Friday, September 7, 2012

PHAN NGHỊ * BIA ÔM

Bia Ôm, Nữ Sinh Và Những Màn Kịch
                                Phóng sự của Phan Nghị
Hãy hình dung ra trước mắt một đàn con gái, cô nào cô nấy yểu điệu trong tấm áo dài hoặc màu trắng tinh khôi, hoặc màu tím hoa sim, rồi màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu xanh lá mạ... Dáng đi của họ không theo kiểu xà hành như Marilyn Monroe, cũng không ngoáy mông vung vít như Brigitte Bardot trong phim "Thế là Thượng đế đã sáng tạo ra người đàn bà", mà rất mực đoan trang và hết sức quí tộc như Grace Kelly trong cuộc hội kiến với ông hoàng Monaco lần đầu tiên.

Kích thước của họ được mô tả là tuyệt vời nếu bằng vào những chuẩn mực của các cô người mẫu hoặc hoa hậu tỉnh lẻ: chiều cao trung bình từ 1,65 đến 1,70m, vòng ngực: từ 82 đến 85, vòng eo: từ 63 đến 65, và vòng mông tương đương với vòng ngực. Diện mạo của họ tuy không đến mức chim sa cá lặn, tức là chim ở trên trời nhìn thấy họ thì đôi cánh bủn rủn rơi xuống đất chết cả đống, và cá ở dưới nước vô phúc thiểu âm đức trông thấy họ thì chỉ có nước nhăn răng! Dù sao mặc lòng, với cái ngoại hình lý tưởng ấy, họ cũng đủ khiến cho những kẻ đi tầm hoan tác lạc phải thèm nhỏ rãi, rồi ngất ngư con tàu đi và trở thành u mê hủ lậu, bốn hướng tám nẻo nhìn vào đâu cũng chỉ thấy những vùng tam giác rậm rì với cái lạch đào nguyên nước tuôn róc rách!

Còn tuổi của họ? Đa số là dưới 20. Nhưng nếu là trên 20 thì cũng không được quá số tuổi 24. Họ là con nhà lành? Trong cái thế giới hỗn mang này, giữa cái sự lành và sự rách quả không dễ dầu gì phân biệt được. Có những em rõ ràng là con nhà lành nhưng thật sự thì đã rách từ tám mươi đời. Và có những em rõ ràng là con nhà rách thì lại vẫn còn nguyên si, bởi em tối ngày cuốc đất trồng khoai mệt lử cò bợ xong công việc là lăn quay ra ngủ, chẳng cần biết đến ông Bush, ông Chirac, ông Tony Blair là những anh cha căng chú kiết nào, và cái xứ Một Răng Một Rắc (Iran, Iraq) là cái nơi khỉ ho cò gáy nào, họ cũng chẳng quan tâm!

Vậy thì họ là ai ? Và làm cái thống chế Tito gì? Xin thưa họ là gái bia ôm, nhưng thuộc loại cao cấp và ăn mặc theo kiểu nữ sinh nên được gọi là "bia ôm nữ sinh". Chủ nhân cuả quán này đã cử hai Má Mì đặc trách tuyển chọn họ theo tiêu chuẩn của người mẫu. Không! Còn hơn thế nữa. Vì gắt gao hơn, thận trọng hơn, kỹ lưỡng hơn! Má Mì cần phải biết đích xác cái bên trong của từng em một, để xem em có bị ghẻ ruồi, hắc lào, lang ben hoặc các bệnh thổ tả đùng lăn nào khác không? Họ còn phải biết cả những vị trí của những nốt ruồi kể cả khi nó nằm ở một chỗ kín đáo nhất. Bởi có những ông khách mê tín dị đoan hạng nặng. Họ rất ngán cô nào có nốt ruồi "thương phu trích lệ" hoặc nốt ruồi dù đen hay đỏ ở trên vai, sợ rằng tai ương ở trên người cô ấy sẽ trút sang mình!

Má mì lại cũng cần phải biết rõ cô nào "mao ít" cô nào "mao nhiều". Xin quí vị đừng vội ngộ nhận khi nghĩ rằng đó là tiếng Tây "Maoiste" để chỉ đám người theo Mao, trong khi thực ra "mao ít" chỉ có nghĩa là lông quá ít, lơ thơ tơ liễu buông mành vài ba sợi, và như vậy đương sự sẽ bị loại ngay. Với những ông khách coi trọng cái đít hơn cái mặt, má mì cũng phải kiểm soát để xem rằng hai bên hông của các em có sẹo ngang sẹo dọc không, và ở đó có những vết chai thô ráp và đen thù lù gây ra bởi cái sự ngồi nạo khoai, nạo cùi dừa ngày này qua ngày khác không?

Ngoài ra, Má Mì cũng phải có một khứu giác bén nhạy như chó săn để phát hiện trong số các em có em nào bị "viêm cánh" không? Ra đi tìm đường cứu cái dạ dày ít ra cũng đã vài ba thập kỷ, rất có thể một số quí vị Việt Kiều chẳng hiểu "viêm cánh" là cái khỉ mốc gì. Đó là một thuật ngữ Y khoa để chỉ chứng hôi nách. Thật là một sai lầm khi bảo nó hôi! Nó không hôi tí nào, trái lại, từ các tuyến mồ hôi ấy toát ra một mùi kỳ diệu của sự pha trộn giữa cỏ dại và các loài hoa nở về đêm. Mùi thơm đặc biệt của nó có khả năng chế ngự được tất cả những hương thơm được tạo ra bởi thiên nhiên. Và khi người đàn ông đã thích ứng được với nó thì sức hấp dẫn của nó có tác dụng như ma túy đối với dân nghiền! Má Mì đã nắm vững được cái nguyên lý ấy. Mụ ta không ngớt lời tán tụng cái sự viêm cánh của cô em út của mình với một khách làng chơi:

  Đàn ông các anh có người rất thích cái mùi ấy và một khi đã thích thì mê liền.

  Chỉ có cái đồ miệt vườn thì mới không biết hưởng thụ cái mùi đặc biệt ấy - ông khách nói - Nhưng đàn ông mà hôi nách thì lại là một chuyện khác. Thoáng ngửi thấy cái mùi ấy của họ là anh buồn nôn liền.

Tóm lại, để được tuyển làm "bia ôm nữ sinh", các cô phải vượt qua nhiều cửa ải, phải được xem xét tỉ mỉ từ bên ngoài tới bên trong như mấy ông đốc tờ sản khoa khám bệnh cho các bà mẹ tương lai. Phải há hốc cái mồm ra để cho Má Mì kiểm tra vệ sinh răng miệng. Bởi khách làng chơi dù mồm có thối như phân gặp nắng cũng không sao, mùi vị của đồng tiền sẽ hóa giải được tất cả. Nhưng các em mà thối mồm thì, ôi chao! Chẳng ai có đủ dũng cảm nằm ôm ấp một tuyệt thế giai nhân mắc chứng hôi mồm, trừ phi ông ta ngạt mũi.

Bất cứ trò chơi nào cũng có cái lịch sử của nó. Người ta bảo rằng tiền thân của bia ôm chính là cô đầu rượu và "kem sờ" ở Hà Nội vào những năm 30, với những quán kem được thiết lập từ nhà Thủy Tạ ra tới phía Khai Trí Tiến Đức. Nơi ấy cây cối um tùm và bóng tối đủ sức che khuất những hành động nham nhở. Khách vừa ăn kem vừa để cho đôi tay phàm tục của mình xâm nhập các khu cấm địa. Cho nên người Hà Nội gọi đó là những quán kem sờ. Sau này, ở Saigon vào mấy năm đầu của thập niên 60, do cái lệnh cấm nhảy đầm của bà Ngô Đình Nhu, vũ trường biến thành phòng trà ca nhạc, các em ca ve trở thành nữ tiếp viên, ngồi đấu hót với khách và để cho khách sờ soạng. Hai bàn tay khách có quyền làm việc, nhưng đôi chân khách thì thất nghiệp hoàn toàn.

Thế rồi nền bia ôm được chính thức ra đời ở Sàigòn vào cuối những năm 80, khi nhà nước "mở cửa". Thoạt kỳ thủy các em ăn mặc kín như bưng, khách phải chật vật lắm mới tìm ra được một vùng trời da thịt tươi mát. Nhưng rồi áo quần của họ ngày càng hở dần ra để chiều theo ý muốn của khách hàng. Ít lâu sau, cái sự hở hang được nới rộng thêm một chút nữa. Các em mặc áo lửng hai dây và váy không những đã cực ngắn lại còn xẻ rãnh. Và cuối cùng là sự trở về với con người của thuở hồng hoang, sống trong hang động, và khi thân thể lõa lồ cũng không biết xấu hổ.

Cái dạng bia ôm không quần, không áo ấy dĩ nhiên bị cấm triệt để. Một khi bị "vồ" thì các em chỉ có nước khăn gói đi Bố Lá để lao động cải tạo. Còn khách hàng, nếu là quan chức nhà nước thì sẽ được báo về cơ quan, để rồi sau đó sẽ đeo cái mo vào mặt mà đi làm! Nhưng sự bắt bớ những cái động gồm toàn những Eve và Adam ấy không phải dễ dàng. Họ được báo động kịp thời, và khi nhà chức trách tới nơi thì tất cả đã được thu dọn đâu vào đấy. Các vị khách, y phục chỉnh tề, đạo mạo như các giáo sư trên bục giảng, còn các em thì cũng nghiêm túc như tượng Phật cô đơn dưới chân núi Châu Thới. Huề cả làng!

Bước vào chốn này vào giờ cao điểm, người ta sẽ thấy diễn ra trước mắt một cảnh tượng tưởng như mình lạc vào một hang động thời tiền sử. Ở đó, từng cặp, từng cặp ôm cứng nhau, vật lộn nhau, thở ì ạch hoặc rền rĩ nỉ non trong cái tư thế của trâu bò chó ngựa... Những con người mang tiếng là văn minh ấy còn thua xa sự văn minh của loài voi! Vâng, thật thế, từ trước đến nay, dù là nhiếp ảnh gia đại tài hoặc cameraman cự phách, cũng chưa ai có thể thu vào ống kính hình ảnh những con voi lúc làm tình. Lũ động vật to đùng này, khi âu yếm nhau đã kín đáo đưa nhau vào nơi rừng rậm núi cao. Ôi! Cái sự tôn trọng thuần phong mỹ tục của chúng chí ít cũng hơn hẳn những hạng người không biết thế nào là công xúc tu sỉ.

Có điều rằng khi sự ăn chơi đã đạt tới cực điểm, người ta sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn thoát ra khỏi sự dung tục để quay về với những cái gì tương đối lành mạnh. Chính vì vậy, lão chủ quán Thiên Thai mới nẩy ra sáng kiến thiết lập quán "bia ôm nữ sinh". Hôm khai mạc, sau một tràng "kính thưa".. ..kính thưa ông to đầu này, kính thưa ông bé đầu kia, kéo dài tới 15 phút vẫn chưa hết, đến nỗi rằng có một ông khách sốt ruột quá xá muốn văng ra một câu tiếng Đức: "Kính thưa cái đếch gì mà kính thưa lắm thế! Cút mẹ mày đi cho được việc chính phủ!"

Sau khi đã mỏi mồm kính thưa, lão Thiên Thai mới nhấn mạnh về những nét đặc trưng mang tính cách văn hoá của nhà hàng.

  Vâng, như quí vị đã thấy, các em của chúng tôi đều mặc áo dài Việt Nam, tóc không uốn cũng không nhuộm màu râu ngô hoặc nhuộm một bên xanh một bên đỏ theo kiểu các cô đào chớp bóng Đại Hàn, cũng chẳng hề tô son điểm phấn và sơn móng tay móng chân loè loẹt. Trong bộ đồ áo dài Việt Nam, dù màu trắng hay màu tím, trông họ y chang như nữ sinh. Một ông khách mặt đầy những thịt và thuộc loại "người lùn gây máu lửa", do chiều ngang phát triển hơn chiều dọc, ngứa mồm hỏi:
  Như vậy các em ở đây đều là nữ sinh?
  Vâng, họ đã từng là nữ sinh. Cô kém nhất cũng học hết lớp 5, có mấy cô đã theo học tới lớp 11, 12 rồi phải bỏ ngang vì hoàn cảnh.
Một vị khách khác đưa đẩy câu chuyện:
  Thế thì vẫn còn có trình độ hơn cái anh chàng Mai Văn Huy, tổng giám đốc công ty xăng dầu Đồng Tháp. Anh ta chỉ mới học hết lớp 4.
Sau khi nồng nhiệt cám ơn sự hiện diện đông đủ của các tân khách, lão Thiên Thai lui gót để nhường chỗ cho các Má Mì làm việc. Vốn giàu kinh nghiệm trong nghề, họ biết chiều theo cái "gu" riêng biệt của từng người khách. Thí dụ, ông B. thích loại con gái có da có thịt nhưng thân hình phải rắn chắc, lập tức họ dẫn lại một em miệt vườn, nhưng lại có khí thế của một nữ đô vật. Ông Y. thì lại khoái một em ở cái xứ "Sơn bất cao, thuỷ bất thâm" để thưởng thức cái giọng nói với những tiếng mô tê răng rứa, ríu ra ríu rít như chim hót. Và ông ta cũng được Má Mì chiều theo ý muốn.
Riêng ông X. thì gật gù bảo Má Mì:
  Dẫn tới cho anh một em nào vừa bổ vừa lành.
Má Mì ngớ người ra, hỏi:
  Vừa bổ vừa lành? Tiêu chuẩn của anh nêu ra không rõ ràng, em làm sao mà chọn lựa được.
Ông X. kéo Má Mì lại gần, thì thầm bên tai mụ. Nghe đoạn, mụ cười ngặt nghẽo, rồi lắc đầu quầy quậy:
  Không được đâu, ông anh ạ. Anh có nhìn thấy bản nội qui không? Ngay cả việc cởi khuy áo của các em cũng bị coi là sàm sỡ.
  Thế hôn hít các em có được không ?
  Dạ, cái đó thì có quyền.
  Nghĩa là yêu nhau bằng mồm thì tha hồ ?
  Thưa ông anh, đúng thế. Ở đây trò chuyện, đấu hót là chính. Còn các khoản khác - tuỳ theo sự đấu hót của các anh - sẽ diễn ra tại một nơi nào đó. Cốt để duy trì cái bản chất của bia ôm nữ sinh.
  Thôi đi má! Hiểu rồi. Bây giờ mời má đi chỗ khác chơi, để chúng con làm việc, kẻo lãng phí thì giờ vàng bạc.
Trước khi ô-rơ-lui, mụ nhìn mấy ông khách, đá mấy phát lông nheo, rồi múa đôi tay, nhún đôi chân, ca một đoạn nhái lại bài Lý ngựa ô: "Ồi a, ối a, anh đưa nàng.. .. anh đưa nàng "dìa" hô theo (hotel)."
Anh bồi đã rút lui từ bao giờ sau khi để lại hai thùng bia lon Heineken, 1 chai Rémi Martin, 2 sô đá và các món nhậu. Nhiệm vụ của các em là phải phá bia, phá rượu, tức là uống thì ít mà đổ đi thì nhiều, rồi gắp đồ nhắm đút vào mồm khách, như mấy cô mẫu giáo chăm bón các thiếu nhi, và luôn tìm cách làm cho khách vui, nhất là mê hoặc được khách.
Lui tới quán Thiên Thai không khác gì như chui đầu vào một cái máy chém. Nếu đi 3 người, chí ít cũng phải chi 4 vé (1vé: 100 USD) bởi phải rải tiền từ trong phòng lạnh ra tới ngoài cửa. Nhưng ai nấy đều thích thú với cuộc chơi mới lạ này, bởi vì các em không những đã trẻ lại còn đẹp, bởi các em đã cương quyết chống lại khi khách có những cử chỉ thô bạo, thành thử càng khó khăn người ta lại càng ham muốn.
Ông B. mở đầu chương trình du hí:
  Bây giờ chúng ta nhập cuộc, ông ta nói. Thế các em định chúc mừng bọn anh cái gì đây? Một nụ hôn? Một sự ôm ấp?
Cô gái đất Thần kinh tự giới thiệu tên là Thúy Quỳnh, nhanh nhẩu đáp:
  Hôn với lại ôm thì xoàng xĩnh quá. Em xin đại diện cho các chị ở đây, chúc các anh "Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin."
Ông Y. lập tức rút ra một tờ 10 đô la và loay hoay cởi mấy cái nút áo của cô ả, để nhét nó vào bên trong. Thay vì kháng cự lại hành động ấy, nhưng cô ả lại ngồi yên khi ngửi thấy mùi tiền.
  Còn em tên gì? Ông B. hỏi cô ả miệt vườn.
Mặt hơi bừng đỏ, nàng ấp úng:
  Tên em xấu xí lắm: bà con lối xóm gọi em là con Mười Ba! Dưới em còn có Mười Bốn, và trong tương lai, rất có thể còn có Mười Lăm, Mười Sáu.
  Sản xuất gì mà hăng say đến như vậy?
  Nghề của bố em luôn di chuyển, nên đi tới đâu ổng lấy vợ tới đấy. Em và con Mười Bốn thuộc dòng con thứ tư.
Từ nãy đến giờ ông Y. vẫn giữ thái độ im lặng. Nhưng thật ra ông đang ngầm tán tỉnh em Diễm Thúy mà Má Mì giới thiệu là vừa bổ vừa lành.
Thấy cô ả cứ lắc đầu hoài, Y. bèn nài nỉ:
  Vậy lần thứ ba nhé?
  Không, ít nhất phải bốn lần.
Y. cau mày, chớp mắt mấy cái rồi như phát giác ra điều gì, lão đứng phắt dậy, hô một tiếng thật to như hô khẩu hiệu "Phải bốn lần". Rồi lão cười ha hả, mồm thì lảm nhảm như kẻ mắc bệnh tâm thần "Phải bốn lần! Phải bốn lần!"
Tất nhiên, rồi mọi người cũng hiểu ra ý nghĩa của cụm từ ấy. Gian phòng ồn ào hẳn lên với những tiếng cười như nắc nẻ. Riêng em Diễm Thúy thì mắc cỡ quá xá kêu lên oai oái "Em hổng chịu đâu! Em bắt thường đấy!"
  Thường thì thường và sẽ thường ngay lập tức .
Nói đoạn, Y. rút ra tờ 100 USD, rồi nhanh như chớp, lão kéo cái fermeture quần của Diễm Thúy kêu đến rẹt một phát, và trong nháy mắt, Mít-tưa Washington đã nằm im thin thít trong khu rừng rậm châu Phi!
Diễm Thuý không kịp phản ứng, và cũng chẳng hơi đâu mà phản ứng.
Đây chỉ mới là màn giáo đầu của "bia ôm nữ sinh". Những cái gì gọi là "lâm li qui phượng", là hấp dẫn li kỳ sẽ được mô tả trong phần tiếp nối, trong đó các em vừa là kịch tác gia vừa là diễn viên.



Khách lui tới quán Thiên Thai hầu hết đều là những đại gia. Họ chỉ mới phất lên từ khi nhà nước mở cửa. Đồng tiền họ kiếm được không phải do mồ hôi nước mắt mà bằng mưu trí, thủ đoạn, mánh khóe, gian lận, lọc lừa, ăn cắp hoặc buôn lậu hoặĩc tham nhũng. Thí dụ như trường hợp Nguyễn Gia Thiều, tổng giám đốc công ty Đông Nam, chồng hoa hậu Hà Kiều Anh, và phụ tá của ông ta là Nguyễn Quốc Tuấn, chuyên nhập lậu máy điện thoại di động Nokia cả đồ thật lẫn đồ dỏm và nhiều đồ điện tử khác mà cái sự trốn sâu lậu thuế lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Lại như trường hợp tổng giám đốc công ty sơn mài Lam Sơn, Nguyễn Đăng chó chết nào đó nức tiếng là một Mạnh Thường Quân luôn sẵn sàng quyên góp 5 triệu, 10 triệu, vài chục triệu cho những việc nghĩa, việc thiện. Không phải vì rằng bố mẹ hắn sau khi đôi năm mươi đã để lại cho hắn dăm bẩy cái đồn điền lá han, nay hắn phát mại đi để ban phát cho thiên hạ. Mà đó là "tiền chùa", tiền của công ty, hắn đâu có mất mát gì ? Thế rồi đùng một cái hắn biến mất tiêu. Hắn bỏ trốn ra nước ngoài ôm theo bộn bạc, đủ để vinh thân phì gia cho tới lúc nhắm mắt tắt hơi. Hóa ra là công ty của hắn sắp vỡ nợ!

Và mới đây nhất đã xảy ra một vụ ăn cắp vật tư của sân vận động Quốc gia tại Mễ Trì đang được hoàn thiện để phục vụ Sea Games 22.. Bọn chúng đưa ô tô vào tận nhà kho khuân đi 49 tấm ốp chuyên dùng trị giá gần 20.000 USD để đem phát mại cho cửa hàng kinh doanh sắt phế liệu. Dám chôm của vật tư dùng để xây dựng sân vận động Quốc gia thì coi như bất chấp tất cả những hậu quả khôn lường gây ra bởi hành động táo tợn của mình.

Trên cõi đời này không còn gì thống khoái hơn khi dùng tiền chùa để ăn chơi vung vít. Người ta coi nó như tiền lèo, tiền âm phủ, chẳng hề bận tâm cũng không một chút nuối tiếc. Tiền âm phủ để cho ông cha họ dưới cõi âm hối lộ, đút lót các quan chức ở dưới đó, còn tiền lèo thí chi ít cũng xóa đói giảm nghèo cho các em một phần nào.

Nay xin trở lại những màn kịch sống tại quán Thiên Thai. Lúc bấy giờ hai thùng bia đã vơi gần hết chỉ còn lại vài ba lon, và chai Rémy cũng không còn nguyên vẹn. Ai nấy đều say chếnh choáng. Nhưng chưa tới 11 giờ đêm. Còn sớm chán. Hẳn là cuộc chơi vẫn tiếp tục. Để cho chắc ăn, Thúy Quỳnh hỏi:
  Thưa các anh, gần hết bia rồi, có gọi thêm không ạ?
  Bảo bồi mang vào đây một thùng.
  Có cần trái cây như cam và bưởi để ăn cho rã rượu không ?
  Ồ, phải đấy. Mang tưới hột xen vào đây.

Thế rồi mấy đại gia lại há hốc mồm ra để cho các em mớm cho nào cam, nào bưởi. Trong một cuộc chơi kéo dài từ 6-7 giờ chiều tới quá nửa đêm, ăn mãi, uống mãi, đấu nhảm mãi cũng nhàm chán. Lúc đó bọn đàn ông tới để hưởng lạc đòi hỏi nơi các em những sáng kiến để khuấy động cho không khí khỏi tẻ nhạt. Từ nãy đến giờ, em Mười Ba vẫn ngả đầu vào vai lão B., mắt lim dim giả vờ ngủ. Nhưng kỳ thực cô ả đang nghĩ cách moi tiền lão ta, sau khi thấy Thuý Quỳnh và Diễm Thuý được X. và Y. phát ngọt cho mỗi em một tờ 100 đô la Mỹ.
  Em xỉn rồi à ? B. hỏi .
  Còn lâu mới xỉn !
  Thế tại sao lại nín khe ?
  Vì em "hơi bị" buồn! (ngôn từ "bụi" của Saigon xuất xứ từ Hà Nội. Nó có ý nghĩa tương đương với chữ "lắm" hoặc "ghê lắm". Thí dụ: Cái áo của em "hơi bị" đẹp đấy).
  Sao mà buồn ? Nhớ kép hả ? B. lại hỏi.
  Không dám đâu! Ngồi với anh còn hơi sức đâu để nhớ kép. Em buồn là vì... là vì các chị ấy đều được các anh tặng quà. Riêng em, ngồi ê cả mông mà chưa được xơ múi gì!
  Tại em không có tiếng nói. Ai biết đâu bà già mót đái mà hạ võng? Đó là một thành ngữ của quê hương anh. OK. Rồi em sẽ được đền bù. Tuy nhiên.. ..
  Lại còn tuy nhiên cái gì nữa ?
  Anh muốn biết tại sinh quán của em có nhiều phương ngôn, thành ngữ, ca dao, tục ngữ không?
  Vô thiên lủng! Hồi con Mười Bốn còn nhỏ, em thường ru nó ngủ bằng những câu ca dao và những câu hò.
  Nhưng nếu em tìm được câu nào mô tả được chân dung của em thì mới gọi là tuyệt cú mèo.
Mười Ba thừ người ra suy nghĩ. Mọi người hò hét cổ võ. Bất chợt cô ả giơ tay ra hiệu im lặng. Rồi cất tiếng hò :
"Hò.. ơ.. .. Cô kia cắt cỏ bên sông
Cái váy thì ngắn, cái lông thì dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Nói rằng không bán để dài quét sân
Không khí vui nhộn hẳn lên. Người ta "dô dô trăm phần trăm" để cho cạn hết chai Rémy.
  Có đúng như vậy không? Thúy Quỳnh hỏi Mười Ba.
  Bộ không tin à ? Có muốn coi không?
Y. và X. nhao nhao cả lên:
  Phải đấy, cho coi đi thì mới tin được.
Nhưng B. đứng phắt dậy, giơ thẳng hai tay lên trời với khí thế của một cấp lãnh đạo trước sự nhốn nháo của một phiên họp:
  Bình tĩnh lại nào. Đã đích thân kiểm tra rồi. Chuyện đó là có thật. Quốc tế cũng phải công nhận!
Mười Ba cũng đứng lên, mặt mày vênh váo, bàn tay phải giơ ra, ngón trỏ và ngón giữa tạo hình thành cái kéo rồi giả bộ làm như đang cắt xén.
  Tuần nào người ta cũng phải sửa sang sắc đẹp cho nó chí ít cũng một lần.
Nói đoạn, cô ả quay sang lão B.
  Bây giờ thì thưởng cho em đi chứ ?
Rút ra một tờ 50 USD, B. luồn tay ra phía sau em Mười Ba và đặt nó vào cái bàn toạ to như cái lồng bàn của cô ả.
  Hài lòng rồi chứ ? B. hỏi.
Mười Ba gật đầu lia lịa.
Bỗng nhiên Thuý Quỳnh ôm mặt khóc hu hu. Đương nhiên đó chỉ là một sự khóc giả vờ, khóc theo kiểu mấy cô đào cải lương thấm dầu cù là vào khăn mù xoa rồi quệt lên mắt, thế là những giọt châu tha hồ tầm tã.
Y. vươn tay ra để cho đầu Thuý Quỳnh ngả đầu vào đó, rồi nhìn vào cặp mắt ráo hoảnh của cô ả mà rằng:
  "Huế của ta" cớ sao lại khóc trong lúc mọi người đang vui ? Bộ em khóc Staline à ?
Thuý Quỳnh ngúng nguẩy :
  Ai mà thèm khóc cái lão già mắc dịch ấy !
  Thế thì mần răng mà ra rứa? Y. nhái lại gịọng "Huế của ta".
Thuý Quỳnh bèn giải thích:
  Các anh không công bằng tí nào. Trong lúc chị Mười Ba, chị Diễm Thuý được phát mỗi người một tờ xanh to đùng, thì em chỉ được có một tờ nhỏ xíu.
B. và X. lập tức chĩa mũi dùi vào Y.
  Như vậy là tại em không biết cách "tiếp thị " với đại ca Y.
  Chuyện nhỏ! Chuyện nhỏ! Y. huơ hai tay nói với Thuý Quỳnh. Yên chí. Rồi em sẽ được bù lỗ. Nhưng trước hết các em phải có một cái trò gì để bù đắp vào sự thiệt hại gây ra bởi những giọt nước mắt cá sấu của em.
  Có ngay. Sẵn sàng.
  Trò gì thì giở ra đi. Miễn là phải làm cho cho người ta buồn cười.
  Bây chừ em xin hỏi các anh, hỉ? Các anh đã thưởng thức hết các món ăn Huế chưa ?
Đám đàn ông nhao nhao :
  Dư xăng! Dư xăng!
Lão X. lớn tiếng át giọng:
  Nem Huế, cơm hến thì dĩ nhiên rồi. Bánh khoái ở cổng Đông Ba, chè bắp ở đò Cồn, bún bò Bưu điện, rồi cơm Âm phủ ở miệt Đập đá. Ngoài ra còn nằm đò trên sông Hương, nghe các cô hò Huế, ca Nam bình, Nam ai. Đủ chưa ?
  Vẫn còn thiếu. Có cái món "độc chiêu" này, em tin chắc rằng các anh chưa bao giờ được nếm mùi.
  Món gì nào ? X. hỏi.
  Để em rao lên, các anh nghe rồi đoán xem nó là món gì.
Nói đoạn, Thúy Quỳnh cất tiếng rao:
  Ai.. .. .. đá.. ... .. .. tét.. .. .. loồng.. .. ..
Cả bọn ngây người ra vì không thể đoán được ra món gì mà kỳ cục vậy. Riêng em Mười Ba vốn dân miệt vườn chất phát nên nghĩ ngay đó là.... nó, bèn nói:
  Đá vào đấy thì đau thấy mồ tổ !
Lão B. lẩm bẩm lập lại lời rao mấy lần như một gã thầy bói tính toán Tý Sửu Dần Mão, nhưng rút cuộc cũng đành chào thua.
  Tất cả đều chịu thua phải không? Thúy Quỳnh hỏi.
  Phải, thua "Huế của ta" rồi.
  Có vậy mà cũng không đoán ra. Đó là món trà đá, bánh tét, hột vịt lộn.. ..Khi cất tiếng rao nhanh, nó thành ra "Ai ..đá.. tét..loồng.. .."
Không ngần ngừ một giây, lão B. phóng cái bàn tay bẩn thỉu ra rồi bắt chước lão X. kéo "fermeture" quần của Thúy Quỳnh để nhét vào bên trong hai tờ 20 USD.
  Cho hai thằng cha chết ngạt ở trong đó! Trước khi rút tay ra, lão nói.
Với cái nghề "ôm"này, dù cao cấp hay hạ cấp, ngoài cái sự để cho thiên hạ ôm và ôm thiên hạ, các em còn phải biết đấu hót, biết gợi chuyện, phải luôn tạo niềm vui cho khách. Có em mới vào nghề chưa quen với bia, mới nốc vài ba lon đã say lử cò bợ! Có em vốn là con nhà lành thật sự, tính lại ưa sạch sẽ, vì hoàn cảnh buộc phải đi làm, nay gặp trường hợp khó xử, đã vừa khóc vừa kể lể với má mì :
  Em chịu không thấu rồi chị ơi! Đổi ông khách khác cho em đi!
  Sao ngây thơ quá vậĩy? Trong cái nghề này, chỉ có khách mới yêu cầu đổi đào, chứ đào đâu có quyền đổi khách. Trừ phi em chạy bàn, và chạy bàn ngang xương là bị nó "xù bo" !
  Nhưng ông khách này.. .. ông khách này.. ..
  Làm sao ?
Mặt cô ả nhăn như bị. Và cô ta ấp úng:
  Lão ta.. .. lão ta vừa thối mồm lại vừa hôi nách. Chị không thấy em ói mửa tùm lum ra đấy ư ?
  Nhưng khách hàng là Thượng đế mà, em. Dù nó là thằng cổ cày vai bừa, chữ nghĩa thì đang theo học A quả na, Ă cái khăn, U đánh đu, nhưng một khi nó có tiền và lại có quyền, thì nó còn trên cả Thượng đế nữa!
Lúc bấy giờ đã gần nửa đêm. Lão B. nhìn đồng hồ rồi mở điện thoại di động ra, ấn nút gọi :
  A lô ! Tôi muốn gặp ông Trần?
  Tôi đây. B. sếnh sáng đó hả? Bọn này đang nhậu đây, và sẽ tiếp tục tới sáng. Có tới không?
  Bữa nay kẹt. Xin lỗi nhé. Bye bye.
Lão X. hỏi :
  Có phi vụ à? (Một dịch vụ làm ăn phi pháp được gọi là "phi vụ")
  Cũng có thể có, nhưng mục đích chính là thi ăn nhậu. Cuộc chơi kéo dài từ tối cho đến sáng. Ăn và uống liên tục. No quá, say quá thì vô toa lét móc họng cho ói ra, rồi lại ăn uống tiếp. Ai gục trước thì sẽ phải trả hết những khoản chi phí của bữa tiệc.
Em Mười Ba hỏi lão:
  Lần sau cho em đi theo nhé?
  Ở đấy chỉ có toàn đực rựa thôi. Em là phụ nữ, đấu sao lại?
Nói xong, lão lại mở máy di động gọi về nhà bảo bồi thu dọn phòng chiếu bóng để lát nữa coi một bộ phim nói về KamaSutra. Là người chủ trì cuộc chơi, trước khi gọi bồi tính tiền, lão rỉ tai dặn dò má mì:
  Cứ nhu thế. Kín đáo một chút. Đó là nghề của em, em phải biết.
Rồi lão hất hàm hỏi X. và Y. :
  Còn về phần hai đại huynh? Ổn thỏa, xong xuôi hết rồi chứ?
X. cười ha hả:
  Mới đầu em ra điều kiện "phải chờ em 4 lần", nhưng nhờ sự hiện diện của mông sừ Washington, chỉ một lần là xong.
Rockefeller đã không sai khi bảo rằng hễ có tiền là mua được hết mọi thứ trên đời.

No comments: