BÀI NHẬN ĐỊNH CỦA NHÀ THƠ
NGUYỄN CHÍ THIỆN
VỀ ỨNG CỬ VIÊN JOHN
KERRY
Nguyễn Chí
Thiện
Gần đây, người ta bàn luận nhiều về vấn đề Kerry và Tổng Thống Bush. Cả 2 bên đều có kẻ khen người chê, và đều có kẻ bênh, người chống cả. Nhưng chúng ta là những người theo dõi thời cuộc. Không cứ gì thời cuộc quốc tế, mà ngay cả thời cuộc Việt Nam, chúng ta phải làm thế nào biết cách nhìn vào các trọng tâm của vấn đề, vì trong bất kỳ môi trường sinh hoạt chính trị nào nó đều có hỏa mù., nó đều có động tác nghi binh, ngụy biện. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào cái ngụy biện, những cái hỏa mù đó mà chúng ta không nhìn thẳng vào trung tâm của sự việc thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn. Tôi xin thí dụ một việc rất đơn giản: việc gần đây như vụ kiện WJC của ông Nguyễn Hữu Luyện chẳng hạn. Nếu ta nhìn thẳng vào vấn đề thì chúng ta thấy ngay được rằng ông Kevin Bower là người thân Cộng, thân Hà Nội. Ðấy là thực chất của vấn đề. Vì từ bao năm nay, có thể nói là mấy chục năm ông về Việt Nam, ông gặp gỡ toàn những văn nô chứ không bao giờ gặp gỡ những nhà văn phản kháng hoặc những người đấu tranh cho dân chủ, mặc dầu người đó là học giả, hoặc là trí thức, ông không gặp mà toàn đến Hội Nhà Văn gặp những nhà văn bồi bút mà thôi. Thế mà uống bia, uống rượu, chè chén với chúng nó, thậm chí một người làm công tác văn hóa, văn nghệ báo công an An Ninh Thế Giới đăng ảnh của ông ta lên để ca ngợi. Hơn nữa, ông ta mời những người sang đây, những người nhà văn Cộng Sản chính cống sang đây, thí dụ như mời ông Lê Lựu, Nguyễn Khải, toàn là nhà văn quân đội CS chính cống thì khi họ về họ viết về những cuộc đi thăm mà chính trường Ðại học UMASS gọi là những cuộc viếng thăm lịch sử, nghĩa là tầm quan trọng ghê gớm như thế đấy. Nhưng khi chuyến viếng thăm lịch sử trở về, ông Lê Lựu có viết như thế này về cộng đồng hải ngoại chúng ta, ông viết trong quyển “Một Thời Lầm Lỗi Trở Lại Nước Mỹ” trang 102. Ông viết một câu như thế này: “Những kẻ - như chúng ta tỵ nạn - đều gánh trên vai tội bất hiếu với cha mẹ, lừa gạt bạn bè, anh chị, phản bội tổ quốc để mà.. (không nghe rõ). Một câu như thế thì ông Kerry phải đọc chứ? Là vì thăm về viết sách, ông ta phải đọc. Ðiều rõ rệt không phải ngẫu nhiên mà chính quyền trong nước ca ngợi trường Đại Học WJC, ca ngợi Kevin Bower.
Tôi xin nêu một
thí dụ nữa: một nhà văn trẻ, một nhà thơ trẻ, năm nay độ hơn 40 thôi là Trần
Ðăng Khoa viết trong quyển “Chân Dung và Ðối Thoại” với các nhà văn, viết một
câu ca ngợi như thế này: “Có thể nói William Center là nhịp cầu quan trọng để
văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ”. Kinh không? Tôi xin
nhắc lại: William Joiner Center là một nhịp cầu quan trọng để văn
học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ (Chân dung và Ðối
Thoại của Trần Ðăng Khoa, trang 315). Ðấy là những chứng cớ
hiển nhiên. Chúng ta khỏi phải tranh cãi. Gần đây ông Trương Vũ và một số anh em cãi. Cứ toàn đi lòng
vòng quanh vấn đề, đặt những câu hỏi, ai có quyền viết về cộng đồng tị nạn, ông
Luyện có phải là đại diện của cộng đồng hay không hay chỉ là vụ kiện cá nhân.
Cá nhân ông Luyện làm sao nổi? Ông
Luyện lấy đâu ra tiền, lấy đâu ra sức mà làm nổi, nếu không có biết bao nhiêu
đồng bào ở các nơi người ta quyên tiền, người ta ủng hộ, người ta cổ võ ông
Luyện, ông Luyện mới làm chứ? Tôi khẳng định chuyện ông
Luyện không phải chuyện cá nhân, mà là chuyện được rất nhiều người trong cộng
đồng ủng hộ, chứ không phải một mình ông Luyện mà làm được cả. Ðiều hiển
nhiên như ban ngày, thế thì sao lại phải tranh cãi?
Cũng như vấn đề John Kerry, chúng ta phải thấy như thế này.
Ông John Kerry có thành tích của ông ấy, thành tích rất lớn lao. Ðối với người Việt chúng ta thì chỉ có thành tích này:
Bây giờ ai về thành phố Saigon (HCM đấy, trong Viện Bảo Tàng chiến tranh của nó
có hình ảnh của John Kerry và được coi như là người hùng chiến tranh vì thành
tích phản chiến, thành tích binh vực CS, nên hình ảnh của ông ta được để trong
Viện Bảo Tàng Chiến Tranh ở thành phố Saigon. Không phải ngẫu nhiên đâu! Bây giờ nói về quá khứ một tí là ông nói về cuộc chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam như thế
nào? Ông tuyên bố cho lời bạt cho quyển sách “The New Soldiers” (Người
Lính Mới) của ông ta. Ông ta viết: “Chúng tôi sẽ không gia nhập vào bất
cứ một đoàn diễn hành nào vào Ngày Cựu Chiến Binh, và vừa đi vừa vẫy những lá cờ
nhỏ kêu gọi hàng ngàn người tưởng nhớ đến những kẻ đã chết cho nền vinh quang vĩ
đại của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận lối nói hoa mỹ. Chúng tôi không sẵn
sàng tham gia vào Hội Cựu Chiến Binh Mỹ và vào Hội Những Người Cựu Chiến Binh Mỹ
trấn đóng ở ngoại quốc. Thực tế chúng tôi rất khó, rất khó mà
có thể tham gia vào bất cứ một tổ chức nào. Nếu khi
chúng tôi tham gia thì chúng tôi yêu cầu phải có một sự thích đáng, mà sự thích
đáng này những tổ chức gần đây đều không có khả năng đưa ra cả, cho nên không
tham gia. Chúng tôi không lấy làm an ủi về việc được dựng nên các tòa nhà
bảo tàng, hoặc là việc đặt tên cho các công viên chọn lấy một vài người lính Mỹ
và người lính Việt trong hàng bao nhiêu ngàn người chết để chọn đặt tên, thì cái
điều đó ông cũng cho rằng không thể an ủi ông ta được. Chúng tôi sẽ không duy
trì những truyền thống này: tưởng niệm một cách đứng đắn những điều đê hèn và
tăm tối.”. Tưởng niệm một cách đứng
đắn những điều đê hèn. Chúng tôi yêu cầu nước Mỹ nên từ
bỏ cái vinh quang điêu trá cái chiến thắng rỗng tuyếch, những mối đe dọa của
ngoại quốc bịa đặt ra, cái nổi sợ mà cái mối đe dọa này đối với chúng ta về
phương diện quốc gia. Chính những cái đó và những niềm
tự hào nông cạn được nuôi dưỡng bằng sự sợ hãi, phải từ bỏ những cái đó đi” Ông
ta viết như thế. Thế thì làm thế nào mà có thể tin được
nữa. Chính ông ta trong dịp hòa đàm Paris, ông ta và bạn ông ta đã sang tận
Paris để hội gặp Nguyễn Thị Bình, gặp
Xuân Thủy. Ðấy là một tội ác, theo luật pháp Hoa Kỳ là
không được. Theo luật pháp Hoa Kỳ không có quyền như
thế. Ðang chiến tranh mà đi giao thiệp với quân địch là
không có quyền, có thể truy tố được. Về nước lại còn
kêu gọi chính phủ Mỹ chấp nhận 7, 8 điều khoản mà Nguyễn Thị Bình đưa ra.
Nếu chiếu theo điều khoản đó thì nước Mỹ phải đầu hàng
và phải bồi thường chiến tranh cho Cộng Sản.
Với một con người
như vậy, lăng mạ còn nhiều điều nữa thì làm thế nào,
bây giờ có thể làm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội được, mà làm Tổng Thống nước Mỹ được?
Chưa nói chuyện ông cầm những mề đay của ông vứt đi.
Ông vất xuống đất, ông lấy huy chương của ông coi
khinh. Tất cả những cái đó có xứng đáng là một quân
nhân không? Thử tưởng tượng xem những người đó làm Tổng
Chỉ Huy Quân Ðội, là Tổng Thống thì liệu có thể điều khiển được quân đội hay
không? Tôi chỉ nói sơ sơ thế
thôi.
Cuộc đời của John
Kerry và những hoạt động của ông ta mà nêu lên những lý do để khiến cho người
dân Mỹ không thể bỏ phiếu cho ông ta được, tôi có theo dõi những buổi Đại Hội
của Ðảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ trên internet có, tôi thấy có bài này là hay,
bài này của Thượng nghị sĩ James Miller, ông này là một đảng viên đảng Dân Chủ,
năm này vào khoảng 74, 75 tuổi. Ông ta có đọc một bài diễn văn vào dịp Ðại Hội
đảng Cộng Hòa rất hay. Bài diễn văn này đã nói lên lòng yêu
nước thực sự, một người yêu nước chân chính nên bài diễn văn này có một sức mạnh
ghê gớm. Tiện đây, tôi cũng xin dịch ra để thính giả
nghe bài diễn văn đó. Tôi dịch sơ lược thôi để thính
giả nghe bài diễn văn của một ông Thượng nghị sĩ James Miller là một người thuộc
đảng Dân Chủ, nhưng lại đứng ra binh vực cho đảng Cộng Hòa. Lý do tại sao
ông binh vực được nói ra hết, tôi xin sơ lược: “Kể từ lần cuối cùng mà tôi đứng
ở chỗ này thì cả một thế hệ trong gia đình Miller của chúng tôi đã ra đời. Chúng
tôi có 4 người chắt, chắt chứ không phải cháu, tôi có 4 người chắt cùng với toàn
thể thành viên khác trong một gia đình khăn khít của chúng tôi của tôi và của vợ
tôi Chally. Chính 4 đứa chắt này là tài sản quý báu
nhất. Và tôi biết rằng các bạn cũng cảm thấy, cũng xúc
cảm những cảm tình của quý bạn giống như tôi mà thôi. Giống như các bạn, tôi nghĩ rằng tương lai của những đứa trẻ đó,
những hứa hẹn, những nguy cơ mà chúng phải đối diện. Và
cũng như các bạn, tôi tin rằng trong bốn năm tiếp sau đây. Bốn năm đó sẽ quyết định chúng sẽ sống trong một thế giới như thế
nào. Một quyết định quan trọng như vậy. Và giống
như các bạn, chúng tôi phải hỏi vị lãnh tụ nào có được cái viễn kiến, cái nhãn
quan cho ngày nay, có được một ý chí, và có được một cái cột trụ, như cái xương
sống để mà bảo vệ cho quyền lợi của gia đình tôi. Câu trả lời
rõ rệt nhất cho câu hỏi này đã đặt tôi đứng ở phòng này đêm nay. Vì gia đình tôi là quan trọng hơn đảng của tôi là đảng Dân Chủ. Chỉ
có một người duy nhất mà tôi muốn gởi trọn niềm tin và tương lai của tôi cho
người đó. Người đó chính là ông George Bush.
Vào mùa hè năm 1940 lúc nầy tôi mới có 8 tuổi. Mới là một cậu con trai 8 tuổi sống ở vùng heo hút, vùng thung lũng
Apalace, ở Mỹ này. Ðất nước của chúng ta hồi đó vẫn còn chưa lâm chiến,
nhưng ngay cả những đứa trẻ con như chúng tôi cũng biết rằng có 1 đám người điên
khùng ở bên kia bờ đại dương họ sẽ giết chúng tôi, tất cả chúng tôi nếu họ có
thể làm được. Lúc bấy giờ Tổng Thống Rosevelt năm 1940, trong bài diễn văn mùa
hè năm đó nói rằng nước Mỹ tất cả những kế hoạch tư, cá nhân, tất cả cuộc sống
tư, sinh mạng cuộc sống tư sẽ phải dẹp bỏ bởi cái nguy cơ chung đang bao trùm
nước Mỹ - ông Rosewelt hồi đó sáng suốt nói câu nói đó – và cũng có một thí dụ
nào tốt đẹp hơn về một người mà dám từ bỏ kế hoạch riêng của mình ra cho cái
chung, người đó chính ông Roosevelt, người đó đã hổ trợ ông Roosevelt một cách
rất quan trọng, khi đó ông Roosevelt rất cần sự hỗ trợ này cho việc tuyển quân
trong thời bình. Việc tuyển quân trong thời bình không được
dân chúng ưa chuộng, rất mất lòng dân. Thế nhưng một
người ở đảng Dân Chủ đã ủng hộ ông Roosevelt trong việc tuyển
quân trong thời bình để chuẩn bị chiến tranh. Và người đó đã nói rằng thà không
trúng cử còn hơn là biến mục tiêu của đảng thay thế cho nền an ninh quốc gia (coi nền an ninh quốc gia trọng). Người đó
là ông Welldowishky là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, vì ông Rosevelt là đảng
Dân Chủ. Trước khi ông Wishky, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, ứng cử viên của
Tổng Thống chết, ông có nói với một người bạn là nếu ông có thể viết những cái
bia một trên nấm mồ ông ấy thì ông ta có 2 câu để chọn là: “Ở đây an nghỉ của
Tổng Thống” và một câu: “Ở đây an nghỉ của một người đã đóng góp vào việc bảo vệ
tự do”, thì ông ta muốn để cái bia một của mình câu thứ 2. Vậy
thì những người chính trị gia ngày hôm nay ở đâu. Và
tính chất lưỡng đảng cùng hợp lại với nhau khi mà đất nước cần đến bây giờ ở
đâu?
Bây giờ, những
người trai trẻ Mỹ đang chết ở sa mạc
Iraq và những vùng núi ở
Afghanistan. Đất nước chúng ta đang bị xé nát
ra và làm suy yếu bởi sự ám ảnh cuồng loạn là hạ bằng được Tổng Thống Bush xuống
thì cái gì xảy ra cho đảng mà tôi đã phục vụ cái đảng đó cả đời tức là đảng Dân
Chủ. Tôi còn có thể nhớ lại những người Dân Chủ đã tin tưởng rằng là chiến đấu
cho tự do chống lại tàn bạo. Chính Tổng Thống Ðảng Dân Chủ Harry Truman đã đuổi
quân Cộng Sản ra khỏi Iran, chính Tổng Thống Truman đã viện trợ cho Hy Lạp khi
mà những người CS đe dọa lật đổ Hy Lạp. Và cũng chính ông ta đã khởi đầu giúp đỡ
cho thành phố Berlin khi thành phố này bị phong tỏa bởi quân đội Sô Viết và lập
một cầu hàng không để viện trợ kinh tế cho thành phố đó, để cứu thành phố đó.
Hết lực lượng này đến lực lượng khác trong lịch sử chúng ta, trước nguy cơ lớn
lao, những người Dân Chủ, những người Cộng Hòa làm việc với nhau để bảo đảm rằng
tự do sẽ không bị lung lay.
Còn ngày hôm nay,
ngày hôm nay thì bị kích động bởi chính trị đảng phái hơn là bởi an ninh quốc gia. Những người lãnh đạo đảng Dân Chủ ngày hôm
nay nhìn nước Mỹ như là một kẻ đi chiếm đóng chứ không phải là những kẻ đi giải
phóng, lãnh tụ của đảng Dân Chủ là như vậy. Nếu gọi như thế
thì anh chàng Kerry này sướng phát điên lên. Bạn hãy
nói cái điều đó là một nửa châu Âu đã được giải phóng bởi vì Tổng Thống
Roosevelt đã lãnh đạo một đội quân giải phóng chứ không phải là những kẻ chiếm
đóng. Hãy nói cái điều này với một nửa dưới của bán đảo Triều Tiên rằng
sở dĩ họ được tự do là vì Tổng Thống Eiseinhower đã chỉ huy một đại quân giải
phóng chứ không phải là một đạo quân chiếm đóng. Hãy nói điều này với một nửa tỉ
người – năm trăm triệu ngườI - đàn ông, đàn bà, trẻ con, họ được tự do ngày hôm
nay từ bờ biển Baltique cho tới đảo Crimée, từ Ba Lan
cho tới Siberia vì sao mà được tự do như vậy? Là vì
chính Tổng Thống Reagan đã xây dựng một quân đội hùng mạnh giải phóng chứ không
phải chiếm đóng. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới mà lại có một người lính mà
hy sinh nhiều đến như thế cho dân chủ, cho tự do của những người hoàn toàn xa lạ
bằng người lính Mỹ. Và những người lính của chúng ta không chỉ là đem tự do ra
nước ngoài mà còn bảo vệ tự do trong chính lãnh thổ của chúng ta. Chưa bao giờ lịch sử có được như vậy. Phải nói một cách trung
thực rằng chính người lính chứ không phải anh chàng phóng viên đã mang lại cho
chúng ta tự do báo chí, chính người lính chứ không phải anh chàng nhà thơ đã
mang lại cho chúng ta tự do ngôn luận, chính người lính chứ không phải người đi
kích động quần chúng đã mang lại cho chúng ta sự tự do được phản kháng, chính
người lính, những kẻ đã chào lá quốc kỳ đã phục vụ dưới lá quốc kỳ, quan tài của
họ đã phủ bởi lá quốc kỳ. Chính họ đã cho kẻ phản đối sự tự do được lăng mạ và đốt lá cờ của chúng ta, chính người lính đã cho họ
cái đó. Không một người nào dám nghĩ rằng mình sẽ là một Tổng Tư Lệnh của đất
nước này nếu họ không tin bằng cả trái tim của họ rằng
những người lính của chúng ta là những kẻ giải phóng ở ngoại quốc và những người
bảo vệ tự do ở đất nước. Nếu không tin như vậy thì không đáng
làm Tổng Thống.
Nhưng mà các bạn đừng có phí hơi mà nói những điều này với những
lãnh đạo của đảng tôi ngày hôm nay. Trong cái lề lối
suy nghĩ lệch lạc của họ, nước Mỹ là kẻ gây ra vấn đề chứ không phải là kẻ giải
quyết vấn đề. Không bao giờ họ tin rằng có một nguy cơ thực sự nào trên
thế giới, mà họ chỉ nghĩ rằng chỉ có nguy cơ là chính nước Mỹ mang đến cho mình
tự mang đến cho mình bởi vì đường lối ngoại giao sai lầm và vụng về. Những người này họ không thiếu lòng yêu nước, nhưng cái họ thiếu một
cách đau đớn là thiếu sự phán đoán. Họ tuyên dương chủ
thuyết hòa bình của ông Carter là sẽ dẫn đến hòa bình, họ đã nhầm. Họ tuyên dương việc xây dựng phòng thủ của Tổng Thống Reagan sẽ dẫn
đến chiến tranh, họ tuyên bố như vậy, họ cũng đã nhầm luôn. Và không có cái cặp nào mà lại sai lầm hơn, ồn ào hơn và liên tục
hơn là hai ông Thưọng nghị sĩ ở Massachustte là 2 ông Ted Kennedy và ông John
Kerry. Cả 2 ông này cùng hợp lực với nhau để chống lại
hệ thống võ khí của chúng ta, mà nhờ hệ thống võ khí này chúng ta đã chiến thắng
trong chiến tranh lạnh, và bây giờ đang chiến thắng cuộc chiến tranh chống khủng
bố. Nếu kể hết các hệ thống võ khí mà Thượng nghị sĩ Kerry đã cố hết sức
của mình kềm hãm ta thấy ông Kerry giống hệt như một người rao bán đấu giá, muốn
bán rẻ nền an ninh quốc gia của chúng ta cho ngoại
quốc.
Thế nhưng mà nhân
dân Mỹ cần phải biết những sự kiện cụ thể, máy bay bỏ bom B-1, Thương nghị sĩ
Kerry chống lại việc chế tạo, thì chính máy bay này đã bỏ 40% số bom trong vòng
6 tháng đầu của cuộc hành quân bảo vệ tự do. Máy bay thả bom B-2, Thượng nghị sĩ
Kerry cũng chống thì chính máy bay này đã làm những cuộc oanh kích ở Taliban và
tiền đồn chỉ huy của Iraq. Loại máy bay F-14A Tomcat là mèo
đực, Thượng nghị sĩ Kerry cũng chống, thì máy bay này đã bắn rơi Mig của Lybia
trong cuộc chiến ở vùng vịnh Sidar. Và loại máy bay F-14D hiện đại, Thượng nghị
sĩ Kerry cũng chống lại, và chính máy bay này đã oanh kích bằng tên lửa xuống
Torabola ở Afghanistan. Loại máy bay trực thăng Abarchi, Thượng nghị sĩ Kerry
cũng chống lại thì chính máy bay này đã loại bỏ tất cả những loại (xe) tăng ra
khỏi vòng chiến đấu ở Kuwait trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh. Loại máy bay
F-15 Phượng Hoàng, Thượng nghị sĩ cũng chống, thì với loại máy bay này đã thường
xuyên bay trên bầu trời Thủ đô Washington và trên bầu trời Nữu Ước để bảo vệ sau
ngày 11.9. Tôi có thể tiếp tục kể mãi về những cái mà ông Kerry chống, thí dụ
như tên lửa Patriot đã bắn hạ những hỏa tiễn Scub của Tralusen(?) vào Israel thì ông Kerry cũng chống lại nốt,
không cho xây dựng. Thế rồi tàu tuần dương phòng không có hệ
thống Arist là hệ thống ra đa tối tân, ông John Kerry cũng chống lại. Ông
chống lại cả sáng kiến phòng thủ chiến lược. Ông chống lại
luôn cả tên lửa Trydurn là B.3. Chống chống và chống
mãi.
Một người như thế mà bây giờ muốn làm Tổng Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ.
Quân đội Hoa Kỳ sẽ được trang bị bằng cái gì? Bằng
những quả bóng bằng giấy? Hai mươi năm bỏ phiếu tại Thượng nghị viện nói
với các bạn nhiều hơn về một con người là 20 tuần ăn
nói hoa mỹ trong chiến dịch vận động tranh cử. Ông John Kerry
đã minh thị rõ rệt rằng ông ta chỉ dùng sức mạnh quân sự khi nào được Liên Hiệp
Quốc chấp nhận. Ông John Kerry muốn rằng
Paris sẽ điều khiển nhu
cầu phòng thủ của nước Mỹ. Tôi muốn ông Bush quyết định chứ không muốn để nước
ngoài quyết định. Ông John Kerry nói là ông không
muốn đưa sản xuất ra nước ngoài, nhưng ông ta lại muốn đưa nền an ninh quốc gia của chúng ta ra nước ngoài. Mà đây là cái việc đưa ra nước ngoài nguy hiểm nhất của tất cả những
cái đưa ra nước ngoài. Nhà chính trị này muốn làm lãnh đạo của thế giới
tự do, nhưng tự do được bao lâu. Suốt trong 20 năm, về
mọi vấn đề lớn nào của tự do và của an ninh, John Kerry
đã luôn luôn nhầm, nhầm hơn, yếu ớt hơn, lung lay hơn là bất cứ một khuôn mặt
quốc gia nào! Và như là 1 người phản chiến, John Kerry đã phỉ
báng quân đội. Nhưng là một người nghị sĩ, ông ta đã bỏ phiếu làm suy yếu
nến quân sự của chúng ta, và không có cái gì đáng buồn hơn, và rõ rệt hơn là
việc bỏ phiếu của ông ta năm nay khi ông ta phủ quyết việc chế tạo những võ khí
để bảo vệ cho người lính khỏi bị đạn bắn. Cấm luôn những cái
đó. Và còn nhiều thứ khác nữa. George Bush hiểu
rằng chúng ta cần những chiến thuật mới để đối phó với những de dọa mới, John
Kerry lại muốn chiến đấu lại cái cuộc chiến ngày xưa, có nghĩa là muốn phản
chiến nữa. George Bush tin rằng chúng ta phải chiến đấu cuộc chiến ngày hôm nay
và phải sẵn sàng với các thách thức của ngày mai. George Bush cam kết sẽ cung
cấp lực lượng, mà lực lượng này có thể nhổ tận rễ những bọn khủng bố, dù chúng
có thể ẩn nấp trong một cái hang nhện nào đó, hoặc chúng có thể chui rúc vào cái
động đá nào đó vẫn không thoát. Ông George Bush muốn nắm cổ
bọn khủng bố và không cho một cơ hội nào chúng có thể bám víu được.
Còn ông John
Kerry, bọn khủng bố lại được ông tặng cho một cái bát lầy nhầy những do dự,
những đắn đo, thì với cái bát do dự, đắn đo bầy nhầy như thế thì chỉ là khuyến
khích kẻ thù của chúng ta và làm bối rối bạn bè của chúng ta. Tôi lần đầu tiên
gặp George Bush khi tôi phục vụ như là một người Thống đốc, tôi thán phục con
người này, tôi rất cảm động bởi sự kính trọng mà ông Bush đã giới thiệu Ðệ Nhất
Phu Nhân. Với tình yêu bền vững của ông ta đối với song thân
cũng như đối với các con cái của ông ta. Và ông ta là con người đã không
e ngại ngượng ngùng khi tuyên bố rõ rệt là ông ta tin rằng Thượng đế không thờ ơ
với nước Mỹ.
Tôi có thể ủng hộ
bất cứ người nào sống bằng một đường lối, theo một
đường lối gọi là “Ân Chúa Kỳ Diệu”. Trước kia tôi mù,
bây giờ tôi nhìn thấy và tôi thích người nào. Ngày hôm nay Thứ Bảy và ngày hôm
sau Chủ Nhật vẫn y nguyên là một con người không thay đổi khác nhau. Ông ta
không phải là con người mà nói trơn tru, nói dẽo lưỡi, thế nhưng ông ta là người
bắn đúng đích, bắn thẳng. Và từ đó tôi rút ra một kết luận là
những việc làm nó quan trọng gấp bội hơn những lời nói. Tôi đã gõ cửa linh hồn một người và tôi đã tìm thấy nơi cư trú, một
người biết sợ Thượng đế với một trái tim tuyệt hảo, và một cột sống được tôi
luyện bằng thép đã tôi. Người mà tôi tin tưởng sẽ bảo
vệ cái tài sản quý nhất của tôi, đấy là gia đình tôi. Cuộc bầu cử sẽ thay đổi một cách vĩnh viễn tiến trình của lịch
sử. Không phải một lịch sử nào khác mà ngay lịch sử của
gia đình chúng tôi. Câu hỏi còn lại là thay đổi như thế
nào. Câu trả lời nằm ngay trong lòng mỗi chúng
ta. Và cũng giống như nhiều thế hệ trước, chúng ta đứng trước lựa chọn
cam go.
Ngày hôm nay thế
giới không thể nào chấp nhận một nước Mỹ lừng khừng, do dự. Những kẻ yếu lòng, suy nhược sẽ đặt tất cả quan tâm của chúng ta về
thế giới vào một mối nguy cơ. Trong giờ phút lâm nguy này, Tổng Thống của
chúng ta đã có can đảm đứng dậy. Và người đảng viên Dân Chủ
này là tôi đã tự hào đứng lên cùng với ông ta. Cám ơn
các bạn. Chúa Trời sẽ phù hộ cho đất nước vĩ đại
của chúng ta. Và Chúa Trời sẽ phù hộ cho George W. Bush”
Ðấy là hết bài của ông Thượng Nghị sĩ Miller. Các bạn nghe và các bạn suy nghĩ. Nếu bạn
nào có điều kiện muốn gọi vào thì mời các bạn cứ tự nhiên. Ngày mai, tôi
sẽ tiếp tục nói về John Kerry, vì có nhiều tài liệu lắm, nếu mà cứ nói đúng theo
ý ông John Kerry muốn thì quân đội Mỹ bây giờ đánh nhau bằng hai bàn tay thôi,
chứ không còn gì để mà đánh cả, vì tất cả vũ khí, thậm chí cả áo “giáp” để bảo
hộ cho binh sĩ trong những cơn nguy hiểm, ông John Kerry cũng đều bác bỏ, không
muốn chi tiền vào các khoản đó.
Hôm nay tôi xin nói tiếp với các bạn về quá trình hoạt động của John
Kerry trong thời gian phản chiến. Chúng ta, như tôi đã
nói, là cần phải nhìn thực chất của vấn đề chứ đừng nhìn vào những cái ngụy
biện, những cái ba hoa trong các cuộc tranh cử hoặc là những cái tâng bốc lẫn
nhau của cùng một phe. Tôi là người sống ở Việt
Nam trong những năm
đó đang nằm ở trong tù là những năm mà chiến tranh Việt
Nam đang diễn ra ác
liệt. Khi nghe
tin bọn phản chiến bên này đang tác yêu tác quái, kể cả Russell rồi Jane Fonda,
chúng tôi ở trong tù lấy làm thất vọng, vì tôi thấy một xứ sở như Mỹ mang tiếng
là dân trí cao tại làm sao lại có những thành phần trí thức u tối như vậy? Chính
vì như thế mà CSVN luôn luôn quảng cáo những lời kết tộì của bọn phản chiến về
“tội ác Mỹ trong chiến tranh”, nào là xâm lược Việt Nam, giết hại dân lành các
thứ. Cho nên hồi đó tôi thấy ông Bertrand Russel ông làm ầm ĩ lên, tổ chức những
tòa án quốc tế ở các nơi để mà lên án Mỹ xâm lược Việt
Nam, gây tội ác diệt chủng ở Việt
Nam. Chính hồi đó tôi có làm một bài
thơ về việc Bertrand Russel rêu rao ầm ĩ để binh vực Cộng Sản, tôi nói thế
này:
“Gởi ông Bertand
Russel
Ông là một bậc
triết nhân
Nhưng về chính trị
ông đần làm sao,
Ông bênh VC ồn
ào
Nhưng không hiểu
chúng tí nào cho cam
Mời ông tới Bắc
Việt Nam
Xem nô lệ đói phải
làm ra sao
Mời ông tới các
nhà lao
Xem bò lợn được đề
cao hơn người
Không ai kêu nổi
một lời
Người dân đảm quá
đã mười mấy năm
Xem rồi ông sẽ hờn
căm
Muốn đem bọn chúng
ra băm, ra vằm
Tuổi ông ngót
nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé
15 đói gầy
Về môn Cộng Sản Học này.”
Tâm trạng chúng tôi trong nhà tù đối với bọn phản chiến ở Mỹ cũng
như ở trên thế giới là như thế. Bọn phản chiến này đến
bây giờ thì nhiều người đã thức tỉnh rồi, nhưng chúng vẫn nắm những cơ quan
truyền thông chủ chốt, chúng vẫn còn nắm. Cho nên không lấy gì làm lạ khi
tôi ở bên Pháp, ngay cả tác giả viết những cuốn sách khen chủ nghĩa CS cũng bị
áp lực của chúng nó ở các trường đại học và giới truyền thông đến nỗi phải tự
phủ nhận mình, coi như mình không viết những cái đó. Sức mạnh
của chúng còn, nhưng thế tuy là đã giảm nhiều rồi. Còn
lúc thịnh thời của chúng, những người coi như bực thầy của tư tưởng của Pháp như
Jean Paul Sartre mà người phương Tây hồi đó coi ông ta là bực thầy về tư tưởng
“maitre à penser” của dân Pháp thì ông đi coi Mao Trạch Đông là thần tượng của
ông ta. Thế mà tất cả những giới trẻ, giới sinh viên đại học bên Tây vào
những năm đó, những năm 68, 70 trong ví đầm lúc nào cũng có 2 thứ - đấy là mốt
thời thượng - một là thuốc ngừa thai, hai là Quyển sách Hồng là những lời dạy
của Mao Trạch Đông, nho nhỏ bỏ trong ví. Đấy mới là thức thời,
đấy mới là trí thức. Thế nhưng đến ngày nay thì tuột
dốc rồi. Khi tôi ở Pháp mấy năm – ba năm – thì khi gặp ông trí thức Pháp,
tôi có nhắc lại chuyện đó, nhắc lại chuyện ông Jean Paul Sartre, đại trí thức
Pháp mà đi tôn thờ Mao Trạch Đông, tôn thờ một tên sát nhân, một tên quỷ dâm dục
như vậy thì họ đều đỏ mặt lên và rất là ngượng. Nhưng tôi rất
lấy làm lạ đến ngày hôm nay, ngay trong giới truyền thông, những main stream,
những giòng chính của truyền thông Mỹ vẫn còn binh vực một cách vô lý.
Tôi thí dụ như khi mà cái surf-boat, anh em trong surf-boat,
tạm dịch là khinh thuyền. Đội anh em khinh thuyền của
quân đội Mỹ lên án, vạch rõ những sai trái của John Kerry ra, họ cho đó là
gì? Là vu khống, họ cho đó là do ông Bush điều khiển và cho tiền làm.
Nhưng thực tế mà xét thì không phải đến ngày hôm nay, những
người đó người ta mới phản đối. Ngay những năm 68, 69, 70 và 71 đã có
những anh em thuyền nhân, những anh em trong đội thuyền nhân cùng chiến đấu với
John Kerry người ta đã bác đi cái luận điệu của John Kerry nói về tội ác chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam, thí dụ như ông John Mill chẳng hạn, ông đã từng lên đài
tranh luận với John Kerry về vấn đề John Kerry kết án là vi phạm một cách hằng
ngày, thường xuyên những tội ác ghê tởm ở Việt Nam. Và ông ấy
đòi John Kerry hồi đó phải đưa bằng chứng. John Kerry
không có bằng chứng để đưa ra. Vì đã nói một chuyện bịa
đặt làm sao có bằng chứng được?
Cho nên chúng ta phải nhìn vào thực tế. Và muốn nhìn vào thực
tế không có gì bằng là duyệt qua tất cả những hành động của ông ta trong quá
trình ông ta chiến đấu ở Việt Nam, cũng như quá trình mà ông ta đứng
về hàng ngũ phản chiến để phản đối cuộc chiến tranh
Việt Nam. Gần đây tôi thấy rất nhiều luận
điệu của những nhân vật tai to mặt lớn của Mỹ nói thì
tôi thấy đều là những ngôn từ rỗng tuếch thôi, không thực tế một tí nào cả. Thí
dụ như trong bài diễn văn của ông Clinton ở Đại Hội Đảng Dân Chủ, ông ta nói như
thế này: “Trong chiến tranh Việt Nam, rất nhiều người trẻ trong chúng ta, trong
đó gồm cả ông đương kim Tổng Thống, ông Phó Tổng Thống và cả bản thân tôi nữa
đáng lẽ phải đi Việt Nam chiến đấu, nhưng mà chúng tôi đã không đi, thì ông John
Kerry, xuất thân từ một gia đình cũng như thế, cũng có thể tránh được việc đi
Việt Nam. Nhưng mà ông ta đã không làm, ông ta đã nói hãy gởi
tôi đi Việt Nam” Đây là một cách
so sánh rất buồn cười. Tôi nghĩ làm Tổng
Thống Mỹ không nhất thiết là phải đi lính, mà cũng không nhất thiết là phải đi
chiến đấu ở Việt Nam. Hiến pháp cũng
không quy định cái đó, còn rất nhiều người không đi chiến đấu ở Việt
Nam, nhưng người ta
vẫn làm Tổng Thống Mỹ như thường, chứ không cứ phải đi lính Việt
Nam mới
làm. Còn so sánh
giữa việc ông Clinton không đi lính, việc ông Bush hay ông Phó Tổng Thống mà
không đi lính tại Việt Nam khác nhau một trời, một vực. Ông
Bush đã vào Vệ Binh Quốc Gia cũng là một thứ lính, chứ còn ông
Clinton là ông trốn lính,
trốn quân dịch.
Hai cái nó khác nhau, không thể đánh đồng như thế được.
Đấy là một điểm. Một điểm nữa là việc ông John Kerry đi
lính sự thực thì đáng lẽ phải đi một năm, thế nhưng ông chỉ đi vào khoản 4 tháng
12 ngày gì đó thì ông đã tìm cách rút về Mỹ. Và tất cả những huân chương của ông
ta, theo như những người cùng chiến đấu với ông ta vạch ra thì đều là những huân
chương không xứng đáng ông đeo lên người. Ông Clinton còn nói “Khi quân đội Mỹ
gởi những khinh thuyền đi ngược những giòng sông ở VN và nói với họ rằng làm thế
nào phải dương lá cờ Mỹ lên để nhữ mồi cho kẻ địch ra mặt tấn công. Đây là một
công việc rất là nguy hiểm thì John Kerry nói hãy gởi tôi đi, thế mà đến thời kỳ
hòa bình, cần hàn gắn vết thương chiến tranh và cần bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam, và cần phải đòi hỏi kiểm kê những tù binh Mỹ và những người Mỹ mất
tích (đã mất tích tại Việt Nam) thì ông Kerry nói: hãy gởi tôi đi. Ông ca ngợi như vậy. Trên thực tế, từ ngày ông Kerry làm nghị
sĩ đến giờ thì ông Miller đã đọc diễn văn như lần trước tôi nói với các bạn, kể
tất cả thành tích của ông ta ra rồi. Trong thời gian chiến đấu, tí nữa tôi sẽ
nói rõ cho các bạn biết ông John Kerry đã chiến đấu và hành sử ra sao trong
những năm khó khăn của chiến tranh của Mỹ và Việt Nam, những lời nói này chỉ nói
một mặt, chỉ để tung hỏa mù làm lẫn lộn trắng đen, chúng ta nghe nhưng cần phải
có sự phê phán, nếu chúng ta nghe mà không có sự phê phán thì rất dễ sai lầm.
Cũng chính theo nhu cầu của ông
Clinton trong bài diễn văn của ông nói:
“Thưa các bạn tối này (phát biểu trong đại hội) tôi yêu cầu các bạn cùng với tôi
trong 100 ngày sắp tới kể chuyện về John Kerry và ủng hộ những kế hoạch của ông
ta. Sự thật mà nói thì bây giờ tôi cũng theo lời ông
Clinton thôi và tôi cũng xin kể lại chuyện
của ông John Kerry. Trước nhất phải nói là tôi có xem quyển “Không xứng đáng chỉ
huy” (Unfixed command) của anh em chiến đấu với John Kerry viết ra, trong đó có
bức hình, bức hình mà năm 1993 ông John Kerry sang thăm Việt Nam, và ông ta có
cái may mắn là gặp được Ðỗ Mười, Tổng Bí Thư Ðỗ Mui7ời. Nhìn hình đó tôi thấy cả
một sự đáng buồn, vì đường đường llà một thượng nghị sĩ của Mỹ, thế mà ông ta
đứng trước Ðỗ Mười, ông ta chấp 2 tay vào với nhau trước ngực, đầu ông ta cúi
xuống rất là khúm núm, trong khi đó Ðỗ Mười mà chúng tôi thường gọi đùa là anh
hoạn lợn thì đứng rất là ngay ngắn, đường hoàng. Tôi nghĩ đấy
là một sự sỉ nhục cho người Mỹ, mà chính tôi xem tôi cũng thấy xấu hỗ.
Tại sao phải đến nỗi như thế? Chúng tôi, ngay những năm
tháng ở tù cũng không đến nỗi sợ bọn công an đến mức
như thế cả. Ngược lại, chúng còn phải sợ chúng tôi nữa, chứng
cớ là mỡi khi một thằng tướng Công An như Ðương Thôn, như văn phòng đến gặp tôi
chẳng hạn. Tôi là một thằng gầy gò, ốm yếu, đi không vững, thế mà nó đi
có 2, 3 thanh niêm trẻ đi hộ vệ - vừa là thư ký, vừa là hộ vệ bên ngoài không
biết bao nhiêu công an võ trang phải đi vòng quanh để bảo hộ cho - chứng tỏ là
nó sợ mình, thế mà đây là đường đường một ông thượng nghị sĩ mà cư xử như vậy là
một điều đáng buồn chứ không phải không.
No comments:
Post a Comment