Thursday, July 15, 2010

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

*

CHỐNG DỰ ÁN XE LỬA CAO TỐC, QUỐC HỘI VN CHỈ CẦN ĐẶT MỘT CÂU HỎI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.06.2010

Trong suốt những năm trường hợp tác với Tập Đoàn Tài chánh Hoa kỳ PAPADAKIS INVESTMENT GROUP, International Investment World Co.Inc., có Trụ sở tại Zurich, Thụy sĩ, chúng tôi đặc trách về “Project Funding“, nghĩa là tìm Tài chánh cho những Dự án, vì vậy có một số khinh nghiệm về việc làm cho Nguồn Tài chánh (Financial Sources) chấp nhận cho Chủ Dự án (Project Owners) vay vốn thực hiện. Dự án có nhiều, mà nguồn vốn cũng không ít. Một ý tưởng làm ăn thoáng qua trong lúc ngồi uống bia đấu láo với bạn hữu có thể trở thành một Dự án. Chỉ cần “Thợ“ viết Dự án cho đúng quy tắc: Mục đích, Chương trình Thi công, Chương trình Chi tiêu theo Tiến trình Thi công, Dự trù Thu nhập cho phù hợp với Thời biểu Hoàn vốn. Vì đây mới chỉ là Dự án, nghĩa là chưa có thực, nên “Thợ“ viết Dự án có quyền uốn nắn, sửa đổi cho đẹp, cho hợp lý. Mục đích của Dự án thường rất lý tưởng, tốt đẹp, nhưng Chủ Dự án có thể ngầm gói trong chiếc áo nhung ý đồ xấu xa biển thủ của mình.

Khi đọc những Dự án, thấy có những điểm không chuẩn, chính tôi đã đề nghị Chủ Dự án viết lại cho chuẩn mực. Bình thường thì chính tôi tóm tắt Dự án chừng 3 tới 5 trang để gửi cho Nguồn Tài chánh vì Nguồn Tài chánh không có giờ để đọc những con cố trong Tập viết về Dự án chừng 100 trang. Dù có đọc đi nữa thì Nguồn Tài chánh cũng biết rằng Chủ Dự án có thể sửa đổi đi. Đối với Nguồn Tài chánh, vấn đề quan trọng đối với họ để họ có thể quyết định chấp nhận cho vay vốn hay không, đó là họ nắm chắc việc HOÀN VỐN hay không, chứ không phải là Dự án trình bầy hữu lý, đẹp đẽ. Đọc trên Diễn Đàn, tôi nhận được tin DỰ ÁN XE LỬA CAO TỐC HÀ NỘI—SÀI GÒN. Tôi đọc rất nhanh để chỉ tìm xem Dự án cần số vốn là bao nhiêu để thực hiện. Đọc thấy con số Dự án cần USD.56 tỉ, tôi cười thầm: “Đây là sự mơ mộng của Nhà Nước CSVN và không thể có được “.


Tôi nhớ lại cách đây gần 20 năm, khi sang Mạc Tư Khoa sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Gíao sư CHỬ VĂN ĐÔNG nói với tôi về Dự án trước đó lâu mà chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố trước Quốc Hội: “Bắt đầu từ năm tới, Nhà Nước thực hiện Dự án là Dân Hà Nội, mỗi buổi sáng, mỗi người sẽ có một cốc sữa TRÂU để uống “. Tên của Dự án là DỰ ÁN SỮA TRÂU ! Quốc Hội VN ngày nay cũng phải đưa Dự án Xe lửa Cao tốc ra để thảo luận chiều sâu, chiều dài, chiều rộng… để quyết định chấp nhận hay không. Thật là tốn thời giờ và tốn tiền bạc do thuế của Dân phải đóng góp trả lương cho các Nghị.

Dự án được tranh cãi tốn thời giờ mà Nhà Nước, Chủ Dự án, lại có quyền sửa đổi hoặc quyết định độc đoán. Bàn thảo tốn giờ, tốn tiền bạc vô ích. Quốc Hội chỉ cần đặt cho Nhà Nước CSVN một câu hỏi then chốt: “KIẾM ĐÂU RA ĐƯỢC USD.56 TỈ ?”. Không đào đâu ra tiền, thì làm thế nào thực hiện được Dự án dù là đẹp và hữu lý nhất. Nếu Nhà Nước trả lời là đi vay vốn từ Trung quốc, thì không những Quốc Hội mà toàn Dân trả lời liền là không chấp nhận bởi vì cái vốn mà Tầu cho vay này sẽ là cái giá mua Lãnh Thổ VN và bắt con cháu mình làm nô lệ. Khi không hoàn vốn được, Trung quốc sẽ không ngần ngại đem quân đội sang đòi nợ.


Trừ Trung quốc ra, nếu Nhà Nước nói là vốn từ ODA, từ Nhật, từ Nam Hàn…, thì Quốc Hội yêu cầu Nhà Nước xuất trình Giấy Chứng Minh Lời Hứa Cho Vay trước khi thảo luận đến chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu… của Dự án. Chúng tôi biết rằng để có thể lấy được Giấy Lời Hứa Cho Vay của một Nguồn Tài chánh, thì Nhà Nước Việt Nam phải chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Nguồn vốn không cần những vẽ vời hoa lá đẹp đẽ của Dự án, mà chỉ cần chính yếu việc Chủ Dự án (Project Owner/Borrower) chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Họ phải nắm chắc việc hoàn vốn. Hiện nay Nhà Nước Việt Nam thiếu hẳn khả năng cho thấy việc hoàn vốn của mình, và như vậy không Nguồn Tài chánh nào dám Hứa Cho Vay USD.56 tỉ cho Nhà Nước Việt Nam. Thực vậy, các Nguồn Tài chánh sẽ xét về việc chắc chắn Hoàn Vốn hay không dựa trên những thông tin về khả năng hoàn vốn cung cấp từ những Cơ quan thẩm định Quốc tế: => Xếp hạng của STANDARD & POOR’S Tổ chức này đã xếp Việt Nam cùng hạng với những nước như Guatemala…: “Sovereign Credit Rating/Foreign Currency: BB/Negative/B. The credit ratings on Vietnam reflect the country's low-income economy” (Hạng Tín dụng Quốc gia/Ngoại tệ: BB/Trừ/B. Xếp hạng Tín dụng cho Việt Nam phản ánh Kinh tế với thu nhập thấp của quốc gia). Nếu so sánh với Hy Lạp mà giới Tài chánh không tin tưởng ở Hoàn Nợ, thì S&P còn xếp Hy Lạp cao hơn Việt Nam. Hy Lạp hiện nay thuộc hạng BBB/Negative/BB. Mức tồi tệ nhất của Hy Lạp là BB, mà Việt Nam hiện nay đang đứng ở BB, mức tồi tệ nhất sánh với Hy Lạp. => Nợ nần công của Việt Nam đã vượt mức báo động Trong bài ‘Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam’ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 14.05.2010, Tiến sĩ Vũ thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) viết: « Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.


Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của Bộ Tài chính.

Theo Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU), nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ 36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009. » Ngoài ra, trong bài ‘Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?’ đăng trên mạng lưới ‘Bauxite VN’ ngày 07.06.2010, Tiến sĩ Vũ quang Việt cho biết: « Năm 2007, nợ của Nhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành trái phiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế. »


Tiến sĩ Vũ quang Việt còn đề nghị: « Việt-Nam phải tính thêm vào công nợ của mình một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu. » Trong khi đó, xin nhắc lại Chính phủ ấn định mức an toàn công nợ của Việt-Nam là 50% TSLQN (GNP/PIB). Như vậy, công nợ Việt-Nam đã vượt mức báo động vào cuối năm 2009. Theo sự thẩm định an toàn Tín dụng của Standard&Poor’s và tình trạng Nợ công của Nhà Nước, thì Nhà Nước bất lực không thể kiếm ra đâu được USD.56 tỉ vay dài hạn trên 20 năm. Thảo luận về Dự án Xe Lửa Cao Tốc mà không có vốn thực hiện, thì Quốc Hội chỉ mất giờ và tiêu tốn tiền thuế của Dân. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 24.06.20




No comments: