Thursday, September 6, 2012

TS. LÂM LỄ TRINH * VATICAN

VATICAN VÀ HÒA HỢP HÒA GIẢI TÔN GIÁO
PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC
Lâm Lễ Trinh
Dưới đây là những câu hỏi của ký giả Hồng Phúc (HP) phỏng vấn Ls Lâm Lễ Trinh (LLT) , Chủ nhiệm / Chủ bút tạp chí Anh-Pháp Human Rights / Droits de l’Homme, ngày 28.6.2004 (phát thanh lại ngày 1.7.2004) trên Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải ngoại, Vietnam Public Radio, tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa kỳ, về đề tài “Vatican và vấn đề Hoà giải Hoà hợp. Vai trò của Tôn giáo trong công cuộc phục hưng Đất nước” trong Chương trình “Thế Giới Ngày Nay”.


1– HP: Thưa Luật sư, chúng tôi được biết Luật sư đã được mời làm diễn giả danh dự tại Đại hội Cộng đồng Công giáo VN Miền Tây Nam Hoa kỳ ngày 16 tháng 5 vừa qua về đề tài “Vấn đề dấn thân chính trị của người tín hữu Công giáo”.
Trong bài thuyết trình vừa nói. Ls có xác nhận : “Nếu nhìn vào lịch sử nhân loại thì các cuộc cách mạng vĩ đại gây ảnh hưởng sâu đậm đối với quần chúng được phát động và thực hiện không phải do các chính trị gia lỗi lạc mà do những giáo chủ của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Đức Phật, Mahomet và Chúa Jésus đã thay đổi thế gian toàn diện về tâm linh, luôn cả về chính trị, xã hội, văn hoá, nếp sống và kinh tế”.
Hiện sống ở thế kỷ 21 mà còn đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo có làm chính trị không” thì câu hỏi ấy có tính cách lạc lõng hay không? Tại sao có một số lãnh đạo tinh thần lại vẫn tuyên bố : ‘Tôn giáo không làm chính trị” ?
LLT: Để trả lời câu hỏi khá phức tạp này của ông, tôi tưởng nên nhắc lại vài móc điểm thời cuộc: Trước Karl Marx (1818-1883), các lý thuyết gia của chủ nghĩa thế tục (sécularisme) như Fuerbach, Voltaire, Freud... đã chống giáo sĩ và Giáo hội. Họ từng khẳng định rằng tôn giáo, tự bản chất, là một sự mê tín đầu độc nhân loại. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa thế tục này là chủ nghĩa cộng sản. Staline, Mao và Hồ cổ võ tiêu diệt tôn giáo, tẩy Đạo ra khỏi thế sự và đề cao thuyết Mác xít như một tôn giáo mới, một “tôn giáo thế tục, religion séculaire”, theo ngôn từ của học giả Raymond Aron. CS tôn vinh vai trò tối thượng của khoa học và địa vị độc tôn của con người. CS chỉ công nhận con người lao động (homo faber) và không dành một vai trò gì trong xã hội cho con người tôn giáo (homo religious) và con người tư duy (homo sapiens).
Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện một khuynh hướng ngược lại, quá khích và vô cùng nguy hiểm: một số quốc gia Hồi giáo khai thác tích cực lòng ái quốc và sự bất mãn của quần chúng đối với Aâu Mỹ để tôn giáo hoá mọi sinh hoạt xã hội và thực hiện chế độ thần quyền - bằng khủng bố và bạo lực. Chủ nghiã này được gọi là Bảo căn tôn giáo, radicalisme religieux. Cuộc chiến tranh chống khủng bố khó giải quyềt hơn cuộc chiến tranh lạnh, khó hơn thập bội, vì mang màu sắc tôn giáo cuồng tín.
Mác xít và Bảo căng đều làm cho thế giới đảo điên. Cả hai đều chứng minh nhân loại vẫn không ngưng đi tìm một giải pháp toàn bích để xác định biên cương tối hảo của hai lãnh vực Đạo và Đời – Tôn giáo và Chính trị. Xã hội chính trị nhằm giải quyết chuyện thế gian nên cần dùng áp lực để thống trị. Tôn giáo là một xã hội dân sự đặc biệt, với khát vọng đi tìm sự giải thoát ngoài trần thế, nên chọn đường lối vỗ về, thuyết phục.
Tại nhiều quốc gia, ngày nay tín đồ tôn giáo thành lập đảng trong khuôn khổ Hiến pháp để hoạt động công khai. Vài xứ chọn tôn giáo làm quốc giáo. Ở các nơi ấy, tôn giáo nắm trọn Thế quyền (tức là quyền cai trị dân) lẫn Thần quyền (tức cai trị con chiên trong đạo), vì thế không thể tránh nạn độc tài.
Dựa vào tôn chỉ “Hãy trã lại cho César cái gì thuộc về César”, nhiều người cho rằng “tôn giáo không nên làm chính trị”. Điều này vô cùng tế nhị vì Đạo sống trong lòng thực tế, dẩy đầy chính trị. Giáo hội lắm khi phải vận động với chính quyền để ban hành luật lệ cần thiết và thiết lập cơ chế hợp với những đòi hỏi của giáo lý, thí dụ như trong vấn đề phá thai, đồng tính luyến ái, án tữ hình , vấn đề cloning..vv..
Nói tóm tắt, chúng tôi nghĩ tôn giáo không nên làm chính trị – thế giới ô trọc của tham, sân, si - để trực tiếp nắm quyền trần thế nhưng mỗitín đồ – vưà với tư cách công dân, vừa nhân danh giáo hữu – có bổn phận xử dụng tích cực quyền năng chính trị do Hiến pháp ban bố để nói lên sự chọn lựa của mình đúng theo lương tâm và giáo điều.
2 – HP: Các nhà truyền giáo Ki tô phương Tây đã đến Việt Nam cùng thời với Đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta. Vì thế có khuynh hướng trách cứ tín đồ Công giáo “thông đồng” với Thực dân và đặt tôn giáo trên quyền lợi dân tộc. Luật sư nghĩ sao về vấn đề này?
LLT: Đây là luận điệu được CSVN và những phần tử có ác cảm với Vatican xử dụng để xuyên tạc Ki tô giáo. Lịch sử VN và nhiều học giả phản bác quan điểm này. Thật vậy, theo sử gia Trần Trọng Kim, đạo Chúa được truyền bá tại VN từ năm 1533 dưới thời Lê Trang Tôn. Vì nhu cầu thống nhất sơn hà, chống Tây Sơn, vua Gia Long đã cầu viện khắp nơi, không riêng gì và ưu tiên với nước Pháp. Bồ Đào Nha không sốt sắng, Trung quốc làm ngơ vì, theo chính sách truyền thống, không muốn có một lân bang lớn mạnh. Gia Long túng thế phải nhờ Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) tiếp xúc với Pháp. Hoàng đế Nã Phá Luân đệ nhất đang bận chinh chiến ở Aâu châu nên chỉ lơ là cho phép Bá Đa Lộc tuyển mộ tai Pondichéry một số người Pháp đánh giặc mướn như Chaigneau, Vannier, Despiau...qua giúp Gia Long. Năm Đinh sửu (1817), vua Louis XVIII gởi chiến thuyền Cibèle qua Đà nẳng đòi thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhượng cửa Đà nẳng và đảo Côn Lôn. Gia Long cho trã lời rằng Pháp đã không thi hành điều ước ấy thì nay bỏ, không nói đến nữa. Pháp không hưởng được sự biệt đải nào về chính trị và thương mãi. Vu khống Gia Long là một ông vua “bán nước và giúp giáo cho giặc”quả là một điều bất công. Gia Long là một nhà lãnh đạo “có công to, tài trí và rất khôn ngoan” (Trần Trọng Kim. VN Sử lược, quyển 2, trang 184).
Khi qua đời, Gia Long chọn Minh Mệnh nối nghiệp. Minh Mệnh thâm Nho học, tôn sùng Khổng Mạnh nên mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Ki tô. Các vua sau đó, Thiệu Trị và Tự Đức, vẫn tiếp tục chính sách đóng cửa rút cầu tai hại. Đặc biệt, Tự Đức ban hành năm 1848 và 1851 haisắc dụ quyết liệt cấm đạo. 130.000 tín hữu Thiên chúa bị sát hại và 3000 giáo xứ bị đốt phá. Tháng 7.1858, tức là năm Tự Đức thứ 11, Hoàng đế Pháp Nả Phá Luân đệ tam nắm lấy cơ hội ngàn vàng này để liên minh với Ý đại lợi đưa 14 chiếc tàu và 3000 quân qua đánh phá Đà nẳng . Các đế quốc Aâu châu đã khai thác chính sách sai lầm về tôn giáo của các vua chót nhà Nguyễn để mở rộng bờ cõi và khuếch trương mua bán.
Các sử liệu mà tôi vừa phác hoạ cho thấy liên kết Thiên chúa giáo vớiø Thực dân là một điều gièm pha. Cũng trong giai đọan nêu trên, nước láng giềng Thái Lan đã tránh được thảm trạng của VN nhờ một chính sách tôn giáo và giao thương cởi mở đối với quốc tế. Trung quốc cũng theo đường hướng ấy.
Ngày 12 tháng 6 vưà qua, trong buổi ra mắt sách tại Little Saigon, Californie, Giáo sư Tiến sĩ Roland Jacques, khoa trưởng phân khoa Giáo luâït tại Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada, đã đưa ra nhiều sử liệu chứng minh chính các giáo sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Nhật đã quảng bá từ cuối thế kỷ XVI đạo Ki tô ở Đại Việt (tên cũcủa VN), trước các linh mục Pháp. Như vậy, Giáo hội VN không phải là con đẻ của Hội Truyền giáo Ngoại quốc (Missions Eùtrangères de Paris) như một số tài liệu ghi sai. Mặt khác, theo Giáo sư Roland Jacques, người sáng chế ra tiếng quốc ngữ từ năm 1622 là nhà truyền giáo Bồ Đào Nha Francisco de Pina chớ không phải giám mục Alexandre de Rhodes (thật sự mang quốc tịch La mã chớ không phải Pháp). De Rhodes chỉ tiếp tục và bổ túc công việc làm sinh ngữ của De Pina.
Một điểm chót cần ghi lại: Mặc dù vua Tự Đức hà khắc cấm đạo, một số sĩ phu Công giáo như Nguyễn Trường Tộ (1827-1871) và linh mục Đặng Đức Tuấn đã dấn thân phục vụ xứ sở trong nhiềøu lãnh vực ( đọc «Những người lữ hành trên đường hy vọng» của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trang 532- 536). Điều này chứng tỏ người tín đồ Ki tô không đặt tôn giáo trên Đất nước.
3- HP: Không thể chối cải Tôn giáo và Chính trị liên hệ mật thiết. Tại một số quốc gia trên thế giới ngày nay, tôn giáo được chọn là Quốc giáo. Tuy nhiên, Hiến pháp Hoa kỳ có ghi rõ nguyên tắc tách rời Nhà thờ và Nhà nước. Tại sao?
LLT: Đúng vậy, nhiều nước – trong đó có Hoa kỳ, ngay từ năm lập quốc 1783 – đã có quyết định sáng suốt ghi vào Hiến pháp nguyên tắc tách rời Nhà Nước và Nhà thờ (séparation de l’Eùglise et de l’Etat) để tránh tôn giáo nắm thế quyền, mặt khác để bảo vệ dân chủ và sự bình đẳng giữa các đạo giáo trong xứ. Tại Iran là xứ chọn Hồi giáo làm quốc giáo, các nhân quyền căn bản đều bị giới hạn như thế giới đang chứng kiến.
Mặc dù có sự rào đón pháp lý cẩn thận như vậy, các nhà thờ tại Hoa kỳ có ảnh hưởng sâu đậm với Tổng thống Hoa kỳ qua khối cử tri. Xin đọc số đặc biệt, xuất bản ngày 21.6.2004, của tạp chí Time, với chủ đề « Đức tin tôn giáo, Thượng đế và Văn phòng bầu dục, Faith, God & The Oval Office»
4 – HP: Luật sư nghĩ gì về chính sách đàn áp tôn giáo của CSVN hiện nay ơ trong nước?
LLT: Trong hiểm họa «Diễån biến Hoà bình» hiện nay mà Chính trị bộ CS còn gọi nôm na «Cuộc chiến Hoà bình», chính phủ Hànội lo sợ nhất các tôn giáo đối kháng, hơn cả áp lực của các cơ chế kinh tài viện trợ quốc tế WTO, IMF...và nhóm người bất đồng chính kiến trong xứ. Vì sao? Vì Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hoà hảo và Tin lành có sẵn tổ chức và cán bộ, võ trang bằng đức tin mãnh liệt và được thế giới ủng hộ. Bởi vậy, từ ngày đầu chiến tranh ở VN, CS đã thi hành kế hoạch thâm hiểm để mua chuộc, chia rẽ và tiêu diệt tôn giáo. Trước 1975, CS dùng tôn giáo tấn công chính phủ Việt Nam Cọng Hoà. Sau 1975, chúng lập Ban Tôn giáo Chính phủ để triệt hạ các tổ chức chống đối, tịch thu các cơ sở thờ phượng, bắt bớ tu sĩ, kiểm soát sự in ấn kinh sách..vv.. Ngày 19.4.1999, thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị định số 26/199/ND-CP gia tăng các hạn chế nghiêm khắc.
Khi bị quốc tế tố cáo, Cộng Sản ban hành vài biện pháp xoa diụ dư luận để rồi khủng bố mạnh hơn. CS càng áp đảo, đức tin của các tín đồ càng gia tăng. Điều đáng lưu ý là CS hiện khuyến khích các phong trào thiền (không mang màu sắc chính trị), do chúng giựt dây, để tách các phần tử nhẹ dạ ra khỏi khối tôn giáo.
Tổng kết, hiện trạng không sáng sủa hơn trước, do sự thiếu đoàn kết giữa các tôn giáo và do sự ủng hộ đầu môi của Liên Hiệp Quốc và của chính quyền George W.Bush.
5- HP: Linh mục Nguyễn Văn Lý bị Chính phủ Hànội biệt giam từ nhiều tháng nay và, theo tin tức lọt ra bên ngoài, ngài hiện bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng khiến các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền và gần đây, Quốc hội Hoa kỳ phải lên tiếng cực lực phản đối. Luật sư nghĩ sao về thái độ im lặng của Toà thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam?
LLT: Hiện thời, Thiên chúa giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới được đaị diện tại Liên Hiệp Quốc vì Vatican hưởng quy chế của một quốc gia, có đầy đủ chủ quyền đối nội, đối ngoại và có đặt Khâm sứ tại nhiều xứ. Đến nay, Hànội chưa bang giao với Vatican. Bởi vậy, trường hợp cha Nguyễn Văn Lý thuộc thẫm quyền giải quyết của Hội đồng Giám mục VN. Vì những lý do không được biết, Giám mục Nguyễn Như Thể, bề trên trực tiếp của linh mục Lý, giữ thái độ dè dặt cho đến nay. Sự kiện này gây hoang mang không ít trong hàng giáo dân hải ngoại.
Người tín đồ lúc nào cũng phản ứng tự nhiên, không e dè, theo cảm nghĩ riêng cấp thời. Vatican, trong vị trí một quốc gia, luôn luôn thận trọng, cân nhắc mọi yếu tố và sự kiện, với một tầm nhìn suy toán để tránh «hậu quả bất lợi.» Lắm khi thái độ e dè này được các tín hữ u (sốt ruột) xem như thái quá, trước những diễn biến mau chóng của thời cuộc. Tôi còn nhớ một câu tâm tình riêng của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuậân lúc sinh tiền: « Toà Thánh hành động khi biết sẽ thắng». Một điều chắc chắn là – với hệ thống giáo sĩ và giáo dân liên lạc chặt chẻ tại VN - Vatican nhận được tin tức đầy đủ và xác thực hơn cả những cơ quan tình báo tân tiến.
Sức khoẻ tinh thần sa sút của cha Lý hiện gây nhiều lo ngại sau thời gian ông bị CS biệt giam và bôi bẩn cá nhân.. Dưới sức ép của Quốc tế (Quốc hội Mỹ, các tổ chức đấu tranh nhân quyền, Liên hiệp Aâu châu..), CS vừa giảm án lần thứ hai cho cha Lý xuống 5 năm. Nhưng thế chưa đủ. Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của Vatican và Hội đồng Giám mục VN.
6- HP: Toà thánh Vatican chủ trương «tha thứ và xoá bỏ hận thù». Luật sư nghĩ sao về việc áp dụng đường lối này với CSVN, nhất là sau khi Chính phủ Hànội vưà công bố Nghị quyết 36?
LLT: Vì chưa nắm vững vấn đề, có dư luận cho rằng Toà thánh Vatican chủ trương hoà giải hoà hợp vô điều kiện với CSVN và sẵn sàng «quên quá khứ, xoá hận thù.» Nhận xét này có phần hấp tấp. Trọn bộ Thánh Kinh – đúng vậy - đã nhắc lại 43 lần đến hai chữ «tha thứ» trong 37 trường hợp khác nhau. Chúa Jésus từng dạy các môn đệ: «Các ngươi hãy giữ lấy mình. Nếu anh em ngươi đã phạm tội, hãy quở trách họ. Và nếu họ ăn năn, thì hãy tha thứ» (Lu-ca 17:3). Theo lời huấn dụ này, chính bản thân người tín đồ phải tránh phạm tội. Nếu anh em nào đã phạm tội thì phải tố cáo, quở trách. Và muốn được tha thứ, phải thật lòng ăn năn. Không có đoạn nào trong Thánh Kinh chủ trương tha thứ cho những con cáo già đội lốt cừu non, ngoan cố, không chiụ sám hối. Tha thứ là bỏ qua, chớ không có nghĩa là quên, là khiếp nhược không nhắc đến hay dung dưỡng điều sai trái, bất công. Nhắc lại tội ác không phải để thù hằn mà để giúp người khác hiểu rõ sự thật và tránh tái phạm.
7- HP: Sau vụ xì căn đan sách nhiểu tình dục trong hàng giáo phẫm Hoa kỳ, có một khuynh hướng trong giới Công giáo Mỹ đòi hỏi người tín hữu phải được tham gia vào việc giảng dạy giáo lý và xây dựng Giáo hội. Luật sư nghĩ sao về khuynh hướng này?
LLT: Tôi hoàn toàn đồng ý. Công Đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập và Giáo hoàng Phao Lồ VI tiếp tục cũng như Tông huấn Christefideles Laici, Người tín hữu giáo dân ngày 30.12.1988 của Giáo hoàng Gioan Phao lồ II hướng dẫn Ki tô hữu kiểm điểm toàn thể sinh hoạt nội bộ cũng như đường lối đối ngoại của Hội Thánh. Các tín đồ được khuyến dụ phải khiêm tốn sửa sai thiếu sót, canh tân và gánh vác trách nhiệm đối với vấn đề vô thần và hiệp nhất với các anh em ngoài Công giáo.
Muốn cứu rỗi nhân loại, Đạo phải nhập Thế. Hàng giáo phẩm cần cập nhật hoá sự hiểu biết về các nhu cầu của thời đại và lương thiện tu chỉnh khi hành động sai trái. Theo Giáo luật, tín hữu có quyền và có trách vụ góp phần xây dựng Đạo vì phúc lợi của Giáo hội (Canon 212, mục 3). Giáo hoàng Felix III đã nói: «Không chống sự sai trái tức là chấp nhận sự sai trái. Không bảo vệ sự thực, tức là xoá bỏ sự thực. Không đương đầu với kẻ làm sự ác khi mình có thể, tức là cổ võ kẻ ấy.»
Ngày nay, người giáo hữu phải chiến đấu đồng lúc trên hai mặt trận: bảo vệ Giáo hội chống sự phá hoại từ bên trong của các Lực Lượng Aâm phủ vàø áp lực Cộng sản tôn trọng nhân vị. Đòi hỏi này vượt lên trên luân lý cá nhân. Vì nó là tiêu chuẩn nền móng để xây dựng cơ cấu xã hội mà mục tiêu tối thượng là Con Người. Tôn giáo không còn là ngọn hải đăng soi đường trong đêm tối nếu hết trong sáng.
Mặt khác, Thánh Gioan Bosco từng nói chí lý: «Muốn trở thành thánh nhân, trước hết phải thành nhân». Một công dân mất gốc không thể trở nên một tín đồ đắc đạo. Đức tin có thể đổi thay nhưng không xoá bỏ đưọc nguồn gốc tổ tiên. Lòng yêu nước đã có trước khi tôn giáo khai triển trong giáo lý vì thuộc bẩm tính của con người.
8- HP: Để kết thúc, xin Luật sư cho biết ý kiến về vai trò của các tôn giáo nói chung trong công cuộc phục hưng đất nước Việt Nam.
LLT: Trong hiện tình VN, tôi thiển nghĩ không có một tổ chức nào «thuận ý Trời và hạp lòng dân» bằng các tôn giáo để tái thiết Quê hương. Với điều kiện, dĩ nhiên, phải liên kết để đấu tranh, đấu tranh với một kế họach chung. Đây là vấn đề khó nhưng không bất khả thi.
Các tôn giáo có uy thế bên ngoài và nội lực bên trong. Bất luận giáo thuyết nào cũng chủ trương hoà bình, đề cao từ bi bác ái và kêu gọi tha thứ. Chỉ có tôn giáo mới có thể đóng vai trò trung gian hữu hiệu và tạo được sự đồng thuận vững chắc để hoá giải những hận thù và nghi kỵ. Qua những thử thách đau thương, tôn giáo có đủ kinh nghiệm để tránh sa vào cạm bẩûy hoà hợp gian manh của CS. Để biến thời cơ thành cơ may thống nhất nhân tâm. Nói tóm tắt, tôn giáo có đủ chức năng và đặc tính cần thiết để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng toàn diện của xứ sở. Tình trạng thê tha&uci

No comments: