Friday, March 16, 2012

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ


NGƯỜI THẤT NGHIỆP TỰ TẠO CÔNG VIỆC LÀM - Nguyễn Phúc Liên THẤT NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẢI QUYẾT
VietTUDAN/Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 02.02.2012. Cập nhật 08.03.2012
Cập nhật 08.03.2012: NGƯỜI THẤT NGHIỆP TỰ TẠO CÔNG VIỆC LÀM

Ngày 02.02.2012, chúng tôi viết THẤT NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẢI QUYẾT, đó là trường hợp nếu chỉ đặt trọng tâm vào những lãnh vực sau đây: 1) Nhà Nước chỉ quan tâm đến những Chương trình Thắt lưng Buộc bụng để CÂN BẰNG NGÂN SÁCH. Đó là quan điểm của những Chính trị gia lãnh đạo Nhà Nước lo cho danh dự của mình.

Nhưng nếu chỉ chuyên chú vào việc Thắt lưng Buộc bụng, giảm chi tiêu, rồi tăng thuế, thì đó là làm giảm phía CẦU. Mà phía CẤU giảm, thì phía sản xuất CUNG cũnng khó lòng ngóc đầu lên được. Sản xuất kém, thì làm thế nào công nhân có công ăn việc làm. 2) Nhà Nước muốn có những Chương trình Khích động Kinh tế (Stimulus Plans), tạo công ăn việc làm cho từng loạt người. Những Chương trình này có thể chỉ là những lời hứa nhằm tranh cử. Nhưng thực tế, Nợ Công đang chồng chất, thì Nhà Nước đào đâu ra Tài chánh cho những Chương trình Stimulus Plans rộng lớn.

Thêm vào đó vì sự lớn lao vẻ vang của Chương trình, Nhà Nước lại đổ vào những loại đại Công ty, mà những đại Công ty này sử dụng Máy móc tự động hóa hơn là Nhân lực. 3) Nếu dùng những món đầu tư lớn vào những dự án mang tính dài hạn, thì một mặt, thường những món đầu tư lớn dễ bị thất thoát và tính cách dài hạn của dự án lại làm thêm khó khăn cho việc ước lượng thu nhập. Người dân thất nghiệp cần những giải quyết ngắn hạn để nâng đỡ khả năng tiêu thụ cấp bách của họ. Tuy nhiên Thất nghiệp không phải là không có giải quyết nếu Nhà Nước tạo những điều kiện để chính những người Thất nghiệp tự có sáng kiến “xoay sở lấy công ăn việc làm của mình“.

Là người Việt Nam, chúng ta có câu : ”Chết Cha thì ăn cơm với cá, Chết Mẹ thì liếm lá gặm xương “. Chồng chết (còn tệ hơn chồng thất nghiệp!), người đàn bà không tái giá, tự một mình xoay sở làm những việc tầm thường mà lại nuôi được đàn con cái ăn cơm với cá. Trong khi ấy, nếu vợ chết, thì chồng dù có việc cao sang, sẵn tiền đi mua tiên, để cho con cái liếm lá gặm xương, lại thêm cảnh dì ghẻ con chồng thê thảm lang thang đầu đường xó chợ kiếm lá với xương.


Những người Thất nghiệp, hãy để cho họ có những sáng kiến xoay sở trong những công việc nhỏ, chỉ cần Nhà Nước, thay vì những Stimulus Plans khổng lồ dài hạn, hãy tạo điều kiện cho những người Thất nghiệp có nhiều thuận tiện tạo những công ăn việc làm cho chính mình. Chúng tôi đưa ra một số những điều kiện sau đây mà Nhà nước có thể làm: a) Hiện nay, một số Công ty nhỏ của Ý đang tăng cường bán Pates, Spaghetti cho dân Trung quốc vì dân Trung quốc cho rằng Bún, Mì sản xuất tại Trung quốc thiếu vệ sinh, dễ bị bệnh còn tốn kém hơn nhiều.

Cũng vậy, thịt nguội Jambon hiệu Serano của Tây Ban Nha đang bán mạnh tại Trung quốc vì dân Trung quốc chê những thịt khô sản xuất thiếu vệ sinh tại Trung quốc. Hai Nhà Nước Ý và Tây Ban Nha tạo điều kiện nâng đỡ cho việc những Công ty nhỏ xuất cảng đồ ăn sang Trung quốc cho khối dân 1.5 tỉ người ! b) Điều kiện đầu tư nhỏ cho những Công ty Nhỏ và Trung bình. Những món đầu tư nhỏ và ngắn hạn cho những Công ty này rất dễ kiểm soát và được ước tính chính xác hơn về thu nhập. Những Công ty Nhỏ và Trung bình sử dụng nhiều Nhân lực hơn Máy móc tự động hóa. Do đó, thất nghiệp chung giảm xuống mau hơn.

Chính những Công ty Nhỏ và Trung bình tạo công ăn việc làm nhiều nhất để làm giảm thất nghiệp. c) Thay vì những Stimulus Plans khổng lồ cho vẻ vang Nhà Nước, Nhà Nước nên khuếch trương hệ thống Mico-Finance (Tiểu Tài chánh) dễ dãi ngay cả cho những Tư nhân thất nghiệp, chứ không phải chỉ cho những Công ty Nhỏ và Trung bình. Thống kê cho thấy hệ thống Micro-Finance được hoàn trả vốn chắc chắn hơn. Đây cũng là nguyên tắc Tản Nguy hiểm Tài chánh (Diversification des Risques Financiers).

d) Những Cá nhân hay những Công ty Nhỏ và Trung bình thường sản xuất những hàng hóa “Low Tech“ tiêu thụ hàng ngày cho đại chúng, chứ không sản xuất những hàng “High Tech“ như những đại Công ty nhằm xuất cảng.

Để tạo điều kiện cho sản xuất Cá nhân hay những Công ty Nhỏ và Trung bình, Nhà Nước áp dụng những Biện pháp Che chở Kinh tế không giá biểu (Mesures Protectionnistes non-tarifaires) để ngăn cản những hàng nước ngoài về những mặt hàng này. Lựu ý đặc biệt về ngăn chặn nhập cảng những hàng Trung quốc, phần lớn thuộc “Low Tech “.

Hoa kỳ mới Chấp nhận Luật tăng thuế cho những hàng đến từ Trung quốc và Việt Nam. Đây chính là biện pháp gián tiếp làm giảm thất nghiệp tại Hoa kỳ vậy.

Nguyễn Phúc Liên TIN NÓNG—Thất nghiệp tại những quốc gia tiền tiến, nhất là Liên Aâu, tăng rất nhanh. Nhưng các Chính quyền chỉ đưa ra những chương trình tạo công ăn việc làm cho tương lai như kiểu tranh cử phiếu chính trị. Báo chí cho thấy tình trạng tăng nhanh thất nghiệp này và hy vọng World Economic Forum DAVOS 2012, nơi gặp gỡ cả giới Chính trị và giới Doanh Nghiệp liên quốc gia có những giải quyết nào cụ thể không.

Tờ Le Figaro 24.01.2012 viết theo tài liệu của OIT (Tổ chức Lao động Quốc tế) rằng “Un travailleur sur trois dans le monde, soit 1.1 milliards de personnes, est chomeur ou vit sous le seuil de pauvreté “ (Một người làm việc trên ba, tức tổng quát 1.1 tỉ người, bị thất nghiệp hay sống dưới mức nghèo khổ).

Chính yếu về con số thất nghiệp : Bắc Mỹ có 19 triệu, Liên Au 24 triệu, Đông Au và Nga 16 triệu, Đông Á châu (trừ Tầu) 36 triệu, Nam Á châu (trừ Ấn độ) 26 triệu. Tại WEF Davos, vấn đề được đặt ra, nhưng không có hướng giải quyết cụ thể.

BÌNH LUẬN—Thực ra vấn đề này không dễ dàng giải quyết. Thất nghiệp lệ thuộc vào sản xuất thực của Kinh tế. Đối với cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-30, con đường tạo công ăn việc làm là Chính quyền can thiệp vào Kinh tế bằng những Chương trình Kích thích (Stimulus Plans). Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 ở trong những điều kiện khác với ngày nay 2012 về Kỹ thuật sản xuất, về Khả năng Tài chánh của Nhà Nước, về Thị trường Thương mại và Sản xuất quốc gia hay toàn cầu. Ngày nay, những điều kiện cho những Chương trình Kích thích Kinh tế khác đi:

* Kỹ thuật sản xuất: Việc sản xuất là sự tính toán lựa chọn sử dụng Nhân công hay Vốn cho thiết bị Kỹ thuật. Tiến triển Kỹ thuật (Progrès Technologique) ngày nay tiến triển theo hướng thải Nhân công. Hàng hóa cuối cùng (Produits finis) được chia ra những Linh kiện ráp nối theo mẫu nhất định (Pìeces détachées standardisées) để có thể dùng máy móc sản xuất số lượng lớn những Linh kiện nhằm giảm giá thành cho Hàng hóa cuối cùng. Từ Nông nghiệp, Kỹ nghệ đến Dịch vụ, Kỹ thuật tiến trên đà thay thế Nhân lực. Chính vì vậy, những Chương trình Kích cầu Kinh tế nhằm Nhân công bị trở ngại bởi tiến triển Kỹ thuật. * Khả năng Tài chánh của Nhà Nước:

Các Nhà Nước hiện nay đều bị Nợ công chồng chất, nên không những không còn khả năngTài chánh để tài trợ cho những Chương trình Kích thích Kinh tế để tạo công ăn việc làm, mà còn đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng giảm chi tiêu và đồng thời còn moi tiền thêm từ những người thất nghiệp bằng tăng thuế. Phải tăng độ phát triển sản xuất thì mới có thể giảm thất nghiệp. Muốn tăng độ sản xuất thì phải nâng đỡ Khả năng Tiêu thụ của quần chúng. Nếu Khả năng Tiêu thụ của quần chúng và của cả các Nhà Nước đều giảm thiểu, thì làm thế nào tăng độ sản xuất Kinh tế được. *

Thị trường Thương mại và Sản xuất Quốc gia hay Toàn cầu: Việc Toàn cầu hóa Sản xuất và Thương mại đã là nguyên cớ chính cho tình trạng Thất nghiệp hiện nay tại những nước tiền tiến Hoa kỳ và Liên Au. Khi mà những Đại Công ty Liên quốc gia (Grandes Entreprises multinationales) còn chuyển sản xuất sang Trung quốc để lợi dụng khối Nhân lực khổng lồ “thất nghiệp“ của nước này, thì cố gắng của những nước tiền tiến tạo công ăn việc làm và nâng cao mãi lực cho dân nước mình chỉ là giã tràng và tiếp tục giúp đỡ Trung quốc xuất cảng hàng hóa và những đại Công ty liên quốc gia thu thêm lợi nhuận từ chính cố gắng của chính quốc gia mình.

Khối người khổng lồ “thất nghiệp“ Trung quốc là đe dọa cho tất cả những cố gắng tạo công ăn việc làm để giảm thất nghiệp tại các quốc gia khác, nhất là tại những nước tiền tiến Hoa kỳ và Liên Au, nếu vẫn còn giữ việc Toàn cầu hóa Thương mại và Sản xuất. Chính vì điểm này mà World Economic Forum DAVOS 2012 đã nêu ra vấn đề Che chở Kinh tế và Thương mại quốc gia (Protectionnisme Economique et Commercial National). Xin nhớ lại rằng một trong những điều kiện mà KEYNES đặt ra cho những Chương trình Kích thích Kinh tế thời Khủng hoảng 1929-30 là đồng Lương mà Nhân công nhận được phải chi tiêu trong nước, không được thất thoát ra ngoài. VietTUDAN/Nguyễn Phúc Liên Geneva, 02.02.2011. Cập nhật 08.03.2012 Web: http://VietTUDAN.net

No comments: