Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Sunday, September 2, 2012
HOÀNG QUỐC KỲ * ÔNG HỒ KHÔNG VỢ
Hồ Không Vợ
Hoàng Quốc Kỳ
Trong một buổi nói chuyện với sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội cuối năm 1957, Hồ ra cái điều thành
khẩn :
"Bác có 2 tật xấu các cháu không nên bắt chước. Một
là hút thuốc. Hai là không lấy vợ"
Phải rồi ! Cậu Cong tức Minh râu, tục gọi là Hồ chưa
hề thọc tay kýỹ giấy giá thú bao giờ. Thế nhưng hắn ta nổi tiếng là một tên chơi chạy. Cuộc đời tình ái công khai của hắn bắt đầu từ cuối năm 1923 khi hắn bước chân vào trường công nhân phương đông ở Mạc Tư Khoa, một trường chuyên đào tạo những tên đồ tể cho phong trào cộng sản khắp thế giới. Trình độ đa số học viên trường ấy chỉ ở bậc tiểu học, có nhiều tên mới thoát nạn mù chữ Quốc ngữ mà TÔI TỪNG GẶP VÀ NÓI CHUYỆN, nhưng bọn Trung Cộng muốn lấy le bèn dịch cái tên trường đó nguyên văn tiếng Nga là TRƯỜNG CÔNG NHÂN PHƯƠNG ĐÔNG ra thành HỌC VIỆN ĐÔNG HƯƠNG. Có tên còn trơ tráo gọi là ĐẠI HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Bọn Việt cộng liền bắt chước, cũng khoe nhặng lên là chúng tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Trần Phú, Nguyễn văn Cừ, Nguyễn thị Minh Khai, Lê Hồng Phong học lớp mấy? biết được nửa chữ Nga không? Mọi người đều rõ. Với mục tiêu chiến lược dài hạn nhằm xích hóa toàn thế giới, đại đế quốc Nga Sô đã huấn luyện 1 đội nữ KGB lành nghề để mồi chài chính trị gia các nước đến thụ huấn cái trường ấy nhằm biến chúng thành 1 lũ tay sai. Ulbricht, 1 thời là tổng bí thư đảng cộng sản Đông Đức, Tsedenbal, 1 thời là tổng bí thư đảng cộng sản Mông Cổ, đều lấy vợ Nga. Hạng tép riu như Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng bộ giáo dục Hà Nội từ1955 cũng có vợ Nga. Đó là những tên chịu chơi. Còn những tên chơi chịu, khi bị gài KGB cái, chúng cũng chơi. Nhưng chơi đã rồi chạy. Hồthuộc loại này. Hắn từng có 1 em bồ Nga lắm thịt nhiều mỡ. Nhờ chính sách "mỹ nhân kế" này mà sau thế chiến thứII, đế quốc Nga Sô đã thôn tính và sát nhập 1 cách hết sức êm thắm 15 quốc gia và hơn 10 vùng tự trị mênh mông vào phần đất của mình, dưới tên gọi là Liên Bang Xô Viết, mặc cho hàng trăm triệu dân ở các xứ ấy vô cùng phẫn nộ. Nhưng biết làm sao bây giờ, một khi mà lãnh tụ của họ đã cưới nữ tình báo của Nga làm vợ. Trong thời gian ở Tàu, lấy cớ cần người liên lạc canh gác cho hoạt động bí mật, đi tới đâu Hồ cũng kều theo vài nữ "liên lạc viên". Chơi gái sành như hắn mà cũng có khi bị bể, chỉ vì cái tật si tình vớ vẩn. Khi từ Trung Hoa mò về hang Pắc Bó, gia tài của Hồ chẳng có gì ngoài cái va-ly nhỏ bằng mây đan có khóa cẩn thận.Đó là vật bất ly thân. Đi đâu hắn cũng xách theo kè kè. Tối đi ngủ, hắn đặt chiếc va-ly cạnh mình. Người chung quanh thấy rất làm lạ, nhưng đâu có ai dám hó hé hỏi han gì. Một buổi chiều hè, nhân lúc Hồ lảng vảng ngoài vườn rau, 3 thằng cháu ác ôn Giáp, Chinh, Đồng bèn cạy khoá mở chiếc valy ra để xem trộm, thấy bên trong có mấy quyển sổ tay và 1 chiếc giày đàn bà Tàu bằng vải đen. Chưa kịp hành động gì thêm thì Hồ vào bắt gặp quả tang, quát tháo ầm ĩ. Về sau 3 đứa kể chuyện lại :
- Chưa bao giờ chúng tôi thấy bác giận dữ đến thế ! Bí mật đã lộ tẩy rồi thì phải tìm cách lấp liếm. Thông thường đã vụng chèo thì phải khéo chống.Đằng này Hồ đã vụng chèo, lại khéo chống nốt. Hắn biện bạch xằng bậy : - Chiếc valy này là của đồng chí nữ liên lạc viên Tàu >tặng bác. Hồi bác hoạt động bí mật bên Trung quốc, 1hôm bị bọn lính Tưởng vây, đồng chí ấy bảo bác rẽ sang 1 lối, còn đồng chí ấy rẽ sang lối khác để nhử bọn lính đuổi theo mình. Đến 1 con sông lớn, đồng chí ấy nhảy xuống nước tự tử để khỏi rơi vào tay giặc, vừa để bảo toàn trinh tiết, vừa để bảo toàn bí mật của đảng. Sau khi thoát nạn, bác ra chỗ bờ sông thì bắt gặp chiếc giày vải này nên giữ làm kỷ niệm. AÙi chà nghe cứ như chuyện xi nê. Chả cần phải có nhiều kinh nghiệm, người ta cũng thấy ngay sự chống chế rất vụng về của Hồ. Trong sự giao tiếp hàng ngày tặng đồ vật cho nhau là chuyện thường. Riêng Hồ, có lẽ hắn cũng đã từng nhận biết bao kỷ vật của kẻ khác. Đâu có sao. Nhưng lạ một điều là hắn không lưu giữ mà mang kè kè những kỷ vật ấy bên mình như chiếc valy bằng mây kia. Còn chiếc giày bị tụt khỏi chân trong khi chạy trối chết là 1 biểu tượng của sự hy sinh cao cả của 1 đảng viên
dám xả thân chết cho lý tưởng cộng sản thì nó là kỷ vật chung của lịch sử đấu tranh của đảng, sao Hồ lại bí mật giữriêng ??? Ấy thế mà không hiểu vì sao sau khi Hồ chết, trong viện bảo tàng HCM, thiên hạ thấy chiếc valy mây cũ kỹ ấy mở nắp, chứ không khóa kín như khi hắn còn sống, nhưng bên trong thì lại có 1 bộ quần áo nâu bạc màu với 1 chiếc khăn mặt Nam Định trắng đã sờn nhằm quảng cáo cuộc đời giản dị của "bác". Những người biết rõ cái dĩ vãng bê bối của Hồ đã cố công tìm kiếm mãi chẳng thấy mấy cuốn sổ tay và chiếc giày đàn bà Tàu đâu cả. Tới đây thì Hồ lộ nguyên hình là 1 tên si tình vớ vẩn kiêm nghề nói phét vụng dại rồi đấy. Nếu đúng nhưhắn dẫn giải thì ngoài những ýỹ nghĩa cao đẹp trên kia, chiếc giày vải còn là biểu tượng của mối tình hữu nghịgiữa hai dân tộc Việt-Hoa và tình đồng chí chiến đấu giữa 2 đảng cộng sản anh em. Sao Hồ lại vất nó đi mà khôngđê? vào viện bảo tàng ? Hay sợ để chiếc giày ấy vào rồi các "đồng chí Trung Quốc" nhổ vào cái bản mặt xạo ? Chơi gái của người ta bị ba thằng cháu ác ôn phát giác, rồi còn bịa ra chuyện hoang đường về nữ đồng chí liên lạc viên hy sinh vì nhiệm vụ, vì lý tưởng cộng sản nữa. Thật, trên đời này chưa thấy chèo chống loạng quạngnhư Hồ chí Minh. Càng biện bạch càng lòi đuôi. Ấy là chưabàn đến cái chi tiết "tự tử để bảo toàn trinh tiết" đấy nhé. Làm liên lạc viên ăn bờ ngủ bụi với cán bộ kiểu "bác Hồ" liệu có còn trinh tiết không để mà bảo toàn, hở trời ? Mà người ta nói cho Hồ biết hồi nào, là người ta tự tử còn để "bảo toàn bí mật của đảng" ?
Phục tài phịa của chú rồi, chú Cong ạ !
Trong những ngày trôi giạt ở Côn Minh, khi tá túc trong dinh thự của tướng Lùng Văn - chúa tể tỉnh Vân Nam. Hồlại lăng nhăng với 1 phụ nữ Trung Hoa khác. Lùng Văn có biết, song y tảng lờ như không, cứ để cho Hồ tự do ăn vụng, 1 kiểu cho "thiếu nợ" rất thâm độc để rồi con nợ sẽphải trả nợ mãi không dứt. Sau 36 năm xa xứ, tháng 12-1941 Hồ về Cao Bằng. Rúc trong hang Pắc Bó được đúng 1 năm rưỡi, hắn chịu hết nổi cảnh khổ cực. Lại thấy thèm cơm Tàu, gái tơ nên tháng 8-1942 hắn xí gạt bộ hạ : - Các chú ở nhà lo công việc để bác sang Trung Hoa cầu viện Tưởng Giới Thạch. Thật là tiếu lâm. Hồ lạ gì Tưởng Giới Thạch, 1 con người quyết chống Cộng đến hơi thở cuối cùng thìlàm sao hắn có thể xin được sự trợ giúp. Nhưng cùng đường, hắn cứ nới bừa lý do thật vô lý để đi đớp hít cho sướng thân. Thế rồi trời bất dung gian đảng.
Hồ vừa đặt chân vào biên giới Trung Hoa đã bị lính của Tưởng thộp cổ dắt đi lòng vòng "tựa trâu bò" nhưchính hắn thú nhận trong tập thơ Nhật Ký trong Tù và bị tống giam hơn 1 năm trời. Đi cầu viện Tưởng mà bi. Tưởng bỏ tù ? Rõ ràng cái mặt phét lác. Cuối năm 1943 thoát tù, hắn vội vàng trốn ngay về Cao Bằng. Ngồi chưa nóng đít, hắn lại mò sang Vân Nam.
Đệ tam quốc tế không có ở Vân Nam. Liên Xô cũng không. Mao không Tưởng không. Thì hắn sang đó để làm gì. Thế là hai năm rõ mười, lần này thì hết đường chối cãi rồi nhé. Ở đó có quan thầy Lùng Văn cung phụng đủ thứ, từ rượu ngon cho đến gái đẹp. Khi đã tàm tớm chán chê rồi, cuối năm 1944 hắn mới chịu về lới Cao Bằng. Lới 1 bận khác ở Hà Nội, không hiểu có hậu ý gì màHồ khoe với các cháu đoàn viên thanh niên: - Dạo ở Trung quốc, bác có đem lòng yêu 1 nữ bác sĩ.Bác cũng đã tính đến chuyện trăm năm. Song không may, người ấy qua đời trước ngày cưới. Hồ có nhiều bản kịch xi-nê thật giật gân. Chi tiết này không thấy các đồng chí Trung cộng của hắn đá động tới khiến người ta nghi ngờ hắn nói khoác giật le. Vì xưa nay chưa nghe có 1 nữ trí thức nào lại đi yêu 1 kẻ ngoại nhân nghiện ngập, cả đời không được cắp sách đến trường, trừ cái lò sản xuất ra đồ tể ở Mạc Tư Khoa mà đế quốc Nga Sô gọi bừa là trường Công Nhân Phương đông. Sau ngày rời bo? Việt Bắc về Hà Nội, nhân khi Hồ vui vẻ. Giáp, Chinh, Đồng giở trò mai mối. Chúng nó dỗ ngọt lão già :
- Suốt cuộc đời bác hy sinh đã nhiều. Bây giờ việc nước đã nhẹ đôi phần. Chúng cháu nhận thấy bác nên lập gia đình. Đành biết rằng mọi sinh hoạt của bác đãcó cần vụ (bồi bếp) phụ trách, song không thể nào hơn 1 người vợ lo cho chồng được. Nhất là lúc đêm hôm đau yếu. Hồ vẫn im lặng nghe. Thấy thế 3 đứa hót tiếp:
- Chúng cháu nghĩ, đồng chí Thập hoàn toàn về mọi mặt,lập trường chính trị vững vàng, tuổi đảng cao, tư cách tốt, rất phù hợp với bác, có thể chăm sóc bác chu đáo để bác tập trung tư tưởng lo việc nước.Tới đây, Hồ cười nhạt, lên giọng mô phạm :
- Bác già rồi,lấy vợ làm gì. Các chú không phải lo cho bác..Không hiểu 3 thằng cháu ác ôn có thâm ý gì ? Định xỏ bác của chúng chăng ? Một tên chơi xẩm, chơi đầm xả láng như Hồ mà dám đi gán cho mụ mười Thập, con mẹ nạ dòng mặt phèn phẹt như cái mẹt đựng hành, bị lính kín Pháp dần nát bấy cả lục phủ ngũ tạng, 1 rổ bụng bầy nhầy, ăn cái gìđi nguyên xi cái ấy bởi uống quá nhiều thuốc trụ sinh nên bộ máy tiêu hóa đã hư hỏng hoàn toàn. Thế thì làm gì mà Hồ chẳng lắc đầu ngoay ngoảy. Thử tiến cử 1 em nõn nà, mặt còn măng sữa xem, Hồ có cười cầu tài mà vui vẻ vội vã vơ vào không.
Đầu đuôi câu chuyện mối lái ấy có người đổ tới già Mười. Mười là 1 dân cày nghèo ở xứ Quảng. Dưới con mắt Mác Xít, Mười được dán nhãn hiệu cố nông là tầng lơp nằm sát đáy xã hội. Cái chòi trang trống trên hở dưới vài cái niêu cái bát mẻ và cái quần xà lỏn tổ đỉa luôn luôn dính trên người là tất cả gia tài của y. Mùa Thu năm 1945, không 1 chút luyến tiếc Mười vất bỏ cả cái tài sản ấy để đi theo cách mạng. Năm 1954 tập kết ra Bắc, y được Hồ cho vô chủ tịch phủ hầu nước. Dĩ nhiên là Mười thương yêu và trung thành với Hồ cho tới chết,nếu không muốn trở về mái nhà tranh xưa nằm trên đất ẩm ướt mà ngủ. Theo cách mạng, Mười được ở nhàngói, dù là nhà bồi. Nhiệm vụ lại rất nhẹ nhàng, chỉ 1 việc bóp vú.
Trong khu vườn chủ tịch phủ có nuôi 10 con bò và 10 con
dê cái của tên giặc râu xồm Castro gửi tặng "để đồng chí HCM bồi dưỡng sau những ngày cách mạng gian khổ" Hiển nhiên, Hồ không thể nhào ra sân ôm vú bò vú dê mà bú.Thế nên cần phải có già Mười. Hàng ngày, y phải vắt sữa mang vào và canh chừng coi Hồ có uống đủ hai lít theo lệnh của bộ chính trị đề ra không. Vì thương bác, ngày nào Mười cũng ép bác uống vượt chỉ tiêu. Rồi y còn thái vài củ nhân sâm Cao Ly to bằng ngón chân cái bỏ vào phích nước sôi. Đồ uống của Hồ chỉ giản dị (!) thế thôi.Trước khi đi ngủ, Mười còn dâng hắn 1 chén thuốc Bắc do Mao tặng. Không biết gồm những vị gì mà khi uống vào người cứ nóng bừng lên. Bọn cán bộ ở bô. Ngoại giao và bô. Ngoại thương đứa nào cũng cố sao chép cho được toa thuốc đó để mỗi khi xuất ngoại, thể nào cũng ghé qua Bắc Kinh hốt lấy vài thang về uống, hy vọng kiếm tí con trai nối dõi.
Đời sống cùng cực ở miền Bắc đã giết chết sinh lực con người từ trước tuổi 40 cho nên lũ cháu của Hồmới cần đến thứ "thần dược" mà chúng đặt cho cái tên ngộ nghĩnh là "toa thuốc bác Mao tặng bác Hồ". Mãi rồi mấy ông lang ở hiệu thuốc Bắc đường Dương Phú Chỉnh giữa thủ đô Bắc Kinh thuộc làu. Mỗi khi thấy cán bô. VN vào, chìa toa thuốc ra là họ cười, khoát tay ra hiệu bảo cất đi và họ hốt đúng y thứ thuốc trong toa. Hồ tẩm bổ như thế , thảo nào khi đã ngoài 70, râu tóc bớc trắng mà da dẻ vẫn hồng hào chưa có qua 1 vết nhăn. Và ngày nào Giáp Đồng Chinh cũng bắt gặp các cháu 6-7 tuổi ngồi ngọ nguậy trong lòng bác mà nhai kẹo. Ba thằng cháu ác ôn đâm hoảng, mới nảy ra cái ýỹ định mai mối để bác của chúng có nơi có chỗ đàng hoàng mà tuôn bớt chất thừa thãi ra. Chẳng biết Mao và Castro vô tình hay có ý gì. Đã biết Hồ không vợ mà còn biếu xén toànnhững chất cường dương thế thì khác nào bẫy đồng chícủa mình vào vòng dâm ô tội lỗi.
Chuyện mèo mỡ của Hồ mới lộ ra sơ sơ có thế, ta hãy tạm gác lại đó, chờ hồi sau để biết thêm về 1 con người khoái tự xưng là thánh sống.
Còn việc hút sách, Hồ khuyên giới trẻ chừa thuốc, vì
hút thuốc vừa tốn tiền vừa có hại cho sức khoẻ. Đó là lýỹ do hắn dẫn chứng. Nhưng trong thâm tâm, hắn sợ bọn trẻ nghiện rồi dễ sinh chứng này tật nọ. Trong cái xã hội bần cùng mà cơm rau đã vô cùng chật vật thì lấy đâu ra tiền để mua thuốc lá ? Không có tiền, ắt chúng phải xoay. Xoay cái gì ? Tài sản nhà nước. Xa hơn nữa, Hồlường được mọi tai hại khủng khiếp hơn do nghiện ngập sinh ra mà bản thân hắn từng trải qua, như làm mật thám cho giặc để có tiền hút sách.
Khuyên người thì thế, song với bản thân mình thì Hồ chẳng những không hề kiêng khem, mà còn hút thả giàn. Mỗi ngày Hồ chỉ tốn vài que diêm để đốt thuốc sau khi ngủ dậy, còn thì ắn mồi hết điếu này sang điếu khác cho tới khi đi ngủ. Thỉnh thoảng già Mười mang 1 gói Trung Hoa. Bài hay Đại Tiền Môn là 2 loại thuốc thơm hảo hạng của Trung Quốc dúi cho bạn bè thân tín thì được anh em hỏi lấy lệ :
- Sao anh Mười không để hút ? Cho anh em làm gì ?
- Từ nhỏ tới lớn tui đâu có hút thuốc. Tui mà ghiền thìai giao cho tui công tác này.
- Anh cho anh em như thế này, lỡ bác biết làm sao ?
Già Mười hạ giọng nói khẽ như đang bàn chuyện quốc
cấm:
- Thuốc này bác Mao gởi biếu bác. Hàng tháng đều có
một chuyến bay đặc biệt từ Bắc Kinh mang sang nào là sâm Cao Ly, thuốc Bắc, thuốc lá thơm, táo, lê, nho khô, bánh kẹo lỉnh kỉnh. Bác chỉ giữ lại sâm, thuốc Bắc và 1 ít thuốc lá. Còn ba cái đồ ăn bác chia hết cho mấy ông ủy viên BCT. Mà ông già hổng có hút thuốc Trung quốc đâu. Giữ lại vài gói để tiếp khách thôi. Ông hút cái thứ thuốc gì mà tui hổng biết tên. Thứ đó mua ở bên Tây lận. Thành ra lâu lâu tui phải hốt ba cái Trung Hoa Bài, Đại Tiền Môn giục vô thùng rác. Thấy uổng quá, đem ra cho anh em hút chơi. Mình thì nghiện ngập be bét, lại khuyên người khác chừa thuốc, có khác nào một tên kẻ cướp răn người lương thiện. Hồvẫn thích làm giáo dục theo kiểu đó.
Hoàng Quốc Kỳ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment