Quan Điểm Về
Một Số Vấn Đề
Chính trị Và Văn Hóa Việt
Nam
Lời Kết
Minh Vũ Hồ Văn
Châm
(Tác giả Minh Vũ Hồ Văn Châm vừa đưa lên mạng Trang Nhà http://www.geocities.com/chamho, ấn
bản 2004, trình bày quan điểm của tác giả về một số vấn đề chính trị và văn hóa
Việt Nam. Quan điểm của tác giả, về mặt chính
trị, đặt cơ sở trên chủ nghĩa quốc gia, theo đó, quốc gia là tối thượng, và về
mặt văn hóa, xoay quanh sự kiện Việt Nam là địa bàn tranh chấp ảnh hưởng giữa
phương bắc và phương tây xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Sau Lời Mở Đầu đã
giới thiệu ở số trước, Tạp Chí Cách Mạng xin giới thiệu Lời Kết của tác phẩm để
bạn đọc biết quan điểm của tác giả về các vấn đề được nêu
lên).
Đã có Lời Mở Đầu để khai trương tất nhiên phải có Lời Kết để cô đọng những điều vừa trình bày trên
mấy trăm trang sách trước đây thành một lời khuyến cáo rằng đã đến lúc người
Việt Nam chúng ta cần phải điều chỉnh lại góc nhìn và thế đứng khi đề cập đến
một số vấn đề chính trị và văn hóa Việt Nam.
Trong thực tế, các vấn đề chính trị và văn hóa Việt
Nam trong
tập sách này tuy mang tính chất đa tạp nhưng thường thường lại đan kết với
nhau.
Mỗi một vấn đề nhiều khi lại bao gồm cả các mặt chính trị và văn hóa, thậm chí
lan qua cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Do đó, trong
phần đúc kết này, tác giả xin tóm lược quan điểm của mình thành những ý kiến xây
dựng, có khi liên quan đến từng vấn đề, mà cũng có lúc chung cho nhiều vấn đề, và không nhất thiết phân biệt tách
bạch khía cạnh chính trị hay văn hóa.
Trước hết là vấn đề quốc gia với cộng sản. Ngườì Việt Nam chúng
ta từ trước tới nay quen đem quốc gia ra đối kháng với cộng
sản.
Tàu Tưởng với Tàu Mao đánh nhau thì gọi là chiến tranh Quốc Cộng. Việt Minh với
Quốc Dân Đảng kình chống nhau thì gọi là phân tranh Quốc Cộng. Hễ cái gì chống
cộng sản thì được gộp lại thành một danh xưng chung chung là quốc gia. Như vậy là không được chính xác. Từ quốc
gia bao hàm nhiều ý niệm cao sâu, không thể tùy tiện dùng làm đối vị với từ cộng
sản. Đối vị chính xác của từ cộng sản là cụm từ
‘không cộng sản’.
Mặt khác, đối vị của quốc gia là quốc tế và địa phương. Quốc gia là nước. Lớn hơn nước là quốc tế,
nhỏ hơn nước là địa phương. Quốc tế có thể mang nhiều
hình thái. Quốc tế có thể là chính trị, là quân sự, là
tôn giáo, là kinh tế, là văn hóa, là xã hội. Một khi đã
là quốc tế, thì quốc gia bị phủ lấp, quyền lợi quốc gia không được tôn trọng,
phúc lợi dân tộc phải chịu hy sinh cho nghĩa vụ quốc tế. Tinh thần địa phương cũng tác hại không kém. Địa phương xói mòn, phá nát sự thống nhất quốc gia. Địa phương phân hóa, hủy hoại tình đoàn kết dân tộc. Tinh
thần địa phương làm nẩy sinh sự đố kỵ giữa các địa phương, sự bất phục tùng
trung ương, đưa đến hậu quả cát cứ và nội chiến, quốc gia vỡ vụn thành nhiều
mảnh, dân tộc chia rẽ thành nhiều nhóm sống trong hận thù.
Quốc gia là không cộng sản, vì lẽ cộng sản là quốc tế. Nhưng cộng sản Việt
Nam trong
quá khứ lại thường gian trá đội lốt quốc gia, và triệt để khai thác tình tự dân
tộc.
Thực tế phũ phàng là đối với cộng sản Việt
Nam, chủ
nghĩa cộng sản mới là cứu cánh, còn quốc gia chỉ là chiêu bài, dân tộc chỉ là
phương tiện. Tuy vậy, cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục lừa mị quần chúng
ngây thơ, nhất là trí thức và tuổi trẻ nhiệt tình, sử dụng các hình thái văn
nghệ tâm lý chiến để kích động lòng yêu nước thương dân của các thành phần này,
đồng thời mập mờ khoác trở lại lên mình cái lốt mới quốc gia dân tộc. Bởi vậy, người Việt
Nam chúng
ta ngày nay vẫn cần phải cảnh giác thủ đoạn quỉ quyệt của người cộng sản để ý
thức rằng người cộng sản luôn luôn đặt quyền lợi Đảng Cộng sản của họ lên trên
quyền lợi quốc gia và không đếm xỉa gì đến phúc lợi dân tộc. Mọi hành vi và ngôn ngữ yêu nước thương nòi chỉ là những màn kịch khéo
đóng.
Quốc
gia là chống cộng, nhưng ngược lại, không phải bất cứ cơ cấu chống cộng nào cũng
có thể gộp chung lại thành một tổng thể để mệnh danh là
quốc gia. Thực vậy, nếu có những cơ cấu chống cộng ở phạm trù
cả nước thì cũng có những cơ cấu chống cộng mang tính chất quốc tế hoặc địa
phương. Mặt khác, đã từng có những cơ cấu chống cộng tự nhận là quốc gia
nhưng không lấy quyền lợi quốc gia làm cứu cánh, lấy phúc lợi dân tộc làm đối
tượng, mà trong thực tế, chỉ nhằm vào việc đấu tranh với đảng cộng sản cầm quyền
để tranh giành đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số thành phần nhân dân mang tính
chất giai cấp, tôn giáo, địa phương, hoặc chủng tộc. Quốc gia và chống cộng có
chung một mục tiêu đấu tranh là thực hiện sự giải thể chế độ cộng sản và triệt
tiêu chính quyền chuyên chính vô sản, nhưng quốc gia với chống cộng cực đoan có
sự khác biệt tế nhị là quốc gia chống cộng nhưng không bao giờ vì sự nghiệp
chống cộng mà đi ngược quyền lợi tối thượng của quốc gia và hy sinh phúc lợi của
đại khối dân tộc.
Tinh
thần quốc gia là yếu tố căn bản để thực hiện và củng cố sự thống nhất quốc gia
và tình đoàn kết dân tộc. Song song với sự nghiệp bảo vệ đất nước chống lại các
hình thái xâm lược hoặc áp đảo của các thế lực quốc tế, người Việt Nam chúng ta
ngày nay cần phải nhanh chóng tìm cách giải tiêu tinh thần địa phương vốn là
uyên nguyên của tình trạng kỳ thị và chia rẽ nam bắc của đất nước chúng ta xuyên
suốt chiều dài lịch sử phát triển dân tộc. Các yếu tố lịch sử và địa lý đã hình
thành trên quốc gia Việt Nam hai khu vực lớn chung quanh Hà Nội và Sài Gòn. Hai trung
tâm này kèn cựa nhau để tranh giành ngôi vị thủ đô nước Việt
Nam thống
nhất.
Tình trạng này quả tình là không thuận lợi cho chính sách
trung ương tập quyền. Muốn củng cố sự thống nhất thì
cần thực hiện ngay sự phân quyền rộng rãi cho địa phương. Trung ương chỉ
cần nắm chính cương chính sách, và một vài lĩnh vực trọng yếu trên phạm trù quốc
gia như ngoại giao, quốc phòng, tiền tệ, năng lượng v.v... Mọi
việc khác nên để cho địa phương tự trị. Địa phương sẽ tùy nghi huy động
nhân tài vật lực cơ hữu để phát triển khu vực của mình dưới sự điều hợp của
trung ương cho ăn nhịp với chính sách chung của cả
nước.
Hà Nội và Sài Gòn đều là đại địa, là trung tâm của những miền rộng
đất, đông dân và nhiều của. Tuy vậy, chính quyền trung
ương của nước Việt Nam thống
nhất không nên đóng ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Nếu thủ đô đóng ở một
trong hai trung tâm lớn này thì trung tâm kia sẽ cảm thấy bị thua thiệt, bị lấn
ép, bị khai thác, vì nghĩ rằng trung ương qui tụ nhân tài và tập trung vật lực
của cả nước vào việc tô bồi, tân tạo và phát triển thủ đô. Cứ
cái đà này thì mâu thuẫn bắc nam mỗi ngày một thêm trầm trọng, tinh thần kỳ thị
địa phương mỗi ngày một thêm sâu sắc, nguy cơ cát cứ và phân ly mỗi ngày một
thêm đè nặng lên nền thống nhất quốc gia và tình đoàn kết dân tộc. Bởi vậy, song hành với việc để các địa phương nam bắc được tự trị
rộng rãi, chính quyền trung ương của nước Việt
Nam thống
nhất nên đặt ở một nơi khác, không nam không bắc. Nếu
Việt Nam chia
làm hai miền tự trị thì chính quyền trung ương đặt ở Huế. Nếu
Việt Nam chia
làm ba miền Trung Nam Bắc thì chính quyền trung ương đặt ở Đà
Lạt.
Nếu Việt Nam chia
làm hai miền thì từ Quảng Trị trở ra thuộc về Hà Nội, từ Quảng
Nam trở
vào thuộc về Sài Gòn. Nếu Việt Nam chia làm ba
miền thì Thanh Hóa thuộc về miền Bắc, Bình Thuận thuộc về miền Nam, từ Nghệ An
đến Ban Mê Thuột và Khánh Hòa là miền Trung. Để phát triển khu vực miền Trung
ngang tầm với hai miền Nam Bắc, cần gộp hai thành phố Huế và Đà Nẵng thành một
phức hợp đô thị có một tổ chức quản lý hành chánh duy nhất. Huế-Đà Nẵng sẽ vừa
là trung tâm địa lý, chính trị, kinh tế và văn hóa của miền Trung, vừa là nền
móng vững chãi để củng cố sự thống nhất lãnh thổ và sự hòa hợp nhân tâm của quốc
gia và dân tộc Việt Nam. Huế có thế mạnh lịch sử và văn hóa,
Đà Nẵng có thế mạnh địa lý và kinh tế. Tổ chức lại
thành một phức hợp đô thị, Huế-Đà Nẵng sẽ bổ khuyết cho nhau để tự giải hóa các
mặt yếu, đồng thời phát huy được tối đa các mặt mạnh. Nằm ở đầu mối giao thông hàng không hàng hải quốc tế, Đà Nẵng lo
việc giao lưu với bên ngoài. Nằm ở đầu mối hành lang đông tây, Huế phụ trách việc thâm nhập và khai thông nội
địa.
Mỗi khi
đề cập các vấn đề chính trị và văn hóa của đất nước, cũng như thảo luận các vấn
đề phát triển kinh tế và cải tiến dân sinh, người Việt Nam chúng ta ngày nay nên
nâng tầm nhìn lên cao để bao quát toàn bộ lãnh thổ quốc gia, từ bắc xuống nam,
từ biển lên rừng, chứ không nên khư khư tự khép mình trong khuôn khổ một khu
vực, một địa phương. Nhìn lại quá khứ, chúng ta không nên tự giới hạn lãnh thổ
ban đầu của chúng ta trong mỗi một huyện Tây Vu hoặc quận Giao Chỉ. Nước Văn
Lang hay Môn Lang, có nghĩa là làng của người Môn, đất nước của người Môn, vươn
dài lên tới hồ Động Đình. Cha rồng họ Lạc, mẹ tiên họ Âu, rõ ràng đất nước thời
hồng hoang đã bao gồm cả Bắc Việt (Lạc Việt) lẫn Lưỡng Quảng (Âu Việt).
Công
nghiệp của Thục Phán và Triệu Đà đều nên được xem như là nỗ lực thống nhất dân
tộc, nghĩa là thâu gồm các lãnh thổ vụn vặt thành một đất nước rộng lớn, tập hợp
các vương quốc nhỏ bé thành một quốc gia hùng mạnh, trên nền móng một quốc dân
hợp nhất là chủng tộc Bách Việt. Sự kiện này được nhìn nhận trong bức thư của
Hán Văn Đế gửi Triệu Vũ Vương, cũng như qua quyết định của Hán Vũ Đế duy trì
toàn thể lãnh thổ Nam Việt trong một tổ chức riêng biệt gọi là Giao Chỉ Bộ, mà
về sau được đổi lại là Giao Châu. Nếu Thục Phán đã dược nhận là người sáng lập
nhà Thục, nếu Sĩ Nhiếp đã được tôn là Sĩ Vương, là Nam Giao Học Tổ, thì lẽ nào
Triệu Đà, người đã đưa dân ta từ văn minh đồ đồng tiến lên văn minh đồ sắt, lại
không được thừa nhận là vua chúa Việt Nam.
Cũng
cùng một chiều hướng, việc Khu Liên ở huyện Tượng Lâm dựng nền tự chủ, lập ra
nước Lâm Ấp, phải được xem như là sự nghiệp giải phóng cư dân bản địa thoát khỏi
sự đô hộ của người Tàu. Vào thời điểm này, cư dân bản địa ở
huyện Tượng Lâm không có gì khác biệt với cư dân bản địa ở huyện Tây Quyển hoặc
ở huyện Tây Vu. Mặt khác, một số vua chúa Lâm Ấp buổi đầu như Phạm Văn,
Phạm Phật, Phạm Hồ Đạt lại là di dân gốc Hán, y hệt Triệu Đà ở Nam Hải, Sĩ Nhiếp
ở Thương Ngô, Lý Bôn ở Giao Chỉ. Vua Lâm Ấp Phạm Dương Mại II lại đã từng đòi
hỏi nhà Tống (Nam Bắc triều) giao trả quyền thống lĩnh toàn bộ Giao Châu. Bởi vậy, cuộc chiến tranh ở biên cương giữa Lâm Ấp với Giao Châu
phải được người Việt Nam chúng
ta ngày nay xem là cuộc đấu tranh với quân giặc xâm lược để tiếp tục hoàn chỉnh
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nếu Thục Phán và Triệu
Đà đã được sử cũ xem là vua chúa Việt Nam thì vua chúa Lâm Ấp cũng như vua chúa
Chiêm Thành về sau phải được người Việt Nam chúng ta ngày nay thừa nhận là vua
chúa Việt Nam, ít nhất cũng ngang tầm với vua chúa các thời đại đất nước qua
phân Mạc, Lê Trung Hưng, Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn.
Với góc
nhìn và thế đứng được điều chỉnh lại, song hành với việc tái tổ chức lãnh thổ và
việc phân quyền rộng rãi cho các địa phương, người Việt Nam chúng ta ngày nay,
một mặt sẽ gột bỏ được tinh thần kỳ thị địa phương, chia rẽ nam bắc, mặt khác sẽ
rũ sạch tâm lý phục Tàu, sợ Tàu, chạy theo đuôi Tàu, đồng thời sẽ có thái độ
thân ái hơn, cư xử bình đẳng hơn, không còn mang nặng đầu óc tự tôn quá đáng
trong khi giao tiếp với các sắc tộc anh em trong cộng đồng dân tộc. Chúng ta
nâng tầm nhìn lên cao để bao quát cả khu vực cư dân Bách Việt, rọi ánh sáng tìm
tòi lùi xa trở lại thời sơ sử mịt mù, chúng ta sẽ hóa giải mưu mô thâm độc của
người Hán cứ tìm mọi cách để chúng ta tự mình đồng hóa với người Tàu. Cha rồng họ Lạc, mẹ tiên họ Âu đều là người đồng chủng. Làm gì có chuyện Âu cơ vốn là người bắc (người Hán), muốn đem 50 con
về bắc nhưng bị Hoàng Đế đem binh ngăn trở. Lúc bấy
giờ, Hoàng Đế còn ở tận trên thảo nguyên Cam Túc, đâu đã có mặt ở Giang
Nam. Thực tế lịch sử là không hề có liên hệ huyết thống
giữa Việt tộc và Hán tộc vào thời bấy giờ. Chỉ từ khi
Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang quân đi đánh Bách Việt, sự hỗn chủng mới xẩy
ra. Do yếu tố di dân Hán mà phát sinh sự phân hóa cư dân Tiền Việt thành
hai tộc Việt Mường riêng rẽ, nhưng người Việt vẫn không phải là người Hán, người
Việt vẫn bảo lưu được nhiều đặc điểm nhân chủng và yếu tố văn hóa cội nguồn, nhờ
vậy mà người Việt không bị tuyệt giống.
Người
Việt Nam chúng ta ngày nay cần ý thức rằng cho dù gia phả chúng ta còn ghi tiên
tổ xa xưa vốn người Chân Định (Triệu Đà) hay người nước Lỗ (Sĩ Nhiếp), người đất
Mân (Trần Thủ Độ) hay người Triết Giang (Hồ Quý Ly), thì trong máu thịt chúng ta
cũng vẫn có ít nhiều yếu tố bản địa, khiến đầu chúng ta đa số có chỉ số sọ dài,
khiến máu chúng ta đa số thuộc nhóm máu loại O. Dứt khoát chúng ta là người Việt
chứ không phải là người Hán. Chúng ta phải chấm dứt việc sử dụng góc nhìn và thế
đứng rập khuôn theo người Tàu mỗi khi đề cấp đến các
vấn đề chính trị và văn hóa Việt Nam. Chúng ta đừng theo đuôi người Tàu gọi bà Triệu là con mụ Triệu (Triệu Ẩu).
Chúng ta cũng đừng theo đuôi người Tàu gọi người Lâm Ấp là dân man, gọi các đạo
binh Lâm Ấp đánh vào Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ là quân giặc cướp, bởi lẽ
tiên tổ người Lâm Ấp-Chiêm Thành cũng là di dân người Môn Nam Á đợt hai đã từ
Hoa Nam tiến vào bờ biển Tượng Lâm cùng thời với đám di dân tiến vào bờ biển
Giao Chỉ, và thực tế lịch sử đã chứng minh rằng mục đích tiến quân của Lâm Ấp
lên phía bắc là để đánh đuổi quân Tàu xâm lược ra khỏi Giao Châu, giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Người
Việt Nam chúng ta thường xuyên phải đối đầu với âm mưu của người ngoài luôn luôn
toan tính xé nát quốc gia Việt Nam làm nhiều mảnh, chia rẽ quốc dân Việt Nam
thành nhiều nhóm, bằng nhiều hình thức tinh tế và đa dạng nhằm mục đích khoét
sâu các dị biệt nam bắc, các bất đồng địa phương, các mâu thuẫn sắc tộc. Với góc nhìn và thế đứng được điều chỉnh lại như thế, chúng ta dễ
dàng phát huy tinh thần quốc gia, vun quén tình tự dân tộc, và củng cố sự đoàn
kết quốc dân, để vô hiệu hóa các kế hoạch thâm độc của người ngoài. Thực
tế lịch sử là không hề có sự kiện vương quốc Đại Việt thôn tính vương quốc Chiêm
Thành, sắc dân Kinh đồng hóa sắc dân Thượng. Quốc gia Việt Nam ngày nay là kết
quả của sự thống nhất An Nam với Việt Thường, được hình thành từ thuở hồng hoang
trên cùng chung một cơ sở đất nước và con người : Văn
Lang, hay Môn Lang, làng của người Môn, đất nước của người
Môn.
Minh Vũ Hồ Văn
Châm
No comments:
Post a Comment