Monday, September 3, 2012

TS.NGUYỄN XUÂN VINH

The Flute's Sound of Peace
Prof. Toan Phong Nguyen Xuan Vinh 

I have been encouraged by my friends (who are writers) to continue writing "Doi Phi Cong" (The Pilot Life) - which won an award of the 1961 RVN National Literature Contest. Now, my second work entitled: "Theo Anh Tinh Cau" (Casting up the Star's Light) which expresses my sentiment and life of my subsequent quarter of century following "Doi Phi Cong" was published to distribute to readers. Thanks to the resourcefulness of Vietnamese literature, I have successfully recorded certain joyful and sad souvenirs in my long past years of life. The literature value of the book, to me, is not reaching such a
magnitude that shakes the sentiment of readers. But my main purpose was to write for those friends about my age group - i.e. people who were born more than a half century ago and who witnessed the war right during their childhood.
My life was't getting a lot of lucks. I was born in January 1930 in Yen Bai, where my father served as a Vietnam Post civil servant. Upon my turning one month old, the shooting sound of the Revolution against the French domination exploded all
over my province. I have heard the story from my mother that I was not sleeping all night in my mother's arms without cries. Would the guns' sound of the fight for independence to remove our enslaved life do strike my subconsciousness? Four
months later, the French colonists forced all civil servants' families to witness the scene of the execution of 13 heroes of the Yen Bai Revolution (by the Vietnam National Party led by Nguyen Thai Hoc). Now there are few, if any, of those witnessing that execution still alive, abroad.
Like every nationalist, I wish my generation to successfully witness the day that our country escapes the yoke of a foreign doctrine, i.e. communism, in order that our people celebrate their freedom and the flying kite as well as the flute's sound in countryside return to my native land. Should our dream fail to be materialized, we wish our asperations to be accomplished by our young generation. I believe that one day our youths will stand up as the French Revolution of 1789 has taught us that lesson. Not long ago, tens of thousands of Chinese students were rising at Tiananmen Square (T'ien An Men Kuang Ch'ang) (6/1989). In VN, since the early days of the French domination, the Viet youths had many times down to the streets for demonstration. Writing this book with the rising emotion of a nationalist, I hope my literature one day will be broadcast to VN to reach our youths' minds. In the meantime, my writing is for the overseas Vietnamese youths. Among you, those who were born in VN surely can speak and read Vietnamese; others who were born abroad may or may not speak and read our mother language. But that is not the reason for such writers as me discouraged. The Jewish and Chinese communities have
successfully preserved their languagues though they migrated all over the world thousands of years ago. The Vietnamese have to do the same.
A lot more things are needed to say to our youths, but I would like to conclude this article by the following short paragraph of poem, as follows:
"To night I cast up my eyes viewing the star's light,
Wishing my country is full of a fresh colour of glory.
I am determined to devote myself for the task
to bring the flute's sound of peace back to my native land"
NGUYEN XUAN VINH (The New Year of 2003)


VNI
Tiếng Sáo Thanh Bình
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

Đã hơn một lần tôi được các bạn văn nhắn nhủ nên viết tiếp cho cuốn "Đời Phi
Công", khi xưa bỏ dở dang như tình người chưa trọn. Thì giờ đây tôi đã viết xong cuốn
"Theo Ánh Tinh Cầu" nói tâm tư về cuộc đời trong một phần tư thế kỷ nối tiếp sau
để gửi tới bạn đọc. Nhờ văn chương Việt phong phú của nước mình, tôi đã ghi lại chút
kỷ niệm vui buồn trong quãng đời qua. Giá trị văn chương của cuốn sách, tôi tự biết
không thể đạt được tới mức độ làm rung cảm người đọc vì những lời văn chỉ là phơi
bầy tâm sự lòng mình. Lời văn, như tiếng tơ đàn truyền cảm, dù từ độc huyền với
mấy cung ai oán như tiếng ngân trong đêm vắng khi xưa ở quê nhà, hay do nhiều dây
tơ dồn dập như tiếng đàn Ngũ Thập Huyền trong lời thơ của Lý Thương Ẩn là thi gia
nước người, phải là người đồng điệu, đồng tình mới thật hiểu cho nhau. Vì vậy, khi
viết và chọn lựa những bài cho tập sách này tôi hướng về hai thế hệ.
Tôi nghĩ tới những người bạn cùng lớp tuổi mình ra đời cách đây trên dưới vào
khoảng nửa thế kỷ. Vừa bước vào ngưỡng cửa cuôïc đời chúng tôi đã thấy cảnh
chiến tranh khốc liệt của đất nước. Tuy mỗi người một thân phâïn, một hoàn cảnh
nhưng nói chung thì hầu như ai cũng gặp phải những điều ngang trái. Vậy mà chúng
tôi vẫn làm tươi đẹp được cho quê hương. Tôi xin phép được gọi những người cùng lứa
tuổi là bạn, theo nghĩa là bạn đồng hương, kể cả những người tôi chưa từng được gặp.
Nhiều bạn đã bỏ mình cho đất nước. Có những người bạn nổi bật lên trong quân vụ.
Có cả một lớp nhà văn đã có những đóng góp qúi báu cho lâu đài văn hóa Việt
Nam, đã sáng tác thơ văn trong khói lửa. Những người này, theo nghiệp dĩ chung của
những người cầm bút ở nước ta, phần lớn đều sống trọn đời là những hàn sĩ. Nhưng
họ đều có thể thấy kiêu hãnh là đã lưu lại được chút thi văn cho đời sau. Tôi cảm
thấy hãnh diện nếu được họ nghĩ đến như là một bạn cùng cầm văn bút. Một số
người ở lứa tuổi tôi đã được nhắc nhở đến trong thương trường cũng như ở chính
trường. Thành công của họ là điều đáng khen ngợi, nhưng tôi chỉ thực sự mến phục
những người trong công việc đã đặt quyền lợi của dân, của nước trên quyền lợi cá
nhân mình. Viết tập sách này, trước hết, cho những người bạn cùng lớp tuổi đọc, tôi
không viết như một hồi ký vì thực ra công nghiệp của tôi đâu có ảnh hưởng gì nhiều
đến lịch sử của đất nước mà kể lại. Tôi chỉ viết lại như một câu chuyện thường,
kể lại cuộc đời của một thư sinh sống trong thời loạn, như mọi người cùng lứa tuổi đã
thi hành quân vụ, và nhờ theo truyền thống của dân tộc, dù gặp làn nước sâu
cũng không nản chân bon của vó ngựa, bị làn sóng vỗ mưa dồn cũng quyết vững
tay chèo để cho trọn chí làm trai giúp nước, làm đẹp cho đời trong cái phận sự bé nhỏ
của mình.
Cuộc đời tôi đã không gặp được nhiều may mắn. Tôi sinh ra vào tháng Giêng năm
1930 ở Yên Bái vì dạo đó thân phụ làm công chức bưu điện ở tỉnh miền trung du Bắc
Việt này. Khi tôi được một tháng thì tiếng súng cách mạng bùng nổ vang rền tỉnh
thành. Tôi được nghe kể lại là đã thức suốt đêm nằm trong lòng mẹ nhưng không
khóc. Phải chăng tiếng súng chống cuộc đời nô lệ để dành tự do đã khơi dậy một
phần nào tiềm thức của tôi? Bốn tháng sau thì thực dân Pháp bắt tất cả các gia đình
công chức đi dự kiến cảnh mười ba liệt sĩ Quốc Dân Đảng đền nợ nước. Giờ đây
chắc không còn mấy người Việt Nam như tôi, đã có mặt ngày lịch sử ấy mà nay
đang lưu vong ở xứ người. Cũng vì vậy mà ngày nào đất nước còn lầm than, chưa
được thanh bình tự do, còn bị tư tưởng ngoại lai kiềm chế thì lòng tôi vẫn chưa toại
nguyêïn. Như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ mình có ngày được thấy đất
nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng sáo diều lại nghe êm dịu
trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành thì ý nguyện quang phục
quê hương phải được thế hệ trẻ nối tiếp. Tôi tin rằng sẽ có ngày thanh niên và sinh
viên ở quê nhà sẽ vùng dậy chống bạo quyền ức bách. Cách mạng ở Pháp khi xưa
đã cho biết như vậy. Mới đây, hàng triệu sinh viên ở khắp tỉnh thành Trung Hoa lục
địa cũng đã vùng lên. Ơ?nước ta, từ thời còn thực dân Pháp cai trị cho đến thời nay
đã nhiều lần các bạn trẻ xuống đường. Viết tập sách này với ý chí quốc gia sôi
động, tôi hy vọng có ngày lời văn được truyền qua các làn sóng điện truyền thanh
để đạt tới tâm hồn các bạn trẻ ở quê hương. Trong khi chờ đợi, tôi thành khẩn viết
những lời này với ý nguyện chính là gửi đến các bạn trẻ Việt Nam của chúng ta
hiện đang sống ở nước người. Trong các bạn, có người tới xứ lạ lúc tuổi còn ấu thơ.
Các em nhỏ hơn đã sinh đẻ và lớn lên ở xứ người. Nếu có cuộc sống gia đình với
cha mẹ, ông bà là người Việt Nam thì phần lớn các bạn đều nói được tiếng Việt.
Nhưng cũng có nhiều bạn không viết và đọc được chữ nước nhà. Thật là điều đáng
buồn vì tiếng nước ta nào đâu phải khó đọc, khó viết. Nhưng không vì thế mà những
người cầm bút viết văn như tôi lại nản lòng. Gần hai ngàn năm sống lưu vong, người
dân Do Thái vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết của họ. Sống rải rác khắp nơi ở trên
địa cầu, người Trung Hoa hải ngoại vẩn tiếp tục học để nói và viết ngôn ngữ truyền
đời của Hán tộc. Người Viêït Nam mình cũng phải được như thế. Tiếng Việt mình sẽ
được lưu truyền ngàn đời trên xứ người, đất lạ.
Mới đây, trên đặc san mùa hè 89 của Hội Cựu Hoc Sinh Chu văn An miền Bắc Cali, cụ
Đinh Bá Hoàn là bậc niên trưởng nay đã ngoài tám mươi tuổi và cư ngụ ở Canada,
đã viết một bài kêu gọi các cựu học sinh trên toàn thế giới lập ra một hội bảo
toàn tiếng nói, chữ viết và văn hoá Việt Nam. Cụ đã đề cử tôi ra để đứng lên
khởi xướng phong trào vận động. Tôi nghĩ rằng cụ đã có mười hai người con đều
thành đạt, có năm ngưòi là cựu học sinh Chu văn An, có người lớn tuổi hơn tôi, có
người học thành danh lẫy lừng, với người nào khác thì đã tự cho mình ở "Đệ nhất
danh gia" mà nay cụ vời đến người ngoài gia đình, như thế là tỏ sự chí tình của bậc
trưởng thượng, nghĩ đến việc chung công ích hơn là sự liên hệ họ hàng. Dù không làm
được theo như lời cụ nhắn nhủ, tôi cũng thấy cảm kích, trong hè này viết cho xong tập
sách để đóng góp phần vụ của mình vào sự vun trồng văn hoá Việt nơi quê người.
Tập tùy bút tâm tư này tôi viết tặng các bạn trẻ, lòng những mong rằng thế hệ
của tôi chỉ là lớp người đi trước đặt những viên đá sơ sài lót đường, sau này các
bạn sẽ đạt được những thành công rực rỡ xây thành một đại lộ thênh thang cho toàn
thể những người quốc gia cùng tiến bước, cho non sông được nở mặt với đời. Tôi chỉ
mong mỏi ở các bạn được giải thưởng Nobel về khoa học, hay một giải văn chương
quốc tế, hay giải Oscar về điện ảnh, khi nhận giải, bạn nên nói cho thế giới biết
rằng mình là con cháu dòng dõi Lạc Hồng, cho mọi người Việt Nam đều cùng đuợc
chia sẻ niềm hãnh diện. Khi nhận tấm bảng danh dự hay nắm trong tay bức tuợng vàng,
giờ phút đó là giờ phút vẻ vang đáng ghi nhớ trong đời bạn. Lời nói của bạn sẽ đi
vào lịch sử. Mới đây, trong một buổi họp báo kỷ niệm hai mươi năm loài người đặt
chân lên mặt trăng có người hỏi phi hành gia Neil Armstrong tại sao câu nói đầu tiên
của ông trên Cung Quảng lại là:"Một bước chân nhỏ bé cho người, là một bước
nhẩy vọt của nhân loại". Chuyến bay lên trăng của ông, là một sứ giả của địa cầu
nên ông đã nói như vậy. Các bạn trẻ Việt Nam thân yêu của tôi, rồi đây các bạn
sẽ đi vào đủ mọi ngành, có những người trong các bạn sẽ đạt được những thành
công đặc sắc, người Việt mình chưa ai đạt được. Như Neil Armstrong đã là sứ giả của
nhân loại, các bạn là sứ giả của dân Việt. Nay các bạn đã làm được một điều lợi
ích cho đời nhưng đã phải có một truyền thống lịch sử, văn hoá tươi đẹp của đất
nước mới tạo được một thế hệ người Việt như lớp tuổi các bạn. Tôi mong được nghe
một lời của bạn cám ơn quê hương.
Tuy viết xong tập sách nhỏ nhưng tôi không yên lòng gác văn bút, chỉ viết mấy lời
tạ từ như người tạm nghỉ khi đã đi trọn một cung đường. Vì đã nói tâm tư của mình
nên trong toàn tập sách tôi đã dùng chủ từ là người viết. Mấy trang cuối tôi dành
lời cho một số bằng hữu. Có người đã gặp tôi trong quân ngũ, đối với nhau trong
tình huynh đệ chi binh. Có người là bạn đồng nghiệp với tôi trong ngành giáo dục, đã
từng cùng giảng dậy dưới một mái trường. Và cũng có những người chỉ phê bình
sách tôi chưa từng được gặp. Tôi để quyền chọn lựa này cho nhà xuất bản. Như thế
vì tôi mong nhận được những lời phẩm bình trung thực. Cũng như trong ngành khoa
học, tôi đã viết mấy cuốn sách và gần một trăm bài khảo cứu. Sách và tài liệu in ra,
đề ra những lý thuyết, những công thức gạn lọc chắt chiu được sau nhiều ngày miệt
mài nghiên cứu, sau nhiều đêm suy tư, những điều đó đúng hay sai, một khi đã công
bố trên giấy trắng mực đen sẽ được tất cả mọi người thẩm định. Tôi đã nhận được
nhiều thư từ khắp bốn phương trời. Dù cho là mấy lời khuyến khích của một bạn khoa
học viết từ Pháp, hay là lời khen ngợi của một giáo sư Do Thái hay Đức hay Nga, hay
thư mời tới diễn giảng của người Trung Hoa, từ cả hai vùng Đài Loan và Lục Địa, hay
chỉ là thư hỏi vài nghi vấn của một sinh viên từ Bỉ hay Ba Tây hay một nước nào
khác, lần nào đọc lời phê bình tôi cũng tự kiểm thảo lại bài viết của mình để cầu
tiến. Quan niệm của tôi khi viết văn cũng vậy. Khi viết tôi cứ thành thực phô bầy ý
nghĩ của mình. Lúc diễn đạt tâm sự, có khi gặp niềm băn khoăn, tay viết trở nên
ngập ngừng. Những lời tâm tư của tôi nay đã được trải trên những trang giấy mỏng.
Với cả chân tình, tôi xin gửi tới các bạn đọc ở ngàn phương.
Từ thuở còn xanh mái đầu, tôi đã nặng tình dân tộc. Tuy nửa cuộc đời sống xa quê
hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Tuy trong công việc
hàng ngày phải nói và viết bằng nhiều thứ tiếng nước người mà tiếng mẹ đẻ lúc
nào tôi cũng trân trọng. Làm sao tôi có thể quên được những câu ca dao đã được
nghe mẹ ru từ thuở ấu thơ. Làm sao tôi có thể quên được những lời nói đầm ấm nhẹ
nhàng lúc nào nghe cũng có nhạc điệu của tiếng Việt mến yêu. Mỗi người trong
chúng ta có một cuộc đời, mỗi người có riêng phần mạng. Ơ?vào thế kỷ này,
vòm trời mở rộng ra ngoài không gian, những chuyến bay liên hành tinh đã thành sự
thực. Tôi đã được may mắn nhập vào khối người hoạt động trong lãnh vực khoa học
không gian và vũ trụ. Tôi đã được gặp những người phi hành rời được hấp trường địa
cầu, có cả những người được đặt chân lên Cung Quảng. Nơi đây, họ đã được nhìn về
trái đất, thấy xa vời, nhỏ bé. Tôi không biết họ đã nghĩ gì? Tôi chắc là trong lúc
khẩn trương về công vụ khoa học, họ đã lo sao cho tròn sứ mạng để tới giờ trở về,
lọt vào bầu khí quyển bừng bừng lửa xẹt, rồi thấy ba vòm dù mở rộng, mầu đỏ
và trắng chói lọi, đỡ cho phi thuyền được đặt xuống an bình trên mặt đại dương. Rồi
sau đó họ sẽ được đặt chân lên hàng không mẫu hạm lúc đó trở thành quê hương
của những người đã viễn du trong vũ trụ. Đó là quê hương của người.
Tuy được đi nhiều nhưng tôi đã chỉ luẩn quẩn trên mặt địa cầu. Không được nhìn thấy
quê hương, tôi chỉ hướng vọng qua đại dương. Không được hàng ngày nói tiếng Việt,
tôi chỉ trải tâm sự lòng mình trên trang giấy. Khi xưa, khi còn tuổi thanh niên, tôi đã
viết chuyện mình với những ước mơ hồ hải. Tới nay, giấc mộng lành chưa trọn, vì quê
hương chưa được thanh bình, tôi không thể theo như người trước, mãn nguyện với cuộc
đời, tìm thú thanh nhàn và nói rằng:"Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo". Vì tâm tư
còn nặng nhiều u uẩn nên giờ đây tôi lại viết tiếp chuyện lòng mình. Mới đây, một
đêm ngồi cùng bằng hữu, tôi đọc lại mấy câu thơ mà không còn nhớ tên người
viết:
"Đêm nay sương lạnh mái đầu,
Dãi trang giấy nhỏ đôi câu tâm tình.
Luống cầy rộn gót chiến binh,
Người ơi tiếng sáo thanh bình sao im?"
Rồi mọi ngưòi nhìn nhau. Có mái đầu còn xanh, có người tóc đã phất phơ điểm bạc.
Nhưng đều cùng một tâm sự. Ngày mai lại chia tay, hẹn tới một chu kỳ hội ngộ. Nợ
tang bồng của người dân Việt chưa trả trọn vẹn, nợ non sông chưa đền đáp như lời thề
xưa kia hùng tráng của sĩ quân, như lời tự nguyện nghẹn ngào của sĩ dân, chỉ vì tiếng
sáo thanh bình chưa được trở lại trên thôn xóm của quê hương. Có những người bạn
tôi đã quyết dấn thân. Tất cả các bạn khác đều quyết tâm tham gia làm ích lợi
chung cho cộng đồng hải ngoại. Tuy không nắm tay nhau thề thốt, nhưng ý tình thông
cảm. Riêng tôi, tôi tự nguyện làm một trong những vòng nối giữa những người trẻ
và những người đã qua kỷ nguyên chu kỳ, vì tôi tự xét trong đời mình đã không làm
điều gì sái quấy để mang tiếng cho người Việt nên đã được những bậc lớn tuổi hơn
có lòng tín nhiệm. Giờ chỉ mong sao lời nói của mình thâùm nhuần tới tâm tư các
bạn trẻ.
Một lần tôi về Florida nói chuyện, nhà thơ Nguyễn Lập Đông từ Louisiana đã gửi tới
mấy câu thơ, nhờ một bạn trẻ chuyển giao:
"Đây là ly tiễn quan san,
Uống cho những bước dọc ngang sơn hà.
Này là ly giữa phong ba,
Người về rung chuyển trong ta một trời."
Cái giới hạn của sức mình đã không cho tôi luôn luôn đi được từ đông sang tây, từ
nam chí bắc, nghĩa là ngang dọc sơn hà như lời thơ ao ước của Nguyễn Lập Đông, để
tôi được tiếp xúc nhiều với lớp thanh niên Việt đang sống xa quê hương. Để bù đắp
lại, tôi mong mỏi tập sách này tới được tay các bạn. Để rồi qua các bạn, hoa đất
nước được nở rộ trên xứ người, với muôn vẻ đẹp. Qua lời viết tôi muốn các bạn
biết được rằng, dù khó khăn trở ngại, với kiên trì, ước nguyện của mình cũng có
thể đạt thành. Sự thành công của cá nhân mình là điều đáng qúy, nhưng giữ được
cội nguồn để văn hoá dân tộc được truyền đời mới là điều đáng làm ta hãnh
diện. Vòng giây giữa các thế hệ phải được nối tiếp. Khối người Việt ly hương phải
là một tập thể quốc gia. Y0nguyện làm đẹp cho đất nước, quang phục quê hương phải

No comments: