Friday, September 7, 2012

NGUYỄN BÁ CẨN * HẬU CỘNG SẢN

vÃn ÇŠ hÆu c¶ng sän tåi viŒt nam
NguyÍn Bá CÄn

Hồi tưởng lại chánh tình giao động của Ba Lan cách đây 15 năm do phong trào đấu tranh bất bạo động của nhân dân làm cho chính quyền Cộng sản Ba Lan phải giải tán để nhường chỗ cho một tân thể chế tự do dân chủ, ai cũng cho đó là một giấc mơ trở thành sự thật ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Bất chấp lực lượng hùng mạnh của công an mật vụ và quân đội cộng sản Ba Lan, bất chấp lời đe dọa của Nga Sô sẽ gởi lực lượng thiết giáp vào Ba Lan để nghiền nát phong trào chống đối như họ đã từng can thiệp có kết quả ở Hung Gia Lợi, người dân Ba Lan đã kiên quyết sẵn sàng đổi mạng sống của họ cho lý tưởng tự do dân chủ. Chính yếu tố quyết định này đã giúp nhân dân Ba Lan lật đổ bạo quyền cộng sản. Theo dõi tin tức hàng ngày trên đài truyền thanh và truyền hình lúc bấy giờ, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên khi nhận thấy ý chí và quyết tâm của một dân tộc đã tạo được ngọn thủy triều càn quét một cách êm thấm _ không tốn một giọt máu _ lực lượng của bạo quyền Ba Lan đồng thời chăm ngòi nổ cho toàn thể Khối Cộng sản Đông Âu kéo theo thành trì Liên bang Sô Viết sụp đổ từ gốc tới ngo.n.
Năm 1975, khi Hoa Kỳ hoàn toàn cắt đứt viện trợ cho VNCH và khi chính quyền miền Nam đã thất bại trong kế hoạch tái phối trí lực lượng để thích ứng với tình thế và hoàn cảnh mới, miền Nam sụp đổ trong hơn một tháng rã ngũ. Tương tự như hồi cuối năm 1989, vì khủng hoảng nội bộ và chế độ đi đến ngõ cụt phá sản, gần 10 nước Cộng sản Đông Âu và bức tường Bá Linh đã gẫy đỗ trong vòng một tháng và sau đó không lâu, 16 cộng hòa của Liên Bang Sô Viết, với một dân số gần ba trăm triệu và một lực lượng quân đội võ trang và công an mật vụ hàng mấy triệu người, to lớn gấp mấy lần VNCH, cũng đã rã ngũ trong vòng một tuần lễ.
Chính người dân Đông Âu cũng lúng túng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ. Chẳng hạn tại Tiệp Khắc, khi Cộng sản sụp đổ, nhân dân Tiệp Khắc phải chạy tìm người để lãnh đạo quốc gia. Cuối cùng họ tín nhiệm một người không phải là chính khách mà chỉ là một văn hào đã từng tham gia các đợt đấu tranh của quần chúng chống lại bạo quyền.
Hiện chính tình nội bộ Việt Nam Cộng sản như một ngôi nhà mục nát, còn tệ hơn các nước cộng sản Nga Sô và Đông Âu trước năm 1989. Chế độ gọi là Xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ chí Minh chỉ là một danh xưng rẻ tiền làm bình phong cho một hệ thống thảo khấu cấu kết từ trên xuống dưới, bán nước buôn dân mà mục tiêu chỉ là tham ô, vơ vét cho đầy túi, mặc cho dân đói vì thiếu ăn, dân chết vì không thuốc chửa, dân nhục vì hàng trăm ngàn phụ nữ phải giành nhau để được bán thân cho ngoại bang với sự chứng kiến và chuẩn phê của bạo quyền.
Ai cũng biết trong nội bộ của CSVN ngày này, trên nói dưới không nghe vì cả bọn đều giành ăn thì đâu còn ai nghe ai nữa. Còn ở cấp bực chóp bu lãnh đạo thì trong tháng 7 vừa qua, bức thư tố cáo của thượng tướng cộng sản Nguyễn Nam Khánh đã vạch trần những âm mưu ác độc và hành động bẩn thỉu của cựu Chủ tịch Nước Lê Đức Anh và đồng bọn còn đang tại quyền cấu kết để vu cáo, khống chế, chèn ép, tiêu diệt các phe phái đối nghịch đồng thời cấu xé lẫn nhau để giành ăn. Tình trạng nhơ nhớp thối tha này đã kéo dài trên hai chục năm nay, trước sự chứng kiến đồng lõa và “ngậm miệng ăn tiền” của các cựu Chủ tịch Nước, Tổng Bí Thư đảng, Thủ Tướng Chính phủ như Võ Văn Kiệt, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu và hàng trăm đồng bọn trong Bộ Chính Trị, trong Quân ủy Trung ương, trong Trung ương đảng.
Sau khi những bức thư tố giác trên đây được công bố, lập tức Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và cố vấn của đảng Đổ Mười đã thân hành đến tận tư gia của tướng Võ Nguyên Giáp để dàn xếp hầu bao che và ém nhẹm tình trạng thối nát trên đây nhưng lần này thì bọn chúng không thể “lấy thúng úp miệng voi” được nữa. Chế độ CSVN sẽ sụp đổ nay mai, nhanh lẹ và bất thần như ở Đông Âu, không phải vì do nhân dân trong nước vùng lên lật đổ bạo quyền. Cũng không phải vì do sư đoàn hải ngoại về giải phóng đất nước. Cũng không phải vì do các quốc gia tư bản thù nghịch quấy phá. Mà chính vì do bọn CSVN có quyền lực trong mọi cấp mọi ngành giành ăn, tiêu diệt lẫn nhau, tự hũy hoại cơ chế, rã ngũ từ cơ sở đảng cho tới cơ quan nhà nước.
Đất nước tự nó sẽ rơi vào tay của các đảng viên cộng sản giác ngộ đang chống đối ầm ĩ trong nước và các khuynh hướng bất mãn vốn dĩ đoàn kết nhau hơn vì bị bọn tham ô loại ra khỏi các vị trí quyền lực từ 20 năm nay. Thành phần cộng sản vừa lên cầm quyền này sẽ cần đến thế lực và sự yểm trợ của các nước tư bản hơn lúc nào hết để củng cố quyền lưcï, do đó sẽ sẵn sàng chấp nhận dân chủ đa nguyên. Trong bối cảnh đa nguyên mới này, người Việt hải ngoại đã sẵn sàng đội ngũ chuyên viên và kế hoạch phục hưng đất nước hay chưa, để yểm trợ khuynh hướng quốc gia thầm lặng trong nước tranh thắng với tàn quân cộng sản trong các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức nhằm soạn thảo hiến pháp và thiết lập các định chế quốc gia để lãnh đạo và điều hành đất nước.
Người quốc gia đã có sẵn kế hoạch đấu tranh ngoại giao hay chưa, để tố cáo trước dư luận thế giới việc nhượng đất và lãnh hải của CSVN cho Trung Cộng và tuyên bố hũy bỏ hiệp định bán nước của CSVN vì không phải do nhân dân Việt Nam mà do bọn độc tài đảng trị ký kết. Nhân dân Việt Nam đã có đầy đủ tài liệu và bằng chứng về lịch sử, chính trị, hành chánh và quân sự chứng minh những phần đất và lãnh hải do CSVN ký nhượng cho Cộng Sản Trung Quốc, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam từ mấy trăm năm trước. Dù rằng hành động trên đây chưa chắc đã mang lại kết quả, nhưng hành vi tố cáo và đơn phương tuyên bố hũy bỏ hiệp định rất cần thiết để được lưu lại trong văn khố các nước, xác định lập trường chính thức của nhân dân Việt Nam. Chiến dịch vận động ngoại giao trên đây cần được khởi động ngay sau khi một Chính phủ tự do dân chủ đại diện đích thực của nhân dân được hình thành để nhấn mạnh tính cách vô giá trị của hiệp ước do tập đoàn cộng sản Việt nam ký kết và công bố cho thế giới lập trường cùng quyết tâm của nhân dân Việt Nam đòi thu hồi cho kỳ được lãnh thổ và lãnh hải bị cộng sản ký nhươ.ng.
Như Thủ Tướng Cộng sản Phan Văn Khải vừa tuyên bố trong nước, đất nước hiện nay giống như một chiếc thuyền mất định hướng. Nguy cơ trầm trọng mà ông Khải công khai nhìn nhận và báo động với nhân dân là tham nhũng, cửa quyền, lạm phí của công, hách dịch, hà hiếp dân chúng đang lan tràn khắp nước. Còn một nguy cơ trầm trọng hơn nữa mà ông Khải không báo động với nhân dân là nhà cầm quyền các cấp vô trách nhiệm với dân, chỉ lo vơ vét trong cảnh chợ chiều. Còn nhân dân thì khúm núm lo sợ khi có việc đi đến cửa công, mặc dù đã thủ sẵn tiền bạc đút lót bất cứ cho dịch vụ gì mà vẫn bị hạch sách bắt nạt, giống như nô dân của thời kỳ phong kiến cách đây một hai thiên niên kỷ. Người dân nghèo đói, bất mãn căm thù nhưng bất lực trước chính sách kềm kẹp của bạo quyền. Thoảng có được dư đồng nào cũng chỉ biết mượn rượu bia giải sầu nhân tiện chưởi bới cán bộ nhà nước.
Người quốc gia đã sẵn sàng chưa, để góp ý với nội địa về một chế độ chính trị và tổ chức công quyền thích nghi nhằm tháo gỡ nền hành chánh các cấp, quân đội và công an mật vụ ra khỏi sự lãnh đạo và kềm kẹp của đảng Cộng sản, đồng thời áp dụng những phương pháp quản trị nhân viên tân tiến và những thủ tục tài chánh kế toán trong sáng, cùng điều hành công vụ và công khai hóa việc quản trị công khố và ngân sách từ trung ương đến địa phương. Trên đường dài còn phải duyệt xét lại toàn bộ triết lý căn bản của nền giáo dục để bài trừ tận gốc rễ tư tưởng độc tài bán nước buôn dân của cán bộ lãnh đạo cùng tinh thần quan liêu, cửa quyền và tham ô của toàn thể cán bộ nhà nước, để học sinh sinh viên được cung cấp đầy đủ phương tiện học hành và mở rộng tầm mắt hướng thượng, tiếp thu những lý tưởng cao quý trước khi rời nhà trường xây dựng gia đình và phụng sự xã hô.i.
Lãnh vực văn hóa giáo dục trong nước cũng hết sức tồi tệ. Học sinh không đủ tiền ăn học vì trường công cũng phải đóng học phí và trả tiền “học thêm sau giờ”ø để được thầy cô cho đủ điểm lên lớp. Trong kỳ thi tuyển vào đại học năm 2004, kết quả do chính nhà nước cộng sản công bố cho thấy về tổng số điểm của ba bài thi thuộc ba môn học, có 8 ngàn thí sinh được 1 điểm (chia ra cho 3 bài thì sẽ có 2 bài nửa điểm và 1 bài không điểm), 4 ngàn thí sinh được nửa (0.5) điểm (1 bài nửa điểm và 2 bài không điểm), và 2 ngàn thí sinh không (0) điểm nào (cả 3 bài đều không điểm). Sự hiểu biết của học sinh trình độ tú tài của Việt Nam thật là thê thảm.


Người quốc gia đã sẵn sàng chưa, để giúp đỡ nội địa tái lập lại nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng đã từng áp dụng tại miền Nam trước năm 1975, để phục hồi những giá trị và truyền thống tốt đẹp của dân tộc về văn hóa và đạo đức, để cho đạo đức lễ nghĩa được đề cao và trân quý, để công dân tôn trọng kỷ luật và luật pháp quốc gia, để cho xã hội tương lai gồm những người con hiếu thảo, những công dân tốt và những cán bộ đạo đức trong sạch dấn thân phục vụ đất nước phát triển bền vững.


Về hiện tình y tế trong nước, bệnh nhân nghèo đến bệnh viện công cũng phải đóng lệ phí mặc dù phải nằm chung giường với hai ba bệnh nhân khác, thuốc men thiếu thốn và điều kiện điều trị tồi tệ tụt hậu hàng mấy chục năm. Bệnh nhân nghèo không tiền để trả lệ phí bị đuổi đi không một thương xót. Trong lúc đó, Bác sĩ Ngô Gia Hy tuyên bố với báo TUỔI TRẺ trong nước là cuối năm 2003, hệ thống các công ty bảo hiểm y tế quốc doanh đã lời 2 ngàn tỷ đồng mà không chịu xuất phát để mua sắm thuốc men có phẩm chất cao và cung cấp cho bệnh nhân những kỹ thuật điều trị tân tiến. Lý do giản dị mà ai cũng biết là vì hệ thống quốc doanh là “vú sửa” dành cho các cấp lãnh đạo đảng ta. Người Việt hải ngoại chúng ta đã sẵn sàng chưa, để mang hiểu biết kỹ thuật về nước góp phần xây dựng và đào tạo cơ sở cùng y sĩ, cán bộ y tế nâng cao phẩm chất dịch vụ y tế cho người dân từ thành thị đến thôn quê.
Còn rất nhiều lãnh vực cần chấn chỉnh, sửa sai, bổ khuyết ngắn và dài hạn cùng hoàn toàn đổi mới, chẵng hạn lãnh vực phát triển kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh, chớ không phải phát triển kinh tế nghịch lý và tồi tệ theo kiểu Cộng sản Việt Nam đang làm hiện nay nhằm vơ vét cho riêng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng. Một nền kinh tế hậu chiến tốt mang lại tài nguyên lợi nhuận dồi dào cho đất nước chưa đủ. Còn phải kèm theo một chính sách xã hội cấp tiến nhằm phân chia lợi tức đồng đều cho người dân, thực hiện công bình xã hội, giảm thiểu sự cách biệt giữa giàu nghèo.



Mô hình tổ chức kinh tế và xã hội tại các nước giàu ở Bắc Mỹ và Âu Châu chưa được hợp lý là vì tài sản và lợi tức vẫn còn được dùng vào mục tiêu chính khuyến khích tài năng và sáng kiến cá nhân nhưng chưa được dùng để phục vụ quần chúng một cách đồng đều, dù chỉ trên một căn bản tương đối. So sánh một cách tổng quát, kinh tế Hoa Kỳ hơn Âu Châu, nhưng tổ chức xã hội của Hoa Kỳ chưa hẵn đã hơn Âu Châu. Chỉ riêng về tương quan giữa chủ và thợ, người lao động Âu Châu được hưởng nhiều quyền lợi, được bảo đảm xã hội hơn ở Hoa Kỳ và có một đời sống thanh nhàn hơn.
Tại Hoa Kỳ, luật lệ về kinh tế tài chính, thuế vụ, lao động và xã hội nhằm nâng đỡ tài phiệt và chủ nhân hơn là bênh vực công nhân. Lao động Âu Châu làm việc ít giờ trong tuần và được nghỉ phép (vacation) hàng năm nhiều hơn và trong những điều kiện dễ dãi hơn ở Hoa Kỳ. Đặc biệt trong 30 năm gần đây, vũ khí bảo vệ lao động tại Hoa Kỳ là nghiệp đoàn không còn bén nhọn và hữu hiệu như trước kia nữa. Một mặt là vì luật pháp cho phép Tổng Thống Hoa Kỳ can thiệp quá đáng vào các cuộc tranh chấp lao động, làm giảm thiểu sức ép của tổ chức nghiệp đoàn. Thời kỳ Tổng Đoàn Lao Động và Công Kỹ Nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) được trọng nể trong chính giới và tín nhiệm đối với công nhân không còn nữa. Một phần cũng vì Tổng Thống Hoa Kỳ, các Nghị sĩ và Dân biểu liên bang không còn lệ thuộc nhiều vào tổ chức lao động như trước kia nữa mà chỉ cần chi tiền, bỏ ra vài chục vài trăm triệu để truyền thông mang hình ảnh và vận động bầu cử vào tận phòng gia đình hay phòng ngủ của từng gia đình.

Tệ hơn nữa là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế cứ lần lượt xảy ra trong vòng 10 hoặc 15 năm, đường lối quản trị của các đại công ty Hoa Kỳ ngày càng khắc khe, thậm chí tồi tệ tới mức bóc lột trắng trợn giới lao đô.ng. Không thiếu gì hiện tượng mướn nhân viên làm việc dài hạn nhưng tuyển dụng với tư cách tạm thời để khỏi phải trả quyền lợi (benefits) về bệnh tật, nghỉ phép, hộ sản, hưu trí, v.v.. Đa số các hãng còn sa thải những nhân viên sắp có gần đủ thâm niên về hưu, để hãng khỏi phải trả hưu bổng về sau. Ngoài ra còn có một thiểu số viên chức lãnh đạo lưu manh làm giàu cá nhân bằng cách gian lận về tài chính và chứng khoán của hãng làm cho hàng chục ngàn nhân viên mất hết tiền tiết kiệm đầu tư bằng chứng khoán của xí nghiệp họ đang làm viê.c. Thật là trắng trợn cảnh người bóc lột người.


Trên đây là những nhận xét tổng quát để người Việt quốc gia cân nhắc trong việc mang hiểu biết và kinh nghiệm học được tại nước người về áp dụng cho đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản. Có lẽ không đâu mà công bằng xã hội được thực thi khá tốt, không đâu mà cách biệt rất ít giữa giàu và nghèo, không đâu mà đời sống người dân được bảo đảm từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khi chết, bằng một hệ thống an sinh xã hội tân tiến vào bậc nhất như tại các nước Bắc Âu hiện nay, mà người viết bài này có dịp quan sát và nghiên cứu cách đây một tháng. Thật vậy, tuy các nước ở Bắc Âu nhỏ hơn và ít dân hơn đa số các nước, nhưng lợi tức rất cao, đứng hàng đầu thế giới.
Theo thống kê được Ngân Hàng Thế Giới công bố cuối tháng 7 năm 2004, sau đây là lợi tức từng đầu người trong năm 2003 của Na Uy 50,358 US$, Thụy Điển 33,421 US$, Đan Mạch 38,618 US$ trong lúc Hoa Kỳ chỉ có 37,074 US$, Nhật Bản 33,858 US$, Pháp 28,300 US$, Thái Lan 2,202 US$, Mã Lai 4,389 US$, còn Trung Quốc với lợi tức 1,084 US$, Ấn Độ với lợi tức 562 US$ và Việt Nam với lợi tức 477 US$ đứng vào hạng nghèo thấp nhất thế giới. Lợi tức đã cao, người dân Bắc Âu lại được luật lệ bảo đảm một hệ thống an sinh xã hội bao gồm đầy đủ quyền lợi về thuốc men, chửa trị, bệnh viện, hộ sản, thất nghiệp, nghỉ phép hàng năm, hưu trí, v.v... , dồi dào và hữu hiệu hơn cả Bắc Mỹ và Tây Âu.
Xin nêu lên một vài ví dụ điển hình sau đây. Về quyền lợi nghỉ hộ sản tại Na Uy, sản phụ có thể chọn nghỉ 42 tuần với 100% lương hoặc 52 tuần với 80% lương. Số tuần lễ nghỉ hộ sản này có thể trích ra một phần cho người chồng nghỉ ở nhà để phụ giúp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ở Hoa Kỳ, sản phụ chỉ nghỉ có lương được 2 tháng. Một ví dụ khác là tại Na Uy có trung tâm nuôi dưỡng thiếu nhi từ 2 đến 6 tuổi hoàn toàn miễn phí về thực phẩm, quần áo, y tế, v.v... Còn giáo dục thì cưỡng bách cho tới lớp 9, hoàn toàn miễn phí về học phí, mua sắm sách vở, phương tiện đưa rước đến trường và về nhà, bảo hiểm y tế về mọi mặt, v.v.. Từ lớp 10 trở lên cho đến hết đại hoc, chỉ còn được miễn học phí. Dù vậy cũng đã quá rộng rãi rồi vì Hoa Kỳ và Tây Âu không có đầy đủ những quyền lợi như vâ.y.
Riêng lãnh vực bảo hiểm sức khỏe tại Hoa Kỳ rất bê bối. Dưới áp lực tiền tài quá ư mãnh liệt của các giới y tế gồm các đại công ty bảo hiểm sức khỏe, các đại công ty dược phẩm, và của lực lượng bác sĩ, nha sĩ, và dược sĩ, Chính phủ thả lỏng cho lệ phí bảo hiểm sức khỏe, lệ phí chăm sóc và nằm bệnh viện cùng giá cả dược phẩm gia tăng phi mã hàng năm. Đặc biệt trong 3 năm qua, tùy công ty bảo hiểm và tùy tư thế và hoàn cảnh của mỗi khách hàng, lệ phí bảo hiểm sức khỏe mỗi năm gia tăng từ 50 đến 100%, trong lúc lương công tư chức chỉ tăng từ 3 đến 4 phần trăm tương xứng với tỷ lệ lạm phát. Chính phủ không kiểm soát bằng cách ấn định một tỷ lệ gia tăng tối đa như ở Bắc Âu. Tại các bệnh viện Hoa Kỳ, lệ phí săn sóc trong 2 ngày cho một trường hợp khẩn cấp lên đến năm sáu ngàn mỹ kim là chuyện thường. Ngoài ra mỗi ngày nằm tại ICU (Intensive care unit - phòng đặc biệt dành cho các trường hợp tối nguy) tốn vào khoảng 4 ngàn mỹ kim. Còn về dược phẩm, một dược phẩm bào chế y hệt tại Canada và Hoa Kỳ được bán tại Canada với giá 3 mỹ kim trong lúc tại Hoa kỳ, bệnh nhân phải mua với giá trên 20 mỹ kim. Dưới áp lực kim tiền của giới sản xuất tài phiệt Hoa Kỳ, dược phẩm Canada không được nhập cảng vào Hoa Kỳ cho nhân dân được nhờ trong lúc các siêu thị trưng bán hàng trăm loại rượu bia được nhập cảng từ hàng trăm quốc gia khác nhau để tự do cạnh tranh, giúp cho người dân mua rẻ loại độc dược này (có lời cảnh cáo của Bộ Y Tế Hoa Kỳ trang trọng in trên chai) !! Hàng năm có lẽ độ từ 6 đến 7 chục phần trăm của trên 500 tỷ mỹ kim kinh phí về chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ chạy vào túi của tài phiệt nắm ngành y tế.

Tuy tổ chức y tế và giáo dục của Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau một trời một vực, nhưng mỗi tổ chức đều có khuyết điểm, lẽ dĩ nhiên cũng không giống nhau. Việt Nam bê bết là vì quản trị ngu dốt, tồi tệ và tham nhũng. Hoa Kỳ bê bối là vì chính quyền chịu bó tay trước quyền lực của tài phiệt đế quốc làm giàu trên xương máu của người dân Hoa Kỳ. Mấy đời Tổng Thống Hoa Kỳ khi tranh cử đều hứa với cử tri là họ sẽ chỉnh đốn lại nhưng không một ai đã giữ được lời hứa vì tài phiệt mọc gốc mọc rễ chằng chịt quá sâu dưới lòng đất. Còn ở Việt Nam, quản trị tồi tệ do dốt nát và tham nhũng đều do độc tài đảng trị gây ra. Cho nên một khi cộng sản bị giải thể thì có thể giải quyết dễ dàng hơn là ở Hoa Kỳ. Đó là niềm an ủi duy nhất cho nhà cầm quyền Việt Nam trong thời kỳ hậu cộng sản.
Cộng sản Việt Nam có thể sụp đổ trong 5, 7 năm nữa nhưng cũng có thể bất thần sụp đổ trong tháng tới hay tuần tới, như đã xảy ra tại Nga sô và Đông Âu ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vấn đề không còn là Cộng sản sẽ sụp đổ hay không. Mà vấn đề là người quốc gia, trong đó có cộng đồng hải ngoại chúng ta đã sẵn sàng để góp phần vào công việc phục hưng đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản hay chưa?
Hè 2004
Nguyễn Bá Cẩn
Cựu Thủ Tướng Chính Phủ VNCH

No comments: