Friday, July 23, 2010

THE EPOCH TIMES * GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC TẠI ÂU MỸ


*


  • IMG_2427.JPG





Cựu điệp viên vạch trần các thủ đoạn thâm nhập phương Tây của chế độ cộng sản.





“Chế độ đó đã phát triển một mạng lưới gián điệp tỏa khắp ở Mỹ”, anh Li Fengzhi, một cựu điệp viên tình báo thuộc Bộ An ninh quốc gia của Đảng cộng sản Trung Quốc nói. Anh Li đã công bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ hồi tháng 3 năm 2009 và Thời báo Đại Kỷ nguyên – The Epoch Times gần đây đã phỏng vấn anh.

“ĐCSTQ đã không tiếc nhân lực và nguồn lực,” anh nói. “Nó hoạt động thông qua hệ thống lãnh sự quán, các cơ quan an ninh quốc gia, và các tổ chức khác, đưa nhiều gián điệp [đến Mỹ] và phát triển mạng lưới những người chỉ điểm trên đất Mỹ.”

Việc gây ảnh hưởng đến các chính trị gia ở phương Tây là một phần quan trọng của các hoạt động tại hải ngoại của chế độ đó – mục đích chính là làm cho những chính trị gia đó ủng hộ các chính sách của Bắc Kinh vào những thời khắc then chốt. Một mục đích khác nữa là để làm cho các chính trị gia giữ im lặng về việc vi phạm nhân quyền của chế độ.

Các chính trị gia gốc Trung Quốc là được nhắm đến nhiều nhất

Anh nói điều này là đặc biệt đúng đối với những chính trị gia gốc Trung Quốc ở phương Tây, và cảnh báo rằng những chính trị gia này cần phải cẩn thận phân biệt rõ giữa ĐCSTQ và Trung Quốc.

“Họ phải giữ vững lương tâm của mình và tuân thủ luật pháp của đất nước họ. Đồng thời họ nên làm những điều thực sự có lợi cho nhân dân Trung Quốc.”.

Anh nói ĐCSTQ thường thưởng rất nhiều tiền và tâng bốc công khai một số chính trị gia và đồng thời thiết lập các mối quan hệ tình cảm với họ.

“Những chính trị gia nhận được sự tâng bốc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của ĐCSTQ thường là những người có quan hệ thân thiết riêng tư với ĐCSTQ hoặc là những người mà ĐCSTQ nuôi dưỡng. ĐCSTQ không tâng bốc hay bôi nhọ ai mà không có lý do gì cả. Đây là cách dễ dàng để nhận ra ai là bạn của ĐCSTQ.” Điều này cũng thấy đúng bằng cách nhìn xem kẻ nào ĐCSTQ tưởng thưởng hay vinh danh, hoặc vận động hổ trợ, Li nói.

“Người này có thể là rất thân thiết với ĐCSTQ”.

Các chiến thuật hay được sử dụng

Anh Li đã chỉ ra một chiến thuật mà ĐCSTQ thường sử dụng: “Một điệp viên hay quan chức của ĐCSTQ sẽ mời một chính trị gia phương Tây dự bữa ăn tối hay các cuộc gặp gỡ. Họ làm quen với nhau – điều này sẽ làm cho điệp viên của ĐCSTQ dễ dàng hơn trong việc xin ân huệ của họ. Thỉnh thoảng, một quan chức cao cấp của ĐCSTQ sẽ phối hợp trong những hoạt động tình báo như vậy; một lời mời của một quan chức cao cấp của ĐCSTQ sẽ làm cho một chính trị gia phương Tây cấp trung bình nào đó cảm thấy vinh dự tràn ngập. Sau đó điệp viên của ĐCSTQ sẽ tiếp quản các việc.”

Một thủ đoạn khác, anh Li nói, là nhằm vào những người thân cận với chính trị gia đó – trong gia đình, hàng xóm, nhân viên và thậm chí các phóng viên nhiếp ảnh.

“Thông qua những người này, các điệp viên vẫn có thể lấy được một số thông tin hay gây một số ảnh hưởng nào đó.”

Tuy nhiên, khi lôi kéo là không đủ thì ĐCSTQ sẽ làm cả các việc cưỡng chế, anh Li nói.

Một cách điển hình để lập bẫy một chính trị gia phương Tây là nghiên cứu kỹ lưỡng xuất thân của họ để lập kế hoạch đánh bẫy, anh Li nói. Sau đó, chính trị gia này được mời đến Trung Quốc, dưới danh nghĩa là họp hành, thăm chính thức hay chỉ đơn giản là một chuyến đi. Khi chính trị gia này đến Trung quốc, điệp viên sẽ lôi kéo chính trị gia này bằng tiền hoặc quyền lợi chính trị.

“Đôi khi việc lôi kéo liên quan đến cả cuộc sống riêng tư của chính trị gia”, anh Li nói.

Sau khi mục tiêu rơi vào bẫy, điệp viên của ĐCSTQ sử dụng bằng chứng để bắt chính trị gia phục tùng theo ý muốn của ĐCSTQ. Nhiều lần, khi chính trị gia không sa ngã vì những lôi kéo đó, anh Li nói thì các điệp viên sẽ lập mưu đối với chính trị gia đó đối với những việc mà ông ấy đã không làm – với bằng chứng giả tạo nhờ công nghệ hiện đại.

“Điều này rất hiệu quả đối với những người phương Tây,” anh Li nói. “Ở những xã hội phương Tây, tương lai của các chính trị gia chủ yếu phụ thuộc vào uy tín của họ. Các chính trị gia phương Tây thường rất sợ sau khi họ bị mắc bẫy, lo rằng sự nghiệp của họ sẽ tiêu tan nếu ĐCSTQ công bố những ‘bằng chứng’”.

Các thủ đoạn khác

Bên cạnh những chính trị gia, chế độ đó còn nhằm vào các quan chức chính phủ, những công ty có thế lực, những tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, và những người hoặc tổ chức phi chính trị khác mà có thể gây ảnh hưởng đến chính trường của nước họ ở các vấn đề nào đó.

“Nó theo dõi họ rất chặt chẽ, thông qua các mối liên hệ công khai hay riêng tư, nó cố gắng phân tích những nhu cầu và điểm yếu của họ,” anh Li nói.

ĐCSTQ cũng biến các tổ chức phương Tây và các phương tiện thông tin đại chúng thân với ĐCSTQ thành miệng lưỡi của họ. Những tổ chức và phương tiện thông tin đại chúng nội địa này sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp hơn đối với các chính trị gia của họ vì thành viên của các tổ chức đó thường là những công dân địa phương.

ĐCSTQ sử dụng những thành viên của các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, và các hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc để làm việc cho chế độ đó – dưới danh nghĩa là phục vụ đất nước Trung Quốc.

Anh Li cũng nói rằng có một nguyên tắc được ghi thành văn bản ở Bộ An ninh quốc gia là các điệp viên được phép có vẻ như là chống ĐCSTQ miễn là mục tiêu của họ vẫn là bảo vệ các lợi ích lớn hơn của ĐCSTQ.

“Một số người được phép phê phán ĐCSTQ,” anh nói. “Nhưng khi đến những thời khắc then chốt thì họ trở thành ủng hộ ĐCSTQ và những quan điểm của họ có thể giúp ĐCSTQ rất nhiều.”

Theo anh Li, trên bề mặt, chế độ đó nhán mạnh đến tầm quan trọng của việc “bảo vệ tình thân hữu giữa Trung quốc và Mỹ,” nhưng trên thực tế, nó coi các nước dân chủ phương Tây do Mỹ dẫn đầu như kẻ thù, và đặc biệt là coi Mỹ là kẻ thù lớn nhất.

“Việc chú tâm đến Trung quốc là một điều tốt những điều đó không có nghĩa là xu nịnh hay nhượng bộ ĐCSTQ”, anh nói.

Xin Fei
(Theo The Epoch Times)

Sự cám dỗ của tấm thảm đỏ Trung Quốc



Khi người nước ngoài viếng thăm Trung Quốc, họ có thể thấy tấm thảm đỏ được trải ra cho họ, một tấm thảm đỏ theo nghĩa đen. (Tạp chí Kỷ Nguyên mới)

Khi người nước ngoài viếng thăm Trung Quốc, họ có thể thấy tấm thảm đỏ được trải ra cho họ, một tấm thảm đỏ theo nghĩa đen. Đằng sau sự ân cần tâng bốc và sự hiếu khách được dàn dựng chu đáo có thể là nhiều năm nghiên cứu tỉ mỉ nhằm đạt được ảnh hưởng đối với những vị khách được lựa chọn.

“Kinh doanh tại Trung Quốc là niềm vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi”, Steven Miller, giám đốc một công ty lưu trữ tư nhân, nói với một phóng viên Tạp chí Kỷ Nguyên mới (New Epoch Magazine). Ông lúc đó đang cùng với các chuyên gia kinh doanh khác. “Cách đối xử mà tôi đã nhận được giống như một vị vua: thảm đỏ, đồ ăn tuyệt vời, và các quan chức địa phương rất nhiệt tình”.

Sam Sullivan, cựu thị trưởng thành phố Vancouver, Canada, đã cảm động và ấn tượng không kém trong thời gian ông ở Trung Quốc. “Khi tôi đến Trung Quốc, họ đối xử với tôi như một ông hoàng. Và chúng tôi không có truyền thống trải thảm đỏ đó, do đó tôi đã hơi lúng túng”. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với The Vancouver Sun.

Theo bài báo này, Sullivan nhớ lại, trong một chuyến đi đến Trung Quốc với tư cách là Ủy viên hội đồng thành phố, ông phát hiện ra rằng hầu hết các quan chức cao cấp của Trung Quốc tại mỗi tòa thị chính thành phố đều có phòng ăn riêng và đầu bếp riêng của mình để chào đón khách.

Joe Trasolini, thị trưởng thành phố Port Moody, Canada, đã viếng thăm Bắc Kinh cách đây vài năm và được đối xử nồng hậu tương tự như vậy. Ông đã gặp thị trưởng Bắc Kinh, và thành phố đã trả tiền hóa đơn cho các chi phí chuyến thăm của ông. Lần sau, ông tới thăm Trung Quốc, mặc dù ông đã tự trả tiền cho chuyến đi của mình, ông đã được các quan chức cấp thành phố chiêu đãi. Sau vài giờ tham quan vào buổi sáng ông lại được thưởng thức những bữa tiệc xa xỉ vào buổi tối.

Trừ những người siêu giàu, hầu hết mọi người sống cả đời mà không được đối xử như vậy. Tuy nhiên ở Trung Quốc ngày nay, nó đã trở thành chuyện bình thường cho các quan chức cộng sản tiếp đãi cá nhân một cách xa hoa các nhân vật quan trọng, doanh nhân, và đại biểu phương Tây, những người không thể không cảm thấy vinh dự.

Thay đổi thái độ

Sau khi được đối xử như một ông hoàng, các chính trị gia phương Tây đã thay đổi thái độ của họ đối với các chủ đề như những người bất đồng chính kiến Trung Quốc và cuộc đàn áp Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Một số đã đi từ chỗ lên án các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sang không tiếc lời ca ngợi một Trung Quốc đang phát triển.

Các thị trưởng của Ottawa nhiều năm qua đã tuyên bố Ngày Pháp Luân Đại Pháp, để ghi nhận sự đóng góp và hiện diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong xã hội Canada. Nhưng thị trưởng hiện tại Larry O’Brien, đã quyết định đi ngược lại điều đó năm nay không lâu sau khi trở về từ một chuyến công du gần đây tới Trung Quốc. Ông O’Brien giải thích rằng ông đã “có một cam kết” - với người mà ông sẽ không nói tên – và sẽ không đưa ra tuyên bố này.

Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần bao gồm thiền định và tự kiểm điểm bản thân theo các nguyên tắc đạo đức Chân, Thiện và Nhẫn. Bất chấp sự khước từ của ông O’Brien, Hội đồng Thành phố đã nhất trí thông qua tuyên bố này hôm 09 tháng 6.

Nghiên cứu và xác định các mục tiêu

Tấm thảm đỏ là một trong những phương pháp ôn hòa được sử dụng bởi chế độ này nhằm có được ảnh hưởng đối với các doanh nhân, nhân viên ngoại giao, và các chính trị gia.

Các cơ quan tình báo của chế độ cộng sản Trung Quốc nghiên cứu vô cùng kỹ lưỡng và “khoa học” về những nhược điểm cá nhân của các mục tiêu của họ, rồi sau đó khai thác một cách tàn nhẫn, một người trong cuộc tại Bắc Kinh cho biết. Các cơ quan tình báo làm việc dựa trên học thuyết rằng có 4 điểm yếu trong bản chất con người: danh vọng, lợi ích, sắc dục, và giận dữ. Các cơ quan tình báo của ĐCSTQ cố gắng xác định những yếu điểm này ở mỗi cá nhân và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp.

Những người thích sự nổi tiếng sẽ thấy các quan chức và học giả Trung Quốc ‘khiêm tốn’ tìm kiếm lời khuyên của họ; họ sẽ nhận được lời mời đến các trường đại học để phát biểu, và có các bài báo tâng bốc viết về những thành tựu của họ trên các phương tiện truyền thông chính thức.

Đối với những người tham lam, tình báo Trung Quốc sắp đặt các cơ hội kinh doanh để hợp tác, đầu tư, hoặc tạo ra con đường tắt dẫn đến thị trường cho họ. Những người có điểm yếu là sắc dục sẽ được tình báo Trung Quốc gửi đến các cô gái đẹp.

Người trong cuộc này nói với Tạp chí Kỷ Nguyên mới rằng Ban mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, Ban quan hệ quốc tế của Ban chấp hành Trung ương, Văn phòng phụ trách các vấn đề về người Trung Quốc tại hải ngoại, Bộ Ngoại giao, và Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tất cả đều có một số lượng lớn nhân viên tình báo chuyên tìm kiếm và thu thập thông tin về những nhân vật hữu ích tiềm năng, bao gồm các quan chức chính phủ phương Tây, các doanh nhân, học giả nổi tiếng, và những người lãnh đạo của các cộng đồng Trung Quốc tại hải ngoại và thân nhân của họ.

Theo mức độ hữu ích của các cá nhân mục tiêu, ĐCSTQ tạo mối liên hệ và mời họ sang Trung Quốc. Quy mô của việc tiếp đón được quyết định trên cơ sở từng trường hợp. Các cá nhân mục tiêu sau đó có thể phải chịu các thủ đoạn ôn hòa hoặc khắc nghiệt nhằm thuyết phục họ hành động theo cách có lợi cho Đảng.

Vụ tai tiếng tại Úc

Vào tháng 3 năm 2009, các phương tiện truyền thông của Úc đưa tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng của Úc lúc đó, Joel Fitzgibbon có một mối quan hệ mật thiết chưa được tiết lộ trước kia với một nữ doanh nhân Úc gốc Trung Quốc tên là Liu Haiyan. Mối quan hệ đó là một mối đe dọa an ninh đối với Úc.

Liu có mối liên hệ chặt chẽ với Cục tình báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, một chi nhánh chuyên thu thập và phân tích tin tức tình báo quân sự và chính trị. Gia đình nhà Fitzgibbons đã đến thăm Trung Quốc từ hồi năm 1993, và từ năm 1993 tình báo Trung Quốc luôn chú ý đến họ.

Các tiết lộ đó đã gây chấn động tại Úc và Fitzgibbon đã từ chức bộ trưởng nội các. Không lâu sau đó một phi vụ còn mờ ám hơn đã bị phanh phui: Fitzgibbon đã nhận từ Liu các khoản tiền lớn, và đã thành lập một công ty liên doanh với Liu ở Trung Quốc. Vụ việc này đã đưa ra ánh sáng các nỗ lực tinh vi của ĐCSTQ để nuôi nấng những nhân vật có ảnh hưởng trong giới chính trị phương Tây.

Các quan chức lãnh sự nước ngoài tại Trung Quốc cũng không tránh khỏi sự thao túng đằng sau hậu trường. Vào tháng 5 năm 2004, một nhà ngoại giao nam ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải đã tự sát; 2 năm sau đó chứng cớ của ông này bị phát hiện.

Một cuộc điều tra cho thấy rằng động lực tự tử của ông này là do việc tống tiền và đe dọa từ cảnh sát mật của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản đã chỉ ra rằng ĐCSTQ đã vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự.

Không phải tất cả đều đầu hàng trước quyền lực và tham nhũng, và nhiều người dám nói “không” trước những dụ dỗ của ĐCSTQ. Tiền bạc, danh vọng, sắc dục, và giận dữ là những điểm yếu cố hữu trong bản chất con người mà ĐCSTQ đã biết lợi dụng một cách khéo léo.

Hua Ming
(Theo The Epoch Times)
Luom tren mang x-ca!

No comments: