Sunday, July 18, 2010

CHIẾN TRANH MỸ & TRUNG QUỐC?






Mỹ - Trung Quốc: liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới?
11:5' 18/3/2010
THÁI HÀ dịch


(TCTG)- Từ hơn 1 năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, sau đó là cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã không ngăn cản được Trung Quốc và các nước mới nổi khác duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Ngược lại, suy thoái kinh tế đã không ngừng làm gia tăng thất nghiệp và làm tăng nợ công một cách báo động tại Bắc Mỹ và châu Âu.


Năm 2009 được đánh dấu bởi sự thống nhất giữa các nước để cứu hệ thống tài chính quốc tế và phục hồi hoạt động kinh tế của các nhà nước, song cũng được phân biệt thành hai khối: 1/ khối thứ nhất, do Mỹ dẫn đầu và các nước phát triển nhưng nợ lớn, đang ì ạch ra sức giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng. 2/ khối thứ hai, do Trung Quốc dẫn đầu và các nước công nghiệp mới nợ ít và có các nguồn lợi để kích thích sự phát triển của mình do nhu cầu trong nước lớn nhưng chưa được hỗ trợ đầy đủ (Bắc Kinh dự báo đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010).

Bối cảnh mới này, chứa đựng những hoài nghi liệu tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ quay trở lại, không quên ghi nhận trong năm 2010 sự bắt đầu căng thẳng trong quan hệ Trung – Mỹ. Thời điểm xích lại gần nhau giữa hai cường quốc này và hình ảnh Tổng thống Barak Obama bình thản đi trên Vạn lý trường thành tháng 11/2009 dường như đã trở nên xa vời sau những căng thẳng mới đây liên quan Yêmen, Đài Loan hay Tây Tạng và đặc biệt là sự phản đối bền bỉ của Trung Quốc đối với kế hoạch trừng phạt kinh tế chống Iran.

Cần phải nhìn nhận xem đây là những căng thẳng tình thế hay thảm kịch của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như đã từng thông báo vào đầu kỷ nguyên tân bảo thủ của chính quyền Mỹ cũ.

Lời giải:

Lão Tử từng nói: “Kẻ mạnh là kẻ thống trị người khác. Kẻ biết kiềm chế là kẻ mạnh”.

“Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama được ví như lái một đoàn tàu hơn là một chiếc ô tô: một đoàn tàu không thể lựa chọn đường đi, người lái chỉ có thể điều chỉnh tốt tốc độ, nhưng rốt cục, con tàu vẫn phải dừng lại trên đường sắt”.

Cách đây vài tuần, chúng ta cũng có thể biết được qua báo chí những cuộc mặc cả mới đây giữa Mỹ và chế độ Yêmen như một “câu chuyên phiêu lưu nhắm vào Trung Quốc”. Một nhà quan sát khác nhận xét, đằng sau cuộc chiến chống Al Qaïda và ngăn ngừa nguy cơ nổi lên một mặt trận chống đối mới của người Chiit tại Yêmen theo hình mẫu của phong trào Hezbollah, đó còn là âm mưu quân sự hoá các tuyến đường hàng hải chiến lược tại Ấn Độ Dương đang cuốn hút các cường quốc.

Sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và hai cuộc chiến được những người tân bảo thủ của Mỹ tiến hành tại Afghanistan và Irak và việc cho phép Ixraen thực hiện hai chiến dịch “thảm sát dân thường” chính tại Li Băng và Gaza, chính quyền Obama dường như đang chuyển sang một chương mới: xiết chặt gọng kìm xung quanh ngã khổng lồ mới nổi, đó là Trung Quốc.

Chúng ta có thể thử tin rằng những căng thẳng tình thế đơn giản trên là do chính quyền Obama đang tiến gần đến một cuộc hẹn quan trọng, đó là các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, trong một giai đoạn khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát, hay đó là cuộc đối thoại ngầm liên quan đến lợi ích năng lượng và địa chính trị khác nhau giữa Mỹ và Iran liên quan chương trình hạt nhân của Têhêran.


Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc, nước đang thực hiện chính sách dài hạn, thực dụng và rất thận trọng, không thể để Mỹ mãi tăng cường gây sức ép mà không buộc Mỹ phải tôn trọng một số “đường ranh giới đỏ” có liên quan tới những lợi ích địa chính trị của mình (cung cấp các nguồn năng lượng và nguyên liệu, an ninh thương mại hàng hải) hay thống nhất quốc gia (trường hợp Đài Loan và Tây Tạng, những cuộc bạo loạn dân tộc thiểu số như vụ xảy ra vào tháng 7/2009 tại tỉnh Tân Cương).

Thực tế là những căng thẳng Trung – Mỹ hiện nay không thể được giải thích bởi duy nhất những yếu tố tình thế. Bởi đối thủ Trung Quốc được coi như một cường quốc tư bản, được trang bị một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Nếu chúng ta cho thêm yếu tố Trung Quốc từ nay trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và chủ nợ hàng đầu của Mỹ, chúng ta sẽ hiểu được thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền Mỹ đang mắc phải và yếu tố khác nguy hiểm hơn khi xảy ra đối đầu Trung – Mỹ, đó là khi cuộc đối đầu này trở nên căng thẳng thường trực, thậm chí bùng nổ xung đột, có thể so với cuộc chiến tranh lạnh phương Tây – Liên Xô.

Hiển nhiên mục đích chiến lược quan trọng của Mỹ là duy trì vị trí đứng đầu thế giới lâu nhất có thể trong khi kìm hãm Trung Quốc – chắc chắn là nước duy nhất có khả năng tranh giành vị trí số một với người Mỹ. Sự thay đổi thái độ mới đây của chính quyền Obama đối với Trung Quốc chứa đựng những được mất khác nhau gắn liền với hai đường hướng chiến lược cơ bản khác biệt giữa hai cường quốc này.

Đường hướng chiến lược thứ nhất liên quan quan hệ Trung – Mỹ sẽ như thế nào khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn. Nói cách khác, Trung Quốc phải được Washington coi trọng như một đối tác chiến lược hay một đối thủ cạnh tranh chiến lược? Có thể câu trả lời sẽ có ở phần dưới và dường như đã được Washington giải quyết trong khi theo một tài liệu lưu hành nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra vào tháng 3/2001 thì mục đích địa chiến lược của Trung Quốc là “chống lại chủ nghĩa bá quyền và luật lệ của kẻ mạnh nhất”. Cụ thể: 1/ Mục đích của Trung Quốc là, trong giai đoạn đầu, không chỉ thu hồi Đài Loan vì những lí do kinh tế cũng như chính trị, mà trong giai đoạn hai sẽ là gây căng thẳng mối quan hệ bảo hộ giữa Mỹ với hai đồng minh châu Á chính của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong giai đoạn ba, Trung Quốc có tham vọng nắm quyền kiểm soát Thái Bình Dương về mặt thương mại và quân sự”.

Hơn nữa, với việc hỗ trợ chế độ Bình Nhưỡng, Trung Quốc mong muốn “thiết lập một nước Triều Tiên thống nhất chịu sự chi phối của Bắc Kinh với một hệ thống “tư bản tự quản” như tại Hồng Kông. Mục đích của Mỹ cũng gần giống Trung Quốc, song hoàn toàn ngược lại: thiết lập một nước Triều Tiên duy nhất, một cường quốc kinh tế và quân sự nhất quán dưới sự bảo trợ của Mỹ. Mục đích của Mỹ đã rõ ràng: đe doạ và kìm hãm Trung Quốc bởi ba “khẩu súng” và ba nước cạnh tranh nhắm vào Bắc Kinh, đó là Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan. Đối với ba thực thể này, Bắc Kinh cố gắng sử dụng lý lẽ “đoàn kết dân tộc” các nước châu Á chống lại các nước phương Tây”.

Đường hướng chiến lược thứ hai, hệ quả của đường hướng chiến lược thứ nhất, có liên quan đến các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương nối Trung Đông, Đông Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Ấn Độ Dương có bốn tuyến đường vào then chốt tạo thuận lợi cho thương mại hàng hải quốc tế, trong đó có kênh đào Suez ở Ai Cập, eo biển Bab-el-Mandeb (nằm dọc Djibouti và Yêmen), eo biển Ormuz (nằm dọc Iran và Ôman) và eo biển Malacca (nằm dọc Inđônêxia và Malaixia). Các “điểm thắt nút trên” đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với ngành thương mại dầu lửa của thế giới bởi phần lớn lượng dầu được vận chuyển qua đây”.

Sau khi được Yêmen cho phép xây dựng một căn cứ quân sự tại đảo Socotra, ngoài khơi Yêmen, Mỹ tăng cường kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương và điều này như một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, nước ngày càng cảm thấy chịu sức ép từ khu vực này, trong khi Ấn Độ là một đồng minh chiến lược của Mỹ tại đây. Về phần Pakistan, nước này đang lao vào vòng xoáy của cuộc chiến với lực lượng Taliban và chấp nhận đứng đằng sau Mỹ ngay cả khi quan hệ giữa Pakistan với Trung Quốc là bước quan trọng để làm đối trọng với sự bá quyền của Ấn Độ. Trong trường hợp này, Trung Quốc không thể chế ngự được tuyến đường tới vùng Vịnh qua Trung Á và Pakistan.

Những nét chấm phá chiến lược này phần lớn giải thích sự gia tăng ấn tượng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 10 năm vừa qua (hơn 10% GDP/năm), trong đó tập trung chủ yếu vào các lực lượng tên lửa đạn đạo, hải quân và hạt nhân. Đó cũng là cơ sở giải thích cho việc Bắc Kinh ngầm hỗ trợ Bắc Triều Tiên và Iran, hai nhà nước cuối cùng thuộc “Trục xấu xa” trong mắt người Mỹ./.

* Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)
* http://www.tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/2010/3/18533.aspx


No comments: