RFA
Trên 3.000 doanh nghiệp ở TP.HCM xin giải thể, ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2012. Cục Thuế TP.HCM xác nhận tin này, thêm rằng tình hình thu ngân sách không khả quan do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn thị trường, dẫn đến họat động đình trệ hoặc phải ngừng sản xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn bị vướng mắc chính sách liên quan tới nhiều sắc thuế mới như thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trong năm 2011 cả nước có gần 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc biến mất.
Ngân hàng Nhà nước hôm thứ hai đã chính thức hạ giảm lãi suất trần 1% cho tất cả các giao dịch của ngân hàng này.
Tiếp theo, các ngân hàng thương mại cũng sẽ giảm lãi suất cho vay, nhưng theo báo chí trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự dễ dàng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp.
VN chưa khắc phục được 'tình huống gay go' của các ngân hàng yếu
Việt Nam chưa giải quyết “tình huống gay go” mà các ngân hàng yếu đang phải đối mặt và việc hạ thấp lãi suất huy động sẽ làm cho các ngân hàng này khó khăn hơn trong việc huy động vốn.
Hãng thông tấn tài chánh Bloomberg hôm thứ Ba trích lời ông Masato Miyazaki, Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Việt Nam, nói rằng “chính phủ nên tách riêng tài sản xấu của ngân hàng yếu rồi bán lại cho một công ty quản lý tài sản nhà nước hoặc tư nhân.
Ông Miyazaki nói thêm rằng thất bại trong việc giải quyết nợ xấu có thể xói mòn lòng tin đối với ngành ngân hàng.
Những nghi vấn về sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam tạo ra những mối lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế và giới hữu trách đã phải ra sức củng cố hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu tháng này đã chấp thuận một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các biện pháp sẽ được áp dụng có thể bao gồm việc chính phủ mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại và cho tăng tỉ lệ sở hữu của nước ngoài trong các ngân hàng yếu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 mức trần lãi suất huy động sẽ giảm từ 14% xuống còn 13%.
Ông Miyazawa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng diễn tiến này làm cho các ngân hàng nhỏ và yếu gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguồn: Bloomberg, V
http://www.voanews.com/vietnamese/news/business/imf-vietnam-03-14-2012-142614826.htmlnEconomy
Bài viết này nhằm nêu lên nguyên nhân gốc gây ra thực trạng khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay và cách giải quyết nó. Cách đây 25 năm, khi đứng trước khủng hoảng kinh tế-xã hội toàn diện thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải nhường bước cho các cải cách kinh tế thị trường, chuyển từ nền kinh tế quan liêu tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường được gắn thêm cái đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa. Thực chất thì cái đuôi này chỉ là một cách thức để giữ vững sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam khỏi sự đào thải của tiến trình lịch sử.
Trong 3 năm 1989, 1990, 1991, các cuộc cách mạng tại Đông Âu và Liên Xô cũ đã xóa bỏ hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa tồn tại gần nửa thế kỷ tại Châu Âu. Tại đó, toàn xã hội trong đó có những Đảng viên Đảng Cộng Sản đã đồng lòng đập tan chính Nhà nước Cộng sản mà họ đã dựng lên cách đó gần nửa thế kỷ. Tất cả người dân tại Đông Âu và Nga đã bừng tỉnh rằng họ không thể tiếp tục duy trì một ý thức hệ không tưởng được nữa.
Về mặt chính trị, họ vẫn nắm giữ độc quyền chính trị bằng cách xây dựng hệ thống an ninh, mật vụ dày đặc hòng bóp nghẹt mọi nguy cơ thay đổi chính trị có hại cho họ từ trong trứng nước. Họ đưa ra điều 4 hiến pháp để đảm bảo duy trì quyền lực lãnh đạo đất nước Việt Nam vĩnh viễn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thế nhưng, mọi cố gắng của họ đều vô ích. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cố gắng làm việc không thể làm, đó là cứu vãn một ý thức hệ ĐÃ bị văn minh nhân loại đào thải. Họ cố gắng cai trị 90 triệu dân không thích họ, không phục họ, không cộng tác với họ. Làm tôi nhớ lại bài học sinh vật trong đại học: Liệu Jurassic Park có thể nuôi sống khủng long, cho dù tái tạo được chúng?
Đừng thương xót chúng, chúng đã qua “thời oanh liệt”, và bị đào thải do không thể tiến hóa đúng hướng, đó là thay vì nhỏ lại, thì chúng lớn ra và vụng về, cục mịch. Chủ nghĩa Cộng Sản không khác, một thời từng là các con khủng long khổng lồ, máy bay Liên Xô lớn nhất thế giới, phi thuyền hiện đại nhất (vài năm đầu, từ Spunik), hùng mạnh nhất thế giới (Liên Xô, Trung Quốc đông dân hơn và nhiều vũ khí hơn NATO + Mỹ).
Nhưng Chủ nghĩa Cộng Sản không thể tiến hóa đúng hướng, mà như các con khủng long, nó không đủ “khỏe“ để tồn tại.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam giờ không thể còn cạnh tranh nổi với nền kinh tế thế giới. Gạo, cá, tôm, gia công giày dép, dệt vải làm sao đem lại nhiều ngoại tệ bằng những món hàng công nghệ kỹ thuật cao như máy ảnh, máy vi tính … Những món đồ tại Việt Nam làm ra đều có giá trị thấp, đơn giản, nặng về gia công, lao động mà thiếu đi chất xám, công nghệ.
Chính vì vậy, Việt Nam chỉ được biết đến như một đất nước có nhân công giá rẻ và khi lợi thế này mất đi thì các nhà đầu tư sẽ lũ lượt bỏ sang đất nước khác kiếm lợi thế này thôi. Bằng chứng rõ rệt nhất cho chúng ta thấy là số vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2011 giảm gần 50% trong 6 tháng đầu năm 2011 (Vietstock, 30/06/2011)
Đi kẻm với nền kinh tế kém cạnh tranh là hệ thống giáo dục lỗi thời, nặng về định hướng chính trị. Hệ quả của hệ thống giáo dục này là số người trẻ được đào tạo ra không có đủ các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống để tìm việc và thích ứng trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cạnh tranh này. Khi xây dựng nhà máy kiểm định và lắp ráp chip của Intel tại Sài Gòn, hãng này cho biết họ chỉ có thể tuyển được 40 nhân sự phù hợp mặc dù chỉ tiêu tuyển dụng lên tới 3.000 người. Hiện tại, tỷ lệ người thất nghiệp độ tuổi 15-29 chiếm đến 2/3 tổng số người thất nghiệp (Doanh nhân Sài Gòn, 22/08/2011)
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam sụp đổ từ khu vực kinh tế quốc doanh mà ra. Để có thể tiếp tục tồn tại, Đảng Cộng Sản Việt Nam tự đặt ra một khái niệm mới về nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với nguyên tắc cơ bản là kinh tế quốc doanh làm chủ lực nền kinh tế.
Đảng Cộng sản sợ kinh tế tư doanh làm áp lực phải thay đổi chính trị, nên muốn bảo vệ chính họ bằng cách tạo lập nền kinh tế quốc doanh bao bọc xung quanh, làm “chủ lực”. Nhưng họ quên rằng còn phải nuôi nền kinh tế này, và phải nuôi rất nhiều, do nó LUÔN LUÔN đói ăn! Hiện nay có không dưới 3 triệu đảng viên hoàn toàn không có khả năng, và không xứng đáng nhận lương quốc doanh. Vì họ không có giá trị gì cả, có chăng là con số âm.
Nhưng họ rất đói ăn trong khi tài nghệ không ra gì cả. Mà 3 triệu đảng viên ai cũng đòi kiếm tiền cho “bằng chị bằng em”, ai cũng đòi kiếm về cả tỉ VND là ít nhất/ năm, nhân lên cho 3 triệu đảng viên thì ít nhất phải 3 triệu tỉ VND, bằng 150 tỉ USD. Đó là một con số cực kỳ lớn so với GDP 100 tỉ USD hiện nay của Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngoài việc xài tiền trong việc quản trị, hành chính, mà còn phải NUÔI hàng trăm cty, tập đoàn quốc doanh, trong đó có hàng triệu đảng viên, gia đình dòng họ của họ.
Không nuôi đám này thì họ làm loạn, như nay PHẢI nuôi tàn dư VINASHIN vì họ có Ủy viên TW Đảng bao che, nhưng nếu nuôi họ thì phải tung ra THÊM hàng triệu tỉ VND trong 12 tháng tới gây lạm phát kinh hoàng như chúng ta đang chứng kiến hiện nay. Kinh tế Việt Nam sẽ sập giống như kinh tế Liên Xô cũ từng sập, đó là do THIẾU NGOẠI TỆ mà ra.
Liên Xô thiếu ngoại tệ, không đủ xăng dầu, dân đói khổ, không có hàng ngoại nhập, lúa mì thiếu thốn không có USD nhập thêm về, nên lòng dân chán ghét cộng sản, quân lính mất tinh thần, KGB lo kiếm tiền mua bánh mì, Vodka, hơn là lo bắt các thành phần “phản động”; Smerch, GRU lo đào tị làm việc cho xã hội đen, mafia, buôn vũ khí kiếm tiền chứ hết còn vì Kremlin.
LUẬT PHÁP là do chính Đảng Cộng Sản viết ra, thi hành, thì làm sao nghiêm minh, làm sao công chính, vì chính những người viết luật, thi hành luật, là những người Cộng Sản, những người đang ăn hối lộ ngập đầu. Kinh tế Việt Nam PHẢI SẬP vì nó không thể không sai lầm, không thể không sập. Nó sai từ các thành tố (chỉ lấy 3% dân chúng vào đảng, theo lý lịch, không tôn giáo, v.v…), từ cấu trúc tổ chức, từ ý thức hệ, từ lý luận nền tảng, lý luận phát triển, lý luận tồn tại.
Vì vậy, Kinh tế Việt Nam sập, Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam sập, không khác các con khủng long bị diệt chủng. Đã qua thời có thể thích ứng, tiến hóa, nay quá vụng về, cục mịch để có thể thay đổi và tồn tại. Cách duy nhất để tiến hóa là DÂN CHỦ HÓA. ——————————- Vietstock, Vốn FDI giảm kỷ lục, vì sao?, 30/06/2011 http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/193729-von-fdi-giam-ky-luc-vi-sao.aspx
Doanh nhân Sài Gòn, Người trẻ thất nghiệp nhiều là thất bại của xã hội, 22/08/2011
Giám đốc Công ty Agel Việt Nam Hoàng Hải Yến. Lưu để đọc sau
Ngoài việc bị mất hàng và tiền hoa hồng, thiệt hại trong hệ thống còn tăng lên cả tỷ đồng nữa do các thành viên mượn hàng qua lại lẫn nhau, giờ công ty đóng cửa không nhận được hàng nên không có để trả nợ cho nhau. Bà Hương mất trên 100 hộp hàng (mỗi hộp có giá 1,45 đến 1,65 triệu đồng, ước tính tổng cộng gần hai trăm triệu đồng). Một thành viên khác, tên T., nợ thành viên cấp dưới cả trăm hộp hàng.
Theo các thành viên đã lâu năm và đã trở thành người đứng đầu trong những hệ thống lớn như Chu Thị Mỹ Hương, Hà Mạnh Cường, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Trà My,… cả hàng ngàn người tuyến dưới của họ đã bị thiệt hại, toàn hộ hệ thống bị rối loạn. Hiện nay các nhà phân phối đang tập hợp nhau viết đơn tố cáo và khởi kiện giám đốc công ty.
Các đơn tố cáo đã gửi đến các Bộ, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Cơ quan quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế… Ông Hà Mạnh Cường, một thành viên đạt chức danh khá cao trong hệ thống, cho biết trong tuần tới đây những người trong nhánh của anh sẽ gửi khoảng 50-60 đơn khởi kiện đến tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Mỗi lá đơn đại diện cho một nhóm từ vài người đến vài chục người, như vậy có tất cả khoảng vài trăm người khởi kiện. Nội dung những đơn thư này tố cáo, Giám đốc Agel Việt Nam đã lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của người khác, lừa đảo và trốn nợ khiến cho hệ thống đổ vỡ, gây thiệt hại đến nhà phân phối. Trong một tờ đơn khiếu nại của nhóm gồm 5 người ở TP HCM là Nguyễn Lâm Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Trần Dạ Thảo, Võ Thị Thu Trâm, Nguyễn Thị Yến Trâm gửi đi, có nội dung cho rằng, bà Hoàng Hải Yến đã đóng cửa Công ty Agel Việt Nam mà không có văn bản chính thức, không đối chiếu công nợ và không có biện pháp giải quyết.
Bà Yến đã găm giữ rất nhiều hàng khiến xảy ra tình trạng hàng hóa thiếu thốn, thành viên không có hàng để kinh doanh. Hiện tại, vấn đề chưa được giải quyết nhưng bà Yến đã sang làm việc cho một công ty bán hàng đa cấp khác. Yêu cầu của người tố cáo và khởi kiện là bà Yến phải bồi thường mọi quyền lợi. Phút chốc trắng tay, tan đàn xẻ nghé! Công ty TNHH Agel Việt Nam thành lập năm 2008. Với những ưu thế về sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin ở dạng thể gel (thể dịch giúp cơ thể hấp thu trực tiếp và triệt để dưỡng chất) cộng với tính chuyên nghiệp trong phân phối của tập đoàn ở Mỹ, Agel nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Chỉ trong thời gian ngắn, Agel đã vươn lên hàng đầu, trở thành hiện tượng ở thị trường Việt Nam, với một lực lượng nhà phân phối lên đến vài chục ngàn thành viên. Tuy nhiên chính sự phát triển mạnh mẽ, tập hợp được lực lượng hùng hậu đó khiến giờ này, số người bị thiệt hại cũng trở thành đông đảo. Cầm danh sách nhà phân phối trong tay, phóng viên Chuyên đề ANTG đã đến gặp một số nhà phân phối. Tất cả là những khuôn mặt ủ rũ xót xa.
H., một cô gái trẻ là sinh viên mới ra trường chưa có việc làm, đã gom góp 15 triệu đồng vào đây nhưng chưa lấy ra được hộp hàng nào. "Em không còn gì nữa cả. Tiền kinh doanh là mượn của bạn bè. Hồi đi làm cha mẹ đã ngăn cản nên giờ không xin được tiền nhà để trả nợ", cô gái nói trong tiếng nức nở và dòng nước mắt lăn dài trên đôi gò má hốc hác. T., một thành viên nay đã chuyển sang làm ở công ty khác, cho biết chị mới tham gia vào mạng lưới hơn tháng thì công ty đóng cửa. Có nghĩa, T. cũng mất trắng 15 triệu đồng.
Nhưng T. lại lạc quan hơn H. khi cho rằng, chưa làm ra tiền tức chưa mời được người, tức chưa "hại" ai và hiện giờ thanh thản chứ không bị khó xử. Nhưng rồi T. lại ngồi thừ ra, rơm rớm: "Nhưng 15 triệu đồng là công lao dành dụm cả năm trời, giờ đổ sông đổ biển". Trong một e-mail đề ngày 11/3/2011 gửi đến một số thành viên có vị trí cao trong công ty, bà Hoàng Hải Yến tự mình đưa ra thời hạn giải quyết trả các khoản nợ hàng tồn đọng là đến 15/4/2011, yêu cầu các thành viên tuyến trên "chuyển thông tin đến các tuyến dưới của mình".
Tuy nhiên đây chỉ là một bức email chứ không phải là văn bản, và không phải thành viên tuyến trên nào cũng nhớ và chuyển cho tuyến dưới trong bối cảnh công ty trong tình trạng nhấp nhổm đóng cửa, lòng người không yên. Vì vậy, đa số nhà phân phối không hề hay biết gì về việc trả hàng của công ty và không nhận được hàng. Chính vì vậy rất nhiều thành viên kể cả tuyến trên cũng không nhận được hàng để trả cho tuyến dưới.
Tình trạng chia rẽ, mâu thuẫn đã xảy ra trong các thành viên. Đã có những cuộc tìm kiếm, cuộc gọi điện thoại gây gổ, cãi nhau về việc nợ tiền và hàng, gây ra cảnh rối loạn, tan đàn xẻ nghé đau lòng. S.M., một thành viên tham gia vào mạng lưới bán hàng tại TP HCM, cho biết anh đang rất khổ tâm khi những người được anh giới thiệu đã bị mất mát khá nhiều.
"Rất đau, thành viên của mình giới thiệu, đã nộp 15 triệu nhưng chưa kịp lấy ra gói hàng nào, chưa có một ngày nào bán hàng. Tiền mất mà hàng cũng không có", S.M. đau xót. Anh nói, giờ đi ra đường không dám nhìn người quen. Những người anh đã giới thiệu vào bị thiệt hại khiến anh khó ăn khó nói. Còn người trước kia anh đã từng mời tham gia kinh doanh nhưng không nhận lời, nay gặp lại họ, anh cũng tẽn tò. "Ngày trước, vì có niềm tin rất lớn vào Agel mà mình đã nói với họ bao nhiêu viễn cảnh tươi sáng, giờ ra nông nỗi này thật mắc cỡ, không dám nhìn thẳng vào mắt họ".
Hàng chục ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ?
Cập nhật lúc 07h16" , ngày 15/02/2012 -
(VnMedia) - Cuối chiều ngày 14/2 Ngân hàng Nhà nước Viêt vừa tổ chức họp báo về định hướng triển khai chính sách tín dụng trong năm 2012. Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến tiết lộ về số ngân hàng đang có nguy cơ đổ vỡ.Trước đó ngày 13/2/2012 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.
Trong Chỉ thị này NHNN có giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 cho 4 nhóm tổ chức tín dụng. Đây là điểm quan tâm nhất trong giới tài chính. Bởi sẽ còn có sự cào bằng tăng trưởng tín dụng như những năm trước mà NHNN dựa vào tình trạng hoạt động của các TCTD để giao chỉ tiêu.Tiêu chí phân nhóm được NHNN dựa theo quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, chất lượng tài sản nợ,…Theo đó nhóm 1 (hoạt động tốt) sẽ có có mức chỉ tiêu cao nhất là 17%. Nhóm 2 yếu ơn một chút được giao chỉ tiêu 15%. Theo cấp bậc giảm dần, nhóm 3 giao chỉ chiêu là 8%. Và nhóm 4 thuộc diện đang cơ cấu lại, nguy cơ mất an toàn sẽ không được tăng trưởng tín dụng trong năm 2012
RFA 18.03.2012
Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vừa cho biết sẽ còn hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản phá sản trong thời gian tới.
Ông Lê Chí Hiếu tổng giám đốc công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức cho biết giá nhà đất tại Việt Nam so với thế giới là rất cao, điều này đã tác động tới các cơ cấu về giá thành của đất đai, vật liệu và nhân công xây dựng tăng theo tỷ lệ của lạm phát, thủ tục và phí bôi trơn giấy tờ về đất đai đã tập hợp lại khiến việc kinh doanh bất động sản ngày một rủi ro hơn so với vài năm trước.
Kinh tế suy giảm khiến rất nhiều người không còn khả năng mua nhà như trước. Cộng với nguồn vốn ngân hàng cho vay để mua nhà đã ngày càng thắt chặt hơn làm cho nhiều khách hàng mệt mỏi khi vay vốn ngân hàng.
Mặc dù ngân hàng Nhà Nước đã giảm lãi suất huy động xuống còn 13% một năm cũng không giải quyết được gì trong vấn đề kinh doanh bất động sản vì hiện nay lãi suất của ngân hàng là 22 tới 23% nên doanh nghiệp không thể kiếm lời.
TS Đỗ Thị Loan, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất Động sản thành phố HCM cho biết ngoài vấn đề lãi suất của ngân hàng, doanh nghiệp còn phải chịu những loại chi phí khác vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng mới có thể vay được vốn để kinh doanh.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/ser-of-real-est-bus-will-be-bankrupted-03182012130704.html
No comments:
Post a Comment