Lâm Chương
Quỷ Loạn
Lê Điệt, người làng Phước Trạch, huyện Gò Dầu, lúc nhỏ học hành chăm chỉ thông minh, đậu bằng tiểu học, bằng cấp thấp nhất trong ngành giáo dục thời bấy giờ. Khi tuyển sinh vào trường tỉnh, tên của Lê Điệt đứng đầu bảng niêm yết kết qủa, nức tiếng học giỏi.
Một lần, Điệt đi chơi với đám bạn, ngang qua miếu Thành Hoàng, vô tình, Điệt quay măt vào cửa miếu mà đái. Thần quở, về nhà, Điệt bệnh mấy ngày, bộ phận sinh dục đau buốt. Cha mẹ Điệt biết chuyện, sắm sưœa nhang đèn, hoa quaœ mang đến miếu tạ tội cho con. Điệt khỏi bệnh. Một lần khác, Điệt đi ngang qua miếu, đứng lại nhìn vào và nói:
“Làm thần thụ hưởng hương khói, không lo vun bồi công đức, phù trì dân làng, chỉ gây nỗi sợ hã lấy sự hành tội người khác làm điều linh hiển. Mai sau, ta thành đạt, sẽ ra lệnh phá boœ miếu này!”
Năm hai mươi tuổi, Điệt thi tú tài bị hỏng, về nhà đóng cửa, ôn luyện bài vở, quyết tiến thân theo đường khoa bảng. Chữ nghĩa làm Điệt mờ mắt, phải mang kính cận. Người làng khen Điệt ý chí săt đá. Năm nào mở khoa thi, Điệt cũng thi, và cũng hỏng.
Lê Điệt có đứa cháu gái. Lúc Điệt thi tú tài lần đầu, nó còn bé, vừa lên đệ thất. Mãi đến khi nó thành thiếu nữ, chú cháu cùng vào trường thi tú tài, nó đậu, Điệt vẫn hỏng. Nổi giận, Điệt quăng bút, xé sách, chửi cả quan trường giám khảo. Điệt thề không bao giờ thi nữa.
Đời Thiệu Nguyễn năm thứ tư, giặc giả nổi lên như châu chấu, bao nhiêu sinh mạng cung ứng cho chiến trường cũng không. Lệnh tổng động viên ban ra, biện pháp gắt gao, đón đường bắt lính. Túng thế, Điệt chui vào cưœa tu hành, núp bóng từ bi, trốn lính. Ba năm sau, Điệt bỏ ra ngoài, luôn mồm chửi rủa. Có người hỏi lý do, Điệt nói:
“Chỉ là những thứ dung tục, thối ta, không ngửi nổi. Giáo chủ đã chết mấy ngàn năm rồi, bọn đệ tử đang lao đầu về địa ngục.”
Điệt lất phất lang bang, khinh đời, ngạo thế. Đang dự định trở về làng cũ, ẩn thân làm người sằn dã thì bị tóm cổ lôi vào quân trường. Tập cách bắn giết sơ sơ vài tháng, Điệt bị đẩy ra trận mạc. Chưa bắn được viên nào, Điệt đào ngũ. Xã hội không chấp nhận con người bất mãn kinh niên. Điệt lại bị bắt, và lần này không phaœi vào quân trường nữa, người ta đưa Điệt vào tù.
Cuối tháng Tư năm Ất Mão, giặc tràn lên như nước vỡ bờ, phất cờ đỏ khắp nơi. Quan quân Thiệu Nguyễn xẻ nghé tan đàn, đạp lên nhau mà chạy ra biển. Một số chết chìm, xác thân làm mồi kình ngạc. Những kẻ chậm chân lần lượt bị xô xuống hầm tai vạ. Nhà tù chế độ cũ bị phá cửa. Tù cũ thoát ra ngoài, trong đó có Điệt. Cánh cửa tù mau chóng khép lại vớ những người tù mới. Dân gian thời ấy đã khóc hết nước mắt cho nỗi nghiệt ngã kinh thiên của tù mới.
Khí thế “cách mạng” như dầu sôi. Cuộc đổi đời diễn ra nhanh như cướp cạn. Nền tảng xã hội bị bứng tận gốc. Vô lại, đày tớ, ăn mày... nhảy lên làm ông chủ . Trí phú, địa hào... bỗng chốc hóa thành tên đầu đường xó chợ. Sấm ký rao truyền quỷ loạn. Nhà nhà đóng cửa. Đêm nghe tiếng ma tru rợn tóc. Qủy đỏ hiện giữa ban ngày, quấy nhiễu. Dân tình ta thán, ám khí xung thiên, mây mù vần vũ, mống trời vắt ngang đỉnh núi. Điềm báo thiên tai, chết chóc. Điệt kinh hoàng, muốn tìm chỗ ẩn thân. Trước kia, có thể lẩn trốn tu hành. Bây giờ, tất caœ đều bị quét sạch, chui xuống đất, trốn trong lùm bụi cũng không khỏi. Người chết còn không yên mồ mả, nói chi người sống.
Phá mả tìm vàng
Cạy nắp áo quan
Huyệt sâu chấn động hồn thiên cổ
Gỗ đá còn đau nhức thấu xương.
Điện bị bắt trong đợt truy quét tàn dư Mỹ Ngụy, phải đi học tập chính sách mới một tuần, chủ yếu là tự giác làm tờ khai ba đời lý lịch. Điệt khai: Đời ông, không biết rõ. Đời cha, không theo thực dân Pháp. Và đời của Điệt, bị bắt đi lính nhưng đào nguœ để tỏ rõ tinh thần phản chiến.
Thời “cách mạng” mới vào, ban ngày lo lùng bắt tàn dư Mỹ Ngụy, việc tra hỏi thường diễn ra vào ban đêm. Một đêm, Điệt được gọi lên phòng làm việc.
“Phản chiến nghĩa là gì?”
“Chống chiến tranh!”
“Láo! Phản động! Chống cách mạng hả!”
“ Không chống cách mạng.”
“Lý luận một cách logic, cách mạng làm đấu tranh giải phóng. Chống chiến tranh là chống cách mạng! Chống cách mạng là bảo vệ Mỹ Ngụy! Ngươi là ai?”
“Lê Điệt!”
“Lê Điệt là ai?”Là ta!”
“Quân xả lá! Hãy trả lời nghiêm túc! Ta là ai?”
“....”
“Câm hả? Là Ngụy! Hiểu chưa?”
Điệt được trả về làng cũ, bắt đi làm xâu công trường thủy lợi. Thót bụng cháo rau, khoai sắn, suốt ngày quần quật giữa chốn đầm lầy nước đọng. Muỗi, đỉa hoành hành hút máu. Keœ đói lao nhao. Thuốc thang không đến tay người bệnh. Thiên tai, mất mùa, lại thêm sưu cao, thuế nặng. Dân lành kêu rên khôn xiết. Khổng Khâu viết Hoàng Thiên hữu nhãn, mà Lão Đam lại nói Thiên Địa bất nhân. Làm người chẳng biết tin ai, kêu trời không thấu, đau khổ nhìn nhau, không dám khóc. Thời ấy, có ông thi sĩ tên Chu Vương Miện, làm thơ tả oán, còn truyền lại đến sau này:
Ta đến đó vùng đất phèn vàng xậm
Cuốc đất cằn trên lớp cỏ tai heo
Ngày mười tiếng khom lưng cùng nước đục
Nào bùn non beng xeœng mũ tai bèo
Yêu quê hương không gì hơn đào kinh
Dẫn nước biển vào đồng bằng phá lúa
Ôi một thuở gạo cơm thành sỏi đá
Đời văn thơ đi vỡ núi be bờ
Ta ở đó ba năm dài sáu tháng
Đến tình cờ và ra đi chẳng tiển đưa
Quần áo rách phơi ra lòng no ấm
Chút tự do như cơm sấy trên lò...
Thời Tần Thủy Hoàng, kẻ trọng tội bị khắc chữ lên mặt đày đi xây Vạn Lý Trường Thành đến chết. Thời “cách mạng”, ai mang tiếng Ngụy, ba đời con cháu không ngóc đầu lên được. Điệt còn độc thân, quyết không lấy vợ, tuyệt đường con cái, khỏi chịu cái di họa đời sau. Điệt nói với người đồng cảnh:
“Ta hối, xưa kia hai thế đối đầu còn đang tranh chấp, ta không chịu tiếp tay diệt lũ vô thần. Bây giờ đã muộn. Ta không thiết sống nữa!”
Người ấy sợ hãi, lãng đi, không dám nghe.
Một ngày, Điệt đang cầm xẻng đắp đê. Có hai đốc công đến gần. Bất ngờ Điệt vung xẻng chém tét đầu một tên chết tốt. Điện bị tên thứ hai bắn gục. Lôi trong túi áo Điệt, có một bức thư ngắn như một lời nguyền:
“Ta chết, thề làm ma báo oán kẻ phủ nhận thiên địa qủy thần.”
Điệt chết bảy ngày, miếu Thành Hoàng bị phá bỏ. Và không lâu sau đó, những kẻ phá miếu bỗng nằm lăn ra hộc máu tươi mà chết. Có người nói, chúng ăn uống bị trúng độc. Cũng có người nói, chúng bị hồn ma của Điệt vật chết.
No comments:
Post a Comment