Bà Mẹ Việt Nam
Trần Văn Sơn
Mẹ tôi là môt bà mẹ Việt Nam. Bà qua đời năm 1968 tại Huế mấy tháng sau trận Mậu Thân. Ba tôi, anh tôi đang tị nạn tại Nha Trang với gia đình tôi không về kịp. Tôi làm việc tại trường sĩ quan hải quân Nha Trang từ năm 1958, và lúc đó đã có năm con, đứa nhỏ nhất vừa đầy một tuổi. Sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và các đơn vị Biệt động quân và lính nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa đánh đuổi các đơn vị Bắc Việt ra khỏi nội thành Huế thì ba mẹ tôi và gia đình anh tôi được an toàn, nhưng sau khi tìm thấy xác của mấy người anh em bên họ ngoại bị chôn sống thì hoảng sợ chạy vào tạm trú tại Nha Trang. Mẹ tôi bị bệnh mất trí nhớ nên ở lại Huế với người chị kế của tôi. Chị tôi là người đã chăm sóc Mẹ tôi cho đến khi bà qua đời. Tôi còn một bà chị cả ở Huế nhưng gia đình đông con, nên chỉ giúp săn sóc Mẹ tôi trong giới hạn.
Được tin Mẹ tôi hấp hối, Ba tôi, anh tôi và tôi chạy lo phương tiện về Huế. Ba và anh tôi lấy chỗ Air Việt Nam, mỗi tuần có hai chuyến đi Huế. Ba và anh tôi ra phi cảng Nha Trang chờ người bỏ chỗ cuối cùng, nhưng chẳng ai bỏ, nên phải chờ chuyến bay hai hôm sau. Tôi nhờ một ông sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ làm việc tại trường sĩ quan hải quân xin một chỗ trên máy bay quân sự Hoa Kỳ. Lúc đó Hoa Kỳ có hơn 550.000 quân tại miền Nam đóng rải rác khắp nơi nên quân đội Hoa Kỳ có một hệ thống chuyên chở hàng không chằng chịt khắp nước. Được giấy giới thiệu tôi ra phi cảng quân sự Nha Trang leo lên một chuyến bay đi căn cứ Cam Ranh. Cam Ranh là trung tâm của hệ thống chuyên chở quân sự của Hoa Kỳ, hằng ngày có hằng trăm chuyến bay đi và đến nối liền mọi thành phố lớn nhỏ với nhau. Vài giờ sau khi đến Cam Ranh tôi đã ngồi yên trên một chiếc máy bay C-123 đi Huế. C-123 ngắn, đít cong, có cửa hậu há mồm để chuyên chở quân dụng, và tiếng kêu như thét bên tai. Tôi ngủ thiếp trên máy bay cho đến khi đến phi trường Phú Bài.
Tôi thay quân phục bằng một bộ đồ dân sự và dùng phương tiện chuyên chở công cọng bằng xe lam ba bánh về Huế. Trận Mậu Thân vừa mới chấm dứt các đường giao thông chung quanh Huế chưa được an ninh nhất là cho quân nhân mặc quân phục.
Bước vào ngôi nhà lợp ngói nép mình bên bờ sông Hương, cất trong một ngôi vườn trồng chuối do đất của ông ngoại tôi để lại, nơi năm anh chị em chúng tôi ra đời, tôi thấy Me tôi nằm thiêm thiếp trên một chiếc giường tre đặt nơi nhà chái, chị tôi ngồi bên cạnh. Nhà trên, bàn thờ tổ nội ở căn giữa, căn bên trái đặt một chiếc quan tài còn mở nắp, với đầy đủ đồ khâm liệm bên trong. Căn bên phải người anh rễ, chồng của chị cả của tôi, đang ngồi bên chiếc máy may may đồ chế. Ngoài tiếng máy may cũ hiệu singer kêu xành xạch, ngôi nhà thật yên tỉnh.
Đặt hành lý cá nhân xuống sàn nhà tôi bước đến ngồi bên cạnh Mẹ tôi. Tôi đưa mặt lại gần mặt bà. Mắt Mẹ tôi nhấp nháy, chợt sáng lên như nhận biết. Tôi ngó xuống và cầm bàn tay lạnh ngắc của Mẹ tôi, bàn tay Mẹ tôi muốn khép nhẹ nơi bàn tay tôi, nhưng quá yếu, duỗi dần ra. Tôi lo sợ ngước nhìn khuôn mặt bà, đầu bà hơi nghiêng về phía trong, ra đi một cách than thản. Chị tôi khóc oà lên không nói nên lời. Tôi hoảng hốt nhìn ra sau. Anh rễ tôi đã đứng đó từ lúc nào. Anh ôn tồn nói, Mẹ yếu lắm rồi chỉ chờ cậu về để ra đi đó thôi. Mắt anh rươm rướm nước mắt. Câu nói anh tôi làm tôi nhớ đến một chuyện Mẹ tôi thường kể với anh chị em tôi nhiều chục năm về trước. Một thầy tướng nói với mẹ tôi rằng bà có chồng, có năm con, nhưng khi nhắm mắt chỉ có hai người con bên cạnh bà thôi. Sự tiên đoán của thầy tướng làm Mẹ tôi rất buồn nghĩ rằng Ba tôi sẽ mất trước mẹ tôi. Tôi vốn cứng đầu không tin tướng số, tử vi, bói toán, dị đoan, nhưng sự ứng nghiệm làm tôi chưng hững cảm thấy cái huyền bí của trời đất và những nhân duyên bao phủ quanh chúng ta.
Không chịu được nổi bức xúc, nước mắt ràn rụa, tôi bỏ chạy ra sau vườn nhà, để mặc cho chị tôi và anh rễ tôi bên cạnh Mẹ tôi như tôi vẫn thường tự cho là con út trong nhà không biết làm gì cả, và tôi chưa hề thấy anh chị tôi tranh cãi với cái lý luận thiếu trách nhiệm của tôi.
Ánh sáng ở ngoài làm chóa mắt tôi. Cái giếng nước năm xưa nằm ngay giữa ngôi vườn rộng hơn hai mẫu vẫn còn đó, và con đường nhỏ dẫn từ nhà tôi sang nhà cậu tôi cỏ chiếm một nửa bề rộng đường đi. Nhà cậu tôi và cũng là nơi thờ ông ngoại tôi nằm sâu sau vườn được che kín bởi những cây ăn trái. Ông ngoại tôi thích cây ăn trái hơn là trồng chuối. Trái lại quanh nhà tôi đầy chuối chen lẫn giữa mấy cây cam và mít đang trỗ buồng xanh ngắt.
Khu vườn mang nhiều kỷ niệm của tôi thời thơ ấu. Gốc mít là nơi tôi ngồi học, khát nước thì lấy gào múc nước giếng uống, nước giếng mát tới ruột gan. Hồi còn nhỏ dưới tuổi mặc quần mỗi khi mưa giông tôi cùng mấy đứa bé cùng tuổi trong xóm không phân biệt trai gái cởi truồng chạy quanh vườn tắm mưa, mưa chưa cho là đủ thì dội thêm nước giếng. Mẹ tôi nói trời giông mưa mới đổ xuống, hơi đất bốc lên độc nên cấm tôi tắm mưa. Mỗi lần không cuỡng được thú cởi truồng tắm mưa thế nào Mẹ tôi cũng kêu vào, lau khô đít rồi quất cho mấy roi đau quắn. Đánh xong được Mẹ tôi xoa đít nên tôi nhớ mãi những trận mưa giông.
Tôi bước nhẹ trên con đường cỏ đến ngồi dưới một gốc cây mít. Bóng mát làm tôi thấy dễ chịu, nhớ đêm nào mấy tháng trước khi quân đội Bắc Việt đang chiếm Huế và kiểm soát những vùng chung quanh Phường Đúc tôi như bị vây giữa một ốc đảo, mỗi đêm chờ khuya, trời tối lẻn ra vườn men theo con đường cỏ qua nhà cậu tôi tá túc. Năm Mậu Thân tôi đem hai đưa con trai về Huế thăm ông nội và bị kẹt ở đó.
Khi tôi trở vào nhà, trong nhà đầy người. Láng giềng kéo đến giúp tẩm liệm. Mẹ tôi đã được tắm rữa và thay một bộ áo tràng mới mầu lam. Tóc bà được chải gọn gàng, trên ngực có một chiếc ảnh Phật Thích Ca nhỏ lộng kính. Bà nằm trên chiếc giường bệnh của bà, được lót một chiếc chiếu hoa mới, mắt nhắm lại chưa kín hẳn như đang rơi dần vào một giấc ngủ chưa say.
Mẹ tôi bệnh lâu ngày, mất vào tháng Sáu, trời Huế nóng và ẩm nên chỉ để một đêm, sáng hôm sau phải tẩm liệm và đóng hòm không thể chờ Ba và anh tôi. Tẩm liệm xong thì Ba và anh tôi về đến Huế. Số trời đã định Ba và anh tôi không được thấy mặt Mẹ tôi khi qua đời. Mẹ tôi được chôn cất trong một ngôi vườn tư nhân nằm trên một vùng đất cao chị tôi mua nằm cạnh một con đường nhỏ rẽ về hướng nam từ tỉnh lộ Huyền Trân. Bên kia con đường nhỏ đối diện với khu vườn là một nghĩa địa công cọng mênh mông. Mười năm sau khi Ba tôi qua đời cũng được chôn cạnh Mẹ tôi, và hiện nay chị tôi đã dời cả hai ngôi mộ lên núi Thiên Thai phía nam kinh thành Huế.
Mẹ tôi quê quán tại Bình Bịnh, hậu duệ của quận công Lê Chất, một trong năm ngủ tướng phò vua Gia Long thống nhất sơn hà, và có một người con trai Lê Hậu làm phò mã, nhưng vua Minh Mạng không ưa. Sau khi quận công qua đời vua Minh Mạnh hạch tội quận công, bắt giam vợ và bốn người con trai, và đày phò mã Lê Hậu ra Nghệ An. Sau này vua Tự Đức cải án cho quận công và phong chức Tuyên vũ Tướng quân cho một người cháu nội của quận công. Con cháu khác của quận công chán công danh tạ ơn vua xin trở về Bình Định làm nghề nông sinh sống.
Tuyên vũ Tướng quân làm quan ở Huế sinh hạ hai người con trai đều trở thành hai vị võ quan của triều đình, một vị là Đề Đốc, một vị là Lãnh Binh.
Ông Lãnh Binh này là ông ngoại tôi. Về hưu ông an dưỡng tuổi già tại Phường Đúc. Triều đình Huế suy thoái trước uy quyền của người Pháp, ông ngoại tôi không cho các con ra làm quan, đa số trở thành công chức của chính phủ bảo hộ. Mẹ tôi là con gái không được cho đi học. Mẹ tôi vì vậy không biết chữ nghĩa bao nhiêu, nhưng sau khi lấy Ba tôi, một thanh niên miền quê lên tỉnh học tiếng Pháp, bà đã là một người đàn bà đảm đang nuôi dạy 5 anh chị em chúng tôi tại ngôi nhà xây cất trong vườn cây của ông ngoại tôi mua. Phường Đúc là nơi Mẹ tôi đã sinh ra lớn lên và chết ở đó. Tôi là con út trong nhà, đến tuổi trưởng thành đã sống xa nhà nên không có cơ hội hỏi biết về Ba và Mẹ tôi, ít nhất là cuộc tình của hai người. Đến khi thấy cần biết thì Ba Mẹ tôi đều đã khuất núi. Người chị cả và anh đầu của tôi cũng đã ra đi.
Mẹ tôi làm nghề buôn trầm. Tôi không biết do hoàn cảnh nào Mẹ tôi làm nghề này. Rừng núi Trường Sơn có nhiều cây trầm. Người tìm trầm là những người thợ chuyên môn. Họ đi từng toán ít nhất là ba người vào rừng sâu có khi kéo dài đến vài tháng để tìm cây trầm, chặt đẽo ra từng miếng nhỏ mang về bán cho các mối ở thành phố. Nghề này rất nguy hiểm, người tìm trầm có thể gặp thú dữ, rắn độc, có thể bị bệnh chết trong rừng sâu, và thỉnh thoảng tôi nghe Mẹ tôi nói tới những toán tìm trầm biệt dạng không một ai trở về. Gỗ cây trầm thơm, nghiến nhỏ thì làm hương, nếu để từng miếng đốt lên khói thơm tỏa ra ngào ngạt được dùng tại chùa hay tại tư gia trong những dịp cúng giổ.
Trầm về Mẹ tôi mua mang về nhà, thuê người gọt đẽo đế lấy dăm nghiến nát làm hương. Miếng trầm được hơ nóng cho tỏa nhựa đen trông rất đẹp mắt dùng để xông trầm. Mẹ tôi bán lại sản phẩm đó cho các tiệm Tàu ở Huế. Mẹ tôi bận rộn suốt ngày với công việc. Nếu không đi thăm gia đình các toán tìm trầm thì đi giao hàng cho các nậu mua trầm. Và nếu không đi đâu thì tiếp tay thợ ở nhà đẽo gọt trầm.
Ba Mẹ tôi thuộc lớp người cổ. Chỉ có ba anh em trai chúng tôi được đi học, còn hai chị tôi không được đi học. Chị đầu của tôi hình như không biết chữ cho đến khi vì nhu cầu tiếp nối nghề buôn trầm của Mẹ tôi mới tập tành mấy chữ để ghi nợ. Người chị kế tôi may mắn hơn, đọc và viết giỏi chữ Việt nhờ phong trào Bình dân Học vụ của những năm 1945, 1946.
Mẹ tôi bận buôn bán nên việc học của anh em chúng tôi do Ba tôi chăm sóc. Ba tôi thuộc dòng họ Trần tại Sơn Tây. Theo gia phả, tổ phụ nhiều đời trước giữ chức Thị Lang dưới triều vua Lê chúa Trịnh, khoảng năm 1608 theo ông Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, khi đi đã mang theo hài cốt của ông tổ khai canh, vì biết đi không có ngày về. Con cháu họ Trần (đến đời Ba tôi là 13 đời) tiếp tục phục vụ các Chúa và theo bước chân của Chúa từ Hoành Sơn, vào Quảng Trị cho đến Thừa Thiên.
Năm 1626 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên bỏ Quảng Trị dời đô về làng Phúc An (gần Kim &Normal" style="margin: 0in 1in 0.0001pt; text-align: justify; line-height: 16pt;">http://www.vnet.org/tbn
No comments:
Post a Comment