Kinh tế Geneva, 19.05.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Hãy hình dung một chiếc xe cũ kỹ đang đi đến một cái hố để rơi xuống vỡ nát tan tành. Chiếc xe còn ì ạch chạy, nhưng trên con đường dốc dẫn đến hố mà hai bố thắng của xe đã mòn. Người dân đi đường thấy chiếc xe vướng lối, nên hùa nhau đẩy quách nó xuống hố cho mau.
Cơ chế CSVN cũng như chiếc xe mòn bố thắng đang phải dùng gỗ đá can bánh chống cự để đừng rơi nhanh xuống hố vỡ tan tành.
Tuần vừa rồi, chúng tôi viết bài HAI PHONG TRÀO ĐÃ VÀ ĐANG NỔI DẬY TRONG MỘT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÒI BUỘC. Thực vậy, Phong trào DÂN OAN, CÔNG NHÂN đã và tăng cường xuống đường, đình công làm cuộc ĐẤU TRANH KINH TẾ (Lutte Economique) và Phong trào Giáo dân Cầu Nguyện đòi Công lý làm cuộc ĐẤU TRANH XÃ HỘI (Lutte Sociale). Cả hai Phong trào mỗi ngày mỗi lớn mạnh dồn sức đẩy chiếc xe Cơ chế CSVN đã bị mọt mối Tham nhũng Lãnh phí ăn ruỗng. Hai Phong trào đẩy chiếc xe xuống hố với tốc độ thứ nhất.
Nhưng chính chiếc xe, với sức nặng trên còn đường dốc mà bố thắng đã mòn, sẽ tự nó đi xuống hố với tốc độ thứ hai. Lạm phát tăng, vật giá nhẩy vọt, đó là lúc bố thắng không còn cản nổi chiếc xe trên đường dốc. Tài xế Nguyễn Tấn Dũng tìm đủ mọi thứ đá, gỗ nhằm can bánh xe để nó không rơi xuống dốc nhanh. Những biện pháp khống chế Lạm pháp không có hiệu lực đối với cái Cơ chế đã làm cho nền Kinh tế đầy nợ nần và thiếu cạnh tranh. Chúng tôi đã viết ba bài liền để cho thấy rằng giải pháp duy nhất là phải DỨT BỎ Cơ chế CSVN hiện hành để đường đi khỏi có những cản trở việc phát triển Kinh tế mà toàn dân đang mong muốn. Dù CSVN tìm đủ mọi cách, như đá, gỗ làm can cản bánh, thì chiếc xe tự nó vẫn lao xuống hố với tốc độ mỗi ngày mỗi nhanh của mình.
Trong những bài trước đây, chúng tôi luôn luôn trình bầy tình trạng TỤT DỐC thực sự của Kinh tế Việt Nam hiện giờ mà lý do chính yếu phát sinh từ Cơ chế chủ trương ĐỘC TÀI CHÍNH TRI nắm ĐỘC QUYỀN KINH TẾ nuôi dưỡng Tham nhũng Lãng phí đục khoét tài sản chung làm của riêng cho mỗi đảng viên.
Mikhail GORBATCHEV nhìn trước tình trạng phá sản của Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sẽ đi đến hố phá sản, nên đã muốn níu nó lại bằng một số Cải cách Perestroika. Những Cải cách này phải đi theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế thì mới cứu vãn được chiếc xe Kinh tế đang trên đường tụt hố. Trong bài Diễn văn ngày 25.06.1987, nghĩa là gần ngày tan rã Khối Liên xô, Oâng đã đưa ra 5 điểm chính của Perestroika:
1) Nhà Nước phải cho những chủ xí nghiệp khả năng định giá hàng bán và trả lương thợ theo với hiệu quả làm việc.
2) Phải cho những Địa phương một quyền tự quản trị chứ không nhất thiết Trung ương hoàn toàn chỉ huy.
3) Cải cách theo hướng tản quyền về định giá, về tiền tệ và về tín dụng
4) Áp dụng những phương pháp khoa học trực tiếp vào sản xuất để cải thiện phẩm chất hàng hóa.
5) Lấy quản trị theo tiêu chuẩn Kinh tế thay cho quản trị đặt nặng vào Hành chánh
(Trích và dịch theo cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV, Biographie Intime, par David KINGS, Editions Michel Lafon 1988, trang 229)
Perestroika là những biện pháp Cải cách tìm gỗ đá cản chiếc xe đã hư nát trên đường xuống dốc. Nhưng những gỗ đá đó không cản nổi. Tự chiếc xe vẫn tụt mỗi ngày một nhanh xuống hố. Oâng GORBATCHEV đã hô hào quá muộn lúc chiếc xe đã mục nát quá nhiều.
Năm 1989, dân chúng đứng lên đẩy thêm chiếc xe để nó xuống dốc mau hơn. Khối Liên xô tan vỡ bởi tự nó đi xuống hố bằng tốc độ riêng của nó tăng cấp số. Dân chúng chung sức cùng đẩy chiếc xe xuống hố cho mau. Tốc độc đi xuống hố của chiếc xe đến từ hai nguồn: TỰ CHIẾC XE và TỪ DÂN CHÚNG ĐẨY.
Trả lời Phỏng vấn của Jeffrey GOLDBERG, Ngoại trưởng Hilary CLINTON nói về viễn tượng sụp đổ của Trung quốc như một Định mệnh:
“Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”
Câu nói này áp dụng cho Cơ chế CSVN lại càng đúng hơn.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 19.05.2011 Web: http://VietTUDAN.net
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở mức nghiêm trọng khiến lạm phát tiếp tục tăng và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 23/05 đưa tin chỉ số chứng khoán VN Index sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009.
Chỉ số VN Index tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM sụt giảm 3,5% đứng ở mức 417,82 điểm vào trưa ngày thứ Hai.
Tổng cục Thống kê Vào vào thứ Ba 24/05 công bố số liệu chính thức cho thấy mức lạm phát trong tháng Năm là 19.78% so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 17,51% trong tháng Tư so với một năm trước đó, là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008.
"Với giá cả tăng cao hơn dự kiến tại hai thành phố chính là Hà Nội và Tp HCM, giới đầu tư đang lo ngại rằng thực trạng lạm phát của cả nước vẫn còn rất ảm đạm", ông Nguyễn Duy Phong, nhà nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán ACB tại Tp HCM được Bloomberg trích dẫn.
Ông nói thêm rằng “tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường và có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ, vốn đã và đang gây tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và ngân hàng.
'Bóp chết doanh nghiệp'
Thanh toán lãi suất đi vay đã và đang trở thành một "thành phần chính" trong chi phí sản xuất, Quỹ Quản lý đầu tư VinaCapital cho biết trong một ghi chú cho khách hàng vào hôm thứ Hai 23/05.
"Lãi suất cao đang giết chết các công ty nhỏ hơn," Alan Pham, kinh tế trưởng tại VinaCapital, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg hôm 23 tháng Năm từ Tp HCM.
Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam nhận định việc lãi suất cho vay cao chứng tỏ hai vấn đề:
Thứ nhất, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang có vấn đề;
Giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân
TS Vũ Thành Tự Anh
Thứ hai, lãi suất cho vay cao đến vậy, những doanh nghiệp lành mạnh, làm ăn bình thường chắc chắn không thể chịu đựng được.
“Còn những doanh nghiệp chấp nhận vay ở mức lãi suất này chắc chắn đang rất khát vốn, hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực rất mạo hiểm, rủi ro thì mới có một mức độ sinh lời đủ để trả lãi ngân hàng”.
Trong bài viết đăng trên một số báo tại Việt Nam với tựa Bấm ‘Nhận diện “thủ phạm” của cuộc đua lãi suất’, kinh tế gia Tự Anh viết "Trong số các công cụ của chính sách tiền tệ hiện nay, dường như chỉ còn một công cụ duy nhất là tăng dự trữ bắt buộc là chưa được đem ra sử dụng".
“Việc Ngân hàng Nhà nước thận trọng trong việc sử dụng công cụ này là có thể hiểu được, vì nếu tăng dự trữ bắt buộc vào lúc này thì các ngân hàng thương mại sẽ chịu thêm một sức ép tăng lãi suất cho vay”.
Ông cũng lưu ý rằng “giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân”.
“Điều này là tối quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản và sa thải lao động”, ông Tự Anh viết.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110523_viet_econ_probs.shtml
Kinh tế, tài chính Việt Nam bước sang quý hai của năm 2011 vẫn hàm chứa nhiều yếu tố bất ổn về điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khả năng vận dụng các chính sách điều tiết lớn về giá cả, thị trường, tiền tệ và mậu dịch, theo bài viết ra ngày 20/05 của cây bút chuyên về Việt Nam của Financial Time, Ben Bland mà BBC giới thiệu sau đây.
Đối mặt với lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và lo ngại về vấn đề tài chính tại các doanh nghiệp, công ty nhà nước nặng gánh nợ nần, Việt Nam vào tháng Hai đã công bố một gói thắt chặt tài chính, tiền tệ đối phó với khủng hoảng.
Các nhà đầu tư hoan nghênh sự thay đổi trong chính sách - vốn được biết đến là Nghị quyết 11 (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội)
Tuy nhiên sau ba tháng với ít tác động theo dự kiến, một số trong các nhà đầu họ đã nghi ngờ và coi đây là một "cuộc chiến giả tạo".
Kể từ tháng 11, ngân hàng trung ương tăng gấp đôi lãi suất cho vay liên ngân hàng lên 15% nhằm ngăn chặn dòng tín dụng tăng gấp đôi từ mức 60% lên đến 120% của GDP trong năm năm qua.
Cho đến khi họ thấy bằng chứng vững chắc hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công, thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.
Ben Bland, Financial Time
Thế nhưng bất chấp các động thái về thắt chặt chính sách tiền tệ, cắt giảm chi tiêu và các hạn chế đối với buôn bán vàng và đồng đôla trên thị trường tự do trong tháng Hai, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính chủ chốt của Việt Nam, nói rằng họ vẫn chưa nhận thấy một sự suy giảm đáng kể nào.
Santitarn Sathirathai, một nhà phân tích tại Credit Suisse, tin rằng lãi suất sẽ phải tăng cao hơn nữa nếu Việt Nam muốn chế ngự lạm phát, vốn ở mức 17,5 % so với cùng kỳ năm trước vào tháng Tư, một trong những mức lạm phát cao nhất ở châu Á.
"Mặc dù các dấu hiệu cho thấy khách hàng đi vay đang chịu chi phí lãi suất cao hơn, chúng ta chưa thấy có một sự suy giảm đáng kể nào về nhu cầu, như được thể hiện qua các số liệu về doanh số bán lẻ và thương mại của tháng Tư," ông Sathirathai cho hay trong một thông báo gần đây tới khách hàng.
Mặc dù có những tin đồn rằng một số nhà phát triển bất động sản đang tranh đấu để có được tín dụng và cố gắng để trả tiền nhà thầu bằng các căn hộ thay vì bằng tiền mặt, báo chí trong nước bị chính phủ kiểm soát đăng tải rất ít về nguy cơ suy kiệt tài chính, dù đó là các dự án bị hủy bỏ hoặc tình trạng mất việc làm.
Chưa phá sản ngay
Có một số lý giải về việc chưa hiển thị một cuộc khủng hoảng rõ ràng, theo các nhà quan sát thị trường.
Thứ nhất, người ta có thể đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn cho các biện pháp thắt chặt có kết quả, đặc biệt là trong trường hợp của tín dụng, với lãi suất cho vay ngân hàng thường được tái lập trên cơ sở sáu tháng một lần.
"Đến cuối quý III, chúng ta sẽ biết điều gì thực sự xảy ra", một chủ ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh dự đoán.
Thứ hai, có một mối quan ngại rằng các công ty nhà nước, vốn từ lâu được thụ hưởng sự hào phóng của nhà nước dưới các hình thức tiếp cận đất đai, giấy phép và tín dụng giá rẻ, hiện đang tiếp tục được vay vốn từ các ngân hàng nhà nước với những mức triết khấu đáng kể so với mức lãi suất 25% mà một số công ty ở khu vực tư nhân buộc phải chi trả ngay bây giờ.
Cuối cùng, với một luật phá sản mà phần lớn là chưa được thử nghiệm trên thực tế và tình trạng nhiều công ty lớn của Việt Nam đa dạng hóa nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm cả ngân hàng, các phân tích gia nói rằng hoàn toàn có khả năng các công ty này có thể kéo dài tình trạng mà thông thường được coi là phá sản ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn.
Giới đầu tư nói chính phủ Cộng sản Việt Nam có thành tích đáng kể về việc ban hành các nghị định mà hiệu quả thực hiện các nghị định là kém cỏi.
Cho đến khi họ thấy bằng chứng rõ ràng hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.
Thua lỗ
Chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đamg có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng
Matt Hildebrandt, JP Morgan
Hôm thứ Sáu 20/05, thị trường chứng khoán chính yếu của Việt Nam, vốn chỉ giao dịch vào buổi sáng, phải chịu đựng ngày thứ bảy liên tiếp bị thua lỗ, với chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 2,7%, ở mức 432,87 điểm, tức là mất 10.4 % kể từ mức từ thứ Tư tuần trước.
Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan tại Singapore, viết trong một thông báo cho các khách hàng hồi tuần này rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng dưới tiềm năng của nó trong năm này, ở mức 5,2%, nhằm giúp cho Việt Nam "đạt được sự ổn định mà không làm sụp đổ nền kinh tế."
Nhưng ông cảnh báo rằng chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đang có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.
Một số chiều hướng như củng cố công nghiệp và/hoặc tái cấp vốn của ngân hàng có thể là cần thiết trong những năm tới, nhưng tính thiếu minh bạch có thể gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Chính phủ Việt Nam đang ở trong một vị trí khá khó xử, theo giải thích của kinh tế gia. Nếu chính phủ kháng lại áp lực từ các công ty, từ cả khu vực nhà nước và tư nhân, để giảm lãi suất cho vay vào cuối năm nay, sự gia tăng rủi ro với các công ty sẽ bị kéo theo và một số ngân hàng nhỏ ít vốn có thể sẽ phá sản.
Nhưng nếu chính phủ theo hướng gia tăng lãi suất cho vay quá sớm, thì áp lực lên giá cả và đồng thời là việc giảm áp lực về tiền tệ của nội tệ VN Đồng có khả năng giáng đòn trở lại.
Và trong khi đây có thể vẫn là một cuộc chiến giả tạo, các nhà đầu tư thận trọng sẽ giữ chặt túi tiền của họ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110522_vietnam_economy.shtml
No comments:
Post a Comment