Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * VÕ PHƯỚC HIẾU

NGƯỜI  VÀ CẢNH TRONG  “QUÊ CHA QUÊ MẸ QUÊ MÌNH” CỦA VÕ PHƯỚC HIẾU-  Nguyễn thiên Thụ -
  Tập truyện “ Quê Cha Quê Mẹ Quê Mình” của Võ Phước HIếu là tác phẩm  thứ 10  trong sự  nghiệp viết truyện của ông. Sự kiện này cho thấy ông là một nhà văn hăng hái sáng tác và có một sức mạnh tinh thần đáng kể trong các nhà văn Việt Nam, kể cả quốc nội và hải ngoại hiện nay.

 Tập này gồm bốn truyện ngắn:

 -Ông thầy giáo làng quê
 -Chữ- nghĩa một thời
 -Quê hương lãng đãng
 - Nẻo nhớ tìm về

 Phần lớn các tác phẩm trước, Võ Phước Hiếu đều viết về chủ đề  đồng quê miền Nam. Tập truyện này cũng vậy.
  • Truyện đầu kể truyện thầy giáo Mạnh, thuở sinh viên tham gia đám tang Phan Chu Trinh và các cuộc bãi khóa, bị đổi về nơi hẻo lánh, xa xôi. Thầy dần dân hòa mình với dân chúng nơi đây.
  •  Truyện thứ hai là truyện về cuộc sống ở nơi thôn quê, thú vui của người lớn là đánh cờ, đánh đàn và nghe nhạc qua các đĩa hát của hãng Asia, Pathé ngày xưa.  Võ Phước Hiếu cũng giới thiệu các nhân vật ở Rạch Rít như  một ông đồ ngày xưa tham gia chống Pháp phải lang bạt đến nơi đây dạy chữ nho cho trẻ con; ông Năm Đặng làm nghề đạo tỳ; ông Hương Thân Xót và thằng Bảy Kế.
  •  Truyện thứ ba viết về xóm Rạch Rít và cuộc đời học sinh  của tác giả.
  •  Truyện cuối viết về tục lệ ăn tết ở thôn quê.

 Tâm trạng của người đi xa là nhớ quê hương. Ngày nay, các văn nghệ sĩ hải ngoại rất chú trọng đến đề tài quê hương trong mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chúng ta cùng ra đi và cùng mang nặng những hành trang tâm thức:

 - Quê hương chúng ta ở bên kia bờ đại dương, chúng ta phải rời bỏ nó vì cộng quân dày xéo quê hương.  Chúng ta mất tự do và bị khủng bố, cướp bóc.
 - Đi xa, ai cũng thương nhớ quê hương. 
 - Hầu hết là chúng ta  sống lại  với những kỷ niệm quá khứ.

  Đó là những điểm tương đồng  giữa những người quốc gia chúng ta. Và đó cũng là những khởi điểm cho sáng tạo văn nghệ.
 Chúng ta hoài niệm quá khứ bằng nhiều cách. Quá khứ trở lại trong trí tưởng chúng ta bằng nhiều lối khác nhau.
 Nhớ quê hương là nhớ người: cha, mẹ anh, em, bạn bè, người yêu.
 Nhớ quê hương cũng l à nhớ cảnh vật, màu sắc, âm thanh: áo trắng cầu Trường Tiền, tiếng chuông Thiên Mụ , đất đỏ Tây nguyên,  phù sa  Cửu Long. . .
 Nhớ quê hương là nhớ hương vị. Mùi hoa sứ nhà nàng, mùi  nem nướng Thủ Đức. . .
 V ũ Bằng cũng như H ồ Trường An đã đặc biệ t chú ý đến mùi vị  và màu sắc của món ăn.  Nhã  Ca, Phan L ạc Phúc, Hà Thúc Sinh  lại nhớ  đến các sự vi ệc, đến ngày tháng  tù đày .  Còn Võ Phước Hiếu trong các tác phẩm của ông đã  tô đậm  nét về  người  và  cảnh.

 Sự  lựa chọn của Võ  Phước Hiếu là  hữu lý  vì trọng tâm của tình yêu bao giờ cũng là con người.  Mà  con người  không trơ trọi.  Con người luôn xuất hiện trong cảnh vật, và cùng cảnh vật. Con người cũng như  cảnh vật luôn có những hoạt động, những động tác. Vũ Bằng cũng như Thạch Lam  tả các thức ăn mà không tả người, hoặc tả sơ sài. Con người chỉ là cái bóng. Trong Hồ Trư ờng An, thức ăn và con  người cùng xuất hiện vì chính con người, chính cô Năm,  cô Ba làm ra món nọ, món kia.

 Thế  giới  của Võ Phước Hiếu gồm các nhân vật của thời thơ ấu của ông, và không gian là xóm Rạch Rít, Long An, quê ông.  Đó là những người nông dân hiền lành chất phác. Họ từ  bỏ  qu ê  hương, từ  những  miền đất xa xôi ra đi bằng hai tay trắng đến vùng  Long An hoang vu vỡ đất, khơi mương, lập trại làm ruộng. Thế giới nhỏ bé này có những nhân vật đáng quý như ông giáo Mạnh, ông thầy Huế, và ông nội người kể là những trí  thức yêu nước, đã tham gia chống Pháp xâm lược.

 Họ là những người tốt, yêu công việc, yêu đồng bào thật tình, có lý tưởng phục vụ nhân sinh  như thầy Mạnh yêu mến học sinh, ông Năm Đặng trông lo việc mai táng cho làng xóm với tấm chân tình  vô vị lợi, và ông thầy Huế, một thầy đồ cuối m ùa cố gắng truyền lại tinh thần luân lý, đạo đức Đông phương cho lũ trẻ quê mùa.

 Tác giả cũng đưa ta vào thăm một vài gia đình tốt. Gia đình ông Hai Khoẻ là một gia đình gương mẫu. Vợ chồng già thương yêu, kính trọng nhau, cùng lo cho tương lai cô gái út. Hai ông bà tiêu biểu cho truyền thống Việt Nam cha mẹ thương con nuôi cho đến ngày khôn lớn, lại  lo việc dựng vợ gả chồng. Ông giáo Sử cũng là con người rộng rãi. Người ta sợ trẻ con phá phách, và  ồn ào, ông lại  sẵn sàng mở  cửa suốt đêm cho lũ trẻ vào nhà  nghe những đĩa nhạc 78 vòng của ông!

 Võ Phước Hiếu cũng mở rộng thế giới của ông cho ta thấy một thôn xóm đoàn kết, cùng lao động trong những ngày mùa, và cùng chung vui trong những dịp tết nhất, hội  hè.
 
 Chúng ta thường nhớ những kỷ niệm êm đềm, thơ mộng nhưng vẫn không quên những quá khứ đắng cay. Quá khứ của lịch sử Việt Nam như  những con bạch tuộc khổng lồ luôn vươn những cánh tay dài của nó níu lấy hồn ta, tạo thành những cơn ác mộng. Trong những quyển trước, Võ Phước Hiếu đã  tả lại những đám mây mù sau 1945 và sau 1975. Bây giờ ông cũng nhắc lại về những con người  và những sự ki ện lịch sử đau thương của nhân dân ta. Đó là thực dân và cộng sản. Người quốc gia chân chính là người yêu dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam thật sự, ghét thực dân lẫn cộng sản. Không riêng nước ta, châu Mỹ, châu Phi và châu Á trong mấy thế kỷ đã là nạn nhân của những thế lực máu tanh là thực dân, phát xít và cộng sản. Thực  dân, phát xít v à  đế  quốc là  những tên gọi khác nhau nhưng cùng là  một bọn. Trần Trọng Kim, Nhất Linh, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Ân, Trần Văn Tuyên là những chiến sĩ quốc gia chân chính.

 Và cũng như Hoàng Văn Chí, người  viết “ Từ  Thực  Dân đến Cộng Sản ”, Võ Phước Hiếu  luôn kết án thực dân và  cộng sản:
 
Thực dân đã phá vỡ  tan tành nền tảng vững chắc nơi con người và xã hội Việt Nam. Thiếu cái nền tảng vững chắc đó nên   ngoái nhìn lại thời khoảng  dầu sôi lửa bỏng năm 1945 trở về sau, trở về cái ngày ảm đạm đen tối 30 tháng tư năm 1975, bà con tôi không sao cưỡng chống được chủ nghĩa cộng sản vô thần, vật chất bản vị tai hại, một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã xô đẩy đất nước Việt Nam vào một cuộc chiến dai dẳng khốc liệt để rốt ráo đưa d ân tộc ta xuống hố sâu của nghèo đói, mất nhân phẩm ( 109).

 Võ Phước Hiếu là một người viết truyện ký  nồng nàn tình yêu quê hương, đồng thời là một con người suy tưởng sâu xa. Tình cảm, và ý thức đã  gắn bó trong các tác phẩm của ông.

 Nguyễn Thiên Thụ


Địa chỉ liên lạc:

No comments: