Friday, September 7, 2012

GS NGUYỄN CAO HÁCH * TỬ HÌNH

TỬ HÌNH
GS NGUYỄN CAO HÁCH


Lời tòa soạn: Bắt đầu từ số này, Tòa Soạn sẽ nêu lên một số vấn đề căn bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của người Việt Nam tại hải ngoại.
Người Việt mang nặng một tâm tư phức tạp vì mối tình thương nước và nghĩ tới đồng bào ruột thịt tại Quê Cha Đất Tổ đang gặp nhiều nỗi kho’ khăn, trong khi chính mình lại ở nơi xứ người xa lạ, với những tập tục khác hẵn thói quen của người Việt Nam.
Để có cơ sở phân tích, bản Tạp chí đề nghị khảo hướng là dựa vào các bản án tại xứ Tây Phương, nhất là các bản án của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (United States Supreme Court) để phân tách các khiá cạnh có liên quan mật thiết với đời sống của người Việt Nam hải ngoại.
Mục đích đại cương là sửa soạn khung cảnh tinh thần để xây dựng nền văn hóa của nước Việt tương lai.
TỦ HÌNH CÓ LÀ CÔNG LÝ HAY KHÔNG?
Nói đến tử hình, người Việt nào mà chẳng ngậm ngùi thương cảm khi nghĩ đến mười ba vị anh hùng liệt sĩ đã bị thực dân Pháp hành quyết hồi năm 1930 tại Yên Bái, chỉ vì quyết chí tranh đấu để giải phóng giang san.
Đó là một bản án trả thù qua man mọi của một tổ chức sát nhân gọi là Hội Đồng Đề Hình. Nó là một đòn dằn mặt đe dọa mọi phần tử Việt Nam đang ôm ấp mối thù vong quốc.
Nhưng cướp nước người để biến dân thuộc địa thành nô lệ, đó là một chính sách thực dân tàn bạo. Nhiều người tin tưởng là giai đoạn xấu xa của Nhân loại nay đã qua, và hiện nay không còn dân tộc nào bị bọn giặc ngoại lai biến thành nô lệ nữa. Vậy vấn đề tử hình đã qua,- khỏi phải bàn.
Sự thật có tốt đẹp như thế hay không?
Biết bao dân tộc, vì còn quá ấu trĩ nên bị người ngoài dùng lý thuyết viễn vông để điều khiển tinh thần và cuộc sống theo một chiều hướng quá lợi cho ngoại nhân, - cũng như theo chiều hướng quá lợi cho ngoại trị, - và đã có rất nhiều cuộc tử hình để giữ một khung cảnh tinh thần có lợi cho ngoại nhân.
Chúng ta tạm dành vấn đề đặc biệt đó cho một kỳ khác.
Hiện nay chúng tôi tạm thời hạn chế vấn đề vào khung cảnh các xã hội Tây Phương, - với hy vọng là sau này sẽ có cơ hội bàn về các bản án tử hình tại Việt Nam.
Tại Tây Âu, án tử hình ngày nay rất hiếm.
Riêng tại Anh Quốc, mới hơn một thế kỷ trước đây, khoảng 200 tội trạng đưa tới án tử hình, nhưng ngày nay án lệ đã thay đổi rất nhiều, vì phong tục đã hiền hòa hơn xưa.
Tại Mỹ Quốc, cũng như tại Anh, Tòa chỉ lên án tử hình trong rất ít trường hợp đặc biệt, mặc dù vẫn còn một số người bảo thủ luôn luôn nhắc lại rằng phạt tử hình là một sự bất đắc dĩ, nhưng xã hội không còn cách nào khác để tự vệ đối với những phần tử quá hung ác và mất hết lương tâm.
Đa số các tư tưởng gia và các nhà xã hội học chủ trương rằng hình phạt tử hình quá khắc nghiệt và không cần thiết. Không cần thiết vì nếu ta muốn che chở xã hội đối với các phần tử quá hung tàn, thì chỉ cần lên án tù chung thân, - cần gì phải xử tử?
Cũng có người nhấn mạnh một khiá cạnh khác: các phần tử quá hung ác tỏ rõ ý muốn là không chịu sống chung với những người hiền hòa, mà họ nhất định tuyệt diệt. Vậy tại sao các người hiền hậu và tôn trọng thuần phong mỹ tục lại phải an phận mà chờ các bọn hung ác tới xử tử? Tại sao lại không xử tử ngay chính bọn đó?

Đa số các người chủ trương khắc nghiệt này là những thẩm phán đã phải xử qua nhiều bọn hung ác, - những luật sư nhiều kinh nghiệm và nhận thấy rằng kẻ nào phạm tội mà được tòa án khoan hồng thì rất nhiều khi tái phạm. Những nhà truyền giáo quen đứng về phương diện luân lý và lương tâm nên chủ trương nhân đạo. Ngược lại những người chủ trương khắc nghiệt thấy rằng không thể tha thứ những kẻ quá làm bậy vì hạng người đó đã mất hết lương tri, không còn cách nào để lôi kéo về con đường thẳng. Người hung ác không phải là hạng trí óc mù quáng, mà ta hy vọng giúp để trở lại con đường thẳng. Họ biết rõ lắm, nhưng họ vẫn cứ hung tàn.

Vậy nếu không xử tử bọn ác ôn đó thì làm sao cho xã hội có thể tiến bộ được?
Ngày nay rất nhiều người cho là án tử hình quá khắc nghiệt và cũng chẳng ích lợi gì cho xã hội nói chung. Nó đặt trên một căn bản sai lầm về tâm lý học.
Vì người nào cũng sinh ra với một số khuynh hướng căn bản, nhất là bản năng tự vệ và chiến đấu để thắng lợi về mọi mặt. Cũng có khi tự vệ và chiến thắng đi quá đà nên làm hại tới quyền lợi và mưu đồ của kẻ khác. Một xã hội làm cách nào đểø những khiá cạnh bất nhân của cuộc tranh đấu để sống không còn gay gắt nữa thì những phản ứng quá hung tàn sẽ bớt dần, - và án xử tử không cần nữa.
(còn nữa)
Nguyễn Cao Hách

No comments: