Âm mưu tiến chiếm Việt Nam của Trung Cộng
Mai Thanh Truyết
Trong suốt quá trình lịch sử, Trung cộng đã từng đô hộ Việt Nam. Mãi cho đến năm 939, Ngô Quyền mới dành lại nến tự chủ cho dân tộc. Kể từ đó, TC vẫn sang xâm lăng nước ta nhiều lần nhưng lần nào cũng bị bẻ gảy. Dấu vết của người lính TC lần sau cùng diễn ra trong một giai đoạn ngắn ngũi. Đó là thời gian quân sĩ của Tôn Sĩ Nghị chiếm thành Thăng Long vào tháng 11 năm 1978. Chỉ hơn một tháng sau đó, quân binh của Hoàng đế Quang Trung với chiến thuật thần tốc đã đuổi quân xâm lược chạy có cờ… Từ đó đến nay, có thể nói, trên toàn cõi đất nước không còn bóng dáng quân thù Bắc phương. Nhưng từ khi, CS Việt Nam dành công đầu của tất cả đảng phài trong công cuộc giải phóng dân tộc dưới thời thực dân Pháp, tuyên bố độc lập vào năm 1945, thêm một lần nữa bóng dáng quân xâm lược lại bắt đầu xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau do CS Việt Nam yêu cầu. Và sự hiện diện của quân thù Bắc phương thực sự hiện rõ nét kể từ ngày CS Việt Nam chiếm toàn thể đất nước vào ngày 30 tháng tư năm 1975.Đây là lý do chính để Trung Cộng đã và đang chuyển mình tiến về Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những thí điểm lớn để cho tư bản TC định cư cùng với những ảnh hưởng chính trị và quân sự để thực hiện mộng bá quyền nước lớn và thôn tính vùng Đông Nam Á cùng biển Đông. Trước sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, việc hạ giá thành phẩm là việc làm ưu tiên để có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Đó là chính sách chung của mọi quốc gia. Do đó, Việt Nam là một mãnh đất béo bở cho tài phiệt TC đầu tư vì: - Nhân công còn quá rẻ, ngay cả đối với nhân công TC vốn dĩ đã quá rẻ mạt; - Chi phí cho việc bảo vệ môi trường không bị đòi hỏi gắt gao như ở TC hiện tại; - Và quan trọng nhất là mọi thủ tục hành chánh và dịch vụ xuất nhập cảng đều được dễ dàng vì cung cách quản lý địa phương ở Việt Nam dễ bị mua chuộc.
Từ 3 yếu tố trên, Việt Nam đối với TC có thể được ví như là Mễ Tây Cơ với Hoa Kỳ trong lãnh vực đầu tư và sản xuất. Thêm một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho các nhà đầu tư TC di chuyển xuống Việt Nam là TC tìm thấy nơi đây một xứ sở giống như đất nước của họ, một đất nước đang chuyển mình từ từ và đang từ bỏ chủ thuyết cộng sản không tưởng để tiến tới một nền kinh tế thị trường tự do đầy hấp dẫn.
Còn về tâm lý chung của hai dân tộc, có nhiều điểm tương đồng chính nhất là việc quan hệ kinh doanh dựa theo cách tiếp cận có tính cách cá nhân và thường sử dụng quyền lực áp đặt để lấn át pháp luật hầu mang lại mọi dễ dãi trong thủ tục hành chánh. Hãy nghe Zou Qinghai, Chủ tịch phòng Thương mãi Triết Giang tuyên bố:” Chúng tôi hiểu thông suốt rằng phải đưa tiền hối lộ mới xong công việc.
Cách thức phát triển của Việt Nam chỉ đơn giản là một bản sao của Trung Cộng”. Hiện tại, tính đến cuối năm 2005, đầu tư của TC chính thức vào Việt Nam tương đối còn khiêm nhường so với các quốc gia trong vùng như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn là 734 triệu Mỹ kim so với hơn 50 tỷ của ba nước vừa kể trên. Nhưng qua những con số không chính thức có liên quan đến những đối tác Hồng Kông thì mức thẩm thấu vào Việt Nam có thể lên đến 3,7 tỷ.
Và thương mãi hai chiều dự kiến trong năm 2009 là trên 10 tỷ Mỹ kim. Các công ty TC chú trọng đầu tư vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. TC đã ký thoả thuận trong việc thăm dò dầu khí ở vịnh Bắc Việt trong khi Hồ Cẩm Đào viếng thăm thủ đô Hà Nội vào tháng 10, 2005. Việt Nam vẫn là một lợi điểm cho TC vì hai quốc gia đã ký hiệp ước tự do mậu dịch với nhau. Từ đó, TC có thể chuyển ngành dệt sang VN để tránh vấn đề hạng ngạch (quota) trong việc xuất cảng các sản phẩm nầy qua Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. Từ quyết định giao khoán cho TC khai thác cao nguyên Trung phần Việt Nam qua các công trình quặng mõ bauxite, chúng ta có thể hình dung được âm mưu hay kế hoạch của TC (và của cả Việt Nam, vì cả hai thiết nghĩ đều cùng nhìn chung một chiến lược của cộng sản toàn cầu) .
Đó là việc khống chế vùng Đông Nam Á châu trong tương lai. Việc nầy đã được TC (hay có cả Việt Nam) tính toán từ lâu qua những công trình quốc tế trong vùng từ hơn 10 năm qua. Chiến lược xâm chiếm Việt Nam của Trung Cộng Chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bảy sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận.
Đó là: 1- Công trình xây dựng xa lộ Trường sơn,
2 - Mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông qua thị xã Quảng Trị,
3 – Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất,
4 - Dự án quốc tế giữa Trung Quốc, Lào, và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy,
5 - Thiết lập xa lộ nối liền thành phố Nam Ninh, Côn Minh và Hà Nội,
6 - Miễn hộ chiếu cho người Trung hoa vào tận mũi Cà Mau,
7 - Dự án khai thác quặng bauxite ở vùng Tây nguyên (Cao nguyên).
Công trình xây dựng xa lộ Đông Trường Sơn:
Từ năm 2001, cựu Thủ tướng Việt Nam cộng sản Võ Văn Kiệt đã ra lịnh bằng mọi giá phải xây dựng xa lộ Trường Sơn nối liền Bắc Nam dọc theo biện giiới Việt Miên Lào, huy động hàng trăm ngàn thanh niên xung phong thời bấy giờ. Theo quan điểm chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo Việt Nam biện minh cho việc xây dựng nầy, vì với vũ khí tối tân hiện tại, sẽ không có việc di chuyển vũ khí và quân đội bằng đường bộ qua kinh nghiệm hai trận chiến ở Iraq và Afganistan.
Thiết nghĩ đây là con đường chiến lựơc dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Như vậy mục tiêu chính phải chăng là nhắm tới một mục tiêu bí mật nhằm giải quyết huyết lộ vận chuyển hàng hoá hai chiều ở miền Tây Trung Cộng ra hải ngoại. Thử hỏi, Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp vì nhu cầu giao thông và phát triển cho Việt Nam, nhất là từ Quảng Trị trở ra Bắc nhưng tại sao không được lưu tâm đến? Ngoài con đường trên, theo nguồn tin mới nhất vừa nhận được là Trung Cộng đã hoàn tất công trình tu sửa và mở rộng quốc lộ 13 nối liền Bắc Nam của Lào vào cuối năm 2008 để khai thông đường Tây Trường Sơn. Hiện TC cũng đang tu sửa và mở rộng quốc lộ 7 dự trù hoàn tất vào năm 2010 xuyên Cambodia từ Nam Lào đến hải cảng Sihanoukville ở vịnh Thái Lan. Cả hai dự án nầy là do viện trợ không bồi hoàn của TC.
Đường số 9 được nới rộng thành một xa lộ để khai thông một huyết mạch mới đông tây từ Thái Lan ra biển Đông nối liền Quảng Trị và thành phố Tchepone và tiếp tục nối liền thành phố Sawannakhet của Lào. Có được con đường nầy, hàng hoá hai chiều của TC có thể được chuyển vận bằng đường sông và đường bộ để tiếp cận với các quốc gia khác qua biển Đông. Ngoài ra, từ Sawannakhet đã được tiếp nối qua sông Cửu Long và kéo dài đến hải cảng phiá tây của Thái Lan là Mawlamyine.
Như vậy, từ nay, những tỉnh phía Tây TC đặc biệt là tỉnh Vân Nam, trung tâm công nghệ hoá chất hàng đầu, đều nối liền ra ba cửa ngõ Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan ở Việt Nam, Cambodia, và Tây Thái Lan để trao đổi xuất nhập cảng với thế giới bên ngoài. Về nhà máy lọc dầu Dung Quất: Tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nuớc, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của TC, thay vì phải chuyển vận từ Thượng Hải, Hong Kong bằng đường bộ rất tốn kém?
Có phải, chính vì các lý do trên, mà Việt Nam phải chấp nhận mọi tốn kém để xây dựng nhà máy Dung Quất dù cho tư bản Pháp và Liên bang Nga đã rút ra khỏi dự án từ ban đầu. Và công trình quốc tế thứ tư là trục vớt đá ngầm cùng nới sâu lòng sông Cửu Long từ năm 2004 qua việc thõa thuận giữa TC, Thái và Lào không ngoài mục đích vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa có trọng tải lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam Trung Quốc), Thái, Lào, và Việt Nam, và giao thương với thế giới.
Vân Nam là một tỉnh sản xuất hoá chất hàng đầu của Trung Quốc và nhu cầu dầu thô của tỉnh nầy hang ngày là 1 triệu thùng dầu. Do đó, nhu cầu vận chuyển nguyên liệu nhập cảng và xuất cảng thành phẩm ra ngoại quốc là một nhu cầu chính yếu. Thế giới đã bắt đầu kêu gọi “hãy cứu dòng sông Mekong” qua hiểm hoạ tràn dầu khi hai chuyến tàu dầu đầu tiên nhận dầu từ Trung Đông qua cảng Chiang Ray của Thái Lan và điểm đến là vùng phía Nam tỉnh Vân Nam (Yunnang) ngày 29 tháng 12, 2008. Thiết lập thiết lộ và xa lộ nối liền Nam Ninh và Hà Nội: Song song với việc trên, một thiết lộ cũng đã được khai thác và nối liền hai thành phố nầy.
Việc xây dựng hoàn toàn do nhân viên và chuyển viên Trung Quốc đãm nhiệm, cũng như bề ngang của đường xe hỏa dựa theo tiêu chuẩn Trung Quốc; vì vậy, xe hỏa Việt Nam không thể sử dụng được. Hiện tại, chúng ta chỉ thấy các toa xe hoàn toàn mang bản hiệu chữ Tàu mà thôi. Phải chăng, thiết lộ nầy ngoài nhu cầu phục vụ các dịch vụ giao thương kinh tế giữa hai nước hay còn một ẩn dụ nào khác? Đó là con đường tháo chạy an toàn cho lãnh đạo Việt Nam hiện tại, mỗi khi có biến động lớn ở Việt Nam? Thêm nữa, việc thiết lập xa lộ nối liền Côn Minh (Kunming) – Hà Nội- Hải Phòng và Nam Ninh (Nanning) – Lạng Sơn – Hà Nội. Với mắc xích nầy, chúng ta cũng có thể hình dung được âm mưu của TC trong việc ảnh hưởng lên kinh tế-chính trị-quân sự của Việt Nam qua việc hình thành các con đường chiến lược kể trên.
Việc miễn hộ chiếu cho người Trung hoa vào tận Mũi Cà Mau: Mãi cho đến tháng 11, 2008, người Trung hoa được tự do đi lại, không cần hộ chiểu chỉ ở các tỉnh miền Bắc. Sau ngày trên, người Trung hoa có thể đi lại vào tận cao nguyên thậm chí đến Cà Mau không cần xin hộ chiếu. Quyết định nầy là một lợi khí lớn cho Trung Cộng để chuyển vận hàng hoá và thực phẩm, và nhân công dân sự hay quân sự (?) chính thức hay không chính thức xâm nhập vào tận miền Nam bằng đường bộ. Người “công nhân” TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam.
Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000. Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé…
Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới vừa công bố là không có công nhân “không có giấy phép làm việc” và các công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v…
Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không? Và mắc xích sau cùng và có thể là cuối cùng chính là việc Cộng sản Việt Nam cúi đầu chấp nhận cho TC đem nhân sự và máy móc cày xới mãnh đất thân yêu vùng Cao nguyên Trung phần như đã nói ở phần trên. Xin thưa, Cao nguyên Trung phần Việt nam năm 1975 có số cư dân là 1,4 triệu, và năm 2008 đã tăng lến đấn 4 triệu.
Xuyên qua bảy cản ngại đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình tòan cầu hóa trên thế giới, Việt Nam đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy, do đó không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần phục và xin-cho, để rồi cuối rồi cũng đi theo …bảng chỉ đường của Trung Cộng mà thôi. Điểm thứ tám chúng tôi muốn trang trãi ra đây là một sự nhượng bộ gần như không điều kiện gần đây nhất của Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng. Theo tin Tân hoa xã ngày 7 tháng 3, 2009 vừa qua, NTDũng đã phê chuẩn một kế hoạch đầu tư trên 50 tỷ Mỹ kim để phát triển vành đay kinh tế dọc theo duyên hải miền Bắc. Kế hoạch nầy dự trù thực hiện cho đến năm 2020 với ngân khoản đầu tư 100% của TC nhằm biến các tỉnh ở vùng nầy thành khu kinh tế trọng điểm hoàn toàn do TC chủ động từ công nhân, chuyên viên, thiết bị, thậm chí đến công nhân dịch vụ như làm vệ sinh, nấu nướng, bảo vệ v.v… cũng do người Trung hoa đãm nhiệm. Các dự án kể trên đều là những dự án gây ra ô nhiễm trầm trọng như dự án luyện gang, sắt, thép, than đá, xi măng, phân bón, xây dựng, hoá chất.
Tuy các doanh nghiệp bản địa cũng có khả năng thực thi dự án, nhưng hầu như tất cả đều vào tay của doanh nghiệp Trung Cộng trúng thầu! Còn một điểm cần phải nêu ra đây là, kể từ sau tiếng sứng nổ ra ở biên giới Việt – Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979. Cuộc chiến không phải chấm dứt 10 ngày sau đó mà vẫn tiếp tục dai dẳng dọc theo biên giới mãi cho đến 1988 mới thực sự chấm dứt qua sự quy phục hầu như hoàn toàn của CS Việt Nam. Kết quả là hiệp ước biên giới được ký kết với tất cả thiệt thòi về phía Việt Nam như: - Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 mét; - Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch của TC; - Quan trọng hơn hết là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới tới tận tỉnh Quảng Đông.
Người Tày có khuynh hướng than TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ 5 của TC ở Việt Nam. Và người Tày chiếm trên 10% dân số của Quảng Đông. Đây có thể là một nguy cơ lớn và Bắc Việt có thể lọt vào tay TC một khi cuộc chiến xảy ra ngay sau đó? Âm mưu Hán hoá Cao nguyên miền Nam Qua những phân tích vừa nêu trên, chúng ta có thể hình dung một viễn ảnh khá rõ ràng là Trung Cộng đã thể hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ âm mưu thôn tính vùng đất trù phú của Việt Nam, và vùng đất nầy cũng là cột xương sống nối liền Bắc Nam. Một khi chiếm lĩnh vùng nầy dù dưới hình thức nào đi nữa, TC sẽ nắm trọn khả năng khống chế Việt Nam. Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm ở cao nguyên Bolloven bên Lào, bên Cambodia, và “nhập nhằng” tóm gọn hai dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một tiến sĩ người Chăm cổ suý.
Nhóm nầy cũng được sự hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng Cao nguyên hiện tại đã được các hội thiện nguyện Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa DEGA. Theo tin tức được loan tải trên mạng, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên hiệp Quốc công nhận qua Department Of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế Tham Mưu (consultative status) kể từ năm 2009 nầy.
Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc và Thuỵ Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ Lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Theo như dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các chính phủ. Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay “lông lá” của TC mới có thể thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu dự định đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang định cư tị nạn tại đây để chạy loạn vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân chúng Chăm năm 988 (theo Georges Maspero trong quyển sách Le Royaume de Champa). Nhưng sau đó, để tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, trụ sở hiện tại là P.O. Box 122, SE-33523 Gnosjo, Sweden, nơi có một tiến sĩ người Chăm định cư để tạo danh nghĩa nhằm gây áp lực với Việt Nam cộng sản khi cần thiết.
Một trụ sở tạm của chính phủ trên cũng đặt tại P.O. Box 1635, Phnom Penh 12000, Cambodia. Câu hỏi được đặt ra là TC giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì? Câu trả lời giản dị sẽ là, TC muốn hoàn toàn khống chế Việt Nam trong lãnh vực kinh tế-quân sụ-chính trị qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến vùng nầy thành một vùng “lệ thuộc” như miền đất Tây Tạng năm 1959. Đã nắm được yết hầu của Việt Nam rồi, mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của Việt Nam trong mọi tình huống. Và biết đâu trong một tương lai không xa sau đó, Việt Nam có thể sẽ là một tỉnh “lẽ” Quảng Nam, tiếp theo tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của TC??
Nếu viễn ảnh trên đây trở thành một sự thật thì rõ ràng, điều nầy sẽ không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của Trung Quốc hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt. Chúng ta phải làm gì trước chiến lược đen tối của Trung Cộng?
Như vậy, một lần nữa, sự kiện mới nhất trên đây đã cho chúng ta thấy thêm rõ nét là CS Việt Nam qua Bộ chính trị đã hiến dâng toàn lãnh thổ Việt Nam cho Trung Cộng là một hiện thực. Chúng ta phải làm gì trước chiến lược đen tối của Trung Cộng với sự đồng lõa của cộng sản Việt Nam? Câu hỏi được đặt ra là: Có phải đây là vấn đề “phải đoàn kết lại” để chống “Trung Cộng”?
Câu hỏi được đặt ra cho tất cả mọi con dân Việt dù ở quốc nội hay hải ngoại. Đứng trước việc khai thác quặng mõ bauxite trên, Việt Nam cộng sản trong một “chiêu thức “ khác, qua tác động của những nhóm, hội đoàn ngoại vi… đã khơi dậy lòng yêu nước của người Việt khắp nơi trong đó có cả người Việt hải ngoại cùng nhau “đoàn kết” lại để “chống Trung Quốc”. Đây là một chiêu thức độc đáo làm cho một số người Việt hải ngoại có thể “siêu lòng” trước những lời chiêu dụ trên. Xin đừng quên, 84 triệu con dân Việt (trừ bớt số lượng đảng viên đảng cộng sản) đang còn chịu đựng ách thống trị hà khắc của một chế độ chuyên chính và độc tài, bóp nghẹt tất cả mọi khát vọng tự do dân chủ của người dân.
Do đó, chúng ta cần phải cảnh giác để khỏi vướng vào vòng kim cô của Nghị quyết 36. Nhiệm vụ chính yếu của chúng ta phải nhắm vào hai mặt có tính cách quyết định: - Thứ nhất, tiếp tục vận động và phối hợp với những nhà dân chủ trong nước, chuyển tải các tin tức cập nhật về dân chủ, nhân quyền trên thế giới ngõ hầu cùng nhau đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt Nam. - Thứ hai, kêu gọi sự yểm trợ của thế giới tự do qua chiến lược cụ thể của Trung Cộng nhằm tiến chiếm Việt Nam dưới một hình thức “thực dân” mới, nghĩa là không cần động binh để chiếm đóng như ngày xưa nữa.
Còn đối với hành động xâm lược của TC, theo nghiên cứu của Alexander Vuving thuộc Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta, người Việt hải ngoại cần phổ biến rộng rãi cho thế giới thấy rõ những nhược điểm của TC là tình trạng phát triển quốc gia không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá và không bảo vệ môi trường tạo ra sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng không những cho đất nước TC mà còn ảnh hưởng lây lan trên toàn thê giới. Thêm nữa, việc vận động thế giới, nhất là Hoa Kỳ và Tây Âu, tẩy chay hàng hoá xuất cảng từ TC vì các sản phẩm nầy vì không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hay có chứa hoá chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ con người.
Những việc nầy cần phải thực hiện cùng một lúc và việc cần phải làm chính yếu là nỗ lực vận động để thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam phải được xem là ưu tiên hàng đầu. Thay lời kết Qua những nhận định và phân tích vừa kể trên, quả thật chúng ta đã thấy thật rõ âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng. Cao nguyên Trung phần là yếu huyệt của Việt Nam, không thể đưa cho ai khai thác, vì đây là một vị trí địa dư rất quan trọng và nhạy cảm trong lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, và xã hội.
Việt Nam đã mất lợi điểm ở phương Bắc qua trận chiến 1979 và các hiệp ước song phương Trung-Việt ô nhục về việc cấm mốc biên giới cụ thể là cột mốc số 1116 nằm ở phía Nam của Ải Nam Quan và cách Ải 280 thước tây đã được chính thức cầm vào cuối tháng 12/2008. Và thác Bản Giốc cùng Hoàng Sa đã trở thành một địa điểm du lịch của …Trung Quốc cũng như TC đã đăng quảng cáo trên báo chí Việt Nam mời gọi người Việt đi thăm tụ điểm du lịch nầy. Quả thật mỉa mai! Một đất nước đã được cha ông vun bồi từ ngàn năm trước, để rồi ngày nay con cháu Việt lại bán dâng cho ngoại bang. Về sườn phía Đông, Việt Nam đã mất biển Đông do việc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa để thành lập huyện Tam Sa thuộc TC.
Về sườn phía Tây của Việt Nam là Lào và Cambodia đã được TC kiểm soát qua quốc lộ Bắc Nam 13 xuyên Lào, và quốc lộ Bắc Nam 7 xuyên Cambodia xuống tận cảng Sihanoukville. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn bị bao vây tứ phía, và nếu ngày hôm nay TC kiểm soát được cao nguyên Trung phần, mãnh đất đã được cựu Hoàng Bảo Đại quyết định là Hoàng triều cương thổ, thì chỉ cần một thời gian ngắn, TC có thể tiến chiếm toàn cõi Việt Nam hay xé Việt Nam ra thành nhiều mãnh tuỳ theo chiến lược Nam tiến của họ.
Một phần các nhận định trên đã được tạp chí Foreign Affairs bình luận từ năm 2005, và chúng tôi cũng đã trình bày sơ lược trước nhóm think tank thuộc American Enterprise Institute (AEI) ở quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 12, 2005. Lòng dân Việt Nam đã hoàn toàn không đứng về một phía với đảng Cộng sản Việt Nam, làm sao họ có khả năng huy động Hội nghị Diên Hồng như dưới thời Trần Hưng Đạo, dưới thế nước tràn đầy tình đoàn kết dân tộc “thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh, hy sinh”. TC đã từng “lý luận tương đồng, vận mệnh tương quan” với Việt Nam cộng sản qua 8 chữ vàng trên. Thử hỏi, làm sao Việt Nam có thể cưỡng lại kế hoạch Nam tiến của TC là tiến chiếm Việt Nam và toàn cõi Đông Nam Á.
Và dĩ nhiên CS VIỆT NAM sẽ không còn quyền lực nào trong việc quản lý đất nước và sẽ trở thành bù nhìn trước các quan thái thú TC dày xéo đất nước của ông cha để lại, giống như dưới thời Tô Định ngày xưa. Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, có thể nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử của cộng sản Việt Nam đều do cộng sản TC điều khiển từ xa; Việt Nam hoàn toàn không còn khà năng quyết định vận mệnh của đất nước nếu không có sự “góp ý” hay nói trắng ra là là phải làm theo mệnh lệnh của TC mà thôi. Và việc khai thác quặng mõ bauxite ở cao nguyên phải chăng là chiến lược sau cùng của TC và Việt Nam cộng sản cùng cấu kết với nhau để TC có điều kiện khống chế toàn vùng Đông Nam Á, thực hiện chính sách Đại Đông Á của TC?
Chúng ta phải làm gì, hởi những người Việt yêu nước ở quốc nội và hải ngoại? Đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi, và thay đổi theo trào lưu dân chủ trên thế giới. Đã đến lúc, cộng sản Việt Nam phải cáo chung, vì những việc làm sai trái trong quá khứ và gần đây nhất là việc chấp nhận hay đồng lõa với Trung Cộng để cho hàng ngàn quân nhân dưới dạng công nhân xâm nhập và khai thác nguồn tài nguyên phong phú còn lại của Việt Nam, vùng Cao nguyên Trung phần và nhiều nơi khác ở Việt Nam.
www.thegioi-song.com/JUN/ammuu.doc
Nơi đây có nhiều chỉ dấu cho thấy, đó là âm mưu Hán hoá dân tộc và biến mãnh đất nầy thành một Tây Tạng thứ hai với sự đồng thuận hay tiếp tay của Cộng sản Việt Nam. Cầu mong cho tất cả chúng ta, những người còn ưu tư đến sự hưng vong của quê hương được chân cứng đá mềm để vượt qua giai đoạn vô cùng xấu của đất nước kể từ thời dựng nước đến nay. Đất Nước và Dân Tộc là hai thành tố không thể tách rời được và mãi mãi trường tồn. Chế độ chỉ có thể tồn tại trong một giai đoạn mà thôi. Và một khi, chế độ đi ngược lại với quyền lợi của Dân Tộc, thế nào rồi cũng bị đào thải và tiêu diệt. Mai Thanh Truyết Nhóm Nghiên cứu Việt Nam 19/6/2009
No comments:
Post a Comment