Sau đệ nhị thế chiến, Nga, Mỹ trở thành đại cường quốc. Trung quốc dân đông nước lớn vẫn là một con cọp vẽ bẳng cục than trên vách tường vôi loang lổ. Nhưng nay Trung Quốc đang vươn lên muốn đánh Mỹ để giành lấy ngôi bá chủ thiên hạ. Phần lớn các nước trên thế giới ai cũng thấy Trung Cộng hung hăng muốn làm bá chủ hoàn cầu.Trung cộng đã chiếm vùng biển và đất đai Việt Nam cùng bành trướng thế lực ở Phi châu và Âu Mỹ. Trung cộng tuyên bố hơn 80% Thái Bình dương là của họ. Việc này rõ là Trung cộng không những muốn thôn tính Việt Nam mà cả Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Dương. . .Cái mộng bá chủ này có từ thời Tần Thủy hoàng chuyển qua Hốt Tất Liệt, Mao Trạch Đông và nay là Hồ Cẩm Đào.Trong BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 145 chủ đề "Trung Cộng bành trướng và xâm lược", chúng tôi đã nói về tham vọng đế quốc của Trung Cộng. Ai gây sự với ai? Ai sẽ nổ phát súng đầu? Mỹ sẽ gây chiến hay cả hai sẽ gây chiến ?
Các bài sau đây tiêu biểu các khuynh hướng. Xin giới thiêu để bạn đọc thưởng lãm.
Sơn Trung
Bài post này tôi chỉ muốn nêu những dự kiện để mọi người Việt trong cũng như ngoài nước nhận định tình hình thế giới để có những quyết định thực tế . Vạn sự tại nhân ,thành tự tại thiên đó là câu nói tôi xin mở đầu ,chiến tranh không ai muốn nhưng không ai tránh được . Xin các bạn tham khảo về tâm linh :các bài viết của Lê Văn Xương ,Nguyễn Đình Toàn ở "diễn đàn người Việtquốc gia"
http://www.nationalistvietnameseforum.com/index.html
Xin các bạn tham khảo về sự thật hiện may :
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CWtx
The Iraqi war has convinced the Chinese Communist Party (CCP) leadership that some form of confrontation with the U.S. could come earlier than expected.
http://www.cnn.com/2003/WORLD/asiapcf/east/03/24/willy.column/
Hoặc tìm trong Google ,yahoo đề tài "conflict usa china" hặc thay chữ USA bằng Korea ,Japan ,India . . . Mỹ : trong chiến VN Mỹ đã giúp TC chế bom nguyên tử nâng đỡ kinh tế để kiềm chế Liên Sô .Mỹ chắc chắn không để TC làm bá chủ hoàn cầu . Nga : thời còn cộng sản vẫn sợ TC nên không giúp tận tình , bây giờ Nga vẫn sợ TC bành trướng . Châu Âu : hiện có 6 nước chống Mỹ về Iraq nhưng đây là thực hay giả ? tôi nghĩ sẽ còn thêm nhiều nước khác .
Ấn Độ : sợ TC vì hai nước vẫn có xung đột biên giới , Mỹ đã giúp Ấn làm bom nguyên tử . Á Châu : sợ TC nên sẽ theo bên nào mạnh . Nhựt ,Đại Hàn ,Đài Loan : sợ TC mua thêm vũ khí tự bảo vệ và sẽ theo Mỹ . Nam Mỹ và Phi Châu : nhiều nước đã bị TC chi phối nhưng đa số sợ TC . Hồi giáo : chia làm 3 ,nhóm sống hoà bình đại đa số ,nhóm khủng bố thiểu số ,nhóm kình chống TC .
Iraq : Mỹ dùng để lôi kéo bọn hồi quá khích nhảy vô và lôi kéo TC, Mỹ đã tịch thâu nhiều vụ khí mới toanh do TC sản Xuất .Theo Nostradamus Hồi giáo sẽ lôi kéo TC vào cuộc chiến (nhiều bài báo nói TC núp sau Hồi giáo để khủng bố thế giới). TC : nền kinh tế của TC chỉ là giả tạo ,chuyện gì sẽ xẩy ra nếu Mỹ phát động chiến dịch "bảo vệ sản phẩm nội địa" .Cả thế giới điều thấy TC đã từ từ cướp công ăn việc làm của dân họ qua việc lao công rẻ mạt ,rẻ thúi và không đóng thuế .TC biết điều này hơn ai . Nạn nhân mãn của TC đã thấy rõ (trên 1.3 tỷ dân) nên Mao đã nói nếu cần hy sinh 500 triệu để TC tiến ,TC sẵn sàng chấp nhận .
Do đó chuyện chiến tranh đối với TC chỉ có thắng hoặc huề . Còn Việt Nam thì sao ? .Chúng ta thấy TC chiếm đảo ,chiếm đất để xây căn cứ tiếp liệu .VC mở ,sửa chữa ,xây thêm các Xa lộ đưòng mòn HCM ,xuyên Lào ,xưởng loc dầu ,gia tăng bọn Tàu nằm vùng như bọn du lịch ,chú rể Tàu . . . trong ý đồ trợ giúp TC xâm lấn Đông Nam Á . Mỹ có biết điều ấy không ? chắc biết ,Mỹ có chịu như vậy không ? chắc không ? Nếu Mỹ đánh VC chắc chắn sẽ hô hào "toàn dân chống Mỹ xâm lược" . Còn người Việt quốc gia trong và ngoài nước thì sao ? chúng ta đã có những tổ chức trong và ngoài nước đã chuẩn bị lật đổ bọn sán lãi rồi . Còn người Việt lững lơ trong và ngoài nước thì sao ? hãy suy nghĩ đến tương lai của đất nước trong đó có tương lai của họ và con cháu họ .
Còn người Việt theo cộng sản trong và ngoài nước thì sao ? đây là dịp may cuối cùng để về với dân tộc . Tóm lại 30 năm dân Việt đã chờ "Độc .lập tự do hạnh phúc" VC chẳng làm theo lời hứa mà còn biến cái đảng cộng sản chó đẻ thành cái đảng ăn cướp vĩ đại . Toàn dân hay chuẩn bị lật đổ bọn sán lải ,cương quyết "Bình Nam Phạt Bắc " đánh cộng nhào Tàu cút" .
-- thich du thu (Toollovers@comcast.net), November 21, 2004
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CXoY
Theo các nhà phân tích : năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới.
Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020, thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô,…. Chẳng nước nào coi trọng, nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu, …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế,quân sự, chính trị vượt trội :quật qua, quật lại, nắm đầu quay như con dế như sau:
• Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản,đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng,gây khủng hoảng kinh tế.( khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng).
• 8-2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng li khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO. Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm,làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần.
Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh,thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa. Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ:
_ Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng và 1 vài tỉnh tách ra, làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển.
_ Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ,nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ,và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ.
_ Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ 1 ít mà không hữu dụng, quanh năm tuyết phủ. Dân số phân nửa Mỹ. Nên không bao giờ qua mặt Mỹ được.
_ Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa ….
Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang. Sau đó như Anh, Pháp bây giờ,phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang. Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga,Trung Quốc. Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc, Trung Quốc nói gì cũng phải nghe.
Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới.
************ ***
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị (giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau :
• Mỹ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ", tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ. Không bán được hàng,tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản. Còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả.
• Mỹ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp,để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới.
• Áp thuế phá giá 30 % lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau,gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc.
• Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc,kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống,các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng.( Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần)
• Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.
• Mỹ đánh Iran,mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, để công nhân di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt.
• Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc,kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công (giống như Nga tấn công Georgia). Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp,tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan hoang.
• V…v……….
THẾ CHIẾN THỨ BA
Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ, thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng,đánh bằng quân sự.
Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc. Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc. Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu. Bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela,nhầm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triễn khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên.
Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như :
Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc.Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới. Tạo điều kiện cho Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn,Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía. Kể cả đánh bằng nguyên tử.
_ Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên.
_ Phía Đông có Đài Loan.
_ Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan,có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa,Trường Sa. Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện.
_ Phía Nam có Ấn Độ.
_ Phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan. Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc.
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụng, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng, Nhật chiếm 1 miếng, Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây tạng độc lập, hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo, quốc gia Thiên Chúa Giáo, các quốc gia của các dân tộc thiểu số : Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông,Tiều, Quang Thoại,.…
Nam Hàn thống nhất Nam Bắc Hàn.
Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu : Ba Lan, Rumani,….sau 1991.
Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện,… sẽ được bầu cử tự do giống như Irac, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước đó sống thì sống,mà muốn chết thì chết.
Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ.
Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam?
Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng.
Vì mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc,đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới, Trung Quốc sẽ dành chức Đế Quốc của Mỹ.
Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô,nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô ). Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô ( Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979).
Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973. chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay.
Nhờ Gorbatchev, thế giới tránh được Thế chiến thứ ba
Thanh Thủy
Bài đăng ngày 12/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày 12/10/2009 16:54 TU
Trong bài phỏng vấn dài trên Le Figaro, ông Gorbatchev tuyên bố là sở dĩ sự thống nhất của nước Đức được thực hiện là vì trước đó có những biến đổi quan trọng diễn ra tại Liên Xô, tại hai vùng trung và đông Âu, trong quan hệ với các nước Tây phương và đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Sắp đến ngày kỷ niệm hai mươi năm bức tường Berlin sụp đổ, báo chí Pháp đua nhau thực hiện hồ sơ về sự kiện trọng đại này của lịch sử thế giới.
Trong một bài phỏng vấn dành riêng cho tờ Le Figaro, ông Gorbatchev, người cuối cùng nắm giữ chức vụ tổng thống Liên Xô, đã tuyên bố là « Cách nay hai mươi năm, cộng đồng quốc tế đã tránh được một cuộc Thế chiến thứ ba ». Đây cũng là nội dung hàng tựa trên trang nhất của tờ báo, bên cạnh tấm ảnh chụp một ông Gorbatchev già đi và béo ra.
Trong bài phỏng vấn dài trên Le Figaro, ông Gorbatchev tuyên bố là sở dĩ sự thống nhất của nước Đức được thực hiện là vì trước đó có những biến đổi quan trọng diễn ra tại Liên Xô, tại hai vùng trung và đông Âu, trong quan hệ với các nước Tây phương và đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Gorbatchev nhắc lại là khi ông lên nắm quyền, các quan chức Mỹ và Liên Xô không có một buổi tiếp xúc nào từ sáu năm qua. Chỉ vài năm sau, tình trạng này đã thay đổi với chính quyền của ông.
Ông cũng nhắc lại là khi người tiền nhiệm, ông Konstantin Tchernenko, qua đời năm 1985, lãnh đạo của các nước trong Hiệp ước Vaxsava đến Matxcơva tham dự tang lễ. Ông đã cùng với các lãnh đạo này có một cuộc trao đổi tại văn phòng riêng. Và, tại đây, sau khi cám ơn về sự hiện diện của họ, ông đã tuyên bố là Matxcơva tôn trọng các chính sách và quyết định của mỗi quốc gia.
Năm 1985 ông Gorbatchev cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của các nước đồng minh
Như vậy là năm 1985, ông Gorbatchev đã hứa với các nước đồng minh là Liên Xô sẽ không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước này.
Ông Gorbachev nói : « Nếu chúng tôi can thiệp thì ngày nay có lẽ tôi không ngồi đây với các bạn. Về điều này, tôi có thể cam kết là đúng như vậy ».
Trước câu hỏi của Le Figaro về chuyện gì, theo ông, có thể xảy ra nếu như Matxcơva can thiệp, ông Gorbatchev trả lời : « Chúng ta có thể có một Thế chiến thứ ba… Vào lúc đó, tại châu Âu có đầy vũ khí hạt nhân và có khoảng hai triệu binh lính ở hai bên Bức màn Sắt. Các bạn cứ thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu lúc đó Liên Xô sử dụng vũ lực ».
Trả lời câu hỏi về quan niệm của ông lúc đó liên quan đến tương lai của Liên Xô, ông Gorbatchev cho biết đó là một quan niệm đã khiến ông tiến hành những cuộc thay đổi dân chủ, mở cửa Liên Xô, cải tổ nền kinh tế, trả lại cho người dân quyền tự do đi lại và thiết lập quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng.
Vào lúc đó, ông không hề do dự vì ông biết đó là con đường phải đi và ông cũng nghĩ rằng Liên bang Xô Viết sẽ được duy trì. Nhưng sau cuộc bầu cử tự do năm 1989, một số người trong đảng Cộng sản, đã phản ứng dữ dội trước mọi cuộc cải tổ. Những kẻ chống đối chính sách perestroika không dám chống đối ông một cách hợp pháp về mặt chính trị. Do vậy họ đã phải tổ chức một cuộc đảo chính năm 1991.
Những người ủng hộ perestroika đã tỏ ra quá tự tin
Đối với ông Gorbatchev, lúc đó những người bảo vệ perestroika, trong đó có cả ông, đã tỏ ra quá tự tin.
Với tư cách là một người đã từng được giải Nobel Hoà bình năm 1989, ông Gorbatchev đã hoan nghênh sự lựa chọn của Ủy ban Nobel năm nay khi trao tặng giải Nobel cho đương kim tổng thống Mỹ ;
Đối với cựu tổng thống Liên Xô, ông Obama là một người am hiểu thời sự, đấu tranh cho một thế giới không còn vũ khí hạt nhân và ý thức tầm quan trọng của viẹc bảo vệ môi trường.
Các cuộc thương lượng về khí hậu vẫn còn gặp nhiều mâu thuẫn
Nhân nói về môi trường, cuộc họp thượng đỉnh tại Copenhagen về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức từ mùng 6 đến 18 tháng 12. Nhưng trước đó, tờ Le Monde đưa tin là tại cuộc họp trù bị ở Bangkok, các cuộc thương lượng cho thấy là vẫn còn nhiều bất đồng giữa các quốc gia. Trong khi Trung Quốc đòi phải thành lập một khung hợp tác quốc tế hữu hiệu cho thời kỳ sau 2012, phù hợp với các nguyên tắc của công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, thì Hoa Kỳ từ chối, trong giai đoạn hiện nay, đưa ra những mục tiêu có tính bó buộc.
27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã đề nghị một giải pháp thoả hiệp, buộc tất cả các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ và các nước đang trỗi dậy, phải cam kết giảm thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính.
Pháp bí mật lưu trữ chất thải phóng xạ ở Siberi
Trang nhất của tờ Libération đăng một thông tin riêng của tờ báo này : đó là chất thải có phóng xạ được cất giữ không kiểm soát tại vùng Sibêri.
Trái với những khẳng định của ngành công nghiệp hạt nhân, một cuộc điều tra do một nhà báo của Libération thực hiện cho thấy là 13% chất thải có phóng xạ của EDF, công ty điện của Nhà nước Pháp, được cất giấu bí mật ở ngoài trời tại một thành phố ở Siberi. Đây là một bằng chứng cho thấy tính chất thiếu minh bạch của ngành điện hạt nhân.
Theo báo Libération, sự kiện chất thải phóng xạ của Pháp được chuyển sang Nga đặt ra vấn đề an ninh trong việc di chuyển chất thải phóng xã trên 8000 km, việc kiểm soát nơi cất trữ và tính hiệu quả của khâu tái xử lý.
Tờ Libération cho biết là 58 lò phản ứng hạt nhân, thuộc công ty EDF, sản xuất tổng cộng 1150 tấn nhiên liệu để sử dụng mỗi năm và cung cấp 80% điện tại Pháp.
Trong xã luận, tờ Libération tố cáo « tính bí mật nằm trong gien của nền công nghiệp hạt nhân ». Đành rằng thông tin mà tờ Libération cung cấp không phải là một chuyện được giấu nhẹm tuyệt đối và có tổ chức. Nhưng đó là điều chưa bao giờ được nói đến. Như vậy là Pháp đã cho Nga thầu lại việc cất giữ chất thải phóng xạ trên nguyên tắc phải được tái xử lý và tái sử dụng.
Giải thưởng Nobel hoà bình cho ông Obama, một quyết định chính trị ?
Tin tổng thống Mỹ, Barack Obama, được giải Nobel Hòa bình, đến vào ngày thứ sáu vừa qua. Nhưng một số tờ báo không kịp có bài cho ngày thứ bảy. Do vậy mà hôm nay đề tài này tiếp tục được bình luận nhiều.
Tờ La Croix gọi giải thưởng Nobel của ông Obama là giải thưởng của niềm hy vọn tốt nhất.
Còn tờ Le Monde nêu lên những lý do khiến cho tổng thống Mỹ được giải Nobel Hòa bình. Nhưng, trong xã luận, tờ báo đề cập đến ý nghĩa của giải thưởng này và đánh giá là « những lập luận của Ủy ban Nobel để biện minh cho sự lựa chọn của mình là một ngôn ngữ cứng ngắc, giáo điều phù hợp với tài hùng biện ngoại giao tội tệ nhất có thể nghe được tại Liên Hiệp Quốc ».
Một số tờ báo Á châu cũng không mấy tán thành sự lựa chọn cua Ủy ban Nobel, một ủy ban mà tờ China Post của Đài Loan nhận định là quá chính trị. Theo tờ báo, giải Nobel Hòa bình gây ngạc nhiên cho ông Obama và đồng thời đặt ông vào một thế khó xử.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, xuất bản tại Manila, quyết định của Uỷ ban Nobel là một giải thưởng cho những lời hứa của ông Obama, chứ không phải cho những gì ông đã làm được. Và tờ báo tự hỏi là quyết định khá bất thường của Ủy ban Nobel, do nó xen vào lĩnh vực chính trị thực tiễn (realpolitik), có sẽ giúp được hay không cho ông Obama biến lời hứa thành hàng động thật sự, hay, ngược lại, nó sẽ cản trở ông trong việc cụ thể hoá những lời hứa mà ông đã đưa ra.
Tờ China Post của Đài Loan cho biết là Ủy ban Nobel gồm năm thành viên người Na Uy do quốc hội nước này chỉ định và Ủy ban đã chọn lựa ông Obama mặc dù ông mới bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống có hai tuần lễ trước khi hết hạn đề cử ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình.
Sự kiện này cũng được tờ Le Monde nói đến trong một bài báo mang tựa đề « Hậu trường của một quyết định đoạn tuyệt hẳn với truyền thống ». Theo tờ báo, người thể hiện sự đoạn tuyệt này đến từ hai thành viên mới trong Ủy ban Nobel, mà trong đó có tân chủ tịch Ủy ban, Thorgjorn Jagland.
Dân chủ và độc tài
Phó giám đốc Viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, người nghiên cứu rất kỹ nguyên nhân, diễn biến thế chiến II nhận định, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng văn minh có tính toàn cầu và có ba nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Nhiều nhà khoa học còn bi quan hơn khi nhận định, thế chiến III thực chất đã bắt đầu.
Thứ nhất là sự xung đột sản xuất – tiêu dùng và những nguồn lực sẵn có. Thứ hai là xung đột giữa các quốc gia đang phát triển “nghèo” với những quốc gia công nghiệp hóa “giàu”, giữa các quốc gia và các tổ chức xuyên quốc gia. Thứ ba là sự xung đột giữa thị trường tự do có sức mạnh tiền tệ nhưng “vô tình” với những nguồn gốc của các nền văn minh “giàu tinh thần” như Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo (chính thống)...
Ông Sivkov nhấn mạnh: “Khi phân tích tình trạng mất cân bằng, xung đột này, chúng ta sẽ thấy rằng chúng đối kháng một cách tự nhiên, dẫn tới sự xâm phạm lợi ích không tránh khỏi của một vài đơn vị địa chính trị to lớn. Điều này đồng nghĩa với việc xung đột quân sự là điều không tránh khỏi và khi xét trên bình diện toàn cầu, nó là cuộc chiến trên toàn thế giới”.
Còn khi so với hai cuộc thế chiến I và II nhằm phân phối lại lợi ích kinh tế ở quy mô quốc tế, cuộc chiến mới có cơ sở là cuộc đấu tranh giữa phe ích kỷ và phe hòa đồng.
Xung đột giàu, nghèo cũng là động lực gây chiến. |
Về các bên tham chiến, ông Sivkov dự đoán thế chiến III sẽ là cuộc chiến giữa các liên minh. Lúc đó, thế giới sẽ chia hai phe. Phe thứ nhất là “thế giới của trật tự văn minh”, tổ chức gồm một số ít nước thích dùng bạo lực bóc lột phần còn lại của thế giới. Họ là những người, những quốc gia ích kỷ và ưa thích sự đàn áp; là liên minh những quốc gia công nghiệp hóa mà đại diện là những nền văn minh phương Tây, được hình thành trên chủ nghĩa cá nhân và tư hữu, tận dụng sức mạnh của đồng tiền. Hạt nhân của lực lượng quân sự, chính trị của phe này là Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Phe thứ hai là tổ chức gồm những nước “hỗ trợ lẫn nhau", hay còn gọi là "văn minh hài hòa”. Đây là những người quen giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau sinh sống, phát triển..., gồm những nước Hồi giáo, Thiên chúa giáo (chính thống) và nhiều nền văn minh khác.
Họ ủng hộ việc xây dựng thế giới đa cực. Hiện, các nước thuộc phe này chưa nhận ra rằng họ có lợi ích địa chiến lược tương hỗ, mỗi nước đều có vị trí quan trọng về quân sự, chính trị trong liên minh. Do đó, họ chưa sẵn sàng để đối đầu quân sự. Họ chưa chuẩn bị gì, về tổ chức cũng như các vấn đề kỹ thuật.
Tuy nhiên, điều may mắn là liên minh này chiếm phần lớn dân số, tài nguyên, lãnh thổ thế giới. Điều đó tạo cho họ nhiều lợi thế nếu cuộc chiến diễn ra lâu dài; cũng như gia tăng khả năng tấn công phe “ác quỷ” từ mọi hướng.
Ông Sivkov cho rằng: “Cuộc chiến sẽ định hình trật tự thế giới mới”. |
Súng đã lên nòng
Hai phe đối kháng này tồn tại từ lâu nhưng thế chiến III mới đang trong giai đoạn khởi động. Chiến tranh đang ẩn mình dưới vỏ bọc hòa bình nên ít người nhận ra. Giai đoạn đầu tiên, còn có thể gọi là “khủng hoảng một cách hòa bình”, sắp kết thúc. Biểu hiện là nhóm 20 nền công nghiệp lớn nhất thế giới dù đang cố gắng gia tăng vị thế nhưng chưa giành thắng lợi.
Giai đoạn hai, còn có thể gọi là “đe dọa”, chính là thời gian mà các nền văn minh phương Tây bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc chiến khu vực và tranh giành tài nguyên. Chiến trường chủ yếu của giai đoạn này là lĩnh vực thông tin và kinh tế, như cấm vận kinh tế, tấn công khủng bố...
Sau đó vài năm, giai đoạn ba sẽ bắt đầu. Đầu tiên, “các cuộc chiến diễn ra trong giới hạn nhất định”, nhưng sau đó nó bùng phát thành chiến tranh toàn cầu, nơi tất cả các loại vũ khí được tha hồ sử dụng, kể cả vũ khí nguyên tử. Khi đó, hàng trăm triệu người sẽ thiệt mạng bởi vũ khí hạt nhân. Hầu hết dân số, lục địa, đại dương...thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này không quan trọng với phe thứ nhất bởi họ lúc đó đang trốn an toàn trong những booke hạt nhân.
Cuộc chiến sẽ rất thảm khốc.Để tránh khỏi thảm họa này, ông Sivkov kêu gọi những con người “tốt bụng”, kể cả những người "lỡ" thành lập phe hiếu chiến, cùng nhau giảm nhẹ sức mạnh của của các tổ chức tài chính quốc gia, xuyên quốc gia, qua đó ngăn chặn tham vọng của họ... Chỉ có như vậy, thế giới mới có cơ hội thoát khỏi thế chiến III.
Thế chiến II là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc, bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa lực lượng Đồng Minh và Trục (theo chủ nghĩa phát xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.
Dù chỉ có hai quả bom hạt nhân được ném xuống Nhật, khoảng 62 triệu người bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của phát xít Đức. 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người; theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh).
Trung Quốc sẽ gây thế chiến thứ ba trong 10 năm tới
Ngày trước, các cường quốc gây chiến tranh diện rộng với nhau vì tranh giành quyền lực, lãnh thổ, thuộc địa, tài nguyên,...
Ngày nay, các nước đều phụ thuộc lẫn nhau để phát triển, nhất là TQ và Mỹ. Vì vậy khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn nói chung là khó.
Ngày 22 tháng 5 năm 2010, tui TheMan tình cờ đọc được một số liệu kinh hoàng về tỉ lệ mất cân bằng giới của CHNDTH: 119%. Theo đà này, 10 năm nữa 2020, dự báo hơn 24 triệu đàn ông TQ sẽ không thể có vợ.
Đây là một bài toán vô cùng đau đầu với chính quyền TQ. Chắc chắn không thể nhập khẩu phụ nữ từ VN, Ấn Độ,... mãi được, càng không thể cho phép một vợ nhiều... chồng được. Do ngay từ đầu chính phủ đã không có biện pháp kiềm chế hiệu quả, để đến bây giờ nó ra khỏi tầm kiểm soát thì đã quá muộn.
Càng để lâu hậu quả sẽ càng khó lường. Vì vậy cách giải quyết tốt nhất của ĐCS TQ là: thôi thì đã lỡ rồi, đem "thải" hết cái 19% thừa kia đi. Khi nào đủ đến cân bằng 50-50 rồi ta sẽ kế hoạch hóa nghiêm túc hơn.
Thải đi 24 triệu đàn ông khỏe mạnh... Bằng cách nào? Diệt chủng hàng loạt như Đức Quốc Xã? Không thể! Cấm họ lấy vợ? Càng không thể!
Giải pháp khả dĩ duy nhất: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ba!
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=1973
Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ III, có thể xảy ra không?
Rất có thể một cuộc đại chiến mới sẽ nổ ra và kẻ khơi mào là nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ngày xưa, Mao Trạch Đông từng tuyên bố "Nhiệm vụ của chúng ta là chinh phục thế giới", ngày nay những người kế vị ông cũng ra sức chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh nhằm thống trị thế giới, với cuộc chiến tranh đó cái gọi là "không gian sinh tồn" (Lebensraum) của Trung Quốc sẽ được hình thành. Đó là mục đích nguy hiểm của nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay.
Nguy cơ Chiến tranh Thế giới III có thể ngoài lí do tranh giành "không gian sinh tồn"của Trung Quốc, nó còn có thể là cuộc "chiến tranh giành năng lượng" như tiền lệ chiến tranh Trung Đông và Iraq của Mỹ. Hiện nay khối NATO của Mỹ cầm đầu ở Châu Âu cũng đang "tiến về phía đông" với lá chắn tên lửa hạt nhân nhằm vào nước Nga...
Nguy cơ bùng nổ là có thể xảy ra, Việt Nam phải hết sức cẩn trọng, cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác,phải biết đúng sai, nhận định tình hình chính xác, tránh chiến tranh không cần thiết, vì mục đích chinh phạt Đông Nam Á của Bắc Kinh đã có từ thời Mao Trạch Đông ("Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông, đưa quân xuống Đông Nam Á").
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=31747&page=3
No comments:
Post a Comment