tam của Nguyễn văn Tạo và Dương Bạch Mai thì hô hào dân hãy tình nguyện nhập ngũ cho đông để “bảo vệ nước Pháp dân chủ”. Trong khi đó thì nhóm trốt-kít của Tạ Thu Thâu dám xúi dân nổi dậy để thừa cơ hội chiến tranh mà giành độc lập.
Đọan sau (tr.260-261)nói về sự tự do tương đối của báo bằng việt-ngữ, thì báo La Lutte  thành một tờ báo lưỡng ngữ, với tên là Tranh ĐấuLa Lutte.  và phát hành tập Văn Hóa Thơ Xã  đăng tải nhửng sách nhỏ của Tạ Thu Tâu như sách “Từ Đệ Nhứt tới Đệ Tứ Quốc Tế.  Còn Hồ Hữu Tường thì ngày 27-th.10-1938,cho xuất bản tờ bán nguyệt san Thầy Thợ, và cho tái bản nguyệt san Tháng Mười.   
Đọan kế (tr.261-264) nói về cuộc đụng đầu giữa Đệ Tam và Đệ Tứ trong cuộc bầu cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial) tháng 4-1939. trong hai trên năm đơn-vị .  Tạ Thu Thâu và Nguyễn văn Tạo bị kết án 2 năm tù, mới được ra khỏi khám ngày 16-th.2-1939,  còn Nguyễn An Ninh thì được ra ngày 3-th.3-1939. Trong danh sách “Đệ Tứ” thì Tạ Thu Thâu, Trần văn Thạch và Phan văn Hùm ứng cử ở đơn-vị Saigon-ChợLớn, TânAn và MỹTho, còn Trần văn Sĩ,Nguyễn văn So và Phan văn Chánh thì ứng cử ở đơn-vị GiaĐịnh, BiênHòa, BàRịa, ThủDầuMột, TâyNinh và Đảo CônSơn, đối với danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” của Nguyễn văn Tạo, Nguyễn an Ninh và Dương Bạch Mai.  Kết quả Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, và Trần văn Thạch được đắc cử tuy rằng những cuộc hội tiền-bầu-cử của họ đã bị cấm. Còn danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” thì bị thua sát ván vì bị cử tri cho là “của chánh phủ’(gouvernemental).
Đọan cuối (tr.264) nói về Nguyễn Ái Quốc (biệt danh là Line) ngày 10-th.5-1936, sau khi được tin sự thất bại của “đảng ta” và sự chiến thắng của nhóm trốt-kít thì viết một bức thơ từ bên Tàu cho “các đồng chí mến yêu” của Ông ở ngoài Bắc và chỉ thị cho họ phải tiêu diệt bọn trốt-kít ( xem thơ đăng trong báo Cộng Sản Xít-ta-lin Notre Voix  ở HàNội, và trong bản báo cáo cho Komintern th.7-1936). Việc này sẽ được đồng bọn của Ông thực hiện khi họ nắm được chánh quyền năm 1945.
Chương XVI: Répression et Guerre 1939-1940. (Đàn Áp và Chiến Tranh 1939-1940.) (tr.265-274).
Chương này nói về cuộc phá giá của đồng bạc năm 1939 với ảnh hưởng vào đời sống của nhơn dân càng ngày càng khó nên gây ra nhiều vụ đình công đòi tăng lương, hơn 20 vụ trong Nam, quan trọng nhứt là ở Sở Vệ Sinh và ở Sở BaSon, và ngoài Bắc ở những hảng dệt với lối 3,000 thợ và cả ngàn phu bến tàu ở HảiPhòng.Tức nhiên chánh quyền Pháp phản ứng mạnh mẽ đối với các hội đòan trốt-kít cũng như xít-ta-lin-nít, đối với báo chí bất cứ tờ nào dám phê bình chánh quyền và đối với các hội-kín của công dân cũng như nông dân. Cho nên các nhà cách mạng yêu nước hồi lúc ấy lần lượt bị bắt, xử, và giam tù, thì chương này kể lại tĩ mĩ từng trường hợp.
Đọan kế (tr.268-270) nói về hiệp ước giữa Hitler với Staline ngày 23-24 th.8-1939 Ngày 1-th.9. quân Đức quốc-xã xâm nhập BaLan, chánh phủ Pháp ra linh tổng động viên bên Pháp và ở Đông Dương; ngày 3 th.9 Anh với Pháp tuyên chiến với Đức. Ngày 25-th.9 Đảng Cộng Sản bị cấm bên Pháp thì ngày 29 ở Đông Dương Sở Mật Thám (Sureté) phát động một cuộc “bố-ráp” quy mô, lục soát 323 nơi, tịch thu 2323 cuốn sách, và 26,316 tờ báo, rồi ngày 7 và 10 th.10, đống cửa luôn các báo trốt-kít Tranh Đấu, Thầy Thợ, Tháng Mười, Tia Sáng, các báo cảm-tình với Đệ Tứ Dân Mới, Sự Thật, Sanh Hoạt, Nhựt Báo, Hy Sanh, và các báo của nhóm Đệ Tam Dân Chúng, Đông Phương. Và bắt bỏ tù vào Khám Lớn (Maison Centrale) Nguyễn văn So, Trần văn Thạch, Phan văn Hoa, Hồ hữu Tường, rồi Nguyễn an Ninh. Còn Tạ Thu Thâu thì đang chữa bịnh ở Bangkok bị cảnh sát Anh bắt rồi giao lại cho Sở Mật Thám Pháp, và đến ngày 23 th.10 thì chánh phủ hủy bỏ chức nhiệm được dân bầu vào Hội Đồng Quản Hạt của ba ông trốtkít Thu,Thạch, Hùm đang ở trong khám. Còn Từ văn Hớn và Ngô văn Xuyết thì bị bắt ở PnomPenh ngày 4- th.10, tống về VN và Xuyết bị kết án 8 tháng tù về tội có trong người hai quyển sách của Trotsky. 
Đọan tiếp (tr.270-271) nói về việc tiếp tục chống đối chiến tranh với những hoạt động chống chiến tranh, chống đi lính của các tổ chức trốt-kít ngầm ở ThủDầuMột, PhúNhuận,TânSơnNhì, BàĐiểm, Saigon-ChợLớn v. v.với những vụ bắt bớ và kết án. 
Đọan sau(tr.271-273) nói tĩ mĩ về những vụ xét xử và kết án tù các nhà cách mạng như Tạ Thu Thâu 5 năm, Trần văn Thạch 4 năm, Hồ hữu Tường và Phan văn Cảnh 3 năm, Nguyễn văn Sâm và Võ công Tồn 3 và 4 năm v.v. Trong lúc đó ở bên Pháp Thống Chế Pétain đầu hàng ngày 22-th.6-1940, ở Đông Dương, Đô Đốc Decoux thay thế Tướng Catroux làm Quan Toàn Quyền. Từ 1940 đến 1945, chánh quyền Pháp đã bắt nhốt và, không xét xử, đài qua Nossi-Lava ở phía Bắc Madagascar 1757 ngừơi gọi là Cộng Sản, 511 gọi là quốc gia, 17 người CaoĐài, và những người trốt-kít Đào hưng Long,Ngô chính Phên, và hai anh em Nguyễn thế Truyền và Nguyễn thế Song bị bắt ngoài Bắc. Còn Nguyễn an Ninh thì chết ngoài CônĐảo hồi năm 1943 sau khi có nhờ Tạ thu Thâu đem về cho con một bức thơ cuối cùng.
Đọan cuối của chương (tr.273-274) nói về những ngày chót của Trotsky lúc bị người cuồng-tín của Staline ám sát ở Mexico ngày 20-th.8-1940 và ông vẩn nói : “Tôi tin chắc chắn vào sự chiến thắng cuối cùng của Đệ Tứ Quốc Tế : Hãy tiến lên”.
Phần Bốn: Sous l’Occupation Japonaise 1940-1945. (Thời Gian bị  Nhựt Bổn Chiếm Đóng 1940-1945.) (tr.275-319).
Gồm có bốn chương (từ XVII tới XX).
Chương XVII. L’Insurrection Paysanne de Cochinchine.( Dân Nhà Quê Nam-kỳ Khởi Nghĩa) (tr.277-283).
Sau hiệp ước Hitler-Staline hồi th.8-1939, Đảng C.S. Đông Dương (PCI) theo đường lối của Moscou không cộng tác với Pháp nữa mà quay lại chống thực dân và chủ trương “ lật đổ chánh quyền thực dân Pháp và bọn phong-kiến địa phương để đem lại độc lập cho Đông Dương và thành lập một Liên Hiệp Cộng Hòa Dân Chủ cho Đông Dương”. Lúc ấy quân Nhựt Bổn đã đánh và chiếm LạngSơn (22-25 th.9-1940), đã vào HảiPhòng( 26-th.9). và TháiLan đòi hai tỉnh của Lào và một tỉnh của CaoMên.
Lịnh của Xứ Ủy Namkỳ của Đảng là nổi dậy vào ngày 22-11-1940, lúc nửa đêm, một lượt từ Saigon đến các tỉnh. Nhưng hồi 11 giờ trưa Giáo sư Nguyễn như Hanh một thành viên của Ủy ban Thành bị nghi,bắt và xét trong người có bài hiệu triệu dân Đông Dương bị áp bức hãy đứng lên chống “phát-xít Pháp”, “phát-xít Nhựt” và “quân Thái”, để lập một Chánh Phủ Cộng Hòa Dân Chủ Đông Dương liên kêt với Mặt Trận Kháng Chiến Trung Quốc. Rồi Tạ Uyên (người vượt ngục từ PouloCondor) bị bắt có trong người nguyên cả chương trình hành động ở Saigon. Rồi Phan đăng Lưu một thành viên của Ủy Ban Trung Ương ở cạnh Tạ Uyên bị bắt,. Rồi Phan Nhung trong Ủy Ban Thành, rồi Đội Quí ở đồn Ô-Ma (camp des Mares) với một số người tình nghi ở vùng Saigon-ChợLớn. Thế là Quân đội và Cảnh Sát Pháp được huy động để phòng thủ những nơi trọng yếu. Nhưng mặc dầu vậy, lịnh khởi nghĩa vẫn được ban và đến 10 giờ đêm, một lượt từ ngoại ô Saigon- ChợLớn tới các tỉnh GiaĐịnh, ChợLớn, MỹTho, TânAn, VĩnhLong,TràVinh, CầnThơ, cho tới SócTrăng dân chúng nổi dậy, chận đường lộ đường thủy, phá cầu, cắt dây thép, chiếm đồn bót, đốt phá nhà việc, giết công chức có tiếng ác ôn, cướp súng và chiếm được các quận HócMôn, VũngLiêm,TamBình. Đến cuối th.11 thì cuộc nổi dậy xuống tới RạchGiá, LongXuyên và BạcLiêu, và đêm 13-14 th.12 đánh phá đèn-pha (phare) trên đảo Poulo-Obi.
Cuộc đàn áp xẩy ra ngay và rất là tàn ác. Lính khố xanh khố đỏ Việt Nam thì bị giử lại trong đồn Ô-Ma (camp des Mares), còn lính Pháp của Trung Đòan 9 và Trung Đòan 11 Bộ Binh, lính Lê-Dương (Légion Étrangère), phi cơ, hiến binh, công an, mật thám, tất cả bộ máy chiến tranh và an ninh được tung ra để đàn áp “bọn phản lọan” Đồng Tháp Mười bị bao vây và các làng mạc bị thả bom và bị càng quét. Lính Miên bố ráp Miền Tây cướp dựt, giết chóc, hảm hiếp vô tội vạ. Theo thống kê chính thức thì có hơn trăm “tên phản lọan” bị chết trong chiến trận, lối ba mươi người về phía chánh phủ chết, trong đó có ba người Pháp. Nhưng có cả ngàn người chết trong những làng bị càng quét mà không được đếm. Theo con số chính thức thì có 5848 người bị bắt. Tù chật nghẹt không còn chổ nên phải nhốt tù nhơn dưới hầm của những chiếc xà-lan (chalands) bị mặt trời chói nắng làm cho tù nhơn “chết như ruồi” (nguyên văn). Trịnh văn Lâu, một cán bộ trốt-lít bị bắt ngày 17-12-1940 đã chết như vậy trong một chiếc xà-lan
Tổng kết của cuộc đàn áp : hơn sáu ngàn người bị bắt, 211 án tử hình (trong đó có 181 bị hành hình) 216 án khổ sai, và cả ngàn án tù.
Tạ Uyên bị chết vì tra tấn. Phan đăng Lưu bị xử tử. Nhiều người bị tù từ trước khi vụ khởi nghĩa xẩy ra thì bây giờ bị lôi ra xử tử như Nguyễn văn Cư, Võ văn Tân ở tù từ 17-th.1, và 21-th.4,  hoặc Hà huy Tập ở tù từ ngày 1-th.5-1936, hay là Nguyễn thị Minh Khai bạn của Lê hồng Phong.
Xử tử ở những nơi công cộng (places publiques) để làm gương. Ở SócTrăng và ChâuĐốc thì giao việc xử tử cho lính Miên thi hành.
Chương XVIII. Gouvernement Decoux et Occupation japonaise.( Chánh phủ Decoux và Sự Chiếm Đóng của Nhựt Bổn) (tr.282-293).
Ở trang đầu của chương có chân dung của Ông Huỳnh Phú Sổ.
Tòan Quyền Decoux áp dụng triệt để chánh sách theo Đức Quốc Xã của chánh phủ Vichy, đuổi công chức do-thái và công chức có chân trong Hội Tam-Điểm (Franc-maconnerie)[Chú thích của NLV.:Vì vậy mà hồi năm ấy ở Trường Thuốc Hànội, Thầy Meyer-May (do-thái) đang dạy Clinique Chirurgicale phải chạy trốn sang HongKong và Thầy Massias(franc-macon) đang dạy Clinique Médicale bị đuổi không được dạy nữa] ,  có xu hướng kỳ thị chủng tộc khinh khi dân bản xứ (Ông viết trong hồi-ký “À la barre de l’Indochine”  là phải chứng minh rằng chúng ta,“40.000 người Pháp đối diện với 25 triệu dân Đông Dương đang nhìn chúng ta, sẽ bắt chúng nó phục vụ những quyền lợi của các dân gia trắng”), và ca tụng Thống chế Pétain.
Nhưng ngày 22-9-1940, bất ngờ quân Nhựt Bổn tấn công và chiếm lấy LạngSơn, rồi vào HảiPhòng, và sau đó một hiệp ước với Vichy chính thức cho quân Nhựt chiếm Đông Dương làm bàn đạp trên đường tiến qua Birmanie và xuống Malasie, với sự bảo đảm của Decoux sẽ có an tòan, sẽ có tiếp tế đầy đủ gạo, bấp, caosu, than đá,v.v. cho quân Nhựt, và sự cam kết sẽ mua vải sợi và hàng hóa của Nhựt. Để thực hiện sự bảo đảm của mình, Decoux cho xung công nhơn công để xây cất những công trình chiến lược như xây cầu, làm đường, làm sân bay, cho in thả dàng giấy bạc đông dương (piastre) để cung cấp cho lính Nhựt tiêu xài, ép buộc dân trồng cây kỹ nghệ thay vì trồng lúa, và cho đặc quyền thu góp lúa, cao-su, bông vải (coton), sợi đay(jute), dầu (huile de ricin, từ cây thầu dầu ricin, để thay cho nhớt xe hơi). Dân bị một cổ hai tròng, nên khổ sở vô cùng, nhứt là ở Bắc-kỳ,vì ngoài nạn lạm phát nạn khan hiếm và chợ đen, còn nạn lụt vì bể đập vở đê và kể từ cuối năm 1943 vì phi cơ Mỹ oanh tạc đường xe lửa transindochinois thì không có gạo từ Nam-kỳ ra, nên từ một đến hai triệu người bị chết đói, trong lúc mà, chính Tòan Quyền Decoux viết trong hồi-ký của Ông: “ Vào ngày Nhựt đảo chánh 6-3-1945, chánh phủ có…… “5 trăm ngàn tấn (500.000 tonnes) gạo dự trữ, để phòng cho việc tái xuất cảng về mẫu-quốc hay đến những thị trường lớn trên thế giới” (nguyên văn viết trong sách  À la barre de l’Indochine  tr.162).
Bởi vậy cho nên sự tranh đấu của thợ thuyền và dân quê chỉ còn là một sự tranh đấu để mà sống sót (pour la survie), mặc dầu cũng có những cuộc đình công lai rai như ở ngoài Bắc có 18 vụ trong những năm 1943-1944, và trong Nam 24 vụ từ th.5 -1942 tới th.6-1943.
Trong lúc đó thì về mặt chánh trị cả hai chủ nhơn đều ve vãn dân bị trị địa phương.    Về phía Pháp thì đối với giai cấp tư sản cho thành lập một “Hội ĐồngTư Vấn Liên Bang”(Conseil Fédéral Consultatif) gồm có 25 người được chọn “vì sự trung thành với Pháp”, cho phép trí thức bản xứ được có những chức vụ điều khiển và được có lương ngang với người Pháp có chức tương đương, cho phép ra báo bằng quốc ngữ dể dàng hơn cho nên lúc ấy có một loạt báo và tạp san ra đời như tờ Văn Lang  của các bác-sĩ Phạm ngọc Thạch và Hồ tá Khanh, tờ Tri Tân của Nguyễn văn Tố và Đào duy Anh, tờ Văn MớiVăn Mới Tuổi Trẻ của nhóm Hàn Huyên với nhà văn Trương Tửu, báo Thanh Nghị , báo Thanh Niên, v.v.Đối với thanh niên và sinh viên thì cho phát động phong trào “Giáo Dục, Thanh Niên và Thể Thao “(mouvement Éducation Jeunesse et Sports) với những trường và trại thể thao, với những cuộc diễn hành đồng phục, những cuộc tuần hành cầm đuốc, tất cả dưới bóng của hình ảnh Thống Chế Pétain với tiêu ngữ “ Vưng Lời và Phục Vụ” và bài hát “Maréchal nous voilà” .
Còn về phía Nhựt Bổn thì tuyên truyền rầm rộ chánh sách “Khu Vực Đồng Thịnh Vương Đại Đông Á”, mở nhiều lớp dạy tiếng Nhựt, và kể từ sau Pearl Harbour ngày 8-12-1941, khi Hiến Binh Nhựt Kempeitai  chính thức vào Đông Dương và làm việc song song với Sở Mật Thám Pháp, thì giúp và bảo vệ những nhóm quốc gia chống Pháp như Đại Việt, Đại Việt Quốc Xã, Việt Nam Ái Quốc Đoàn, và can thiệp có hiệu quả vào những việc bắt bớ của Pháp trong các giáo phái.
Nói về các giáo phái (tr.289- 293) tác giả có nhắc tới việc xuất hiện Đạo Cao-Đài vào năm 1925-26, do Đốc-phủ sứ Lê văn Trung thành lập với một số đốc phủ, huyện, phủ, công chức, và địa chủ, theo một giáo-lý hỗn hợp (syncrétisme) gồm có Phật-giáo, Lão-giáo, Nho-giáo, rồi lại có Jésus, Mahomet, Brahma, và laị thêm Lý thái Bạch và Victor Hugo. Cho tới năm 1932, đã có 350.000 đạo hữu, tin vào lời tiên tri của những cuộc “xây-cơ” bàn tròn, nói rằng sự đô hộ của Pháp sắp chấm dứt v.v. Đến tháng 8-1940 Tòan Quyền Decoux ra lịnh đống cửa Thánh Thất TâyNinh và nhiều tịnh-thất ở các tỉnh, rồi đến tháng 7-1941, bắt luôn “Đức Hộ Pháp” Phạm Công Tắc và một số chức sắc cao cấp khác đem đày qua Madagascar. Và đến th.9 thì cho quân đội Pháp chiếm đóng hết Thánh Thất TâyNinh. Trong lúc Ông Phạm công Tắc bị đày qua Madagascar thì ở nhà có Ông Trần quang Vinh một chức sắc CaoĐài nhờ có sự che chở của Hiến Binh Nhựt  Kempeitai tu chỉnh lại Thánh Thất và cho Nhựt Bổn huấn luyện quân sự một số đạo hửu cho nên đến ngày 6-th.3-1945 khi Nhựt đảo chánh Pháp, thì Nhựt đã huấn luyện được lối 20.000 quân Cao-đài để có thể làm quân trừ bị.
[NLV nói thêm: Nhờ số quân đó mà đến năm 1945 khi Việt Minh Cộng Sản cướp được chánh quyền, thì Việt Minh không làm sao chinh phục được vùng TâyNinh có tiếng là quốc gia chống Cộng và đến khi Ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng thì Tướng Cao-Đài Trịnh Minh Thế là người đã có công giúp Ông Diệm rất nhiều trong buổi khó khăn lúc đầu.]   
Chương này cũng nói về Đạo Hòa Hảo là môt Phật giáo được giản-dị-hóa cho thích hợp với trình độ của dân quê nghèo đói khổ cực và theo đạo thờ ông bà, do “Thầy Tư ” Huỳnh phú Sổ, bị gọi là “ông đạo khùng”, ở làng Hòa Hảo ChâuĐốc sáng lập vào năm 1939, được rất nhiều người trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long theo. Đến th.8- 1940 Ông bị bắt, đem vào Nhà Thương Điên ở ChợQuán, rồi mười tháng sau được thả ra và bị cư trú bó buộc (résidence forcée) ở BạcLiêu. Đến th.10-1942 khi Sở Mật Thám Pháp sắp bắt Ông nữa thì Hiến Binh NHựt can thiệp, che chở Ông và huấn luyện quân sự cho một số tín-đồ của Ông. Đến năm 1945 khi Việt Minh cướp chánh quyền thì bọn Cộng-sản trong Nam phải đổ máu với tín-đồ Hòa Hảo và “Thầy Tư ” bị C.S. ám sát,vì vậy mà C.S với Hòa Hảo “không bao giờ đội trời chung”.
[NLV. bàn thêm:Cho nên trong những năm nói trên Cộng Sản và Hòa Hảo chém giết nhau ở Miền Tây nhứt là vùng ChâuĐốc LongXuyên,”máu chảy đỏ sông” và xác chết vì “bị mò tôm” chật xẽo. Rồi khi Pháp trở lại thì Pháp triệt để dùng Hòa Hảo để diệt C.S.ở vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long và để khuyến khích, Pháp thăng cho ông “Năm Lửa” chỉ huy trưởng Hòa Hảo lên tới cấp bậc“Thiếu Tướng”. Đến thời Đệ Nhứt Công Hòa Tổng Thống Ngô Đình Diệm dẹp hết Hòa Hảo bằng võ lực thì ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khi trước không có Cộng Sản, nay thấy C.S.mọc lên như nấm. ]
Chương XIX: Le Viêt Minh ou les Habits Neufs du PCI. 1941-1945. (Việt Minh hay là những cái Áo Mới của Đảng Cộng Sản Đông Dương. 1941-1945) (tr.294-306).
Ở trang đầu của chương có hình “Giáp và Hồ chí Minh với các cố vấn Mỹ” (ở trên chiến khu).
Chương này nhắc lại việc Nguyễn ái Quốc sau khi ở Moscou một thời gian lâu, xuất hiện lại bên Tàu hồi năm 1938, để làm việc cho Đảng Cộng Sản Tàu ở trong Đệ Bát Sư Đòan duới tên là  Hồ Quang nhơn dịp Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Tàu liên kết lại với nhau lần thứ nhì để chống Nhựt xâm lăng, và đến năm 1940 thì có mặt ở VânNam để gặp Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Trường Chinh, Hoàng quốc Việt, vừa thoát khỏi trận bố-ráp lớn 1939-40 ở VN. Nhắc lại việc Nguyễn ái Quốc tái sinh Việt Minh  là tên viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh  đã được hai người bạn của  Cụ Phan bội Châu, là Nguyễn hải Thần và Hồ học Lâm lập lên ở NamKinh từ năm 1936. Nhắc lại cuộc hợp ở Pac-Po trên CaoBằng ngày 10-19 th.5-1941, nhắc lại việc thành lâp chiến khu trên Việt Bắc, nhắc lại việc Hồ chí Minh đi tìm sự giúp đở của OSS (về sau là C.I.A.) của  Mỹ, đến gặp Tướng Chennault, chụp hình với ông ấy và xin chữ ký của Ông ( để khoe và “hù” thiên hạ) v.v. Những việc này các sách ca tụng tiểu sử của ”Bác” và đề cao thành tích của “Đảng” đã nói tới rất nhiều nên tôi không tóm lược lại nơi đây. Tôi chỉ xin ghi lại đây, ba việc mà có lẽ những sách ấy đã “quên” (hoặc giấu) hay là thuật lại khác hơn sự thật.
1-(ở tr.300):Ngày13-8-1942, theo lịch sử chính thức, thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc, dưới tên mới là Hồ chí Minh, đi sang Tàu….để cố gắng xin viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, thì đồng chí bị bắt ở Túc Vinh (Quảng Tây) và bị chánh quyền địa phương của bọn Tưởng Giới Thạch bỏ tù ngày 29 th.8.-1942.
Nhưng 40  năm sau, Hòang văn Hoan kéo cái màn của cuộc du hành ấy lên và nói rằng mục đích của nó không phải là để gặp các đồng chí C.S.Tàu mà là để gặp Tưởng Giới Thạch. Dầu sao, vì muốn đi qua khỏi đầu của Thống đốc Quảng Tây Trương Phát Khuê, để trực tiếp xin sự giúp đở của Tưởng Giới thạch, nên ông Thống đốc Quảng Tây bắt Hồ chí  Minh giam luôn trong tù. Và trong lúc ông này còn ngồi trong tù thì Ông Thống đốc gom các nhà lãnh tụ của các đảng cách mạng VN (Đồng Minh Hội, VNQDĐ, Phục Quốc,Việt Minh) lại,và dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Hải Thần thành lậpVịêt Cách, là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh .  
2-(ở tr.303): Krouchtchev, trong sách Souvenirs, thuật lại rằng hồi trước Điện Biên Phủ, Hồ đến Moscou để xin viện trợ quân sự, thì thình lình rút ra khỏi cạc-táb của Ông một tờ báo L’URSS en Construction và xin Staline ký tên trên đó.(lại cái trò xin chữ ký).  Staline, bị hỏi bất thần, liền ký trên tờ báo. Thì Hồ cất kỹ tờ báo như là một cái bùa (nguyên văn của Krouchtchev trong sách: rangea la revue comme une viatique) nhưng……Staline biểu hai tên mật vụ của Ông ăn cắp tờ báo đó lại. Và Staline vừa cười rộ lên (esclafer) vừa nói: “Thì nó sẽ phải kiếm  mãi mãi” (“Il pourra toujours la chercher”). Cũng trong kỳ thăm Moscou ấy, VN Dân Chủ Cộng Hòa được nhìn nhận. Thì Hồ xin Staline tổ chức một cuộc tiếp rước Ông như là một Quốc Trưởng. Staline nói “trễ rồi vì ông đã đến đây bí-mật” (incognito), nhưng Hồ đưa ra kế hoạch là một chiếc máy bay dành riêng cho Ông và khi đáp xuống Ông sẽ được đón tiếp như một Quốc Trưởng .Thì Staline trả lời : “Tôi đã nói là Không” (“j’ai dit Non”). Staline thuật lại chuyện này mà cười nhạo lớn tiếng (nguyên văn: “ricanait Staline quand, dans un grand éclat de rire cruel, il relatait cette histoire”, theo sách Krushchev Remembers. The Glasnot Tapes , Little Brown & Co,Toronto,1990,tr.154)    
3-(ở tr.305): Ngày 25-3-1945, mười lăm ngày sau khi Nhựt đảo chánh ở Đông Dương thì De Gaulle nói rõ chương trình của Ông ở Đông Dương là giử “Đông Dương trong Liên-Hiệp Pháp dưới hình thức một Liên Bang Đông Dương dưới quyền một Tòan Quyền Pháp rồi Ông này chọn những bộ trưởng trong những người địa-phương cũng như trong những người Pháp sống ở Đông Dương”. Không có chữ “Độc Lập”.
Thì Hồ Chí Minh trả lời cho vị đại diện của Chánh Phủ Lâm Thời của De Gaulle là Ông Sainteny ở Côn-Minh (VânNam) nhờ Ông Thomas chuyển là: Hồ “chấp nhận hoãn lại việc cho VN độc lập từ 5 đến 10 năm và chấp nhận trong thời gian ấy có một toàn quyền Pháp đứng đầu Liên Bang Đông Dương” (theo sách Ph.Devillers : Paris-Saigon- Hanoi , tr.63).
Chương XX. Le Coup de Force Japonais du 9 Mars 1945 et ses Suites.( Cuộc Đảo Chánh của Nhựt Bổn ngày 9 Th. 3-1945 và những việc kế tiếp.) (tr.307-319).
Chương này nói về cuộc đảo chánh của Nhựt Bổn ở Đông Dương đêm 9-3-1945, rồi ngày 11-3-1945 vua Bảo Đại tuyên bố “Kể từ ngày hôm nay sự bảo-hộ của Pháp bị hũy bỏ và nước Viêt Nam lấy lại quyền độc lập của mình” (“reprend ses droits á l’indépendance”) [NLV bàn: Như vậy tức là ngày 2-th.9-1945 Hồ chí Minh tuyên bố thay thế chính thể, từ chính thể Đế Quốc (Empire) qua chính thể Dân Chủ Cộng Hòa (République Démocratique) của một quốc gia đã độc lập rồi, chớ không phải tuyên bố Độc Lập cho một quốc gia đang là thuộc địa, như sách lịch sử chính thức của Đảng và của Dân Chủ Cộng Hòa rêu rao.]  Vua Cao-Mên thì tuyên bố độc lập ngày 13-th.3-1945, vua Lào thì tuyên bố độc lập ngày 8-th.4-1945.
Chương này cũng nói về việc vua Bảo Đại chọn Cụ Trần trọng Kim lập chánh phủ, về Thanh Niên Tiền Phong,  v.v. mà chúng ta đã biết nên tôi không tóm lược mặc dầu những việc trên được kể lại theo nhãn quang của một  nhà cách mạng trốt kít. Sau đây tôi chỉ xin tóm lược những việc mà các sách khác, theo chỗ tôi được biết, hoặc không có kể lại, hoặc kể lại rất đơn sơ như:
1- (ở tr.312):Chính Trần văn Giàu quen với B.S.Hồ tá Khanh nhiều và xui Ông ấy tham gia nội các Trần trọng Kim với chức vụ Tổng trưởng Kinh Tế, để làm tay trong hầu “dò biết được ý định của Nhựt Bổn”. Vậy mà rồi về sau lại nói láo rằng “nhóm trốtkít đưa B.S.Hồ tá Khanh vào chánh phủ để hợp tác với chánh phủ bù-nhìn theo Nhựt …… còn lãnh tụ trốtkít Tạ thu Thâu thì đi ra Huế để làm cố vấn cho chánh phủ Trần trọng Kim, ước mong rằng sau khi chánh phủ này đổ thì sẽ thay thế”(theo sách Cách Mạng Tháng Tám, Hanoi,1960,quyển II       tr. 220-221).
2- (ở tr.317-318) về Tạ thu Thâu hồi lúc ấy thì nói rõ như sau: Tạ thu Thâu, lúc ấy đang bị cưỡng trú (résidence forcée) ở Long Xuyên, thoát được khỏi sự kiểm soát của Kempeitai, về Saigon gặp lại Trần văn Thạch, Phan văn Hùm, Nguyễn van So, Lê văn Thu và Nguyễn văn Chánh để lập lên Đảng Thợ Thuyền Cách Mạng vì cho là thời buổi đã thuận tiện, và liên lạc được với các “nhóm anh- em” ở TrungKỳ và BắcKỳ, nên Tạ thu Thâu quyết định ra Bắc vào tháng 5-1945 theo đường ngang qua Huế. Đi theo Ông chỉ có một người bạn trẻ là Đỗ bá Thế, mà về sau nhờ thoát khỏi chết mà kể lại được cuộc hành trình này, trong đó Tạ thu Thâu đã gặp được những thanh niên rất hăng hái đồng quan điểm với Ông về viễn ảnh của tương lai, đặt cho Ông nhiều câu hỏi nóng bỏng và cũng như Ông, nhắm vào một hành động thợ thuyền có một sự phối hợp từ Bắc tới Nam, trong lúc hiện giờ thì đang đem hết nghị lực vào việc cứu đói của các đoàn khất thực. Các sinh viên Nguyễn tôn Hòan, Phan thanh Hòa và Tuấn đang rất bận rộn trong việc đả phá những luận điệu tuyên truyền có tánh cách ái-quốc-rờm (patriotarde) và xuyên tạc của bọn Việt Minh ở các mỏ HònGay, CamPha, cho tới TiênYên MongCái thì ở những chổ đó các sinh viên trên xúi giục các thợ mỏ phải tự nắm lấy vận mạng của mình trong tay.
[NLV thêm: Về sau B.S.Nguyễn tôn Hòan sáng lập đảng Đại Việt trong Nam, có tham gia Chánh Phủ Bảo Đại năm 1949 với chức vụ Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên Thể Thao và Chánh Phủ Nguyễn Khánh năm 1964 với chức vụ Phó Thủ Tướng Chánh Phủ.  Còn Phan Thanh Hòa lúc ấy là ChủTịch Tổng Hội Sinh Viên HàNội, vì dẫn dắt Tổng Hội triệt để chống Việt Minh Cộng Sản nên bị C.S. ám sát năm 1946.]
Đỗ bá Thế cũng thuật  lại việc gặp gỡ ở làng Đan Phương (HàĐông)—nơi trú ẩn bí mật của Đảng Thợ Thuyền Xã Hội Việt Nam  -- với nhóm Lương đức Thiệp và Khương hữu Ân, thuật lại việc trao đổi tin tức giữa Tạ thu Thâu với những nhóm thợ ở vùng các mỏ, ở NamĐịnh, ở HảiPhòng, với dân  quê  ở HảiDương và TháiBình,v.v. đưa đến những thảo luận và chương trình hành động, mặc dầu có một sự tương quan lực lượng thê thảm giữa xít-ta-linít và trốtkít lúc ấy ở ViệtNam. Tạ thu Thâu trở về Nam lúc Nhựt Bổn đầu hàng Đồng Minh (th.8-1945), ngừng lại ở QuảngNgải để gặp một số bạn, thì bị bọn đồng lõa của Hồ chí Minh ám sát tại đấy, cùng với những đồng-chí và cãm- tình- viên mà Ông đến trọ ở nhà.
Phần Năm. Révolution ou Contre-Révolution d’Aout 1945. ( Cách Mạng hay là Phản Cách Mạng tháng 8-1945) (tr.320-381).
Gồm có hai chương (XXI, XXII ) và một chương cuối cùng không có số. Vì hai chương XXI và XXII, nói nhiều về những việc đã xẩy ra trong Nam hồi thời ấy, mà đây là lần đầu tiên tôi được đọc một quyển sách nói rõ ràng tĩ mĩ, đầy đủ trong chi tiết những việc đó, cho nên tôi sẽ cố phiên dịch hai chương ấy (và sẽ đăng trong một kỳ YTNS sau dưới tựa là “ Nam Kỳ 1945-1946),  còn những việc đã xẫy ra ngoài Bắc, thì mọi người đều biết vì các sách Việt-ngữ, Pháp-ngữ hay Anh-ngữ viết về Việt Nam hồi thời ấy đều có nói đến nhiều, cho nên tôi chỉ sẽ tóm lược như sau mà thôi :
Chương XXI. Le Viet Minh au pouvoir. (Việt Minh nắm chánh quyền) (tr.323-346)
Trong chương này có một hình của vụ tập hợp trước  Nhà Hát Lớn Hànội (tr.322), một hình của vụ biểu tình ở Saigon ngày 21-8-1945 (tr.334),  một hình của Thanh Niên Tiền Phong đứng chào quân Đồng Minh(tr. 336).  và một bản địa-đồ của Saigon năm 1945 (tr.330).
1:Hô Chi Minh prend le pouvoir à Hanoi et à Huê avant l’arrivée des Chinois( Hồ Chí Minh cướp chánh quyền ở Hànội và ở Huế trước khi quân Trung quốc đến (tr.324-325).
Nhắc lại vụ hợp của Việt Minh ở TânTrào, vụ Nhựt Bổn chuyển quyền lại cho Phan kế Toại ngày 16 th.8, vụ biểu tình trước nhà hát lớn Hànội ngày 17 th.8, rồi Phan kế Toại nhường quyền cho Việt Minh ngày 19 th,8 nhắc lại việc Bảo Đại mời Việt Minh lập chánh phủ ngày 22 th.8, nhưng Việt Minh từ chối và giết Phạm Quỳnh rồi Bảo Đại thóai-vị và giao ấn với kiếm nhà vua ngày 25 th.8, nhắc lại việc Sainteny đại-diện của De Gaulle và Đại-tá Patti trùm OSS  (CIA) bí mật đáp xuống Hànội ngày 21 th.8, rồi Hồ chí Minh gặp Patti và Giáp gặp Sainteny, nhắc lại ngày 2 th.9 Hồ chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
2- La “République Démocratique” et les initiatives ouvrièreset paysannes. (“Dân Chủ Cộng Hòa” và những sáng kiến của thợ thuyền và dân quê.(tr.325-326).
Nhắc lại những vụ thành lập các “Hội Đồng Thợ Mỏ” ở HònGay-CamPha, và những vụ đòi phân phát ruộng đất cho dân quê (ở NghệAn,ThanhHóa và BắcNinh, TháiBình) đều bị Chánh Phủ Lâm Thời của Dân Chủ Cộng Hòa dẹp hết.
Chương XXII. La Reconquête coloniale. Le visage de la “Nouvelle France”.( Việc tái chiếm thuộc địa. Bộ mặt của “ Nước Pháp Mới ” .) (tr.347-372).
(Cũng như ở chương trước, ở đây tôi chỉ nhắc lại những việc đã xẩy ra ở ngoài Bắc mà thôi.)
1 - Au Tonkin, occupation chinoise et manoevres de Hô Chi Minh.( Ở Bắc kỳ, sự chiếm đóng của quân Tàu và những ma-nớp của Hồ chí Minh.(tr.364-368).
Đọan này nhắc lại ngày 9 th.9, quân Tàu đến Hànội và phân tán tới Tourane (ĐàNẳng) 180.000 lính kéo theo vô số nhơn công đàn bà và trẽ con, nhắc lại Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội về VN theo quân đội Tàu, VNQDĐ chiếm lấy YênBáy, PhúThọ, HưngHóa còn Đồng Minh Hội thì chiếm lấy BắcGiang và QuảngYên; nhắc lại Tướng Lư Hán chỉ huy trưởng quân Tàu bay đến Hànội ngày 18, đóng ở dinh Tòan Quyền và được Hồ chí Minh biếu một bộ hút thuốc phiện bằng vàng là vàng của Tuần Lể Vàng nói là để mua súng đánh Pháp; nhắc lại việc Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh về Hànội đòi được tham gia chánh phủ, thì Hồ chí Minh đề nghị lập một chánh phủ liên hiệp quốc gia sau một cuộc tổng tuyển cử quy định vào ngày 23 th.12. Trong lúc đó thì giữa Việt MinhVNQDĐ với Cách Mạng Đồng Minh có những cuộc bắt cóc,tra tấn và chém giết không nương tay mà những mộ-địa tìm thấy được hồi năm 1946 (NLV thêm: như ở đường Ôn-như-Hầu)  đã chứng minh.(NLV thêm: Kinh nghiệm bản thân: Hồi lúc ấy, lối th.9-1946, một hôm tôi đi cùng với cậu Định, một em họ của nhà tôi, trên đường Nguyễn Thái Học ở vùng HồTây- CổNgư , thì bị hai người dí súng vào lưng chúng tôi và bắt đem về bót cảnh sát hỏi cung và nhốt lại. May phước lúc đó trong người tôi có một tờ giấy của Ủy Ban Kháng Chiến Phước Hải chứng nhận tôi là một công dân kháng chiến chống Pháp được phép ra HàNội tiếp tục học  và tôi có một cái thẻ sinh-viên của Trường Y Khoa, nên đến chiều tối tôi được tha cho về, còn cậu Định thì bị giử lại rồi bị thủ tiêu luôn, vì cậu ấy là một đảng-viên của VNQDĐ).
Vì thấy Tưởng Giới Thạch khó chấp nhận một chánh phủ cộng sản ở ngay biên giới nước Tàu, Hồ chí Minh ngày 11 th.11-1945 cho Đảng Công Sản VN tự-ý giải tán và công bố trong báo Cộng Hòa (La République) là “ vì sẵn sàng để quyền lợi quốc gia trên quyền lợi của giai cấp”[…] “và để đánh tan mọi sự hiểu lầm ở trong nước và ở ngoài nước”.
Ngày 20 và 23 th.12, một phái đòan Nga đến, liên lạc với chánh quyền Việt Minh ,nói rằng Nga không giúp gì được và khuyên “nên ở lại trong quĩ-đạo của Pháp”.
Ngày 24 th.12, dưới sức ép của Tàu, Việt Minh, VNQDĐ, và Đồng Minh Hội  chấp nhận thành lập một chánh phủ Liên Hiệp Quốc Gia Lâm Thời, gồm có Hồ chí Minh chủ-tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ-tịch. Chánh phủ sẽ được Quốc Hôi chính-thức-hóa sau cuộc bầu cử, mà chưa gì Hồ chí Minh đã biếu cho phía bên kia 70 ghế trong Quốc Hội, nên phía bên kia không tẩy-chay cuộc bầu cử.
Cuộc bầu-cử được tổ chức vào ngày 6 th.1-1946 và phe của Hồ chí Minh đựơc đại đa số phiếu. Ở HàNội, Hồ chí Minh được 98% trong  tổng số 172.765 cử-tri. Chỉ có những người được Việt Minh chấp thuận mới được ra ứng cử. Bảo-Đại, sống ở SầmSơn từ ba tháng nay, ngạc nhiên khi thấy mình được đắc-cử dân-biểu ở Thuận Hóa với 92% số cử-tri trong lúc mà ông không có ghi tên ứng-cử.
Ở bên Pháp, ngày 21 th.2-1946 De Gaulle rời chánh quyền; ngày 28-th.2, chánh phủ mới của Pháp được Tưởng Giới Thạch chấp thuận rút quân Tàu ra khỏi Đông Dương để lấy lại được những tô-giới (concessions) của Pháp ở ThượngHải, ThiênTân, Hankeou và Canton, cùng với địa-hạt QuảngChâuLoan(territoire du Kwang cheou wan) và được mua lại đường hỏa-xa VânNam (chemin de fer du Yunnan). Cuộc rút quân sẽ bắt đầu trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 15 th.3.
Hai ngày sau việc ký kết điều-ước trên, hải-quân Pháp có mặt ở Saigon- gồm có 7 tuần-dương-hạm (croiseurs) 1 thông-báo-hạm (aviso), 2 tàu hộ-tống(escorteurs) và 1 hàng-không-mẩu-hạm (porte-avions)- chuyển động về hướng Bắc, với 15.000 người (quân-nhơn).
Ngày 2 th.3,  ở HàNội Hồ chí Minh triệu tập Quốc Hội để hợp thức hóa chánh phủ của ông trở thành “Chánh Phủ Liên Hiệp Quốc Gia và Kháng Chiến”. Nguyễn hải Thần vẫn giữ chức Phó Chủ-Tịch; Vũ hồng Khanh làm Đại-Biểu Hội-Đồng Nội-Các; Nguyễn tường Tam làm Tổng Trưởng Ngoại-Giao. Huỳnh thúc Kháng một nhà cách mạng lão-thành đã bị đày ra CônĐảo cùng với Phan châu Trinh, giữ chức Tổng Trưởng Nội Vụ, còn Phan Anh, là Tổng Trưởng Quốc Phòng. Nhưng hai ông này sẽ là bù-nhìn vì trên thực tế Võ nguyên Giáp nắm hết. Cảnh-sát và Quân-đội.
2 - Hô Chi Minh et son marché de dupe (Hồ chí Minh và cuộc “trao-đổi gian lận” của ông) (tr.368-369).  Ngày 6 th.3, sau tám tháng giằng co giữa Việt Minh và Pháp dựa trên cái “Tuyên Bố ngày 24 th.3-1945  (Déclaration du 24 Mars 1945 của De Gaulle) , một thỏa-ước được ký kết giữa một bên là Sainteny, bên kia là Hồ chí Minh và Vũ hồng Khanh:
1- Chánh phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự-do, có chánh phủ, có quốc hội, có quân đội và có tài chánh riêng của mình, là thành phần của Liên-Bang Đông Dương và của Liên-Hiệp Pháp.
Còn về việc ba “ Kỳ ” thì chánh phủ Pháp hứa sẽ tôn trọng ý của dân thể hiện trong một cuộc trưng-cầu dân-ý.
2-Chánh phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đón tiếp một cách thân-hữu quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Quốc đúng theo những hiệp-ước quốc tế đã được ký kết.
Ngày hôm sau 7 th.3, trước Nhà Hát Lớn ở Hànội, Võ nguyên Giáp rồi Hồ chí Minh phải cố gắng trấn tĩnh quần chúng sững-sốt khi hay tin thỏa-ước đã được ký kết. Hồ chí Minh tuyên bố :”Tôi thề tôi không có bán đứng đồng bào”.
Ngày 16 Hồ để “cố-vấn tối-cao” (Vỉnh Thụy)  đứng đầu một phái đòan thân-hữu đi TrùngKhánh. Theo sách hồi-ký Le Dragon d’Annam  của Bảo-Đại thì Tưởng Giới Thạch chỉ tiếp niềm nở có môt mình ngài, còn những đòan-viên khác có vài tên Việt Minh, thì Tưởng Giới Thạch chỉ tiếp qua loa trong một cái chùa và cho biết Trung Quốc chỉ có tin vào những quốc gia láng giềng thân-hữu. Phái đòan trở về Hànội không có Bảo Đại.
3-“Sans un coup de fusil” (“Không một tiếng súng”) (tr.369-370). Ngày 18 th.3, tướng Leclerc dẩn đầu 1.000 quân và 200 xe nhà binh đi vào Hànội không có một tiếng súng. Rồi quân Pháp đóng đồn ở khấp Hànội HảiPhòng, HònGay, NamĐịnh, Huế, Tourane, HảiDương, lên tới biên giới MongCáy, LạngSơn, CaoBằng, Hà Giang, LaiChâu, ĐiệnBiênPhủ. Trong lúc đó thì Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Marius Moutet công điện cho  Đô-đốc D’Argenlieu, Cao-ủy Pháp ở ĐôngDương, khuyên ông này dùng khẩu-hiệu “ NamKỳ của người MiềnNam” như là một lợi-khí để chống lại sự thống-nhứt của ba “Kỳ” và việc đập tan bằng quân-sự “Quốc Gia Tự Do” Việt Nam cũng được chuẩn bị (l’écrasement militaire de l’  “État Libre” du ViêtNam se prépare).(NLV: Nên để ý hồi thời ấy đối với ViệtNam lúc nào Pháp cũng dùng chữ “État Libre”, (Quốc gia Tự Do) chớ không bao giờ dùng chữ “État Indépendant(Quốc gia Độc Lập).
4- De la parodie de négotiation à l’insurrection du 19 décembre 1946. (Từ cuộc nhái chơi điều-đình đến cuộc khởi nghĩa ngày 19 th.12-1946) (tr.370-372). Hội nghị sơ-bộ ĐàLạt khai mạc vào ngày 16 th.4, bế mạc vào ngày 11 th.5, không đem lại một sự thỏa thuận nào hết giữa Pháp và ViệtNam: Pháp không chấp nhận sự thống nhứt giữa ba “Kỳ”, không chấp nhận ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa có đại-diện ngoại giao riêng, và Pháp nhứt định kiểm-soát quan-thuế và ngoại thương là hai nguồn tài chánh lớn của một quốc gia.
Hồ chí Minh bay qua Pháp ngày 31 th.5, đến Biarritz ngày 12 th.6, và 10 ngày sau được tiếp ở Paris gần như là một quốc-trưởng.
Trong lúc đó thì ở SàiGòn, ngày 1 th.6, Cao-ủy D’Argenlieu lập lên “Cộng Hòa Tự Trị Cổ-Chân-Chiên” (“La République Autonome de Cochinchine”)  giao cho Bác-sĩ Nguyễn văn Thinh làm Thủ-Tướng (Ông này sau khi nhận thấy mình bất lực vì bị chèn ép thì thắt cổ tự tử chết ngày 10 th.11). Ở ngoài Bắc thì ngày 10 th.6  quân Tàu bắt đầu rút khỏi HàNội và ngày 26 thì tổng-hành-dinh (QG) của chúng rút đi, giao dinh Tòan-quyền lại cho Pháp.
Ở bên Pháp thì hội-nghị Fontainebleau bắt đầu từ ngày 6 th.7. Bầu không khí ở hội-nghị có thể được tóm lược trong lời hâm-dọa thân-ái (la cordiale menace) của trưởng phái-đòan Pháp Max André đối với Phạm văn Đồng trưởng phái-đòan VN:  “ Hãy biết điều chớ…. nếu không thì ông phải biết rằng chúng tôi có thể quét sạch các ông trong hai ngày” (tài liệu: “Ph. Devillers. Paris-Saigon-Hanoi. Paris 1988, tr. 212). Cuộc bàn-cãi dằng-dai vô-vị chấm dứt ngày 10 th.9, và phái-đòan ViệtNam đập cửa ra đi ngày 13 th.9 rồi lên tàu Pasteur về HảiPhòng. Trong đêm 14 qua ngày 15 th.9 Hồ chí Minh, buồn tủi, phải đến gõ cửa của Moutet để xin ký bản thỏa-hiệp-án Modus Vivendi  “có mục đích tạo lên trong thời gian sắp tới một bầu không khí yên tĩnh và tin cậy lẫn nhau cho phép tiếp tục những cuộc đàm phán để tiến tới một thỏa-ước chung dứt-khoát. Những cuộc đàm phán sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt và trễ lắm là vào th.1-1947”.
Rồi ngày 18 th.9 Hồ chí Minh xuống tàu tiểu-hạm (aviso) Dumont d’Urville ở Toulon để về ViệtNam. Về tới HảiPhòng ngày 20 th.10, ông gặp một tình trạng nguy cấp. Ngày 29 th.8 quân Pháp đến chiếm sở Quan-thuế và sở cảnh-sat của VN, rồi ngày 9 th.10 chúng nó đến lục soát Sở Mật-thám của VN, bắt một số nhơn-viên, và kể từ ngày 15 th.10 chúng nó đả nắm được hết trong tay việc kiểm soát quan-thuế và tất cả vùng duyên hải của HảiPhòng. Ngày 20 th.11, trừ khu của người Pháp, tòan thể HảiPhòng đứng lên chống sự xâm chiếm của Pháp. Đêm bọn Tự Vệ đã dựng lên những chướng-ngại-vật trong những khu ViệtNam và khu Tàu. Lối 8:30 sáng có tiếng súng nổ, súng cối (mortiers) bắn lên làm rung chuyển cả thành phố; và thiết-giáp bắn trả để xong vào phá hủy các chướng-ngại-vật. Phân nữa thành phố bị phá hủy vì súng của ba chiếc tàu binh bắn yểm trợ bộ binh Pháp.
Trong sách của Georges Chaffard: Les deux guerres du Vietnam, Paris 1969, ở tr. 49 có viết: “ Những cuộc tàn phá không phải là hậu quả của những cuộc chiến mà thôi, nó còn là kết quả của những lịnh nói rõ phải “cho bọn ViệtNam một bài học”[…] Ferrandi cho một bằng chứng hùng hậu . Đại-đội của ông hoạt động ở dường Paul Doumer: “Nhiệm vụ của chúng tôi, ở đây, là trừng phạt. Phải đốt trọn hết phần buôn bán (của khu) là nơi có nhiều hoạt động Việt minh  […] Đại-tá Dèbes đã cho lịnh viết trên giấy tờ hẳn hoi.
“Đúng là Guernica” (NLV: Guernica là bức tranh có tiếng của Picasso diển tả sự tàn phá của tỉnh thành này trong kỳ nội-chiến năm 1937 ở Espagne do không-quân Đức ủng-hộ Franco ném bom xuống.) như ông tổng-ủy viên của Hải-quân Jacques Raphael-Leygues nói . “Tôi còn nghe nói đến con số 6.000 nạn-nhân thường dân , như ông đô-đốc Conge viết […] Nhưng ai đếm số thây trên bãi để làm gì ? Việc chính trong chuyện này là nổ súng, trong mục-đích được xát nhận là giải-quyết bằng võ-lực. Thật là một ảo-mộng.(tài liệu: Georges Chaffard,  như trên)
 Cuộc khởi-nghĩa bị đập tan ở HảiPhòng đưa đến đêm 19 th.12-1946 Hồ chí Minh ra bưng. Bắt đầu một cuộc tân Chiến Tranh Ba Mươi Năm cùng với một tràng dài những việc rùng-rợn và những vụ giết-chóc.(le début d’une nouvelle Guerre de Trente Ans et de son cortège d’horreurs et de massacres). 
Chương Sau Cùng không có số: Et Aujourd’hui ? (Rồi Bây Giờ ?) (tr.373-381)
Nói đến những thất bại của chế độ C.S. ở VN, nhắc đến Bùi Tín hồi th.11-1991 ly khai với chánh quyền C.S., chế giểu sự tự thần-thánh-hóa Cha Hồ  của chính Hồ chí Minh viết trong sách tự-thuật tiểu-sử (autobiographie) “Những mẩu chuyện về đời họat động của Hồ Chủ Tịch” . Hànội 1969, dưới tên tác giả là Trần dân Tiến.
Và ở cuối chương, sách kết thúc bằng môt đọan văn đầy ý nghĩa trích từ sách “Discours de la servitude volontaire ou le Contr’un” (1574-1576) [Bàn về sự làm nô-lệ tự-nguyện hay là việc Đối-với-một] của văn hào Pháp La Boétie hồi thế kỷ XVI mà nguyên văn bằng Pháp-ngữ xưa như sau : “ celui que vous faites si grand qu’il est, pour lequel vous alles si courageusement a la guerre, pour la grandeur duquel vous ne refuses point de presenter à la mort vos personnes : celui qui vous maistrise tant n’a que deux yeuls, n’a que deux mains, n’a qu’un corps, et n’a autre chose que ce qu’a le moindre homme […]sinon que l’avantage que vous luy faites pour vous destruire. d’ou a il pris tant d’yeuls dont il vous espie, si vous ne les luy baillés ? comment a il tant de mains pour vous frapper, s’il ne les prend de vous ? les pieds dont il foule vos cités, d’ou les a il s’ils ne sont des vostres ? comment a il aucun pouvoir sur vous, que par vous ? Comment vous oseroit il courir sus, s’ il n’avoit intelligence avec vous? que vous pourroit il faire, si vous n’estiés receleurs du larron qui vous pille, complices du meurtrier qui vous tue, et traistres à vous mesmes ? “
Tạm dịch: “ Người mà các anh tôn vinh là vĩ đại, mà vì nó mà các anh đã can đảm xông pha chiến trường, đã không từ chối hiến thân các anh để làm cho nó thành vĩ đại ; người mà làm chủ các anh như thế, chỉ có hai mắt, chỉ có hai tay, chỉ có một thân thể, chớ không có cái gì khác hơn người thường […] ngoài cái lợi mà các anh đã ủy thác cho nó để nó giết hại các anh. Nó lấy ở đâu mắt để do thám các anh, nếu các anh không cho nó mượn mắt của các anh ? Làm sao nó có được bao nhiêu tay để đánh các anh, nếu nó không mượn được tay của các anh ? Những bàn chân đã chà đạp lên các thị xả của các anh, nó lấy ở đâu ra nếu không phải là chân của các anh ? Làm sao nó có được quyền hành trên các anh, nếu không phải là do các anh cho ? Làm sao nó dám đè lên các anh được nếu không có sự thông đồng của các anh ? Nó làm gì được các anh nếu các anh không phải là người chứa giấu kẻ trộm đã cướp các anh, là người đồng lõa với tên sát nhân đã giết chết các anh, và là những người phản bội với chính các anh ? ” (tài liệu: La Boétie, Discours de la servitude volontaire ou le Contr’un, présenté par Nadia Gontarbert, Paris, 1993)
Làm cho người đọc phải hiểu rằng theo tác-giả thì:  “Nước Việt Nam mà bây giờ bị Cộng Sản đô hộ là vì dân Việt Nam đã tự-nguyện làm nô-lệ”.
Phê bình và Nhận xét chung 
1-  Đây là một quyển sách viết thật tỉ mỉ, rất có giá trị lịch sử, nói về những cuộc tranh đấu của dân VN chống sự đô hộ của Pháp từ năm 1920 đến năm 1945, mà tác giả là một nhà cách mạng đã trực tiếp tham gia ít nữa vào một vài cuộc tranh đấu nói trên, cho nên lối trình bày, cách phân tách hay là lời phê bình mỗi sự việc được kể lại, có khác với lối trình bày phân tách hay phê bình của các sử-gia hàn-lâm (academic) mà chúng ta thường đọc, và lại theo cái nhìn của một nhà cách mạng trốtkít., cho nên nhờ vậy mà chúng ta có thể hiểu thêm vấn đề hoặc thấy thêm một khía cạnh khác của vấn đề.        
2-Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một sách kể lại đầy đủ những cuộc đấu tranh và khởi nghĩa trong Nam, với những chi tiết về thời giờ sự việc đã xẫy ra, và tên tuổi của những người đã tham gia, mà chỉ có những người “có ở trong cuộc” mới biết được, làm cho người đọc có khi có cãm tưởng như là đọc một đoạn hồi ký.
Thêm:  Sau năm phần với 22 chương  nói trên, sách có phần Notes (tr. 383-405) là một loại Thư mục dài, kê khai rõ ràng tên và trang của sách hay là tên và ngày của báo  đã cho tài liệu về mổi sự việc, mổi tên tuổi hay là mổi ý-kiến được nhắc tới trong từng chương một.Thật là một công trình tĩ mĩ đòi hỏi rất nhiều công phu. Tổng cộng là 215 tài-liệu.
Sau phần Notes còn có phần Annexes (tr.407-427) ghi lại bốn việc là:
1-Báo cáo của Ô.Thanh Tra Chính Trị Vụ về việc điều tra ngày 27,28 th.3-1928 ở đồn-điền cao-su Mimot 
    (tr.407-415) ;
2-Tình Trạng Thợ Thuyền trong các Mỏ Than ở Bắc-kỳ năm 1930 (tr.416-418) ;
3- Chủ-điền vá Tá-điền trong những năm 30 (tr.419-425);
4-Côn-sơn dưới chế-độ Decoux (tr.426-427).
NLV. th.7-2005.   
 

No comments: