To build Vietnam Overseas
GÓP PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI
GS NGUYỄN CAO HÁCH
GÓP PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI
GS NGUYỄN CAO HÁCH
Trong hơn nửa thập niên vừa qua (1993-2000), nhiều đồng bào VN hải ngoại đã may mắn thắng lợi trong thương trường, nhất là những người đầu cơ chứng khoán (stock speculation). Sau đó, một cuộc khủng hoảng lớn bắt đầu: giá chứng khoán lên xuống thất thường, không có cách nào lường trước được.
Mọi người băn khoăn và đặt câu hỏi: tình trạng bấp bênh đã gần hai năm rồi, liệu ta đã trông thấy ánh sáng để ra khỏi đường hầm hay chưa?
Để làm sáng tỏ vấn đề, phải đặt câu hỏi vào khung cảnh chung của toàn thể
nền kinh tế.
Kinh tế thăng trầm (business fluctuations) bao giờ cũng đi đôi với các thay đổi trong lãnh vực tài chánh, - đặc biệt là các thay đổi trong các kế hoạch của ngân hàng trung ương (financial policies of the central bank).
Ngân Hàng Trung Ương tại Hoa Kỳ gọi là Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System), gọi tắt là Federal Reserve, mà Chủ tịch là Alan Greenspan). Oâng Greenspan tin tưởng rằng lưu lượng tiền tệ (flow of money) là huyết mạch thúc đẩy hoạt động sản xuất. Lưu lượng bành trướng và tăng áp lực, tức là mọi hoạt động tăng gia, kinh tế thịnh vượng. Aùp lực tài chánh mà giảm bớt, mọi hoạt động kinh tế sẽ hạ bớt.
Đó là một lập luận quen thuộc mà các sách giáo khoa kinh tế gọi là thuyết lưu lượng tiền tệ (the quantity theory of money). Với nhỡn quang đó, Dự Trữ Liên Bang chỉ cần hạ bớt lãi suất thì sản phí (production cost) của các xí nghiệp sẽ hạ, doanh lợi (profit) của các xí nghiệp sẽ tăng. Xí nghiệp sẽ hoạt động nhiều hơn, dùng nhiều nguyên liệu và năng
lực hơn; nhân công nhiều cơ hội làm việc. Tóm lại, toàn thể nền kinh tế sẽ thịnh vượng.
Tất nhiên là, tới đây, độc giả sẽ thắc mắc mà đặt câu hỏi: Oâng Greenspan đã hạ lãi suất nhiều lần, sao kinh tế vẫn chưa thịnh vượng?
Rất có thể là chính ông Greenspan cũng đang thắc mắc và tự đặt câu hỏi đó. Mấy tháng nay ông im lặng và quan sát tình hình. Ta phải chờ đợi mãi tới đầu năm 2002 mới thấy ông đọc một diễn văn chính thức.
Xét toàn thể lời tuyên bố, sẽ thấy ông Greenspan hết sức dè dặt và thận trọng, chứ không quá lạc quan như nhiều kinh tế gia khác. Lập luận của ông Greenspan đại khái
như sau:
Đã có nhiều dấu hiệu là mức giá cả đại cương bắt đầu ổn cố, chứ không thay
đổi quá thất thường như thời trước. Tuy vậy rất có thể là còn nhiều biến cố bất
ngờ (risks), -- nghiã là người Việt đầu cơ chứng khoán khó mà lường trước được, -- vì ta chưa tới thời kỳ tái thịnh vượng liên tục (sustainable recovery).
Với luận điệu dè dặt đó, rất có thể là Dự Trữ Liên Bang sẽ giữ lãi suất tại mức rất thấp hiện nay, -- vậy không nên chờ đợi là Dự Trữ Liên Bang sẽ nâng cao lãi suất vào khoảng mùa Thu năm 2002.
Câu nói mới đầu có vẻ sơ sài và không gây thắc mắc gì hết, vì lãi suất hạ thì đời sống vẫn bình thường như hiện nay, việc gì mà phải lo ngại bàn luận mãi về điểm này?
Xin thưa: một khi đánh bạc đã thắng lớn, -- mấy ai chịu rút lui an phận? Ký thác ngân hàng ư? Lãi rất thấp, thuế lấy gần hết, vả lại lạm phát trường kỳ sẽ gặm dần vào vốn, -- khiến cho "nước lã lại ra sông". Mua Công khố phiếu (Treasury Bonds) ư? Thời hạn tối
thiểu là 5 năm mới được rút vốn. Đời sống chắc chắn gì mà đợi lâu quá thế?
Oâng Greenspan lập luận như sau: "Mặc dù có một số dấu hiệu là nền kinh tế bắt đầu ổn định, hãy còn quá sớm để kết luận rằng các lực lượng làm trở ngại hoạt động kinh tế tại xứ ta và tại ngoại quốc, đã giảm bớt đủ để cho phép kinh tế bắt đầu phục hưng
Những dấu hiệu mới nhất về sức hoạt động của nền kinh tế hiện nay cho thấy là chúng ta đã qua một giai đoạn biến chuyển tiêu cực triền miên sang một giai đoạn quá nhiều dấu hiệu mâu thuẩn. Nhưng tôi nhấn mạnh là ta vẫn chờ đợi quá nhiều hiểm tai quan trọng
trong tương lai gần.
Vì đoạn này quá quan trọng, độc giả nên xem nguyên văn sau đây: "Despite a number of encouraging signs of stabilization, it is still premature to conclude that the forces restraining economic activity here and abroad have abated enough to allow a steady recovery to take hold Recent signals about the current course of the economy have turned from unremittingly negative to a far more mixed set of signals recently. But I would emphasize that we continue to face significant risks in the near term"
Doanh lợi thuần (net profit) của các xí nghiệp không tăng hoặc tăng rất ít, vì
thế đầu tư xí nghiệp (business investment) không tăng được. Chi tiêu gia đình (household spending) không tăng hoặc vì một phần nhân công đã mất việc, nghiã là mất lợi tức thường xuyên; còn lại người nào chưa hay không mất việc cũng dè dặt chi tiêu để đợi giá cả xuống hơn nữa.
Đó là một giây chuyền nhân quả hỗ tương (mutual causation, hoặc reciprocal cause and effect relationship) nó ràng buộc lẫn nhau, -- và phải có một kế hoạch để phá vở mối giây liên hoàn mới mong tiến lên được.
Trong bức tranh kém vui tươi đó, chỉ có hai điểm sáng rực: đó là thị trường địa ốc và thị trường xe hơi. Giá nhà đất tăng khắp nơi mà bán va&atild
No comments:
Post a Comment