Saturday, September 8, 2012

NGUYỄN CAO HÁCH * TƯ BẢN TOÀN CẦU

TƯ BẢN TOÀN CẦU
Prof. NGUYỄN CAO HÁCH


Trong lịch sử nhân loại cho tới ngày nay, không chế độ nào thắng lợi và tiến mau như chế độ tư bản.
Bí quyết chính yếu của chế độ tư bản là luôn luôn tạo ra mọi phương tiện thỏa mãn nhu cầu của nhân loại bằng cách luôn luôn thúc đẩy tiến bộ trong phương pháp sản xuất.
Tiến hóa đòi hỏi là phương pháp làm việc và khí cụ hiện hữu phải đào thải để nhường bước cho phương pháp nào và khí cụ nào hữu hiệu hơn, nghiã là đạt kết quả mau hơn, hoặc cho phép thu hoạch nhiều dịch vụ và sản phẩm hơn trước, hay hoàn chỉnh hơn trước.
Tiến bộ kỹ thuật (technological progress) chính là lực lượng đẩy toàn xã hội luôn luôn đổi mới. Hệ quả của nó là sự sa thảihoặc phế bỏ cái cũ khó tránh: sa thải phương pháp làm việc lỗi thời; loại bỏ cách tổ chức không đưa tới kết quả tối đa; sa thải dụng cụ và máy móc hiện dùng vì tỷ số sản xuất qúa thấp kém (low productivity); sa thải những kiến thức quá nặng về quá khứ và không giúp ích cho việc xây dựng tương lai; có khi cả sa thải nhân công và thợ thuyền mà năng suất quá thấp.
Tóm lại, chế độ tư bản chủ trương luôn luôn thay đổi nếu kiến thức mới có hiệu năng (efficiency) hơn kiến thức cũ. Nhân công nào không thích ứng (adapt) vào hoàn cảnh mới trong guồng máy sản xuất chỉ còn cách trông nhờ vào các tổ chức tương trợ hoặc từ thiện.


Một kinh tế gia nổi tiếng, Giáo sư Schumpeter, đã gọi phương pháp thay đổi kinh tế và xã hội đó là “biện pháp sáng tạo bằng cách phá hoại” (process of creative destruction). Tất nhiên là đường lối tiến hóa đó luôn luôn gây xáo trộn vì, nếu có người được hưởng thụ kết qủa của tiến hóa sản xuất, thì cũng có các nạn nhân. Tiến bộ kỹ thuật ưu đãi các phần tử nhiều hiệu năng, và gạt ra lề xã hội những phần tử không chịu hoặc không thể thích nghi vào hoàn cảnh mới.
Nếu xã hội cứ theo đúng đường lối đó, thì nhiều xáo trộn không thể nào tránh được. Những người tự cho là nạn nhân của thời cuộc sẵn sàng chờ cơ hội nổi loạn để phá một chế độ mà họ cho làtàn nhẫn và vô nhân đạo.


Chế độ tư bản thuần túy xây dựng trên ba cột trụ nền tảng:
- Cột thứ nhất là thị trường mở hoặc khai hóa (open market), nghiã là cung và cầu hoàn toàn tự do, không có trở ngại gì về bất cứ phương diện nào; và người tiêu thụ hoàn toàn theo biến chuyển của cung và cầu (supply and demand).


- Cột thứ hai là tư bản tự do di chuyển (unrestricted capital flows) nghiã là tư bản tự do tới đầu tư tại nơi nào cho phép thâu lợi lớn nhất và lâu dài nhất.
- Cột thứ ba là chính quyền địa phương không gây trở ngại gì trong mọi hoạt động kinh tế. Đó là một trong các trở ngại hiện nay trong nhiều xứ chậm tiến vì chính quyền địa phương quá thối nát nên không thu hút được đầu tư ngoại lai (foreign direct investment, thường viết tắt là FDI).
Cũng có khi nhà cầm quyền địa phương không thối nát nhưng lại gia nhập những tổ chức họp thành khối kinh tế (economic bloc) để làm khó dễ những dịch vụ của xứ nào không nằm trong khối.


* * *
Bàn về tiến bộ kinh tế của các xứ tư bản trong thời hậu chiến tất nhiên phải bắt đầu phân tích trường hợp của Hoa Kỳ. Ngày nay, kinh tế Mỹ là một guồng máy khổng lồ sản xuất một khối sản phẩm và dịch vụ lớn nhất thế giới.
Để so sánh sản lượng, người ta thường căn cứ vào số thống kê gọi là Tổng Sản Lượng (Gross National Product, viết tắt là NDP). Nó gồm giá trị của toàn thể khối sản phẩm và dịch vụ mà nền kinh tế của xứ đó làm ra trong một thời kỳ, thường là một năm.


Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt sau khi Nhật Bản đầu hàng hồi tháng 8-1945. Nhưng sau đó, Nga chiếm đóng hết Đông Âu và đưa tới một thời kỳ gọi là Chiến Tranh Lạnh (the Cold War). Chiến Tranh Lạnh chấm dứt năm 1989 khi quân đội Nga rút khỏi Đông Âu, và nhất là năm 1991 khi Đế Quốc Nga (gọi là Liên Bang Xô Viết, USSR) tự giải thể.
Nên để ý khung cảnh chính trị toàn cầu đó, vì từ 1991 trở đi, sự so sánh giữa các quốc gia mới thực sự có ý nghiã do hoạt động kinh tế hoàn toàn theo tư lợi (lợi của cá nhân hay lợi của cộng đồng).
Trong 15 năm vừa qua (1991 tới 2005), dân Mỹ được hưởng một giai đoạn khuếch trương kinh tế dài nhất.


Tỷ số thất nghiệp nhân công (rate of unemployment) hạ nhất, kể từ cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế năm 1929. Năng suất nhân công (labor productivity rate) đã tăng mau hơn bao giờ hết, và thù đáp nhân công tất nhiên cũng tăng theo đà đó.
Một điểm đáng chú ý nữa là tỷ số lạm phát (rate of inflation) đã rất thấp suốt trong thời kỳ hậu chiến thịnh vượng.

Quiả thật là một sự thành đạt đáng khích lệ.
Trong khi đó thì phần còn lại của thế giới gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, khi bàn về kinh tế toàn cầu trong thời hậu chiến, các bình luận gia thường chú ý tới hai điểm:
- Một là kinh tế Mỹ được giải phóng và hoàn toàn tự do hoạt động, vì Thế Chiến 1939-1945 đã chấm dứt, và chiến tranh lạnh 1945-1989 cũng không còn, nên các xí nghiệp Mỹ hoàn toàn tự do hoạt động.
- Lý do thứ nhì: nhiều tiến bộ kỹ thuật đã thay đổi hẵn guồng máy sản xuất và phân phối, nhất là máy điện toán (computer), kỹ thuật thông tin (information technologies), và Internet (luận giả xin lỗi vì chưa ai thử dịch chữ INTERNET sang tiếng Việt).


Nói tới đây, tất có độc giả đặt câu hỏi: chiến tranh đã xa rồi, đối với cả Nhật bản và Âu Châu, tại sao hai khối đó lại không tiến mau như Mỹ?
Xin thưa là mỗi khối tiến mau hay chậm là do khả năng của toàn dân của xứ đó, và cũng do dân xứ đó có gặp hoàn cảnh may mắn hay không? Tất nhiên là người Việt hiểu câu đó một cách đau đớn.
Nhưng luận giả xin phép thu hẹp vấn đềø vào kinh tế Mỹ.

Lý do chính để kinh tế Mỹ tiến mau là mọi tổ chức sản xuất, phân phối và tiêu thụ (production, distribution, consumption) đều hoàn toàn tự do, kể cả tự do di chuyển tư bản toàn cầu để tìm những nơi và những phối hợp kỹ thuật và nhân sự đưa tới kết qủa tối đa.
Một trong những sáng kiến được các bình luận gia chú ý gọi là xuatá cảng dịch vụ (outsourcing). Thành ngữ đó dễ gây hiểu lầm. Đây không phải là xuất cảng khả năng sản xuất của nhân công Mỹ. Chính ra, đây là một vụ nhập cảng khả năng sản xuất của nhân công ngoại quốc vào quá trình sản xuất (production process) của một xí nghiệp Mỹ vẫn hoạt động tại Mỹ, và nhân công ngoại lai vẫn tiếp tục ở xứ mình

Tự do nhập cảng sản phẩm tiêu thụ (free import of consumption goods) đã giúp Mỹ giải quyết vấn đề áp lực lạm phát (inflationary pressure) rất mạnh trong một xứ mà lợi tức nhiều tầng lớp taăg rất mau.
Vì nhập cảng tự do các sản phẩm tiêu thụ đại chúng từ các xứ chậm tiến nên giá thường rất hạ (vì các xứ chậm tiến mới bắt đầu phát triển bằng cách áp dụng các biện pháp tân kỳ, nên thi nhau xuất cảng sang Mỹ để thâu đô la, nghiã là thâu loại chỉ tệ mạnh để trả các món nợ đã vay ngoại quốc, nó là phương tiện tài trợ kế hoạch phát triển).

Sản xuất Mỹ tăng mau, vậy lợi tức của đại chúng cũng tăng mau; mà lạm phát lại tránh được; nó đưa tới hệ luận là tiết kiệm tăng gia. Vậy tư bản tìm cơ hội đầu tư cũng tăng gia mau. Đó là những biến chuyển dồn dập, trong đó mỗi trạng thái là nguyên nhân đẩy mạnh một trạng thái khác (mutual causation).

Vậy rất sẵn vốn đầu tư, hoặc rất dễ tìm vốn đầu tư vẫn chưa đủ. Vì đầu tư vào ngành gì để thâu lợi lâu dài và tối đa?
Mỹ đã tìm được giải đáp: không nên chạy theo mối lïi tức khắc, mà nên tìm kế hoạch lâu dài. Mà muốn thịnh vượng lâu dài thì phải tập trung mọi khả năng vào ngành nghiên cứu phát triển (Research and Development, viết tắt là RD).

Tuy rằng tự do có nghiã chính yếu là mọi doanh nhân (entrepreneur) hoàn toàn tự do áp dụng sáng kiến của mình, nhưng chính phủ trung ương vẫn giữ vai trò trợ giúp và khuyến khích. Suốt trong thời kỳ mấy năm gần đây, một giám đốc của ngân hàng trung ương toàn quốc (Chairman of the Federal Reserve System) là Alan Greenspan đã rất sáng suốt điều khiển các luồng xuất nhập tư bản, để vừa tránh lạm phát, vừa khuyến khích đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng.

No comments: