Thursday, September 6, 2012

NGUYỄN VĂN SÂM * NƯỚC CHẢY QUA CẦU

Nước chảy qua cầu
Nguyễn văn Sâm
Chiếc xe quốc doanh độc nhất trong ngày ngừng lại bến vắng sau hơn mười giờ ọc ạch lê lết như lão tiều phu oằn lưng dưới gánh củi nặng quá sức già. Người tài xế vẫn để máy xe phì phọp than vãn cho những khó nhọc đã vượt qua trên chặng đường chập chùng, loang lổ chứng tích của chiến tranh, vẫn còn có mặt như sự thách đố từ mấy năm nay. Lớp dân kinh tế mới lục đục xuống xe trở lại chỗ đày ải sau mấy ngày về thành phố cũ quơ quào những thiết yếu cho cuộc sống mới. Vài người đàn ông cố lôi ra mấy món đồ nhật dụng được nhét chặt dưới băng ghế. Mãy người đàn bà hững hờ chờ đợi lơ xe chuyển xuống vài cái xách tay quần áo, nồi niêu. Trong nắng chiều vàng vọt giữa một khu đãt đỏ bụi mù, tất cả lặng thinh, chậm rãi làm công việc mình, từ tốn đến chán chường. Sự ẩn nhẫn, chịu đựng nỗi đắng cay bất lực của đoạn đời mới bộc lộ rõ ràng qua hành vi và gương mặt của mỗi người. Họ nói bằng mắt nhiều hơn bắng lời. Bến xe không đem vui mừng tới một ai. Trạm ngừng cuối cùng của con đường không là trạm đến bắt đàu một cuộc du hành. Chỉ trở lại chuỗi ngày kham khổ, thiếu thốn, cam phận. Cuộc sống trong cánh rừng sâu nước độc đã tàn phá nét bình thường của mọi người, để lại nỗi chán chường trên những khuôn mặt càng ngày càng hằng thêm nét nhăn cơ cực...
Trinh ngạc nhiên trước cảnh đó. Trạm chót thường rộn rã tiếng cười nói chào mừng. Cảnh tượng ở đây trái hẳn. Một sự yên lặng nặng nề đặc sệt như rừng cây bao bọc chung quanh cái xã heo hút giữa hai ngọn đồi này. Nàng hỏi chú nhỏ lơ xe đang đánh đu trên cánh cửa xe để chuyển đồ đạc xuống :
- Đây là huyện Bù Đăng (quận Đức Phong) phải không cậu?
Có lẽ vì ngạc nhiên với cách xưng hô ít được nghe hơn là câu hỏi ngớ ngẩn người lơ xe nhìn bọn Trinh trả lời giọng cởi mở :
- Dạ phải! Mà mấy cô muốn hỏi nhà ai?
Trinh nhìn sang mấy bạn đồng nghiệp mới gặp trên chuyến đi. Họ cũng bối rối như nàng. Bến chợ nghèo nàn, lác đác xa xa vài căn nhà lợp tranh phần nhiều chưa đủ bốn vách vây quanh. Thỉnh thoảng mới thấy một căn có vẻ khang trang hơn với cái thùng ‘phuy’ sơn đen đựng nước trước nhà và giàn bầu bí le hoe vài trái èo uột, gượng gạo. Địa phương nhiệm sở của mình đó. Nơi mình đến để thực hành lý tưởng ước mơ sau mười mấy năm dùi mài đèn sách. Noi mình bước vào cuộc sống thiệt sự của một người bước chân vào đời. Một vài cặp mắt hột nhản tò mò của mấy đứa nhỏ ở trần đen đúa thập thò trong khung cửa trống, ngơ ngác nhìn mấy bộ áo màu mè của Sàigòn xa lạ. Ngây thơ đến tội nghiệp.
Trinh ấp úng :
- Chúng tôi muốn hỏi Phòng Giáo Dục Xã.
Người lơ xe bối rối gãi đầu :
- Xã kinh tế mới nầy chua có trường học nên tôi không biết Phòng Giáo Dục ở đâu. Xã bên kia đồi có trường nhưng từ đây đến đó xa lắm đi bộ không được đâu. Đâu mấy cô đi thẳng con đường nầy, tới căn nhà khuất sau đám cây cuối đường kia hỏi ông Thôn trưởng coi. Ông là người cầm đầu địa phận nầy đó.
Cậu ta cười giả lả phân bua:
- Tụi tôi cũng không rành ở đây lắm. Tới đây cơm nước tắm rửa thì tối mù rồi lo ngủ nghê để mai trở về Sàigòn. Mãy cơ quan ở đây tụi tôi bù trất có biết gì đâu!
Trinh nhìn con đường rồi nhìn ba cái túi xách của mình. Sau cuộc hành trình dài đó chúng quả là một gánh nặng. Nàng nhìn xung quanh có ý tìm kiếm một chiếc xe lam. Vắng lặng, nghèo nàn. Nắng đổ lửa. Trinh tự trách sự ngớ ngẩn của mình. Làm sao có thứ xe đó ở đây? Mình còn chịu ảnh hưởng của Sàigòn quá! Sửa soạn để thích ứng với hoàn cảnh mới là vừa. Đâu có lý tưởng nào đạt được không bằng mồ hôi, nước mắt của người ôm ấp!
Một cô bạn đường như ít dịp đối phó với những bất trắc của cuộc đời, nắm tay Trinh lo ngại :
- Sao giờ chị Trinh? Em thấy từ đây tới đó khoảng hai cây số, mình đồ đạc lỉnh ca lỉnh kỉnh làm sao mang tới đó được. Không biết tối nay mình ngủ ở đâu đây? Trời sắp tối rồi đó, họ mà hết giờ làm việc thì mình kẹt lắm!
- Rồi đâu cũng vô đó! Nàng trấn tĩnh bạn. ‘Em cũng chưa biết sao nữa. Nhưng em nghĩ chắc hành chánh ở đây đã biết hôm nay mình tới nhận nhiệm sở. Ít ra họ cũng đã sắp đặt cho mình nơi ăn chốn ở tạm thời rồi.
Tuy nói vậy, Trinh trong lòng cũng thấy e ngại. Một lũ đàn bà con gái giữa cảnh núi rừng xa lạ, nhà cửa thưa thớt, dân cư dửng dưng, lạnh lùng. Phía cuối xe một thanh niên đi về phía nhóm con gái còn đang đùng lớ ngớ. Trinh mừng rỡ, ít nhứt cũng vậy, có một người giống mình, thuộc phe mình ít ra cũng ở bề ngoài và dáng đi điệu đứng. Trinh thở ra nhẹ nhõm yên bụng, cái yên bụng của một đùa nhỏ sợ ma phải đi qua cánh đòng vắng ban đêm thời may gặp một đứa khác. Nàng gật đàu chào thật thân thiện kèm theo nụ cười. Trinh thấy mình lớn lên với cử chỉ đó. Từ trước tới giờ mình có như vậy đây. Nhút nhát, thu mình lại trong vỏ ốc, yên lặng, tránh chào hỏi, phớt tỉnh trong sự thẹn thùng cố hữu của người con gái mới lớn.
- Chào mấy cô, nghe mấy cô nói chuyện, tôi biết chúng mình là đòng nghiệp. Tôi tên Đời, được chỉ định đến đây để nhận công tác điều hành tạm thời ngôi trường sẽ thành lập của xã nầy trong mấy ngày tới!
Năm sáu cặp mắt nai con thán phục người hùng đến kịp lúc.
- Mấy cô khỏi đi, tạm thời mấy cô và mấy anh đứng tránh nắng ở căn nhà trước mặt. Tôi sẽ đi với anh Tiến liên hệ với Thôn trưởng và đại diện Phòng Giáo Dục để tìm chỗ nghỉ ngơi đêm nay. Thế nào cũng có...Nếu cùng quá, tôi sẽ ngoại giao gởi các cô ở tạm nhà dân. Đàn ông con trai chúng tôi thì dễ thôi. Ngủ đâu lại không được.
Giọng Đời chắc nịch, tự tin của một người điều khiển nắm vững vấn đề.
Những ánh mắt mừng rỡ, tin tưởng và những cái gật đầu biểu đồng tình. Trinh và cả bọn liếc nhìn về phía những đòng nghiệp nam. Mấy khuôn mặt trắng học trò. Mãy cặp mắt kiếng cận thị. Những cái áo tay dài sơ mi măng- xét-đúp. Những cái quần thời thượng bảy mươi lăm. Họ đùng đó. Bỡ ngỡ nhìn mặt trời gác núi vàng hững căn nhà héo úa xám xịt chung quanh. Tất cả đều cùng lứa tuổi với Trinh. Lứa tuổi hai mươi. Có thể họ cũng như mình, học hành lỡ dở vì Cách mạng về không đúng lúc phải lên đây để giải quyết cuộc sống đòng thời tìm nguồn vui qua một lý tưởng giúp đời lờ mờ trong trí. Trông họ thật ngây thơ và thanh bình. Họ cũng như mình, chưa có một khái niệm đúng về nhiệm vụ và nhiệm sở. Họ ngỡ nơi đến như khu cư xá Thủ Đức, Thanh Đa. Họ nghĩ đến một ngôi trường tường gạch nhiều phòng với hàng trăm học trò đòng phục trong những lớp đầy đủ tiện nghi. Bây giờ mọi người chắc đã lờ mờ thấy được sự khác biệt giữa hình ảnh trong trí và sự kiện thực tế. Xã nhỏ le hoe, thưa thớt. Dân chúng đen đúa, khắc khổ với những cặp mắt không sinh khí, yên phận.
Đời chỉ về phía họ:
- Đó, Tiến đó, anh mang kiếng, áo xanh đang khiêng rương sách đó. Tốt nghiệp lớp nghiệp vụ đặc biệt tháng rồi. Sinh viên năm thứ ba trường Luật trước ngày Giải phóng. Anh ta mang theo cả một rương tiểu thuyết mới cũ. Rồi mình tha hồ đọc.
Đời cười, bắt chước đồng chí giảng viên môn nghiệp vụ và tình hình thực tế:
- Rồi tất cả sẽ ổn định thôi. Anh trầm ngâm cố tìm một ý để hỗ trợ lời xác định vừa rồi. Các cô cứ coi đây như là một cuộc cấm trại dài hạn thì sẽ thấy vui vẻ phấn khởi ngay. Trước đây mình ờ thành phố có bao giờ hưởng được không khí trong lành của rừng núi đâu, có thưởng thức được cảnh đẽp đẽ hùng vĩ của thiên nhiên đâu! Đây cũng là dịp để bù lại những thua thiệt đó. Có thể có anh chị ngại ngùng. Bà con ở được thì mình ở được. Họ còn có cái vui là làm một công việc có ý nghĩa, giúp đời, giúp đồng bào xã hội...
Đời nói nhiều. Anh đang cố gắng đánh bật đi sự thất vọng có thể đang bắt đàu manh nha trong đàu óc những người sẽ cộng sự với mình. Họ mà thất vọng bỏ về thì đời hiu hắt. Núi rừng nầy sẽ buồn hơn thuở hoang sơ. Có mấy cô, anh biết công việc mình sẽ nặng nhọc thêm vì sẽ có những vấn đề ngoài dự trù. Nhưng cũng nhờ mấy cô, chất sống sẽ nhiều hơn ở phía đồng nghiệp nam.
Trinh trố mắt nhìn người trưởng nhiệm sở. Cũng cách an ủi mình mới vừa dùng để trấn an các bạn. Rồi đâu sẽ vào đó. Sẽ ổn đînh thôi. Một cuộc cắm trại dài hạn. Làm mình nhớ đến người tình đã hy sinh vào giờ thứ hai mươi lăm của cuộc chiến. Anh ấy từng ước ao hai đứa được hưởng một cuộc picnic dài năm ngày, một tuần. Mà có bao giờ được đâu. Một ngày, nửa buổi đi về, cuộc vui chua tàn mặt trời đã xế. Những cái nắm tay níu kéo ánh mặt trời quá ít so với cuộc tình đậm đà của thời mới lớn. Tất cả tưởng chừng như bụi thời gian lấp chìm trong ký ức, bây giờ có người vô tình gợi lại. Nhưng tất cả phải chăng sẽ vô nghĩa vì vắng bóng một người? Phải chăng tất cả sẽ chỉ là một chuỗi dài đau khổ triền miên như một thi nhân đã nói. Anh, tại sao trước đây chúng ta không dám làm một cuộc cấm trại dài hạn, để bây giờ chỉ có mình em ở đây? chúng ta giữ gìn, tưng tiu trái cấm của tình yêu, bây giờ nó trở thành một thứ trái dại vô giá trị. Anh giữ cho em nhưng bây giờ mọi giá trị đều đã đổi thay. Chỉ có mình anh là kẻ thiệt thòi.
Trinh nghe như xốn xang. Khung cảnh trước mắt bỗng mờ nhạt qua một làn mưa. Trên kính cửa sổ. Nàng nghe hết những câu dặn dò từ giã của người Trưởng nhiệm sở mới gặp, nhưng tất cả đều như vẳng lại từ cõi nào đó, trong một vũ trụ khác một hành tinh khác. Mơ hồ, thật mơ hồ...
2. Trinh nhìn ba người bạn từ phía suối bước lên, cười trách thân mật:
- Tắm gì mà lâu vậy. Đợi mấy bà sửa soạn dung nhan hoàng hậu cũng đủ mục xương.
Một cô mới tắm xong vừa lau tóc vừa hỏi:
- Thì chị Trinh với mấy chị xuống tắm ngay đi, ở đó rầy rà. Một hồi nữa về không kịp nấu cơm, ‘người ta’ than đói lại xót ruột.
Trinh đập nhẹ vào vai bạn:
- Chị giỏi tài nói lảng. Đói thì đói hết. Có riêng ai mà xót với không xót.
Nói xong Trinh lững thững đi xuống suối. Nước mát lạnh, trong veo, róc rách chảy lên lòng đá có sức hấp dẫn lạ lùng. Nàng muốn lội ra chỗ nước sâu dầm mình để trút bỏ những bực bội trong ngày nhưng lại sợ các bạn đợi chờ. Mỗi lần tắm cả bọn rủ nhau đi, một nhóm tắm, một nhóm ngồi đợi ở vệ đường chận đường đi xuống suối. Xong lại thay phiên nhau. Như vậy yên bụng hơn, tự do hơn và mọi người đều có dịp nghỉ ngơi. Dạy học xong phải lội bộ cả cây số xuống suối, nhiều bữa Trinh mệt đừ nắm dài bên bờ suối thở dốc. Ngoài giờ dạy học, thời gian đẫm mình dưới suối là khoảng thú vị nhất trong ngày đối với nàng. Trinh vốc nước lên mặt. Nước suối mát, đem lại sự thoải mái trên khắp thân thể làm nàng cảm thấy yêu đời. Giá những thiếu thốn ở đây đừng quá trầm trọng, giá những chuyện bực mình ít xảy ra hơn cuộc sống cũng có thể gọi là thú vị. Xế tắm suối mát, chiều ăn ngoài trời, tối thức nhìn sao. Cuộc sống nhẹ nhàng nhu thời gian quy ẩn Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Côn Sơn hữu tuyền kỳ thanh lãnh lãnh nhiên. Ngã dĩ cầm huyền. Côn Sơn hữu trúc....
Suối làm đờn. Rừng cây làm bàn. Trăng sao làm đèn. Cuộc sống có vẻ gì tho thới, ngoài vòng cương tỏa...
Chưa từng xa nhà, chưa từng gặp những khó khăn mà chính mình phải lo liệu, nhiều khi Trinh cũng thấy buồn buồn mỗi lần nghe tiếng ve kêu rộn rã khi chiều xuống nhưng rồi nàng tự an ủi mình. Ở trong sự tù túng của thành phố, có bao giờ mình biết được cảnh nầy. Lần đi Đà Lạt cách đây đã lâu cũng có những thú vui tương tợ, nhưng lúc đó mình lỏi tì, đi với gia đình cuộc vui không trọn vẹn. Những lần tắm biển Vũng Tàu thẹn thùng, mệt nhọc đường về, cả tuần da mặt còn rát.
Trinh nói với Hoa, cô bạn đang tắm gần:
- Không biết chừng nào họ khởi công cất nhà cho mình. Ở tập thể như thế nầy bất tiện quá. Nhiều lúc trời quá oi bức, muốn mặc áo cụt cũng không được. Nhiều bữa mệt nhoài muốn nghỉ đỡ lưng cũng ngại ngùng. Chỗ ở giống nhu trại lính. Trống phóc từ trước ra sau. Cả chục đàn ông với bảy cô gái! Còn thêm chuyện bếp núc, cơm nước. Để mấy ông rửa chén bát thì tội nghiệp, ôm đòm thì mệt muốn đứt hơi. Đàn ông con trai họ chúa ghét rửa nồi niêu soong chảo.
Hoa không trả lời nàng, triền miên với ý tưởng. Trinh vừa gợi ra :
- Phải phục đồng bào khéo tay, lúc mới khởi công xây trường em thấy miếng đãt trống mà ngán ngẩm. Rồi cũng xong. Tổ đập lồ-ồ, tổ đóng bàn ghế, tổ đắp nền, tổ bện tranh. Học hồi lúc nào mà hay quá. Rồi nàng tắc lưỡi. Không có đồng bào giúp sức chẳng biết mình đến bao giờ mới dựng được ngôi trường!
Trinh nhại theo cách nói của ông Thôn Trưởng giọng tươi tắn như mới nhận được niềm vui :
- Thì nghề dạy nghề. Học hỏi trong lao đng, trong nhân dân. Lao động là ông thầy thực tế nhứt. Nhân dân là ông thầy giỏi giang nhứt. Cán bộ cần, nhân dân giúp, nhân dân cần, cán bộ phục vụ. Bác Hồ có nói : ‘Cán bộ và nhân dân như cá...’
Thấy Hoa vừa đùa với nước vừa nhăn mặt, Trinh đổi ngay đề tài. Nàng cười hóm hỉnh :
- ‘Mà Hoa thấy anh Tiến tài không? Anh mới tới mà đóng bàn ghế học trò giỏi ghê. Đưa anh ta năm cây lồ-ồ, một lúc sau thì đã có một cái băng như là do thợ lành nghề đóng. Ba cây làm chỗ ngồi. Hai cây cưa ra làm chân. Đâu phải anh ấy chỉ biết có luật và mấy cuốn tiểu thuyết chưởng thôi đâu. Vậy mà có người còn chê lên chê xuống rập rà rậm rì. Nào là mặt sữa SMA, nào là babyface’.
Hoa biết bị chọc quê đánh trống lảng :
- ‘Em coi bộ họ lợp tranh không được kỹ. Nhìn thấy mặt trời hết trơn hết trọi. Mùa nắng còn đỡ. Mùa mưa chắc hết dạy dỗ gì quá’.
Câu nói của Hoa gợi Trinh nhớ đến câu phú học lúc nhỏ. Nắng lỗ chỗ trứng gà soi lên vách. Không gì đúng hơn. Nhiều bữa đứng dạy - ghế lồ-ồ không phải để mình ngồi, Trinh thường nói giỡn như vậy - nhìn mấy tia nắng tròn in trên tập mà nghe đau đau. Thời buổi gì mà tất cả đều phải tự túc, từ trường ốc, bàn ghế, sách vở đến văn phòng phẩm. Đã vậy mà mua lại khó khăn, mắc mỏ. Ba bốn tờ giấy giới thiệu, đi lên đi xuống, chầu chực mất hết cả ngày giờ’.
Trinh miên man xa hơn :
- ‘Dân chúng bị sốt rét nhiều quá. Trông thiệt thảm hại. Tụi mình ăn ớt để ngừa rồi đứa nào đứa nấy sẽ lột lưỡi thành két hết. Em từ nhỏ đến giờ có biết ăn cay đâu. Mấy anh ấy bắt ép quá, bữa nào cũng phải ăn mấy trái, nước mắt nước mũi cứ tuôn như mưa, giống như lúc nhỏ ăn cơm đã no còn bị ép ăn thêm, ôm chén cơm khóc nũng.’
Hoa hớt ngang, tánh Hoa vẫn vậy, trẻ con, lp chp :
- Thì bây giờ cũng khóc nũng đó, ớt cay mắt nước mắt chị chảy mười. Báo hại bữa cơm nào cũng có người đứng ngồi không yên. Ăn không được. Tối nào cũng than sao mau đói!’
Trinh nín thinh, nàng biết tánh bạn, nếu chống chế cô ta càng nói thêm nhiều. Ở chung chạ đông đảo, sự săn sóc vồn vã, lo lắng cho nhau là chuyện phải có. Nếu nói rằng được để ý còn có thể chấp nhận, nói rằng được yêu e quá sớm. Còn mình, lòng mình cằn cỗi như cấu tạo địa chất ở đây, thiếu nước thiếu phân bón, đã khép lại muôn đời sau cái tang lớn tình yêu đó, làm sao có thể đáp ứng sự mời gọi của ai. Tình yêu đầu đời đổ vỡ sau khi đã đượm hương đừng ai mong mở cửa vườn hoa nữa. Bẽ bàng người đến, bẽ bàng vườn hoa.
Tiếng Hoa bỗng hậm hực:
- Chị Trinh biết không, hôm nay bà Thanh Tra Giáo Dục Huyện sau khi dự thính lớp em nhận xét rằng em đủ tính chuyên, nghĩa là em dạy ‘được’ nhưng bà ta cũng phê bình rằng em không có giáo án nên nhiều lúc nói xa đề tài, chưa liên hệ với thực tế, chưa phân phối thời lượng hợp lý. Còn quần áo của mình bà ta phê bình là không phù hợp với hoàn cảnh của nước mà cũng như chưa hòa đồng với dân chúng địa phương.’
Trinh nói tiếp theo:
- Nghĩa là chưa đủ tính ‘hồng’... Cũng như không!
- Hồng sao được mà hồng. Muốn hồng cũng phải cả thế kỷ sau may ra. Còn bây giờ nếu có hồng chỉ là hồng giả mà thôi.’
Trinh trở về thực tế của vấn đề:
- Ngày nay em có thấy khách nào tới viếng trường đâu? Chẳng lẽ cái cô bé khoảng 15, 16 tuổi kẹp tóc mang cái xách nylon Cách mạng, đi chiếc xe đạp cũ mèm tới trường lúc sáng nay lại là Thanh Tra?’
- Bà ta đó, lúc đầu em tưởng mình sấp có thêm một em học trò. Ai dè đụng bà Thanh Tra. Không biết là bà ta học ở trường nào, có mấy năm trong nghề dạy.’ Sau cái tắc lưỡi, giọng Hoa hằn học hơn, ‘Em chắc bà ta thuộc gia đình Cách mạng, nhờ có công thoát ly được bổ vào chức đó thôi. Chứ trẻ như vậy làm sao dạy được ai? Em chỉ tức bà ta phê bình theo sách vở mà mặt cứ vác hất lên trời, tưởng chừng mình là ngườì quan trọng nhứt trên trái đãt nầy. Liên hệ với thực tế! Áp dụng vào hoàn cảnh đîa phương! Hừ! Cho bà ta dạy thì giỏi lắm cũng như vậy mà thôi. Làm sao khác hơn được.’
Trinh xoa dịu bạn :
- Mà thôi, tức làm gì. Miệng nhà quan có gang có thép. Nghe vậy thì hay vậy. Chừng nào họ làm quá mình nghỉ về nhà ăn chực cha mẹ. Thêm một miệng ăn nữa chắc cũng không đến nỗi nào... Chỉ buồn là bỏ lũ học trò bơ vơ ở đây thôi...Nói thì nói vậy chớ dầu sao mình cũng cố gắng chút nào hay chút nấy. Đồng bào nghèo khổ, thiệt thòi.’ Hoa vẫn ấm ức :
- Em tức mình nhứt chuyện bà ta phê bình về quần áo tụi mình. Phải chăng quần áo tươm tất là không hòa đồng? Quần áo rách rưới lum thum là hòa đồng? Em cứ lại viện cớ là quần áo cũ ngày trước, có gì bận nấy chớ đâu phải mới may. Bây giờ tiền đâu mà may. Năm tháng lương chưa chắc mua đủ vải may một bộ đồ. Hơn nữa chỉ thị từ Huyện phải gọn ghẽ, thanh nhã, kín đáo. Em hỏi bà ta vậy chớ quần áo tụi nầy có hở hang cũn cỡn không, bà ta nín thinh không trả lời. Thấy không khí hơi căng, ông đại diện Phòng Giáo Dục hứa sẽ can thiệp với Phòng Thương Nghiệp cho mình mua vải đen để may mặc đi dạy.’ Hoa cười toe toét ‘Em cứ tưởng tượng mình mặc quần áo cũng cỡn như bà ta đùng trước mặt học trò là em bắt cười hoài. Mười hai con giáp không giống con giáp nào.’
Trinh phì cười vì câu nói của Hoa, tới giờ cô nàng vẫn còn giận. Châm chọc, mai mỉa, diễu cợt có bao nhiêu trong lòng nói hết ra. Trinh vuốt đuôi:
- Họ hứa vậy chớ còn lâu lắm mình mới mua được Hoa ơi! Hoa không nhớ chuyện mì gói phụ trội với thuốc hút cho mấy anh đó sao? Những gì có dính tới quyền lợi còn lâu mới tới tụi mình... Mà lạ quá, chuyện quần áo là chuyện chẳng đặng đừng với lại, có gì đâu mà đáng đặt thành vấn đề...! Tuần trước anh Đời nói bên phe giáo chức giải phóng 72 đã bắn tiếng rồi, họ nói mình tư sản, điệu hạnh làm dáng đủ thứ. Bây giờ lại tới cô Thanh tra nầy.’
Nói xong Trinh mới biết mình lỡ lời. Gần đây các bạn chế nhạo nàng hay nhắc đến Đời, lúc nào cũng anh Đời nói nầy, anh Đời nói kia. Phải chăng đó là kết quả của một tình yêu chớm nở trong tiềm thức? may quá Hoa trong lúc tức giận không thấy sự lỡ mồm lỡ miệng đó!
- Thì người ta có gì mặc nấy. Ai hơi sức nào mà se sua chi cho mệt. Ở đó mà thắc mắc! Em cũng rất muốn làm thân với họ, nhưng em thấy sao sao đó, khó quá! Chắc họ mặc cảm thua kém.’
Trinh vuốt giận bạn, cố gắng nhích hai bên lại gần nhau :
- Hoa thấy đấy, họ mới học xong lớp Bảy, lớp Tám thì vùng họ bị mất rồi bị bắt đi làm thầy giáo học thức kém nên họ cảm thấy bất an, phải dằn mặt mình để yên bụng. Mình mới tới nhịn chút nào hay chút nấy để không khí thân thiện hơn mới dễ làm việc. Ở đây toàn Huyện chỉ có hai trường, tuy cách nhau khá xa, nhưng họp hành gặp nhau, hắn học với nhau khó nhìn mặt.’
Được dịp Hoa nói cho hả hơi:
- Họ nhỏ mọn lắm, chắc chị nhớ trước đây anh Đời trong bữa ăn than rằng chính trong một buổi họp hàng tháng họ đã phê bình đơn vị mình thiếu sinh hoạt tập thể chỉ chơi riêng? Ý họ muốn nói bọn mình chỉ chơi chung với nhau, thiếu thân thiện với họ. Họ còn nói mình liên hệ với nhân dân chưa gắn bó nữa chị biết không? Hừ! Chưa gắn bó mà bầu bí cha mẹ học sinh đem tới hoài, chưa gắn bó mà có cọng rau trái ớt gì họ cũng đem cho. Chưa gắn bó mà những gì cần thiết cho trường chúng mình đi xin, chứ mấy ông trên Huyện trên Phòng xuống xin để nghe chửi à! Họ mượn cớ phê bình xây dựng để nói xấu mình cho đỡ căm tức thì có... Dạy mệt không nản, nghe mấy chuyện nầy sao em nản quá!...
Trinh chưa biết nói sao. Tình trạng đã bắt đàu khó khăn. Sự chia rẽ ngấm ngầm trong tập thể giáo chức sẽ dễ dàng cho cơ quan hành chánh xiết chặc bàn tay sắt bọc nhung của họ. Ý niệm đoàn kết bọn nàng mang lên đây như một hành trang giờ va chạm thực tế đã dần dần tơi tả, rơi rớt. Chán nản. Mời ba tháng nhậm chức, công việc trường chỉ mới bắt đàu vào nếp, chỗ ăn ở chua ổn đînh mà nhiệt tình như ngọn lửa phất phơ trong cơn gió lốc bắt đầu tàn rụi do những phản động lực từ mọi phía.
Một tiếng thét thất thanh từ bờ suối vọng lại. Cả hai ngơ ngác nhìn lên. Một cô bạn đang nhăn nhó vì mấy con đỉa đeo vào chân. Không ai bảo ai Trinh và Hoa lật đăt chạy lên để giúp bạn. Tuy gớm ghiếc Trinh cũng cố gắng phun nước miếng giựt chúng ra khỏi bàn chân tội tình của người bạn xấu số. Mãy con đìa hai vòi từ lâu không được hút máu giờ gặp dịp hút thỏa thích nên no tròn, bóng lưởng, trông thật dễ sợ. Ba cô bạn đang ngồi nói chuyện trên đòi cũng tất tả chạy xuống. Cả bọn xít xoa bàn tán coi đó như là một biến cố quan trọng nhất trong khoảng thời gian mấy tháng ở đây.
Thấy không nên kéo dài hơn câu chuyện nàng hối các bạn:
- Mãy chị lạnh run hết kìa. Không lo thay quần áo, cứ đứng đó mà bàn, về bị cảm cho coi.’
Bây giờ mọi người mới để ý đến sắc mặc Hoa và hai người kia, môi nhợt nhạt răng đánh bò cạp, tay chân run run, mấy đàu ngón tay săn tái... Một tấm nylon được giăng ra che về phía đường đi để làm màn cho bọn Trinh...
Trên đường về không ai nói với ai lời nào, mọi người miên man với ý nghĩ riêng. Chuyện đìa đeo chân đối với những cô gái thành thị như họ kinh khủng hơn bất cứ khó khăn nào gặp phải trên xã đìu hiu nầy. Riêng Trinh, qua sự im lặng của các bạn, nàng lờ mờ cảm thấy rồi đây sẽ có người bỏ cuc. Bỏ cuộc không phải vì thiếu thiện chí mà chỉ vì Nhà Nước đã tạo cho họ những chán nản vô ích, vì tình người thiếu thốn, vì núi rừng ác độc trong sự hiền hòa bên ngoài, vì không đủ điều kiện để thực hành lý tưởng ôm ấp trong lúc ra đi. Nhớ đến câu nói ban đầu của Đời, nàng càng thêm thất vọng. Cuộc cấm trại dài hạn! Hay chỉ là sự lưu đày miên trường vĩnh viễn. Một chuyện đem con bỏ chợ không tiếc thương. Bổ người vào đîa điểm để làm nhiệm vụ nhưng không tạo cho họ hoàn cảnh, không cung cấp phương tiện, chỉ tạo cho họ những khó khăn bực dọc thế mà còn đòi hỏi năng suất cao, kết quả tốt! Và Trinh như thấy trước mắt hình ảnh mình bị guồng máy bóc lột đó quay nghiền vắt ép trở thành già nua cằn cỗi đang ngồi trong căn nhà mục nát, trước mắt bàn ghế xiêu vẹo với vài đứa học trò ốm o, ghẻ chốc, mấy câu thơ của nhiều thế hệ thi nhân chợt ghép lại trong trí Trinh một cách tuyệt hảo : Rồi thời gian qua, sắc màu phai, hoa tươi rụng... Trong căn nhà nhỏ, thầy giáo một thầy một cô, một chó cái; học trò dăm bảy đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi...Con đường trước mặt như hun hút dịu vợi, ngút ngàn!
3. Tiếng búa đăp trên thiếc chan chát làm đinh tai nhức óc Trinh. Cảm giác nặng đầu, khó chịu tăng dần theo thời gian. Mỗi tiếng búa đăp xuống như ai đóng đinh vào đầu nàng. Nặng chĩu, đau nhói. Trời nóng bức, bực bội. Mấy bữa nay trong mình khó chịu lạ, đau nhức, tay chân rã rượi, đắng miệng. Hp thuốc cảm của người bà con từ Mỹ gởi về mẹ bỏ vào xách trước khi đi đã hết, bây giờ chỉ chờ căn bệnh tự rút lui. Nàng hỏi mấy đứa học trò cho có chuyện để bớt bực dọc :
- Thầy Đời đập mấy tấm ‘tôn’ để chi vậy mấy em?’
Thằng Tâm nhanh nhẩu:
- Dạ thưa cô, thầy đập thẳng để làm bảng cho lớp của thầy. Tãm bảng làm bắng ván ba em cho hồi mới cất trường viết không ăn phấn. Thầy đã xin được tấm tôn vạt của chú Ba gần nhà em hồi sáng nay.’
Trinh bực mình, càu nhàu trong trí: ‘Bảng không ăn phấn thì nói miệng, hay chờ Phòng Giáo Dục cung cấp, đồng bào đã nghèo mà cứ tối ngày xin xỏ, hà tiện tiền cho chính phủ. Rồi còn cong lưng đăp gõ, nhức cả đầu.’
Trinh bước ra, đến bên Đời, nói xa gần:
- Anh Đời, giờ nghỉ của anh sao anh không nghỉ mà ở đó đập đập gõ gõ. Hồ hởi quá rồi than mệt. Anh đập nghe muốn điếc lổ tai luôn.’
Đời vô tình :
- Làm gì có thì giờ nghỉ với lại ngày nghỉ. Làm ngày, không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ mà trường còn thiếu thốn đấy! Có thêm chút phương tiện nào thì các em học sinh đỡ chút nấy. Ở không cũng không làm gì.’
Trinh nói rõ hơn:
- Tôi nhức đầu quá. Thôi anh để mai đăp vậy. Anh đăp nữa chắc tôi điên luôn.’
Nói xong Trinh bỏ về lớp mặc cho Đời trố mắt ngạc nhiên. Tới lớp Trinh vẫn còn ấm ức. Cả tháng nay biết bao nhiêu chuyện buồn xảy ra. Hoa bị sốt rét nặng chở đi lên nhà thương Sông Bé chưa biết tin tức ra sao. Tiến bị y tá chích gân không biết họ làm ăn thế nào mà chích vô thịt cánh tay anh lồi lên một cục to bằng cái trứng gà nhăn nhăn nhó nhó mấy ngày mới được phép đi bệnh viện hôm Chúa nhựt rồi. Hồi nãy lúc bắt đầu tiết thứ tư, ông Trưởng ban Thông Tin Văn Hóa xuống nói là chỉ thị Huyện nhờ giáo chức Chúa nhật nầy đi rão lại trong xã làm kiểm kê lần nữa trình độ văn hóa của nhân dân trong xã. Như vậy là trung bình mỗi tháng phải kiểm kê một lần. Mỗi lần tốn hết ngày Chúa nhựt đi lên đi xuống và mấy buổi tối cộng cộng trừ trừ mấy con số trồi lên trụt xuống. Lại còn ông Trưởng Phòng Lương Thực đã xồn xồn, ho hen mà cứ cà rà kề rề bên mình hàng bữa bực bội vô cùng, thêm ngại mấy anh chị em hiểu lầm. Nếu phải lựa chọn, còn lâu mới tới chọn ông ta. Tưởng chức Trưởng phòng bự lắm, cứ hề hề hà hà trông khả ố không chịu được. Đã chọn lầm đường đi rồi đáng lẽ phải biết phận mình, đàng nầy cứ ...’Khoai lang xuống đãt khoai lang sùng.’ Bao nhiêu là chuyện buồn! Bao nhiêu là công chuyện! Không bực sao được? Trinh nhìn xuống đám học trò thưa thớt. Lúc mới tới, lớp nầy có hơn năm mươi đứa. Tháng rồi còn không đầy hai chục. Hôm nay lèo tèo không tới mười đứa. Không cần hỏi cũng biết lý do: phải phụ cha mẹ thu hoạch hay phải bỏ lớp cầy cuốc đào xới để đạt chỉ tiêu do trường, do xã đặt ra. Trinh thở dài. Cũng như bọn mình, mỗi người lãnh mười luống mì, không chăm sóc tới kỳ, cứ èo uột, không đủ chỉ tiêu mất công nghe kiểm thảo. Trinh thấy tội nghiệp mình và tội nghiệp học trò. Thầy cô mệt mỏi dạy không được kết quả như ý muốn, học trò học cho có lệ phân tâm nghĩ về giàn bầu luống khoai, về chỉ tiêu thu hoạch lần tới. Mọi người đều bị những con số hành hạ đến nỗi việc học, việc dạy đang là công tác chánh bị đẩy xuống hàng phụ. Thế hệ trẻ sau nầy sẽ ra sao? Chúng sẽ được hưởng gì trong những tháng ngày cắm cúi trồng trọt đó hay chỉ là tiết kiệm được cho Nhà Nước một số gạo để dùng vào những mục tiêu không phải phục vụ nhân dân, để xã có thêm tấm giấy ban khen không bù đắp gì được sự cực nhọc của những người dân không tên kém may mắn. Những đứa học rò cũng lần lược vắng mặt hoặc lén lút hoặc công khai. Gia đình chúng trở lại Sàigòn. Có đứa đến từ giả Trinh nói không giấu diếm. Ba em nói về Sàigòn, ngủ hè ngủ chợ vậy mà có tự do và lâu chết đói hơn. Ở đây đợi lúa trổ bông, đợi cây ra trái không biết chừng nào mà lại thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật dầu có tiền cũng không tìm được thuốc men. Mỗi lần mất một đùa học trò Trinh thấy sự gắn bó của mình với trường ốc lỏng lẻo hơn. Học trò là chất keo, là những con ốc nối kết nàng với nơi này. Chất keo càng ngày càng tan, ốc càng ngày càng sút mất, ý tưởng đầu hàng hoàn cảnh càng mạnh. Nàng chờ đợi một biến chuyển, nàng ước ao một chuyện đổi thay. Lắm lúc Trinh mong được nghe tin kế hoạch kinh tế mới giải tán, cán bộ được điều đi chỗ khác để nàng có lý do xin thôi. Tãm giấy chứng nhận nghỉ việc coi tầm thường nhưng rất quan trọng. Mâu thuẫn. Mâu thuẫn nhu mình và các bạn lên đây với mục tiêu phục vụ các em học sinh mà cuối cùng phải phục vụ những luống ngô luống sắn.
Có bóng người đạp xe đến trường trao bức điện tín cho Đời. Trinh tò mò nhìn ra. Đời tươi cười khi tiếp bức điện tín, đọc rồi trầm ngâm, buồn bã. Anh cho vào túi, nói mấy câu cám ơn rồi đi vào văn phòng. Trinh ước ao nhận được một bức điện tín như vậy. Ít ra cũng là cái cớ để mở được cái ‘van’ an toàn cho những bực tức khỏi bùng nổ. Sàigòn bây giờ chỉ còn trong quá khứ. Sàigòn đã biến thể phần nào nhưng vẫn còn là thành phố của tuổi trẻ, của mình, của kỷ niệm. Xa nó chôn chân trên vùng đất khô cằn thiếu thốn này mới thấy sợi dây vô hình nối liền với nó sao mà thần diệu. Sàigòn của những ngày tháng thần tiên tay trong tay lên xuống con đường dập dìu Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Sàigòn của những buổi trưa nắng đỏ đèo nhau trên đường là me Nguyễn Du, Đồn Đất. Tãt cả chồm dậy níu kéo Trinh từ bỏ tất cả để trở về. Trinh chợt cười một mình. Mới có mình là một, chờ một chuyện không may cho gia đình để được về Sàigòn. Rồi nàng chép miệng. Ở mãi trên này thế nào cũng phát điên thôi. Hön nửa năm chưa được về. Phép hứa lên hứa xuống, nhân viên thì đông, đợi tới lượt mình chắc đã bỏ xác già nơi đây. Tuy khổ cực đi về. Một ngày đi, một ngày về nhưng cũng còn một ngày cho mình. Củng được ở nhà với mẹ hai tối. Buổi sáng cho bạn bè. Buổi trưa cho những người con đường thân thuc để sống lại tình xưa. Buổi chiều để khóc cho bên gối mẹ, người tình không trọn, để nhìn chân dung anh ấy. Chắc mình sẽ được nghe những khuyên nhủ vì mình nhưng không đáng nghe. Chắc mình sẽ khóc nhiều khi mẹ mở cho xem bộ đồ đại lễ của anh ấy ngày mãn khóa.
Những giọt nước mắt rơi xuống thấm ướt trang sách. Lớp học lặng lẽ. Học trò im lặng. Chúng ngó nhau ngạc nhiên. Tiếng một con ruồi lạc lõng bay vo ve nghe rõ mồn một, cả những tiếng thở dài buồn lây cố nén của vài đứa thương mến cô giáo cũng nghe rõ ràng như tiếng tàu lá chuối xào xạc trong đêm vắng...
Kèng ấp chiến lượt báo hiệu tan trường. Từng đứa một rón rén đi ra của sau khi liếc nhìn bức tường xi măng cô giáo bất động trên băng ghế lồ ồ... Chiều xuống dần... Có tiếng gót giày vang trong phòng vắng, Trinh giật mình quay lại. Đời đến bên cạnh, giọng thật buồn :
- Cô Trinh nầy, mai tôi về Sàigòn. Hơi lâu đó. Mong cô và các bạn ở lại bình yên. Tôi vừ nhận được điện tín ...’
Trinh nói như mất hồn:
- Tôi biết rồi. Đồi núi không đủ sức cầm chân anh, những khó khăn ngu xuẩn vô ích đảy anh rời xa nơi đây mau hơn. Nhưng thiệt không ngờ mau đến như vậy. Mới có sáu tháng.
Đời thở dài :
- Sàu tháng quá đủ để thấy mình bị lợi dụng. Quá đủ để thấy những gì mình ôm ấp trước khi lên đây bị người ta bắt buộc vứt bỏ đi và đưa vào tay mình một thứ khá không quan hệ gì với lý tưởng đó hết.
Ngừng một chút Đời nói thêm :
- Ra đi lành ít dữ nhiều, nhưng thà vậy. Canh bạc lớn nhất của cuộc đời mà ai có đủ điều kiện cũng phải đặt thôi. Héo mòn theo ngày tháng chỉ tự làm khổ mình.
Trinh không kềm chế được lòng mình :
- Nhưng anh sẽ để khổ cho những người thân yêu.
- Biết sao hơn. Bãt lực trước hoàn cảnh chọn giải pháp không hoàn hảo còn hơn không chọn giải pháp nào! Biết đâu chuyện đời. Người thân, người quen gặp lại ở chân trời góc biển nào đó ý nghĩa biết bao! Vã lại biết đâu hoàn cảnh mời sẽ thuận tiện hơn cho việc thực hành những lý tưởng khác hữu hiệu hơn và nhất là không bị bẻ cong, bóp méo như hiện tại.
Đời nhìn vào mắt Trinh, anh muốn nói thêm nhưng lại thôi, bao nhiêu đó đã đủ. Tự hứa còn quan trọng hơn hứa với người khác để rồi buông trôi. Trinh thẫn thờ nhìn ta ngoài. Lác đác mấy con chim sẻ kiếm ăn giữa sân. Chúng cũng như mình có nhau hôm nay, chưa biết ngày mai ra sao! Một cái bẫy, một giàn ná sẽ chia lìa chúng ta. Dễ dàng như bức điện tín mật mã quái ác kia. Số mình vậy đó. Người tình một đời ‘ra đi’ tức tưởi không lời từ biệt, không nhìn được nhau lần cuối. Để lại những nụ hôn đầu bờ môi vụng dại mãi mãi không quên. Mối tình mới chớm nụ nhẹ nhàng như sương mù rừng núi cũng tan theo cơn lốc cuộc đời. Đến rồi đi. Một từ biệt để bảo vệ con thuyền chính nghĩa dân tộc trong sóng gió. Một sinh ly để mong lật ngược thế cờ. Nhưng đốii với mình, hình bóng họ sẽ như nước chảy qua cầu. Qua mãi. Một lần bóng câu in dưới nước. Rồi thôi. Hai bên không còn liên hệ gì nữa. Chỉ có chiếc cầu ở lại bất động. Đợi chờ sự tàn phá của thời gian. Như mình sẽ chết già ở xó núi xẻo rừng để rồi được đắp mặt bằng những danh từ rỗng tuếch không bù lại chút mảy may những thiệt thòi.
Trinh cúi đàu nói thật nhỏ, như tự biện h :
- Phải chi mình là trai! Hay giàu có hơn... Hoặc bắt liên lạc được trở lại...
Đời nhìn xuống, đường ngôi thẳng trắng nổi bật trên nền tóc đen. Đầu Trinh thật tròn trịa, quý phái nàng ngẩng mặt lên đînh nói gì nhưng lại bắt gặp ánh mắt của Đời nên lại thôi. Một vài sợi tóc lạc loài lòa xòa trước trán trông thật là xác xơ thảm hại. Ánh nắng chợt tạo một bóng đen trên quầng mắt Trinh. Nàng như già đi thêm 5, 6 tuổi.
Tiếng Đời thật cảm động âm vang trong buổi chiều tịch mịch:
- Tôi đã xin phép họ xong. Bùc điện tín này không còn cần thiết nữa. Trinh giữ lấy như một kỷ niệm đánh dấu ngày ngày chia tay đồng thời phủ nhận tình nghĩa của tôi với Trinh.
Nàng thẫn thờ cầm bức điện tín thở dài, như nói với mình:
- Rồi tất cả sẽ qua đi. Như nước chảy qua cầu.
Ngoài kia mặt trời khuất hẳn sau rặng cây xa. Những tia nắng bướng bỉnh cuối cùng cũng tắt ngấm để lại một màn đen rừng núi dần lần với màu trời. Trong này bóng tối xuống thật nhanh trùm phủ ngôi trường kỷ niệm.
San Antonio, TX, 1982
Nguyễn văn Sâm
  



No comments: