Trung Quốc 5 lần suýt bị tấn công hạt nhân
- Sau hàng chục năm nằm trong vòng bí mật, mới đây chuyên đề Lịch sử tham khảo của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã tiết lộ về 5 lần Trung Quốc bị đe dọa tấn công hạt nhân kể từ năm 1949 đến nay. Đây là lần tiết lộ hiếm hoi của một cơ quan truyền thông chính thống về những thời khắc nguy hiểm nhất mà Trung Quốc từng phải đối mặt.
Thời khắc nguy hiểm nhất
Trong 5 lần Trung Quốc bị bóng ma chiến tranh hạt nhân đe dọa, có tới 4 lần từ Mỹ và 1 lần từ Liên Xô. Lần nghiêm trọng nhất vào năm 1969, sau những đụng độ quân sự tháng 3 năm đó tại đảo Trần Bảo trên sông Ussuri, Hắc Long Giang - biên giới Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 2/3, quân Trung Quốc phục kích lính biên phòng Liên Xô. Liên Xô trả đũa ngày 15/3 bằng việc oanh tạc những điểm tập trung quân sự của Trung Quốc và tấn công đảo Trần Bảo. Theo số liệu của Trung Quốc, 58 lính Liên Xô thiệt mạng và 97 người bị thương. Vụ xung đột này đã châm ngòi cho phản ứng giận dữ công khai từ cả hai bên.
Ở Trung Quốc, khoảng 150 triệu binh lính và dân thường tham gia các cuộc biểu tình chống Liên Xô, truyền thông chính thống viết “đã đến lúc đánh bại Sa hoàng mới” và chuẩn bị tâm lý cho dư luận về một cuộc chiến tranh, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Nhân vật số hai Trung Quốc, Lâm Bưu đã hạ lệnh điều 940.000 binh lính, 4.000 máy bay và 600 tàu rời khỏi các căn cứ, đồng thời vận chuyển nhiều trang thiết bị quan trọng từ Bắc Kinh đến Tây Bắc, các tuyến đường đến những sân bay chính bị phong tỏa.
Binh sĩ Liên Xô trên đảo Trần Bảo năm 1969 |
Liên Xô cũng tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc ở Moscow, đồng thời điều hàng nghìn quân đến vùng Viễn Đông và chuẩn bị tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Moscow thông báo với các đồng minh Đông Âu rằng Liên Xô dự định thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân “để quét sạch mối đe dọa Trung Quốc và loại bỏ kẻ gian hùng hiện đại này”.
Ngày 20/8/1969, đại sứ Liên Xô thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger về các kế hoạch của họ và yêu cầu Mỹ giữ vai trò trung lập. Mong muốn chặn cuộc tấn công này, Nhà Trắng để lộ câu chuyện cho tờ “Washington Post”.
Số ra ngày 28/8 của tờ này đưa tin Liên Xô dự định phóng các tên lửa mang hàng trăm tấn nguyên liệu hạt nhân nhằm vào Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn và các trung tâm phóng tên lửa của Trung Quốc như Tây Xương, Lop Nor. Cuối tháng 9 và tháng 10 năm đó, cơn sốt chiến tranh ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Lâm Bưu hạ lệnh cho quân đội rời khỏi các căn cứ còn người dân ở các thành phố lớn đào hầm trú ẩn, tích trữ lương thực.
Trong bước đi cuối trước cuộc tấn công, Moscow hỏi ý kiến của Washington. Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi Liên Xô là mối đe dọa chính của ông ta và muốn một Trung Quốc mạnh hơn để chống lại Liên Xô.
Ngày 15/10/1969, Kissinger nói với đại sứ Liên Xô rằng Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Dù đó là cảnh báo thực sự hay chỉ dọa suông, nó vẫn hiệu quả. Đại sứ Liên Xô tuyên bố: “Người Mỹ phản lại chúng ta”. Họ hủy bỏ tấn công và đàm phán với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.
Ngoại trưởng Henry Kissinger: "Mỹ sẽ tấn công Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc" |
Mỹ và kế hoạch bất thành
Việc Mỹ phản đối Liên Xô là để “báo thù” lại những gì xảy ra 5 năm trước, khi Liên Xô từ chối tham gia một cuộc tấn công mà Washington muốn phát động nhằm vào chương trình hạt nhân mới bắt đầu của Trung Quốc.
Tháng 1/1955, Mao Trạch Đông quyết định phát triển quả bom hạt nhân đầu tiên. Bắc Kinh chọn Lop Nur ở vùng sa mạc phía Đông Nam Tân Cương là trung tâm cho chương trình hạt nhân của mình. Các máy bay do thám U-2 từ Đài Loan chụp được các hình ảnh về Lop Nur và những cơ sở hạt nhân khác.
Tháng 1/1961, Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng Trung Quốc sẽ kích nổ thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình vào cuối năm 1962 và sau đó đến 1965 là có thể thử bom hạt nhân.
Tháng 10/1961, Tổng thống Mỹ John Kennedy nhận xét nếu trang bị thêm vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ “nuốt chửng” Đông Nam Á. Mỹ muốn tấn công các cơ sở hạt nhân Trung Quốc trước khi họ phát triển được bom hạt nhân và xem việc quan hệ Xô-Trung chia rẽ trong năm 1961 là cơ hội hoàn hảo cho một chiến dịch chung.
Ngày 14/7/1963, một phái viên Mỹ tại Moscow đưa ra giới thiệu chi tiết về chương trình hạt nhân của Trung Quốc đồng thời đề xuất một chiến dịch chung Mỹ-Liên Xô nhằm ngăn chặn tham vọng trên. Nhưng Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khruschev đã từ chối.
Một vụ thử hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nur |
Washington cũng xem xét những giải pháp khác như tấn công bằng lính Mỹ và Đài Loan, nhảy dù đổ bộ, ném bom thông thường hoặc bom hạt nhân. Tháng 8/1964, Washington dự đoán Trung Quốc sẽ kích nổ quả bom đầu tiên vào năm 1965. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của mình. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson gọi đó là “ngày bi kịch và đen tối nhất cho thế giới tự do”.
Ba mối đe dọa hạt nhân còn lại
Ba mối đe dọa hạt nhân trước đó đối với Trung Quốc đều đến từ Mỹ. Lần đầu tiên là trong Chiến tranh Triều Tiên. Trước khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến, tháng 10/1950, Mỹ và quân đội Nam Triều Tiên đang di chuyển thoải mái hướng về biên giới Trung Quốc và binh lính còn hy vọng về nhà kịp Giáng sinh. Nhưng sự can thiệp của Trung Quốc, với cái giá khủng khiếp về con người, đã đẩy lùi Mỹ.
Cuối tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ đề xuất xem xét mở các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và các thành phố khác. Đề xuất đó được quân đội Mỹ ủng hộ. Ngày 30/11, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói rằng ông đang xem xét giải pháp sử dụng hạt nhân. Kế hoạch này gây giận dữ ở nhiều thủ đô phương Tây. Anh và Pháp đi đầu trong việc phản đối kế hoạch trên. Trong khi đó, không quân Mỹ thực hiện một cuộc diễn tập giả định tấn công hạt nhân nhằm vào Bình Nhưỡng.
Binh sĩ Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên |
Tháng 3/1951, Truman điều 9 máy bay B-29 trang bị vũ khí hạt nhân đến đảo Guam. Đầu tháng 4, các máy bay trinh thám Mỹ bay qua Đông Bắc Trung Quốc và tỉnh Sơn Đông để lựa chọn những mục tiêu. Tuy nhiên, cuối cùng, Truman đổi ý cho rằng sử dụng vũ khí hạt nhân là quá nguy hiểm và cuối tháng 6 năm đó, những máy bay B-29 được gọi về.
Hai mối đe dọa hạt nhân còn lại là hậu quả từ những xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Đài Loan. Chúng diễn ra sau khi Washington và Đài Bắc ký một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 12/1954. Trong tháng Giêng và tháng 2/1955, Quân Giải phóng nhân dân (PLA) chiếm 3 đảo ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến. Với sự trợ giúp của hải quân Mỹ, quân đội Đài Loan sơ tán 25.000 lính và 15.000 dân trên các đảo này về Đài Loan và tập trung phòng thủ ở các đảo Quemoy và Matsu.
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói rằng nếu PLA buộc Quemoy và Matsu phải sơ tán nữa, đó sẽ là một thảm họa cho phòng thủ của Đài Loan và các nơi khác ở châu Á. Dulles cho biết Mỹ sẽ xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các đảo này. Đến cuối tháng 3, các máy bay B-36 ở Guam được trang bị vũ khí hạt nhân và sẵn sàng hành động. Nhưng, cũng như 4 năm trước, lời đe dọa đó vấp phải chỉ trích rộng rãi trên thế giới rằng việc bảo vệ hai hòn đảo nhỏ không đáng phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Mỹ bỏ ý tưởng đó và tổ chức các cuộc đàm phán cấp đại sứ với Trung Quốc ở Geneva trong tháng 8 năm đó.
Quái vật ném bom B-36 của Mỹ |
Mối đe dọa cuối cùng là vào năm 1958, sau các vụ không kích của PLA vào Quemoy ngày 23/8 năm đó. Ngày kế tiếp, các tàu PLA tấn công những tàu rời đảo hướng về Đài Loan và bao vây Quemoy. Từ các căn cứ ở Guam và Nhật Bản, không quân Mỹ hỗ trợ quân sự và dân sự cho Quemoy.
Quân đội Mỹ đề xuất sử dụng bom hạt nhân đánh Trung Quốc. Đã có 5 máy bay B-47 ở Guam được đặt trong tình trạng sẵn sàng chờ lệnh ném bom xuống sân bay Hạ Môn với khả năng công phá không khác gì những trái bom nhằm vào Hiroshima tháng 8/1945. Nhưng cũng như người tiền nhiệm Truman, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower quyết định rằng rủi ro là quá cao. Mỹ sẽ chỉ giúp Đài Loan bảo vệ Quemoy và Matsu bằng những vũ khí thông thường, và Trung Quốc một lần nữa thoát khỏi nguy cơ bị tấn công hạt nhân.
Minh Tâm (Theo LSTK)
http://bee.net.vn/channel/1984/201005/Trung-Quoc-5-lan-suyt-bi-tan-cong-hat-nhan-1754829/
Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam?
Đăng bởi tinletrai on 04/02/2010
Bài này do Lê Tín Trai lấy tài liệu của Tổng Cục II. Tổng cục II lấy tài liệu ở đâu? Không thấy ghi xuất xứ. Nay nhiều trang web của Trung Quốc đã có luận điệu chủ trương tấn công Việt Nam. Đây chỉ là những lời hù dọa để cho bọn Cộng Sản Việt Nam ngoan ngoản cắt đất dâng biển? Hoặc đây là chuẩn bị dư luận, mục đích khích động lòng yêu nước mù quáng của nhân dân Trung Quốc ? Tuy nhiên, ý kiến chủ chiến này không khác ý kiến của vài tướng lãnh Trung Quốc đã hô hào diệt Mỹ trong khi đó giới ngoại giao tỏ ra "lịch sự " hơn.
Sơn Trung
“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A:
đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
Donnerstag/HồngKông
Bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.
Điều nghiên chiến lược
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.
Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .
Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông – Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.
Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.
Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.
Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.
Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc – Nam đều đi qua Thanh Hoá—mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:
1-Bố trí binh lực:
Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
2-Thực hiện tác chiến:
Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:
a-Giai đoạn tiến công chiến lược:
* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.
b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:
* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.
c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .
Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:
Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.
Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.
Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.
Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”
Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.
Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
nguồn Thegioinguoiviet
08/29/2008 : 21:44:06
Việt Nam Đã Chuẩn Bị Chiến Tranh, Trung Quốc Còn Chờ Đợi Điều Gì?
• HS-TS dịch từ nguồn Sina
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2008/Images/20080829_02.jpg
Đây là tiêu đề của một bài Viết được đăng lên diễn đàn Sina vào tối hôm qua ( 27 tháng 8 ) tức là lập tức ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài (entry trước). Mặc dù mạng sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ TQ gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do Hoàng Sa Trường Sa dịch:
Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?
Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một cuộc chiến tranh ".
Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.
Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam
Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ". Sau một thời gian dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.
Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126. Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.
Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.
Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến
Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.
Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường Sa.
Đặc công trên nước quấy rối các tầu thăm dò Trung Quốc
Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.
Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".
Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân ( 13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.
Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống " của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước chừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.
Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá duowis nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.
Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.
Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "
Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liên hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.
Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo " Bulamobs " Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic - 21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008 2 tầu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.
Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.
HS-TS dịch từ nguồn Sina
Sina.com is the largest Chinese-language infotainment web portal. It is run by SINA Corporation (新浪) which was founded in 1999.
In a survey conducted by Gallup (China) Research Ltd in April 2003, SINA was the most popular website in China. It is estimated that the site has about 3 billion page views every day. Also, it was awarded the 'Chinese Language Media of the Year' in 2003 by the Nanfang Weekend[1]
As of May 12, 2007, according to Alexa.com, Sina.com.cn was 13th in terms of Top Site rankings [2] and 3rd in terms of Traffic Rank within China [3]
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Sina.com
http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=50444
No comments:
Post a Comment