Tương Quan Lực Lượng Hoa Kỳ-Trung Quốc năm 2010
Sức mạnh Hoa Kỳ / Trung Quốc
Dân số: 308 triệu / 1.345 triệu
Đảng viên : 72+55 triệu DC-CH / 73 triệu (-28)*CS
Quân số: 1.090.000 / 2.250.000
Diện tích: 9.826.630 km2 / 9.596.956 km2
Tổng sản lượng: 14.400 tỷ đô-la Mỹ / 4.900 tỷ đô-la Mỹ
Quốc phòng: 515 tỷ đô-la Mỹ / 76-105 tỷ đô-la Mỹ
Vũ khí nguyên tử: 9.000 đầu đạn / 240 đầu đạn
Mậu dịch 2 nước xuất: 71,5 tỷ $ Mỹ / xuất 337,8 tỷ $ Mỹ
*Có tin là 28 triệu đảng viên CSTQ bỏ đảng?
- Ngày 1/4/2001, một máy bay trinh sát EP-3E của Hoa Kỳ bay ở không phận và hải phận quốc tế bị một chiến đấu cơ của Trung Quốc lên cản, đụng nhau, khiến phi cơ Trung Quốc rơi và phi công tử nạn trong khi phi cơ Hoa Kỳ bị hư hại phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Trung Quốc đòi Hoa Kỳ xin lỗi và Hoa Kỳ đã phải tỏ ý tiếc thì 11 ngày sau phi hành đoàn 24 người mới được thả về. Nhưng Trung Quốc không không cho máy bay tự bay rời đảo, nên 3 tháng sau Hoa Kỳ phải tháo chiếc máy bay ra, thuê phi cơ vận tải Nga chở về nước.
- Ngày 7/10/2008, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tiếp tục lên án kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan của Hoa Kỳ, đồng thời cho rằng phía Hoa Kỳ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc phá hoại các mối quan hệ song phương giữa hai nước cũng như giữa quân đội hai nước.
- Tháng 2/2009, Đô Đốc Timothy J. Keating, Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (từng đến VN ngày 12-14/12/2007) kể lại rằng một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi đại dương này. Theo gợi ý đó, “Trung Quốc sẽ lo gìn giữ hòa bình từ
Ông còn nói rằng: “Có một việc tuyệt đối cần thiết mà chúng tôi phải làm là tiếp tục thực hiện cuốc đối thoại với các nhân vật tương nhiệm của phía Trung Quốc, tiến hành những hoạt động giao lưu, chia sẻ chiến thuật, kỹ thuật và quy trình với mục tiêu chủ yếu là để cho Trung Quốc hiểu được vai trò vượt trội của chúng tôi như một quân lực có khả năng chế ngự ở Thái Bình Dương, để họ hiểu được là chúng tôi kiên quyết duy trì vị thế này, và biết được là chúng tôi hy vọng và tin tưởng là họ không tìm cách đương cự chúng tôi về mặt quân sự.”.
- Ngày 21/2/2009, bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đi Trung Quốc đối thoại chiến lược về kinh tế và an ninh, bất chấp vấn đề nhân quyền, họ tính gì về “quân cờ” Việt Nam!?
- Ngày 4/3/2009, một tàu tuần tra của bộ Hải Sản Trung Quốc đã sử dụng đèn cao áp chiếu thẳng vào tàu thăm dò đại dương USNS Victorious của Mỹ tại Hoàng Hải (giữa Trung Quốc và Triều Tiên) và một hôm sau đó, máy bay thăm dò hải dương Y-12 của Trung Quốc cũng bay vòng quanh trên đầu Victorious.
- Ngày 3 và 7/3/2009, một tàu Trung Quốc đã lại gần tàu USNS Impeccable, trọng tải 5.368 tấn, là 1 trong 5 tàu đặc nhiệm thăm dò đại dương của hải quân Hoa Kỳ (có thể dò thám tàu ngầm), khoảng 100 mét, sau khi máy bay Y-12 của Trung Quốc cũng quần đảo trên đầu.
- Ngày 8/3/2009, Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Quốc phải tôn trọng các nguyên tắc luật biển quốc tế, sau khi Bộ Quốc Phòng báo cáo tàu USNS Impeccable (hình trái) trên hải phận quốc tế, khoảng 120 km về phía nam của đảo Hải Nam bị 5 tàu nhỏ của Trung Quốc, bao gồm 1 tàu hải quân (hình phải) quấy rối, thả gỗ chặn lối đi. Các tàu Trung Quốc đã tiến đến quá gần chỉ cách tàu Hoa Kỳ có khoảng 7,5 mét, có thể gây nguy hiểm. Thủy thủ Trung Quốc vẫy quốc kỳ nước họ và yêu cầu tàu Hoa Kỳ rời khỏi vùng biển này.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho hay tàu thăm dò không trang bị vũ khí, đã và đang tiến hành hoạt động như thường lệ. Hoa Kỳ đã gửi thư phản đối tới các quan chức Trung Quốc và tùy viên quân sự Trung Quốc ở
http://news.yahoo.com/s/ap/20090310/ap_on_go_ca_st_pe/us_china_incidenv
- Ngày 10/3/2009, Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Ðô Đốc Hải Quân hồi hưu Dennis C. Blair đưa ra nhận định trước một Ủy Ban Thượng Viện rằng vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa rồi trong biển Nam Trung Quốc mang tính cách nghiêm trọng nhất. Ông Blair nói: “Trong nhiều năm qua, họ đã ngày càng trở nên hung hăng hơn trong việc khẳng định chủ quyền Đặc Khu Kinh Tế, mà như đã nêu rõ, là quá đáng chiếu theo bất cứ quy ước quốc tế nào. Sự cố mới nhất này liên quan đến những tàu đánh cá và một tàu của Hải Quân Hoa Kỳ là sự cố nghiêm trọng nhất mà chúng ta chứng kiến kể từ năm 2001.”.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-03-11-voa13.cfm
- Ngày 10/3/2009, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mã Triêu Húc cực lực bác bỏ cách tường thuật câu chuyện của Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Trung Quốc có ý gây ấn. Ông Mã nói rằng những lời tuyên bố của Hoa Kỳ trái ngược với các sự kiện, gây lẫn lộn trắng đen và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Và hành động của Hoa Kỳ vi phạm Quy Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển và nhiều luật khác của Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa ra một “cảnh báo” cho Hoa Kỳ bởi vì chiếc tàu Impeccable đã tiến hành các hoạt động trong vùng được gọi là “Đặc Khu Kinh Tế” trong vùng biển nam Trung Quốc mà không có phép.
Căng thẳng này diễn ra vào lúc Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có mặt tại Hoa Kỳ để chuẩn bị cho cuộc hội kiến giữa Tổng Thống Barack Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại London vào tháng 4/2009.
- Ngày 11/3/2009, Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch đảng Cộng Sản TQ và Quân Ủy Trung Ương kêu gọi quân đội gia tăng tốc độ hiện đại hóa để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Sau hai ngày tranh cãi, Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố bà và Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã đồng ý hợp tác để những sự kịên như vậy không xảy ra trong tương lai.
- Ngày 12/3/2009, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan tin tàu Impeccable đang thi hành nhiệm vụ tìm tòi những mối đe dọa như của tàu ngầm nước khác và đang kéo một dụng cụ sonar dò chấn động để tìm và nghe tiếng hoạt động của tàu ngầm, thủy lôi và mìn và đã phái chiếc Chung-Hoon, là một trong những khu trục hạm tối tân nhất của Hoa Kỳ đến bảo vệ tàu này thi hành công tác.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Us-china-confrontation-in-s-china-sea-03132009152035.html
- Ngày 15/3/2009, Trung Quốc loan báo đã gửi tàu tuần tra 311, trọng tải 4.450 tấn, tối tân nhất đấn biển Nam Hải.
Đảo Hải
- Ngày 23/4/2009, lần đầu tiên Trung Quốc long trọng tổ chức cuộc diễn tập tàu chiến quy mô tại vịnh Thanh Đảo (青島, Qīngdǎo), tỉnh Sơn Đông, phía đông-bắc, để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập binh chủng hải quân và kiến quốc. Trung Quốc với 25 chiến hạm “tự chế” gồm cả tiềm thủy đỉnh trang bị vũ khí nguyên tử, tiềm thủy đỉnh tấn công, chiến hạm “Lan Châu” loại Aegis (trang bi hỏa tiễn và rada tối tân) cùng oanh tạc cơ và mời 21 chiến hạm thuộc 14 quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc… (không có Nhật) cùng tùy viên quân sự 29 quốc gia (có Nhật) dự “Lễ Giám Hạm” (duyệt các chiến hạm).
- Ngày 26/4-3/5/2009, theo sáng kiến của Ấn Độ, đã có cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ và thêm Nhật Bản mang tên Malabar 09 ngoài khơi
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090424_malabar09.shtml
Sau khi Liên Xô Sụp đổ năm 1991, Hoa Kỳ ngày càng tiến gần với Ấn Độ (đồng minh cũ của Liên Xô, thù nghịch với Trung Quốc và Hoa Kỳ).
Hoa Kỳ với 10 hàng không mẫu hạm nguyên tử vẫn là lực lượng vượt trội, kể cả về không quân và bộ binh tinh nhuệ. Ngân sách quốc phòng trung bình khoảng 550 tỷ đô-la Mỹ, không kể ngân sách đặc biệt khi chiến tranh.
- Ngày 1/5/2009, tin từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho hay, 2 chiếc tàu của Trung Quốc đã tiếp cận sát với tàu săn tàu ngầm USNS Victorious của Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 30 mét tại khu vực Hoàng Hải, giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Vì vậy các thủy thủ Hoa Kỳ buộc phải phun nước từ các vòi cứu hỏa để xua đuổi các con tàu của Trung Quốc. Vụ mới nhất diễn ra ở khu vực biển là vụ thứ 5 kiểu này trong 2 tháng qua.
- Ngày 2/5/2009, để đối lại với việc tăng cường quân sự của Trung Quốc, Úc công bố Bạch Thư nói về việc bỏ ra khoảng 70 tỷ đô-la Mỹ cho đến năm 2030 để trang bị thêm 12 tiềm thủy đỉnh, 24 trực thăng trên tàu chiến và 100 phi cơ F35 (loại máy bay “tàng hình”, có thể dùng phi đạo ngắn hoặc lên xuống thẳng)…
- Ngày 13/5/2009, theo ông Matthew Daley, Chủ Tịch Hội Đồng Thương Mại Hoa Kỳ và ASEAN nói với các phóng viên tại Hà Nội, mức đầu tư của Hoa Kỳ đang đứng thứ 6 sẽ lên hàng đầu vào khoảng năm 2012.
- Ngày 25/5/2009, Bắc Triều Tiên thử quả bom nguyên tử trong lòng đất lần thứ 2 tại Cát Châu thuộc vùng đông-bắc với sức nổ khoảng 1,6-2 kiloton (có tin là tới 10 kiloton, lần đầu ngày 9/10/2006, cũng gần nơi trên, sức nổ khoảng 0,6 kiloton) bất chấp cảnh cáo mới đây của Liên Hợp Quốc về việc bắn hỏa tiễn ngày 5/4/2009. Song song đó họ còn bắn các hỏa tiễn địa đối không (ground-to-air) và địa đối hải (ground-to-ship, có tầm xa khoảng 130 km). Bắc Triều Tiên đã tỏ thái độ cứng rắn đối với chính quyền Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ, họ cho rằng chính phủ này có thái độ thù nghịch không khác gì so với thời TT Bush. Liên Hợp Quốc đã họp khẩn cấp và gia tăng các biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên như bao vây kinh tế, cho phép kiểm soát tàu Bắc Triều Tiên bị nghi ngờ chở vũ khí lớn….
- Ngày 30/5/2009, Hoa Kỳ lại điều động đợt một là 1 trong 2 phi đội tổng cộng 24 chiến đấu cơ tàng hình (stealth fighters) mới nhất F-22A Raptor (giá khoảng 137,5 triệu đô-la/1 chiếc) đến căn cứ Kadena, ở Okinawa, cực nam Nhật Bản (dự trù trong 4 tháng) vào lúc đang có những căng thẳng ở biển Đông.
Tháng 3/2007, Hoa Kỳ đã từng đưa một phi đội F-22A tới căn cứ Kadena trong khoảng 3 tháng. Hồi giữa tháng 3/2009, một phi đội F-22A cũng đã từng được điều động tới đảo Guam trong một thời gian ngắn khi xảy ra biến cố tàu khảo cứu đại dương của Hoa Kỳ bị một số tàu Trung Quốc khiêu khích ở phía nam đảo Hải Nam trên hải phận quốc tế.
Việc đưa F-22A Raptor đến Nhật và
Thời chiến tranh lạnh, trong số 53 chiếc tàu ngầm của Hoa Kỳ, tỉ lệ hoạt động ở Đại Tây Dương chiếm 60% và Thái Bình Dương chiếm 40%, nay thì tỉ lệ này đảo ngược lại.
Theo các nhà phân tích quân sự, đây là lý do chính thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội mua 6 tàu ngầm chạy dầu thế hệ Kilo-Class của Nga với giá khoảng 1,8 tỉ đô-la Mỹ. Hiện Trung Quốc đang có khoảng 62 tàu ngầm, trong số đó có 8 tàu ngầm thế hệ kilo-class.
- Ngày
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/06/3BA101EA/
- Ngày 16-29/6/2009, cuộc diễn tập Garuda Shield 2009 tại Indonesia, do Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USPACOM) tài trợ, là cuộc diễn tập lần thứ 3 được tổ chức tại Châu Á, bao gồm 21 quốc gia, trong số đó có Việt Nam mà không có Trung Quốc. Cuộc diễn tập này nhằm mục đích tăng cường sự đoàn kết trong việc thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là các nước có đóng góp quân đội (TCC) vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của Liên Hợp Quốc.
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA61832/default.htm
- Ngày 23/6/2009, các quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau ở Bắc Kinh để bàn thảo về những vụ “đụng độ” trên biển.
http://www.vietnamnet.vn/thegioi/2009/06/854521/
- Ngày
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4265.asp
- Ngày
- Ngày
- Cùng ngày, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington (CVN 73) của Hoa Kỳ chở 90 máy bay chiến đấu, được 2 tàu tuần dương loại Ticonderoga trang bị hỏa tiễn hộ tống đã dẫn đầu đội tàu gần 30 chiếc tham dự Thao Diễn Hạm Đội Quốc Tế “Sail Bunaken 2009” với chiến hạm các nước Indonesia (Nam Dương), Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, Philippines, Singapore, New Zealand, Trung Quốc, Pháp và Anh tại vịnh Manado, tỉnh Bắc Sulawesi, Indonesia.
- Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gate tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ rơi các nước trong vùng Châu Á.”.
- Tháng 11/2009, Tổng Thống Barack Obama trong chuyến công du Châu Á và dự Hội Nghị APEC đã hoan nghênh vai trò ngày càng lớn hơn của Trung Quốc trên trường thế giới, cho sự đi lên này là một sức mạnh cho cộng đồng thế giới, nhưng cũng thẳng thắn nêu những quan ngại về nhân quyền với Bắc Kinh và cam kết hợp tác nhiều hơn với các nước Á Châu. Và để nhấn mạnh đến sự quan tâm của Hoa Kỳ, ông đã tự cho mình là ''Tổng Thống Thái Bình Dương'' đầu tiên của Hoa Kỳ.
- Ngày 7/1/2010, Hoa Kỳ đồng ý bán hệ thống hỏa tiễn phòng thủ chống hỏa tiễn loại Patriot của tập đoàn công nghệ hàng không và quốc phòng Lockheed Martin … cho Đài Loan trị giá khoảng 6,4 tỷ đô-la Mỹ. Bao gồm 114 hỏa tiễn Patriot (trị giá 2,81 tỷ USD), 60 Trực thăng Black Hawk (3,1 tỷ USD), Thiết bị thông tin liên lạc (340 triệu USD), 2 Tàu dò mìn Osprey (105 triệu USD). 12 Hỏa tiễn Harpoon (37 triệu USD) không kể các chiến đấu cơ F16. Loại hỏa tiễn này có khả năng bắn hạ tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc. Trung Quốc đã cực lực phản đối dự án này, cho rằng điều ấy “làm phương hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung”, Trung Quốc tạm ngưng chương trình trao đổi quân sự với Hoa Kỳ và đòi trừng phạt các công ty Hoa Kỳ.
- Ngày 18/2/2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma được Tổng Thống Obama tiếp đón, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Trong cuộc hội kiến này, Tổng thống Barack Obama nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông mạnh mẽ ủng hộ việc bảo tồn bản sắc tôn giáo và văn hóa độc đáo của Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ riêng của Tây Tạng, và ông ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100130_taiwan_arms_sale.shtml
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6738.asp
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/US-Dalai-Lama-02-18-10-84733982.html
- Ngày 14/03/2010, nhân dịp kết thúc khóa họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tố cáo Hoa Kỳ ''vi phạm chủ quyền Trung Quốc'' với thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan, cũng như với việc Tổng Thống Hoa Kỳ Obama tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.
TT Trung Quốc đã tỏ ý lấy làm tiếc rằng quan hệ Mỹ Trung đã xấu đi sau khởi đầu thuận lợi khi TT Barack Obama vừa lên cầm quyền tại Hoa Kỳ. Do đó, ông cho rằng
- - - - -
Sau Thế Chiến Thứ 2, Hoa Kỳ trải quân nhiều nơi nhất trên thế giới, là quốc gia đã can dự khoảng 25 cuộc chiến, nhiều nhất trên thế giới. Gồm chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và 1966-1976, Lebanon năm 1958, Cuba năm 1961, Việt Nam năm 1962-1973, Lào năm 1962-1973, Dominican năm 1965-1966, Campuchia năm 1969-1970 và 1975, Zair (Congo) năm 1978, El Salvador năm 1981-1990, Libya năm 1981-1989, Grenada năm 1983, Iran-Irak năm 1987-1989, Panama năm 1989-1990, Somali năm 1992-1994 và 2006-2009, Persian Gulf (Vùng Vịnh, Iraq-Kuwait) năm 1991-2003, Haitian năm 1994 và 2004, Yugoslav (Bosnian, Kosovo) năm 1994-1999, Chiến Tranh Chống Khủng Bố từ năm 2001, Afghanistan từ năm 2001-2011 (?), Philippines năm 2002, Horn of Africa năm 2002, Iraq năm 2003-2010, Pakistan năm 2004,… và đang căng thẳng với Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Venuzuela… Tổng cộng Hoa Kỳ chết khoảng 140.000 người, bị thương khoảng 600.000 người, tốn khoảng 2.000 tỷ đô-la Mỹ.
Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ có khá nhiều kẻ thù và Tòa Đại Sứ, Lãnh Sự ở khắp nơi đều phải được bảo vệ chặt chẽ nhất, thủ tục du lịch vào Hoa Kỳ tương đối khó nhất.
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_wars_involving_the_United_States
Ngay này, Hoa Kỳ một mặt đánh gia cao vị thế của Trung Quốc và thể hiện tinh thần sẵn sàng hợp tác, nhưng mặt khác, đang cố gắng tạo “vòng vây” quanh Trung Quốc. Vòng vây này kéo dài từ đông-bắc vòng xuống tây-nam, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt, Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan, chưa kể xa xa có Úc và Tân Tây Lan, trong khi vẫn ngầm cổ vũ cho Tân Cương và Tây Tạng vùng lên giành độc lập. Trong số đó, có khâu mạnh, khâu yếu, nên Hoa Kỳ đang cố gắng o bế Việt
Hần hết đường lối của Hoa Kỳ dựa trên quyền lợi thực tiễn, quyền lợi thực tiễn này đôi khi vượt trên cả lý tưởng, tức không có bạn vĩnh viễn, cũng không có thù vĩnh viễn. Sau Thế Chiến Thứ 2, Hoa Kỳ đã giúp đỡ các kẽ thù cũ là Đức Quốc và Nhật Bản... cũng như sau này đã bắt tay với Trung Quốc, CSVN.
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090722_02.htm
Bên cạnh hai thế lực này, còn có vai trò của Nga (nay muốn can dự nhiều hơn vào tình hình Á Châu - Thái Bình Dương qua việc bán vũ khí và tuyên bố của Thứ Trưởng Ngoại Giao Alexei Borodavkin trong tháng 12/2009) và Ấn Độ (dân số 1.100 triệu, dự tính năm 2040 có thể vượt qua dân số Trung Quốc khi đó là 1,400 triệu, GDP 1.400 tỷ đô-la Mỹ, tăng trưởng 7-8%, đã có 14 vòng đàm phán với Trung Quốc về biên giới mà chưa có kết quả). Trước đây, Ấn Độ lạnh nhạt với Hoa Kỳ, liên kết với Nga để kềm Trung Quốc, sau khi Nga yếu đi, thì làm thân với Hoa Kỳ và dịu hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ là quốc gia có vũ khí nguyên tử, khả năng phóng phi thuyền, là quốc gia thứ 4 sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp, tự đóng hàng không mẫu hạm cấp 40.000 tấn (dài 260 mét, đóng năm 2006, hạ thủy năm 2010? Có thể mang theo 30 MiG-29K 2 động cơ, 1 chiếc hiện có là INS Viraat 28.700 tấn sẽ về hưu năm 2015)… nên là một thế lực rất đáng kể để ngăn chặn ở phía tây-nam Trung Quốc.
Về vũ khí nguyên tử, Nga: 13.000, Hoa Kỳ: 9.400, Trung Quốc: 240, Ấn Độ: 60,
Tới năm 2010, 9 nước là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ba Tây (Brazil), Thái Lan có hàng không mẫu hạm nhưng chỉ có Hoa Kỳ, Pháp, Nga và Ba Tây có hàng không mẫu hạm cho phép máy bay thông thường cất hoặc hạ cánh, các nước kia chỉ có thể dùng máy bay phản lực lên thẳng...
- - -
Trong thời hiện đại, Trung Quốc thành lập “Giải Phóng Quân” ngày 1/8/1927, đã can dự rất nhiều cuộc chiến: Cuộc chiến Cải Cách Ruộng Đất 1927-1937, nội chiến Quốc-Cộng năm 1927-1949, chống Nhật Bản năm 1937-1945, giúp CSVN chống Pháp 1950-1954, Triều Tiên năm 1950-1953, Đài Loan năm 1954-1958, Ấn Độ năm 1962 và 1967, giúp CSVN chống Mỹ 1959-1975, Liên Xô năm 1969-1978, Việt Nam năm 1974, 1979, 1984-1991 và Phi Luật Tân năm 1996, 1997, chiếm và đàn áp ở Tây Tạng năm 1951, 2008, Tân Cương năm 1876-1881 (thời nhà Thanh, tranh giành với Nga), 2008, 2009...
- - -
Từ đầu thế kỷ 21, nói chung, các quốc gia trong vùng đều đang tăng cường quân sự một cách mạnh mẽ khác thường, không biết bao giờ “Biển Đông Dậy Sóng” và “Chiến Tranh Đông Á” sẽ xảy ra!?
Nhà báo nổi tiếng Hoa Kỳ, ông Robert D. Kaplan cho rằng xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thế kỷ 21 là tương lai khó tránh khỏi. Trên thực tế, Robert D. Kaplan còn đi xa hơn khi nhìn nhận rằng một cuộc chiến tranh lạnh có kiềm chế là kết quả tốt nhất có thể có được trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc ở thế kỷ 21.
- - - - -
Các đế quốc thường sụp đổ hay yếu đi khi nó ỷ mạnh, bành trướng quá mức rồi đụng nhau, xâm chiếm nhiều nước nhỏ mà kiệt quệ hay do những tranh chấp nội bộ như Mông Cổ, Trung Quốc, La Mã, Anh, Pháp hay Đức và Nhật Bản thời Thế Chiến Thứ 2... Mới đây, Liên Xô sụp đổ trong năm 1991 vì tranh chấp nội bộ và chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ… là một điển hình, đã phải trả độc lập cho các tiểu quốc chung quanh và tiềm năng sút giảm hẳn đi. Năm 2009, đánh dấu Hoa Kỳ cũng đã yếu hẳn đi sau thời TT George W. Bush. Phải chăng lịch sử sẽ lập lại với Trung Quốc khi nước này đang cố gắng chạy đua với Hoa Kỳ và thế giới?
Vấn đề là làm sao để Việt
- - -
Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa
“Thiên Thời” như trào lưu thế giới, là “Dân Chủ”, là sự sắp xếp của các nước lớn… Cần hiểu rõ trào lưu này khi nhìn vào bàn cờ Việt
No comments:
Post a Comment