Saturday, March 3, 2012

CHA BÁN NƯỚC, CON BÁN THÂN



Con gái Việt Nam như những món hàng rao bán !


Buy a wife from Vietnam for only 6000 USD.
1. Guaranteed virgin
2. Guaranteed to be delivered within 90 days
3. NO extra charges
4. If ran away within a year you get another one for FREE

Quảng cáo tại Trung Cộng :
“Mua 1 cô vợ Việt Nam giá 6,000 USD
1. Bảo đảm còn trinh
2. Bảo đảm giao hàng trong vòng 90 ngày
3. Không phụ phí
4. Nếu bị cô ta bỏ trong vòng 1 năm, được 1
cô khác miễn phí.”

http://forum.vietyo.com/topic/ho-ngh...ng-273155.html
42 người Việt bị bắt tại Trung Quốc

Cảnh sát biên phòng Trung Quốc đã bắt giữ những kẻ buôn người đưa 42 người Việt sang Trung Quốc.


Số lượng lớn người Việt nhập cư trái phép vào Trung Quốc để tìm kiếm việc làm (Ảnh: CHINA.ORG)
Số lượng lớn người Việt nhập cư trái phép vào Trung Quốc
để tìm kiếm việc làm (Ảnh: CHINA.ORG)

Theo nguồn tin của cảnh sát, bọn buôn người dùng 2 xe buýt chở nhiều người từ Việt Nam qua biên giới ở thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, vào hôm 3-2. Ba kẻ buôn người Trung Quốc và 42 người Việt bị cảnh sát biên giới bắt giữ lúc 23 giờ. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Sáng hôm 6-2, cảnh sát biên giới Quảng Tây cũng cho biết từ đầu năm đến nay họ đã bắt 12 kẻ buôn người và 81 người nhập cư trái phép tại tỉnh Quảng Đông. Cảnh sát cho rằng số lượng lớn người Việt đã vào Trung Quốc trái phép để tìm kiếm việc làm. Tính đến nay, 600 người nhập cư bất hợp pháp bị bắt.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=341722#ixzz1o0O7M481
http://www.xaluan.com

Chuyện phụ nữ Việt làm dâu tại các gia đình ở Trung Quốc
25/2/2012 06:00

Chị Dung kể: "Bị bán sang làm vợ người đàn ông này, nhưng chưa bao giờ chị coi đó là chồng, vì chị đã từng có chồng ở Việt Nam. Tuy vậy, chị vẫn phải sống và sinh cho ông ta cậu con trai, năm nay đứa con trai đó đã 21 tuổi.

Kỳ 2: Tơ lòng trăm mối

May mắn chỉ là hiếm hoi

Mặc dù là nạn nhân của vụ buôn bán phụ nữ, nhưng chị Phạm Thị Dung, SN 1961, quê huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong số hiếm hoi những phụ nữ Việt Nam may mắn khi làm dâu xứ người. Chị là người được gia đình chồng bỏ tiền ra mua về làm "vợ chui" nhưng chị cũng được người chồng không hôn thú rất mực thương yêu, và luôn dành cho chị sự quan tâm tốt nhất.

Chị Dung kể: "Bị bán sang làm vợ người đàn ông này, nhưng chưa bao giờ chị coi đó là chồng, vì chị đã từng có chồng ở Việt Nam. Tuy vậy, chị vẫn phải sống và sinh cho ông ta cậu con trai, năm nay đứa con trai đó đã 21 tuổi. Chị được cho đi buôn bán cùng chồng và người em chồng, nhưng dường như chẳng khi nào chị có thể trốn chạy được sự quản lý của họ". Chị Dung cho biết thêm, trong suốt thời gian đi buôn bán cùng chồng và em chồng, bao nhiêu tiền lãi chị làm ra đều được gia đình nhà chồng trừ đi khoản tiền ăn hàng ngày của chị, số còn lại chị được người chồng mang gửi tiết kiệm. Do đó khi chị được người chồng cho về Việt Nam, chị đã có một khoản tiền lớn để xây một căn nhà mái bằng trên mảnh đất mà suốt hơn 23 năm rồi chị mới được trở lại. Đó chỉ là số ít những phụ nữ Việt Nam may mắn khi làm dâu xứ người…

Nhiều phụ nữ Việt Nam đang làm... "vợ chui". Ảnh: TTST

Vừa làm dâu, vừa làm… "nô lệ"

TP Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nơi có nhiều đàn ông lấy vợ Việt Nam. A Tài, một người dân tộc Choang cho biết: "Ở đây có nhiều con gái Việt Nam sang làm vợ người Trung Quốc nhưng họ bị nhốt ở trong nhà, công việc của họ chủ yếu là làm nội trợ và nuôi con. Họ bị "nhốt" vì nhà chồng sợ mất vợ".

Chị Nguyễn Thị Nụ (SN 1973), quê ở Phú Thọ từng bị bán làm vợ cho một người đàn ông ở Quế Lâm tâm sự: "Mình bị bán sang đây từ năm 1990, khi đó mình đang nghỉ hè lớp 11 và bị lừa bán trong một lần trốn nhà xuống Hà Nội chơi". Chị Nụ cũng cho biết, xung quanh khu vực chị sống có hàng chục người phụ nữ Việt Nam đang phải sống một kiếp trâu ngựa cho nhà chồng. Suốt ngày họ bị đánh đập, chửi mắng (mặc dù không hiểu bị chửi cái gì? Do sự bất đồng về ngôn ngữ). Theo chị Nụ và A Tài, đến Quế Lâm nói riêng, ở Trung Quốc nói chung, bất cứ người Việt Nam lạ nào khó có thể tiếp cận với một người phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang đây, bởi sự kiểm soát và cảnh giác của nhà chồng.

Bản thân chị Nụ cũng từng bị giam cầm hàng chục năm. Cho đến một lần, sau hàng trăn ngàn lần van xin và hứng những trận đòn thập tử nhất sinh thì chị được người chú của chồng giúp chị (dẫn theo chồng con) về quê năm 2009. Sau đó thấy chị Nụ không có biểu hiện bỏ trốn nên nhà chồng không cảnh giác nữa, chị Nụ được sống và giao tiếp thoải mái hơn, mỗi năm chị được chồng cho về quê thăm bố mẹ 1 lần. Chị Nụ không thể về quê hẳn được, vì tình thương với đứa con nên chị không lỡ bỏ mặc nó để về Việt Nam. Mặt khác, con chị không biết nói tiếng Việt nên chị cũng không thể đưa con về quê sống.

Cô dâu Việt Nam bị cho là… "ngu"?

Qua tiếp xúc với nhiều người phụ nữ Việt Nam sống trong cảnh làm dâu xứ người, và những người đã trốn được về quê, nguyên nhân khiến nhiều người phụ nữ Việt Nam bị bán phải chịu cuộc sống tủi nhục nơi đất khách quê người đó là sự bất đồng về ngôn ngữ, trình độ văn hóa thấp. Đến với một cuộc sống hoàn toàn lạ lẫm về mọi thứ, lẽ ra họ phải được bảo ban, hướng dẫn như những nhà chồng ở Việt Nam. Nhưng vì sự bất đồng ngôn ngữ nên những sinh hoạt ở nhà chồng họ chỉ được hướng dẫn qua hành động mà không nghe được lời dặn dò, giải thích. Trong khi đa số phụ nữ bị lừa bán có trình độ văn hóa thấp nên việc tiếp thu cũng hạn chế. Được "làm mẫu" nhiều việc nhưng vẫn không làm được theo ý nhà chồng, họ phải chấp nhận những lời chửi mắng, đánh đập của người nhà chồng vì bị cho là "ngu, dốt"!

Theo chị Dung, những người phụ nữ Việt Nam sang đây làm dâu ở một số gia đình, nếu bị một người trong gia đình nhà chồng ghét bỏ thì sẽ bị cả gia đình hắt hủi, chứ dám nói gì đến việc người khác vào mà can ngăn. Bởi một lý do đơn giản là họ sẽ "ủng hộ" người thân trong gia đình chứ chẳng đời nào lại đi bênh vực một con người không biết "nói", chẳng biết "nghe"? Điều tồi tệ hơn là không biết nói và nghe thứ ngôn ngữ của họ nên thường bị coi như người thừa trong nhà.

Những người bất hạnh phải chịu làm nô lệ ở nơi đất khách quê người khiến họ đau đớn cả về tinh thần và thể xác. Đau đớn hơn lại có những phụ nữ Việt Nam đã và đang phải làm "vợ" cho cả 1 gia đình có đến 3 thế hệ đàn ông, có người gọi là "làm vợ" nhưng thực chất chẳng khác gì làm "nô lệ tình dục" cho những người đàn ông Trung Quốc, bởi họ bị chính những người "chồng" mua đi bán lại đến hàng chục lần…

http://115.199.forpsi.net/viet-nam-que-huong/chuyen-phu-nu-viet-lam-dau-tai-cac-gia-dinh-o-trung-quoc-2.html

Vì sao đàn ông TQ “chuộng” lấy vợ Việt Nam?
-
Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Có nhiều người đàn ông Trung Quốc đang rơi vào hoàn cảnh "khó" lấy vợ, thực trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng giới tính và khó khăn về kinh tế.

Chú rể Trung Quốc “thiếu” cô dâu

Tình trạng "thiếu" cô dâu cho các chàng rể ở đất nước tỉ dân này đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Theo một số liệu mới được công bố, trung bình ở Trung Quốc cứ 100 bé gái chào đời thì có 119 bé trai được sinh ra, có những tỉnh tỉ lệ chênh lệch cao hơn, cứ 100 bé gái thì có tới 130 bé trai chào đời. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nạn phá thai chọn giới tính ở Trung Quốc khá phổ biến, và công nghệ siêu âm để phát hiện giới tính sớm chính là "liều thuốc độc" gây ra sự mất cân bằng về giới này.

Như vậy, một điều dễ hiểu là cứ 100 đàn ông ở Trung Quốc lấy vợ thì sẽ có thêm khoảng 20 người đàn ông ở đất nước này "nằm ngoài" danh sách được kết hôn vì… thiếu cô dâu, đó là chưa kể đến những chàng rể "có" cô dâu nhưng… khó chọn.

Khi lựa chọn giới tính lúc mang thai con trai luôn được ưu tiên, ngược lại, đến tuổi kết hôn thì phụ nữ lại được coi là có "giá" hơn. Ảnh hưởng bởi tâm lý "hiếm" nên "quý", không ít phụ nữ Trung Quốc đã tự "nâng giá" cho mình, và trở nên kiêu ngạo trong việc chọn chồng. Mặt khác, đàn ông khó chấp nhận được kiểu chọn chồng của những cô gái này, có cảm giác như việc lấy chồng của các cô gái là sự lựa chọn về tiền tài và địa vị để kết hôn hơn là tìm một tri kỷ. Gặp phải những cô gái này thì đa số đàn ông có tâm lý là rất… "ngại" kết hôn.

Khó kết hôn với những cô gái "chọn chồng" đã đành, nhiều người đàn ông nghèo ở Trung Quốc còn có nguy cơ không lấy được vợ. Theo tờ Chinadaily, năm 2011, một người đàn ông Trung Quốc để lấy được vợ ở một thành phố cao thứ 6 của nước này (do cư dân mạng bình chọn) phải chi phí tới 1,25 triệu NDT (Tương đương 4 tỉ đồng). Trong đó bao gồm: Phí mua nhà: 1.000.000 NDT (tương đương 3,2 tỉ đồng); phí tân trang: 50.000 NDT (tương đương 160 triệu đồng), sắm đồ gia dụng: 30.000 NDT (tương đương 96 triệu đồng); xe con: 100.000 NDT (tương đương 320 triệu đồng); tiệc cưới: 30.000 NDT (tương đương 96 triệu đồng); phí hưởng tuần trăng mật: 16.000 NDT (tương đương 51,2 triệu đồng); chi phí khác: 24.000 NDT (tương đương 76,8 triệu đồng).

Theo báo cáo của Trung tâm thông tin Internet của Trung Quốc, thu nhập GDP bình quân đầu người của nước này trong năm 2011 đạt 5.449,71 USD (tương đương 117,25 triệu đồng). Như vậy, với một người đàn ông có mức thu nhập trung bình ở Trung Quốc thì phải tiết kiệm và tích luỹ hàng chục năm mới có khả năng đủ chi phí để cưới vợ.

Vì sao đàn ông TQ “chuộng” lấy vợ Việt Nam?, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, lay chong trung quoc, dan ong trung quoc, lay vo viet nam, mat can bang gioi tinh, lay vo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Một đám cưới của chàng rể Trung Quốc với cô dâu người Việt

Chỉ tốn bằng 1/10... (?)

Do "khó" lấy được người trong nước nên nhiều đàn ông Trung Quốc đã lựa chọn những cô gái Việt Nam để làm vợ bằng nhiều cách khác nhau. Trong số hàng trăm phụ nữ (không phân biệt tuổi tác) bị lừa bán sang Trung Quốc mỗi năm, phần lớn họ bị đẩy vào các động mại dâm, nhưng cũng có nhiều cô gái (có cả những phụ nữ đã có chồng và có con ở Việt Nam) may mắn được những người đàn ông ở Trung Quốc bỏ tiền mua về làm… vợ. Trung bình mỗi cô gái Việt Nam bị lừa bán được các chủ chứa mua với số tiền 20-30 triệu đồng. Nhưng với trường hợp "may mắn" được "tuyển" để làm vợ người Trung Quốc thì những ông chồng Trung Quốc phải mua với số tiền 200-300 triệu đồng.

Giải thích về sự chênh lệch giá cả này, A Quý, quê ở tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang công tác ngắn hạn tại Việt Nam cho biết: "Những người có nhu cầu "mua" về làm vợ thì miễn sao kiếm được cô gái phù hợp, cũng do những người môi giới biết điểm yếu của mình là cần lấy vợ nên họ cũng thường "hét" giá để ép. Và thật ra phải bỏ số tiền 200-300, thậm chí 500 triệu đồng để có được người phụ nữ Việt Nam về làm vợ chỉ tốn bằng 1/10 chi phí lấy vợ ở Trung Quốc". Cũng theo A Quý, những người "mua đứt, bán thẳng" kiểu này hầu hết là do mối quan hệ của họ có hạn, và muốn "mua" cho nhanh do không có điều kiện đi "tìm" vợ tại Việt Nam.

Chị Nguyễn Thị Thuỷ, SN 1984, quê ở Phú Thọ, hiện đang làm vợ một người đàn ông ở tỉnh Đông Hưng cho biết: Chồng em đã mua em từ một động mại dâm khi em bị lừa bán sang đây từ năm 2007. Khi đó, có một người đàn ông (bây giờ là chồng Thuỷ - PV) đến mua dâm, thấy em không chịu bán dâm và nhận những trận đòn, nên ông ấy thương em và đã mua em về để làm vợ. Do em được chồng bây giờ cứu ra sau khi em bị nhốt trong tổ quỷ 8 ngày và chưa phải bán dâm lần nào ngoài những trận đòn tơi bời nên chồng bảo em không tố cáo kẻ lừa bán mình với CA Việt Nam".

Thuỷ cũng cho biết, đến nay Thuỷ đã làm môi giới cho 6 người đàn ông Trung Quốc sang tìm hiểu và kết hôn với 6 người phụ nữ Việt Nam, hầu hết 6 cặp vợ chồng đều sống rất hạnh phúc. Mỗi người đàn ông được Thuỷ giới thiệu lấy vợ Việt Nam đều trả thù lao (tự nguyện) cho Thuỷ từ 10.000-15.000 NDT (tương đương 32-48 triệu đồng).

Ở TP Bắc Kinh và Thượng Hải, nhiều chàng trai tham gia các tour kết hôn đến Việt Nam, được tiếp xúc với một số cô gái Việt Nam để được lựa chọn cho mình một cô gái ưng ý nhất, có những chàng trai phải tham gia tour nhiều lần mới chọn được vợ cho mình. Mỗi người tham gia tour này đều phải đóng phí 5.100USD (tương đương 105 triệu đồng), một số người còn trả thêm tiền để đi tour tìm hiểu đất nước Việt Nam. Sau khi họ đã tìm hiểu được về đất nước và con người Việt Nam, chọn cho mình được một người vợ ưng ý thì chi phí cho một đám cưới với cô dâu Việt Nam không quá cao (ở mức 200-300 triệu đồng) so với thu nhập trung bình của người Trung Quốc. Và cái quan trọng nhất là những chàng rể này không gặp phải những điều kiện khắc nghiệt về kinh tế cũng như địa vị của những cô dâu danh giá người Trung Quốc đặt ra, và "rẻ" hơn rất nhiều so với mức hàng triệu NDT khi cưới một cô dâu Trung Quốc.

Đối với những người được chọn để tham gia tour phải là những người có thu nhập ở mức trên trung bình, vì phụ nữ Việt Nam khi tới Trung Quốc thường phải sống nhờ chồng do rào cản ngôn ngữ khiến họ khó tìm kiếm việc làm. Họ cũng không được hưởng phúc lợi xã hội trong 5 năm đầu tiên nên điều kiện tối thiểu là người chồng phải có thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống vật chất cho cả người vợ.

Tuy nhiên điều quan trọng không nằm ở việc đàn ông Trung Quốc lấy vợ người Việt Nam kinh tế hơn hay không mà nằm ở chỗ mối quan hệ hôn nhân đó có hợp pháp và phù hợp với truyền thống đạo đức của Việt Nam hay không? Quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam là phải có sự tự nguyện từ hai phía, chỉ đó điều đó mới đảm bảo hạnh phúc lứa đôi lâu dài. Nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, từ thực trạng trên, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, và có biện pháp mạnh hơn nữa đề chấm dứt triệt để những cuộc hôn nhân trái pháp luật và cũng để bảo vệ tuyệt đối nhân phẩm của phái yếu.

http://www.tinmoi.vn/vi-sao-dan-ong-tq-chuong-lay-vo-viet-nam-02769074.html

No comments: