Tuesday, July 6, 2010

GIA HỘI * TIN TỨC GẦN XA TRONG THÁNG




MỸ & TRUNG QUỐC

Mỹ định tháng 6-2010 cùng Nam Hàn tập trận, sau đình đến tháng 7. Nhưng Trung Quốc đã tập trận gần Nhật bản từ 30-6- đến 5-7-2010.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-military-exercise-aimed-at-us-ntran-07032010111122.html

Tin BBC cho biết trước đó, Mỹ đã đem tàu ngầm thị uy.Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong nói hôm thứ Hai 28/06, ba tàu ngầm thuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 của Mỹ được điều động trong màn thị uy "chưa từng thấy kể từ cuối Chiến tranh lạnh".

Đó là các tàu USS Michigan, được điều tới Pusan, Hàn Quốc; tàu USS Ohio tới Vịnh Subic của Philippines; và tàu USS Florida tới Diego Garcia trong Ấn Độ Dương.

Việc điều động này được nhận xét là chỉ dấu cho thấy sự leo thang trong hoạt động dưới đáy biển ở Đông Á. Báo Hong Kong cho hay ba tàu ngầm hạng Ohio này vừa được nâng cấp từ sử dụng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chuyển sang dùng các vũ khí tối tân hơn như thiết bị do thám hiện đại và số lượng lớn tên lửa Tomahawk chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Tổng số tên lửa mà ba tàu này mang trên mình lên tới 462 chiếc Tomahawk. Một quan chức quốc phòng hoạt động lâu năm ở Á châu được trích lời nói đây là lượng hỏa lực vô cùng lớn. Quan chức giấu tên này nói: "Đây là dấu hiệu nữa cho thấy Hoa Kỳ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở châu Á. Làm động tác này lộ liễu như vậy, Mỹ muốn chuyển thông điệp cho Bắc Kinh và các nước khác, kể cả đồng minh lẫn không đồng minh."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/07/100706_us_submarines.shtml

MỸ & CHÂU Á
Tin RFA

Ngày nay, Trung Quốc tỏ ra ngang ngược khi chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” với tham vọng kiểm soát tới 80% diện tích Biển Đông, gây ra cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang có xu hướng căng thẳng lên như Bruneil, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam trong hồ sơ Trường Sa.

Trong khi đó, Mỹ phân biệt hai loại tranh chấp ở Biển Đông : Tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về vùng nước trên biển.Mỹ đưa ra hai tuyên bố về biển Đông:

(1).Về phần mình, Hoa Kỳ công khai tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng nhấn mạnh rằng quyền tự do thông thương hàng hải phải được tôn trọng.

(2).Thứ hai là Mỹ coi trọng khu vực Đông Nam Á. Mỹ không từ bỏ quyền lợi của Đông Nam Á.

+Củng cố lập trường này, Mỹ đã lên tiếng phê phán tham vọng của Trung Quốc là quá đáng, vi phạm quy định quốc tế về lãnh hải. Khẳng định sự hiện diện quân sự của Mỹ trong vùng Biển Đông, khẳng định vị thế của Mỹ là lực lượng quân sự mạnh nhất trong vùng.
+ Tăng cường thực thi quyền đi lại tự do của hải quân Mỹ trong vùng.
+ Tăng cường quan hệ hợp tác quân sự với các nước đối tác trong khu vực ở mọi cấp độ. Các nước đối tác bao gồm hai đồng minh Philippines và Thái Lan, các đối tác khác như Indonesia, Singapore, Việt Nam và Malaysia.
+ Tham gia tích cực vào các diễn đàn an ninh đa phương ví dụ như ARF.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100705-ung-xu-cua-viet-nam-khi-my-quan-tam-den-van-de-bien-dong

Tuyên bố của Mỹ tỏ ra mâu thuẫn. Lãnh thổ và lãnh hải là một. Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa hay chiếm luôn Việt Nam thì Mỹ có thể khoanh tay nhìn, nhưng nếu Trung Cộng chiếm Đài Loan, và các đảo của Nhật Bổn thì Mỹ cũng im lặng hay sao? Có thể Mỹ khoanh tay nhìn nếu Mỹ chủ trương "tháo chạy" hay thỏa hiệp bán đứng đồng minh! Nếu mà như vậy thì trái với tuyên bố thứ hai là coi trọng châu Á, và không từ bỏ quyền lợi và sự hiện diện ở châu Á!
Hay tuyên bố thứ nhất chỉ để là tỏ ra lịch sự với thiên hạ? Lẽ dĩ nhiên, Mỹ phải tuyên bố như vậy chứ không lẽ cũng ăn nói hăng hăng, thô lỗ như Trung Cộng?



VIỆT NAM & TRUNG QUỐC

Trước đây, cộng sản Việt Nam đã bán Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Dốc và Nam Quan, nay chúng bán núi rừng miền Bắc và miền Trung cho Trung Quốc! Chúng đã ký hiệp ước tác toàn diện theo 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân, nay chúng lại ký hiệp định song phương tuân theo lệnh chủ nhân Trung Quốc.

1. TIN RFA. Ngọc Trân, thông tín viên RFA. 2010-07-04

Tin tức cho biết, nhận lời mời của ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đến Bắc Kinh để cùng chủ trì cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung, từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7.
Để biết thêm về Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung là gì, cũng như Ủy ban này đã “chỉ đạo” các vấn đề gì cho Việt Nam kể từ khi thành lập, mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân điểm qua các tin tức có liên quan.
Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương là gì?

Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung, có tên tiếng Anh là “Guiding Committee for China – Vietnam Bilateral Cooperation”, được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội. Phía Trung Quốc do ông Đường Gia Triền, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc vào thời điểm đó làm Chủ tịch, và phía Việt Nam do ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đồng giữ chức Chủ tịch.


Theo tin từ báo chí trong nước, Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung được thành lập với sự thỏa thuận của lãnh đạo cao cấp hai nước, do “xuất phát từ yêu cầu khách quan, nhằm thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển toàn diện”.
Theo ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao và là Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo phía Việt Nam cho biết, nhiệm vụ chính của Ủy ban là: “Tăng cường chỉ đạo, điều phối vĩ mô đối với các cơ chế hợp tác hiện hành giữa hai bên, quy hoạch tổng thể quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, điều phối giải quyết các vấn đề quan trọng, tăng cường tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, đưa sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn”.

Ngay sau khi thành lập, một trong những việc đầu tiên mà Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung đã “chỉ đạo” thực hiện là, Bộ Thương mại hai nước ký thỏa thuận thành lập Website “Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc”, với địa chỉ tên miền tiếng Trung là chinavietnam.gov.cn và địa chỉ tiếng Việt là vietnamchina.gov.vn.

Tham dự lễ khai trương website hôm 16 tháng 11 năm 2006 gồm có các vị lãnh đạo cao nhất của hai đảng, hai nhà nước như: ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc, ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam. Và ba vị lãnh đạo cao cấp này đã cùng nhấn nút kích hoạt trang thông tin điện tử “Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt – Trung”.

Thế nhưng sau đó, chính website này đã đăng nhiều thông tin đứng trên lập trường Trung Quốc, công khai chống lại Việt Nam, đặc biệt là những quan điểm về chủ quyền trên Biển Đông, chẳng hạn như website này đã đưa tin hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Mặc dù tên miền trang web này có đuôi là gov.vn, nghĩa là chỉ có Chính phủ Việt Nam mới có quyền sử dụng, thế nhưng khi được hỏi, ông Nguyễn Thành Hưng, Cục trưởng Cục thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, thuộc Bộ Công Thương Việt Nam đã trả lời rằng: “Trang web là của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách. Tiếng Việt do phía Trung Quốc phụ trách để họ đăng trực tiếp bằng tiếng Việt, giúp doanh nghiệp Việt Nam”.

Không rõ phía Trung Quốc đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam những gì ở trang web này, nhưng trên thực tế website này đã được sử dụng để đưa các thông tin công khai chống lại Việt Nam, đứng trên lập trường của Trung Quốc.

Sau khi bị dư luận phía Việt Nam lên tiếng phản đối, ngày 17 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã chính thức đóng cửa tên miền tiếng Việt website này. Thế nhưng, từ đó đến nay chưa cá nhân nào có liên quan bị đưa ra xử lý, cũng như chưa có một cuộc điều tra nào được tiến hành để xem những ai đã đứng đằng sau “chỉ đạo” việc này.

Cắm mốc theo “tinh thần hữu nghị”?

Hơn một năm sau, phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung được tổ chức, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 1 năm 2008 tại Bắc Kinh, giữa hai đồng Chủ tịch vẫn là ông Đường Gia Triền và ông Phạm Gia Khiêm. Trước đó, chuẩn bị cho phiên họp này là cuộc họp cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Phân giới Cắm mốc Biên giới trên bộ, được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 1 năm 2008.

Trong phiên họp lần thứ hai này, Ủy ban đã điểm lại tình hình quan hệ giữa hai nước về mọi mặt kể từ phiên họp lần thứ nhất hồi cuối năm 2006, thế nhưng không rõ phía Việt Nam có đưa vấn đề website “Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt – Trung” ra để phản đối với phía Trung Quốc hay không.

Mặc dù việc phân giới cắm mốc đã hoàn thành từ cuối năm 2008, cho đến nay Chính phủ Việt Nam vẫn chưa công bố bản đồ chi tiết, thế nhưng theo các tài liệu không chính thức mà các nhà nghiên cứu có được, cho rằng Việt Nam đã bị mất rất nhiều đất về tay Trung Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-is-the-guiding-committee-for-vietnam-china-bilateral-cooperation-for-ntran-07042010094332.html

2. TIN BBC.

Bài báo trên Le Monde bàn về sự bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc .

Quan hệ hai bên gặp nhiều khó khăn, bất đồng trong nhiều chủ đề, từ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa tới ảnh hưởng mà các đập nước của Trung Quốc ở thượng nguồn gây nên ở đồng bằng sông Cửu Long; tới các dự án bauxite ở Tây nguyên và sự tràn lan của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam.

Điều đáng nói là Bộ Chính trị Việt Nam chủ trương giải quyết các vấn đề này trong sự kín đáo của quan hệ ngoại giao nên liệu chúng có được mang ra bàn thảo tại Đại hội Đảng hay không thì là điều không ai dám chắc.

Các mục tiêu chính sách chính trị, kinh tế-xã hội dường như khá rõ ràng: trở lại tăng trưởng cao, giảm phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, phát triển thị trường trong nước và an sinh xã hội...

Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn cả là "dân chủ hóa" thể chế chính trị.

Việc xóa bỏ độc đảng là không thể xảy ra. Thế nhưng trong thể chế hiện nay, làm sao để có thể tăng khoảng không gian tự do, giảm kiểm soát, bảo đảm quyền độc lập của hệ thống tư pháp?

Có thể các tự do hóa đó làm nhiều người quan ngại, nhưng phải đáp ứng các đòi hỏi của thời đại.

Tác giả bài viết cho rằng trong một Đông Nam Á đã nhiều biến cố, những gì xảy ra ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới toàn khu vực.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100705_lemonde_congress.shtml


VIỆT NAM & MỸ
Thứ hai 05 tháng bẩy 2010, trong bài "Ứng xử của Việt Nam khi Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông", đài RFI bình luận về thái độ của Việt Nam có đoạn như sau:

Việt Nam đón tiếp tàu chiến, đối thoại với Mỹ, nhưng giới lãnh đạo liên tục sang Trung Quốc

Ở một mặt nào đó, các động thái này thể hiện chính sách của Việt Nam muốn giữ thế quân bình trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Do đòi hỏi khách quan, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chống đỡ trước áp lực của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Mặt khác, Mỹ cũng muốn tăng cường quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với Việt Nam. Do đó mà có các động thái giữa Việt Nam với Mỹ.

Nhưng thế của Việt Nam vẫn còn rất chơi vơi, sức thì yếu, cho nên có một tư tưởng khá mạnh trong cả giới lãnh đạo lẫn giới chuyên viên của Việt Nam là muốn yên thân thì phải vuốt ve Trung Quốc. Cũng có một tư tưởng nữa muốn dựa vào Trung Quốc để giữ chế độ XHCN. Do đó mà có các động thái giữa Việt Nam và Trung Quốc.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100705-ung-xu-cua-viet-nam-khi-my-quan-tam-den-van-de-bien-dong

Cộng sản Việt Nam tỏ ra gỉảo hoạt. Một mặt tuyên bố bảo vệ lãnh thổ, một mặt cầu cạnh Mỹ, một mặt quỳ lụy Trung Quốc, hết ký hiệp ước khác. Cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách dối trá nhằm ăn tiền Mỹ, dối gạt Mỹ và nhân dân thế giới. Mặt khác, chúng bịt miệng nhân dân cho đến khi chúng bán hết cả nước. Ngày xưa, Hồ Chí Minh cũng bưng bít, lừa đảo, ngày nay, bọn đàn em của ông cũng thế.

Đài RFI nêu lên những ý kiến trên rất đúng. Tuy nhiên, vấn đề chính là căn bệnh nô lệ Tàu đã quá nặng. Ông Hồ cam tâm bán nước. Trong Điện Biên Phủ, trong CCRD, và Chỉnh Đốn Đảng, rõ ràng là người Trung Quốc đã làm chủ Việt Nam, ông Hồ là và đa số đảng viên là người của Trung Quốc. Với Nông Đức Mạnh và Tổng Cục hai, thế lực Trung Quốc đã nắm chặt toàn thể Việt Nam mà Nguyễn Chí Vịnh , Tô Huy Rứa sẽ là những Trần Kiện, Trần Ích Tắc.

Hơn nữa, cái tâm lý theo Tàu vốn đã có sẵn trong giòng máu Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Chí Vịnh.. .
Nguyễn Đình Thi trong vở kịch " Nguyễn Trãi về Đông Quan" đã nói rằng"trong con người Việt Nam đều có một anh Tàu". Lại nữa, bây giờ Cộng sản giàu sụ rồi, đánh đá làm gì! Và dân chúng mấy ai còn tin cái miệng cộng sản ngày nay! Cái xu hướng đầu hàng thì mạnh hơn là xu hướng ái quốc.

Nhiều người cho rằng Việt Nam áp dụng chính sách mềm dẽo. Chính sách đu giây hay quân bình giữa Mỹ và Trung Cộng đó chỉ là bề ngoài. Quân bình hay mềm dẽo là giữ được nước, không theo ai, không bị ai cai quản, không nghiêng về bên nào. Nay rõ ràng là trong nội bộ phe Trung Cộng mạnh, Việt Cộng hết bán chỗ này lại nhượng chỗ khác, khom lưng quỵ lụy Trung Quốc đến độ hèn mạt như vậy đâu còn là quân bình? Thực ra đây là một hình thức đầu hàng, một hình thức nô lệ tủi nhục của Việt Cộng, một hình thức bán nước tinh vi khởi đầu nửa thế kỷ trước với Hồ Chí Minh!

Chúng ta còn phải chú ý đến một vấn đề nữa. Cộng sản nói anh hùng nhưng chúng chỉ giỏi khoa môi múa mỏ khi có đàn anh giúp sức. Trước đây, Lê Duẩn dám chống Trung Quốc vì ỷ có Nga. Nay ai ủng hộ Việt Cộng? Mỹ ư? Mỹ tin bọn Việt Cộng gian giảo này ư? Trên các trang báo điện tử, Trung Cộng đe dọa sẽ tàn sát Việt Nam. Có tin đồn là vừa qua, Trung Cộng đã chơi hai hỏa tiễn ở đầu (Hải Phòng ) và cuối (An Giang ) Tổ quốc Việt Nam. Bọn chúng sợ toát mồ hôi, lại dắt díu nhau sang Trung Quốc quỳ lạy, khóc lóc, van xin!



CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, đã làm một cuộc nghiên cứu về vấn đề này, trình bày tại Hội thảo về các thể chế độc đoán Á châu tại Hong Kong. Giáo sư cho biết:

GS Ngô Vĩnh Long: Người ta thường cho rằng khi kinh tế phát triển thì xã hội sẽ có dân chủ hóa. Thế nhưng ở Việt Nam, hay Trung Quốc, nhất là trong 5-10 năm qua, tình trạng chuyên quyền và sử dụng quyền lực một cách độc đoán có thể nói lại càng ngày càng tăng.

Theo tôi có ba lý do. Thứ nhất, phát triển kinh tế càng ngày càng tập trung tiền bạc vào trong tay một số nhóm lợi ích trong nước. Mà tiền này, tư bản này không phải là tư bản trong nước mà là tư bản nước ngoài.

Thực ra cũng có một số tư bản thu được trong nước, nhưng chủ yếu là thông qua dạng lấy đất của dân để đóng góp, hùn vốn với tư bản nước ngoài. Tiền của nước ngoài đóng vai trò quan trọng hơn.

Vì thế ta thấy các cuộc đàn áp thường có liên quan các món tư bản rất khổng lồ. Và những người chỉ trích chính phủ, những chỉ trích nào nhắm vào các khoản tư bản khổng lồ thì chắc chắn sẽ bị đàn áp.

GS Ngô Vĩnh Long

Thứ hai, chính quyền hiện nay chuyên quyền hơn, nhưng không phải một cách mù quáng. Sự chuyên quyền hiện nay không phải vì cộng sản hay không cộng sản mà vì lợi ích là phần nhiều.

Thứ ba, sự chuyên quyền được thao túng vì các nhóm có thể ngăn chặn việc này đã bị tiêu diệt từ trước. Trong lịch sử, ta thấy từ thời chính quyền ông Thiệu, trước và sau Hiệp định Paris, nhóm gọi là "thành phần thứ ba" đã bị đàn áp, hàng trăm nghìn người bị bỏ tù.

Khi Mặt trận giải phóng đánh chiếm miền Nam, thì thành phần thứ ba này cũng bị dẹp luôn.

BBC: Thưa, ý của giáo sư là vấn đề chuyên quyền ở Việt Nam hiện nay không có liên quan nhiều tới ý thức hệ, mà chủ yếu tập trung vào quyền lợi của các nhóm lợi ích?

GS Ngô Vĩnh Long: Vâng, hiện giờ đó là chuyện quyền lợi của các nhóm. Và họ có thể làm được như vậy là vì các thành phần đối kháng đã bị loại bỏ.

Chuyên quyền đang làm cho một vài nhóm mạnh hơn, giàu lên, nhưng lại dẫn đến việc Đảng và chính quyền bị suy yếu đi và dần dần bị mất tính chính danh.

Mà nếu như vậy, thì hết sức nguy hại cho đất nước Việt Nam.

Nhiều người nói về đa đảng thế này thế kia, nhưng tôi cho rằng trước hết cần phải dân chủ hóa ngay trong Đảng đã. Bởi vì nếu không, thì mối nguy không những cho Đảng, mà cho cả đất nước, dân tộc là rất lớn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100701_ngovinhlong_inv.shtml


2. TƯƠNG LAI CHẾ ĐỘ

Le Monde, tờ báo thuộc loại hàng đầu của Pháp, vừa đăng bài tựa đề "Việt Nam đối diện khủng hoảng và tương lai chế độ".

Bài báo của tác giả Philippe Delalande, kinh tế gia, thành viên nhóm nghiên cứu về Á châu, đề cập tới "các thách thức của Đại hội Đảng Cộng sản".

Bài báo mở đầu bằng nhận định rằng Đại hội Đảng vào tháng 1/2011 sẽ có các mục tiêu chính là bầu ra ban lãnh đạo mới, xác định đường hướng đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoàng và cải thiện hoạt động của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ không thể tiếp tục cương vị của mình và chiếc ghế tổng bí thư sẽ mở ngỏ cho các ứng viên với ba điều kiện: dưới 65 tuổi, là ủy viên Trung ương (tuy trên thực tế là ủy viên Bộ Chính trị) và, theo một quy định bất thành văn, là người miền Bắc.

Tác giả bài viết nói trong các cái tên đang được đồn đoán, tên ông Tô Huy Rứa được nhắc tới nhiều hơn cả.

Ông Rứa được bầu vào Bộ Chính trị từ tháng /2009, có thể là một sự chuẩn bị trước về nhân sự. Ông mới 63 tuổi và là người miền Bắc. Quan trọng hơn nữa, ông giữ vai trò quan trọng trong Bộ Chính trị, với cương vị phụ trách ngành Văn hóa-Tư tưởng ở cấp trung ương.

Theo bài báo, chỉ ông Nguyễn Tấn Dũng là có hy vọng tại vị ở chức Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ, còn các chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ có người mới.

Trong khi cuộc chạy đua vào các vị trí trên đang diễn ra, Việt Nam đang đối diện các vấn đề cấp bách.
Nhiệm vụ kinh tế

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho tốc độ tăng trưởng vốn rất mạnh từ năm 1991 ở Việt Nam chững lại. Tỷ lệ lạm phát quý 1 năm 2008 lên tới 28%.

Người Việt đổ đi mua vàng và đô la để tích trữ khiến giá chợ đen tăng cao, gây tâm lý hốt hoảng. Sức mua sụt giảm dẫn tới đình công đòi tăng lương của người lao động.

Tới cuối năm 2008, lượng xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước châu Âu và Hoa Kỳ giảm mạnh.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một kế hoạch hồi phục kinh tế. Tới cuối năm 2009, GDP đạt tăng trưởng 5,1 %, một kết quả không quá kém. Thế nhưng Việt Nam lại đối diện với đủ loại thâm hụt, trong đó thâm hụt ngân sách lên tới 9% GDP.

Việt Nam trở nên phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để cân bằng cán cân thanh toán.

Tuy nhiên, tác giả bài viết trên Le Monde nói tình hình khá khó khăn nhưng không đến nỗi quá gay cấn. Nợ công của Việt Nam chưa vượt quá 48% GDP. Và Việt Nam có thể được lợi nhờ vào sức mạnh vượt khủng hoảng của châu Á.

Báo Pháp đánh giá cơ hội chính trị của ông Tô Huy Rứa

"Đảng Cộng sản sẽ phải rút kinh nghiệm từ thời kỳ trên, cải tiến quá trình ra quyết sách kinh tế để tránh lặp lại những gì đã xảy ra trong năm 2008-2009."

Đó là một chủ đề của Đại hội Đảng sắp tới.

Chuyên gia Pháp nhận định rằng khác với Trung Quốc, nơi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo cả đảng, nhà nước và quân đội, chức tổng bí thư ở Việt Nam không có quyền lực bao trùm như vậy.

Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từng đề xuất, giống như Trung Quốc, quy tụ hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước vào một. Tuy đề xuất của ông Phiêu đã bị bác, nó có thể được khơi dậy tại Đại hội lần này.

Bài viết nhận định cuộc chiến chống tham nhũng là một trong các thử thách của Đảng Cộng sản vì chưa có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

Theo phúc trình mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 120 trong 180 quốc gia về mức độ tham nhũng và báo cáo 2010 của Ngân hàng thế giới thì cho hay 65% dân Việt Nam nói tham nhũng là vấn đề trầm trọng ở trong nước.

Tham nhũng đã làm xói mòn niềm tin của người dân vào lãnh đạo. Tuy Việt Nam có luật chống tham nhũng, nhưng thực hiện luật này thế nào thì lại là chuyện khác.

Trong một chế độ không có đối lập chính trị và đối trọng quyền lực, không thể trông chờ tòa án thực thi luật lệ.

Tác giả bài viết trên Le Monde nói Việt Nam cần cải thiện tính độc lập của nền tư pháp và điều này sẽ phải nằm trên bàn nghị sự của Đại hội Đảng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100705_lemonde_congress.shtml




*

No comments: