Saturday, March 3, 2012

TỘI ÁC VIỆT CỘNG * CÔNG AN TÀN BẠO



Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?
2012-02-28

Vấn đề đất đai và tôn giáo đang là hai vấn nạn lớn nhất Việt Nam hiện nay.

AFP photo

Lễ Chùa vào ngày rằm tại một ngôi chùa ở TPHCM

Chuyện Tiên Lãng, thuộc đất đai, hiện chưa có hồi kết, mặc dù chính phủ đã có kết luận. Chuyện tôn giáo, từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động đến Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, dường như vẫn còn đang âm ỉ như ngòi nổ chậm. Việc bổ nhiệm một viên tướng công an lão luyện trong ngành an ninh vào chức vụ Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có phải là một hy vọng sẽ tháo gỡ được ngòi nổ.

Ban tôn giáo chính phủ ra đời từ năm 1955 tại Miền Bắc, mục đích tham mưu cho chính phủ, lúc bấy giờ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lãnh vực tôn giáo. Đặc biệt trong thời kỳ đầu này là nhằm “đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép tín đồ Công giáo di cư vào Nam, động viên giới tôn giáo tham gia các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.” Và cũng từ đó các hội tôn giáo trực thuộc nhà nước được thành lập như: Hội Thánh Tin lành Miền Bắc năm 1955; Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam năm 1958.

Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an.

Mục sư Thân Văn Trường

Sau năm 1975 khi thống nhất được đất nước, một lần nữa nghị định về tôn giáo được ban hành vào ngày 11/11/1977 nhằm hướng tới thống nhất các tổ chức tôn giáo vào tay nhà nước. Thời gian này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập năm 1980 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981.

Ít ngày sau 30/4/75, người dân Miền Nam chứng kiến hình ảnh vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Miền Bắc, Hòa Thượng Thích Trí Độ, với chiếc áo sơ mi trắng cụt tay đứng trên lễ đài hoan hô, đã đảo cùng với đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ mít tinh chào mừng chiến thắng, trước dinh Độc Lập nay là dinh Thống Nhất, người dân chợt hiểu chính sách của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là gì khi ngay cả chiếc áo nâu sòng tượng trưng cho những người xuất gia ông cũng không mặc, hoặc không dám mặc.

Ngày càng siết chặt

Vào tháng 5/2011 Việt Nam đưa ra một bản “dự thảo nghị định thay thế nghị định năm 2005, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.” Nội dung vẫn là siết chặt hơn nữa nguyên tắc “xin-cho” đối với tôn giáo. Tuy nhiên chưa biết bao giờ thì nghị định mới này được ban hành.

Nhìn chung, theo chiều dài lịch sử, Ban tôn Giáo Chính Phủ được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là định hướng cho các tôn giáo theo đúng đường lối chủ trương của đảng mà Điều 5 quy định, trong 19 điều quy định quyền hạn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ : “Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”

Những mâu thuẫn gay gắt gần đây giữa Đảng và tôn giáo, giữa tín đồ và chính quyền lại bùng lên. Từ chuyện tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị trưng thu nay Giáo Hội muốn lấy lại; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động nhưng tiếng nói của Hòa Thượng Thích Quãng Độ vẫn luôn đánh động dư luận thế giới về tình hình tôn giáo tại Việt Nam; đến việc các giáo phái Tin Lành, Hòa Hảo phản ứng chuyện bị đàn áp cấm đoán họ thể hiện tín ngưỡng, và gần đây nhất là những người theo Pháp Luân Công ngày một đông dù bị bắt bớ, đánh đập, làm cho chính quyền cảm thấy bất an.

Chuyện Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu là những miệng núi lửa tạm ngừng phun nhưng nham thạch của nó vẫn còn âm ỉ nung đỏ dư luận xã hội và không một ai dám đoan chắc rằng những dồn nén ẩn ức bên trong đã ngừng vận động.

Ban Tôn Giáo Chính Phủ kể từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 14 đời trưởng ban. Trưởng ban đầu tiên là ông Trần Xuân Bách và người cuối cùng là ông Nguyễn Thái Bình, nay là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Trong 14 vị này không có vị nào thuộc ngành công an. Ông Phạm Dũng, Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 an ninh thuộc Bộ Công An, là trưởng ban thứ 15.

000_Del281122-250.jpg
Giáo dân xứ Thái Hà trong một lần dâng lễ cầu nguyện. AFP
Nhận định việc bổ nhiệm này Mục sư Thân Văn Trường, nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an. Không những đối với tôn giáo mà tôi thấy một số bí thư tỉnh họ cũng bổ nhiệm công an. Chưa bao giờ tôi thấy lực lượng đông tướng công an như bây giờ. Tôn giáo có một vị tướng phụ trách tôi thấy nó sẽ có khó khăn hơn nhưng cụ thể như thế nào thì tôi chưa dám nói.”

Việc đưa một viên tướng công an, chuyên gia về an ninh nội địa và an ninh đối ngoại giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính Phủ liệu có đúng như ý định mà báo chí lề phải trong nước loan tin là: “Ở cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ có quan hệ tốt và giải quyết thấu đáo những công tác của Bộ Nội vụ và của Ban Tôn giáo Chính phủ, tạo điều kiện để các tôn giáo đoàn kết hoạt động theo các quy định của Pháp luật và trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam đang hội nhập, phát triển”?

Nhưng đối với dư luận người ta có những suy nghĩ dè dặt hơn. Hay nói khác hơn họ thiên về suy nghĩ rồi đây chính sách về tôn giáo của đảng sẽ có những bước quyết liệt hơn chăng? Nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) viết trên trang FaceBook của ông: “Mong khi rời ngành an ninh, Trung Tướng Phạm Dũng sẽ coi tôn giáo là nhân dân thay vì như các thế lực thù địch.”

Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.

Ông Nguyễn Hữu Vinh

Ông Nguyễn Hữu Vinh, một tín hữu Công Giáo cho rằng:

“Theo suy nghĩ của tôi thì tôn giáo thuộc về lĩnh vực tâm linh. Những quan hệ giữa tôn giáo, nhà nước, con người, cộng đồng xã hội thì tôi không rõ được một ông tướng của ngành công an mà sang đây thì ông ta phát huy về chuyên môn của ông ta là cái gì? Giả sử như ở đây là một giáo sư, một người thuộc lãnh vực xã hội, cộng đồng hoặc lãnh vực về tâm linh về tôn giáo thì người ta sẽ có những chuyên môn để tư vấn cho nhà nước trong những vấn đề như vậy. Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.”

Anh Nguyễn Văn Điểm, một giáo đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ thiết tha mong muốn việc hành đạo phải được tự do theo như hiến pháp quy định. Anh nói:

“Nếu tôi có đôi lời muốn nói thì tôi xin tất cả các cơ quan chính quyền từ địa phương là chúng ta phải thực hiện đúng lời của hiến pháp quy định cho phép tất cả các tôn giáo được tự do tín ngưỡng và họ được tự do hành đạo trong khuôn viên tôn giáo của mình. Tất cả những nơi cô bác hành đạo, niệm phật, thuyết giảng là phải được bảo vệ, giúp đỡ chớ không phải gây khó khăn.”

Việc điều động, bổ nhiệm các quan chức thuộc chính phủ là chuyện bình thường của mọi quốc gia. Nhưng việc điều một viên tướng công an thuộc ngành an ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính phủ liệu có phải là để thể hiện tư duy công an hóa bộ máy chính quyền và chính sách siết chặt tôn giáo. Xin mượn câu nói của Lenin, một ông tổ của Cộng Sản, để kết thúc bài viết này: “chỉ có những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với Tôn Giáo.”

Video: Nhà Trắng sẽ gặp gỡ người Việt tại Mỹ về Nhân quyền VN
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-sh-poli-gvm-reli-dn-02282012172035.html

Thẳng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo
2012-02-10

Tình hình đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo ở Miền Tây không có dấu hiệu sụt giảm, khi cách đây vài ngày, ở An Giang, nhiều tín đồ cùng thân nhân tiếp tục bị hành hung vô cớ và tùy tiện.

Photo courtesy of phatgiaohoahao.org

Cổng vào ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo An Hòa Tự ở An Giang.

Đánh đập tàn nhẫn

Hồi tháng 12 vừa rồi, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố một bản thông cáo, qua đó ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Á Châu không quên lưu ý rằng “Ở VN, tình trạng đàn áp các giáo hội không được chính quyền công nhận, trong đó có PGHH, diễn ra một cách có hệ thống và nghiêm trọng”.

Và tình trạng đó đang tiếp diễn đáng ngại ở Miền Tây đối với các tín đồ PGHH, dù là Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy hay Truyền thống.

Chẳng hạn như trường hợp tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, từng trụ trì Quang Minh Tự tại ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang, vừa mãn hạn tù gần 7 năm trời trở về hôm mùng 5 tháng 2 vừa rồi nên được thân nhân, đồng đạo đến thăm. Nhưng, theo lời tín đồ PGHH Võ Văn Diêm, bào đệ của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, thì đông đảo công an đến gây khó khăn, hành hung, như sau:

"Hồi anh tôi ở tù về thì chính quyền không cho ai vô thăm anh năm tôi hết. Hôm anh ấy về cũng có mấy đứa cháu cũng như anh em đồng đạo đi đến, nhưng bị CA cản ngăn. Họ giả dạng, mướn tốp côn đồ thực hiện hành động đánh đập, bóp cổ, làm té, sưng mặt, dập mình…"

Trường hợp vợ chồng tín đồ PGHH khác, là anh Nguyễn Thanh Phong và chị Nguyễn Ngọc Hà, đã gặp khó khăn nghiêm trọng cũng hôm mùng 5 tháng này khi bị đông đảo công an ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, An Giang hành hung nặng tay và vô cớ. Anh Nguyễn Thanh Phong kể lại như sau, mà chúng tôi xin được phép giữ nguyên văn lời anh trước ngôn từ khiếm nhã của phía công an nhân dân:

"Người đánh tôi tên Hưng, công an xã Mỹ An. Anh ta nói 'đè đầu nó xuống, đập chết mẹ nó cho tao, giẫm nó cho tao'. Liền lúc đó tôi gần như ngất xỉu."
Nhưng chính vợ anh Nguyễn Thanh Phong, là chị Nguyễn Ngọc Hà, là nạn nhân đầu tiên của công an, khiến chồng chị tới can thiệp nên cùng lâm nạn. Chị Nguyễn Ngọc Hà bày tỏ phẫn uất:

"Dạ công an này quá tàn nhẫn đối với tín đồ PGHH như chúng tôi. Nó đánh đập tàn nhẫn. Tôi là phụ nữ mà nó mấy chục người đè đánh, cồng tôi. Chúng nó tàn nhẫn lắm. Tôi đi chợ cho đám giỗ, mới tới đầu chợ thôi mà họ giật chìa khoá, đè đập."

Tín đồ PGHH Nguyễn Thanh Phong nhân tiện kể lại sự việc:

Người đánh tôi tên Hưng, công an xã Mỹ An. Anh ta nói 'đè đầu nó xuống, đập chết mẹ nó cho tao, giẫm nó cho tao'. Liền lúc đó tôi gần như ngất xỉu.

Anh Nguyễn Thanh Phong

"Vào mùng 5 tháng Hai vừa rồi thì vợ chồng tôi có cúng cơm bà nội. Nên vợ tôi mới đi chợ để mua đồ chay về cúng. Đi ra khoảng hơn 1 km thì bị công an chận đường giật chìa khóa xe, vợ tôi mới la làng. Vừa la làng có ăn cướp, thì ở ngoài sau nó bao vây tới đánh vợ tôi té gục xuống, và cồng vợ tôi ngay giữa chợ khi có rất nhiều người chứng kiến.

Những người giữa chợ mới la lên rằng tại sao công an đánh người vô cớ như vậy. Đám công an tạm thời dang ra thì vợ tôi mới chụp điện thoại trong người điện về cho tôi lúc đó đang sắc thuốc cho vợ tôi vì sau khi ra tù vợ tôi bị hở van tim. Tôi bực tức chạy ra, định hỏi lý với công an nhưng họ không hiểu và không cho nói lý. Vừa gần tới vợ tôi thì có một tốp người từ đằng sau cầm dùi cui đập vào lưng tôi khiến tôi té quỵ xuống. Rồi 40-50 người giẫm lên người tôi.

Lúc đó tôi gần sắp xỉu thì có mấy người lấy máy điện thoại chụp hình, quay phim. Công an giật máy. Tôi còn nghe được họ hỏi tại sao mấy ông giựt điện thoại của tôi. Công an hỏi lại tại sao mầy quay phim, chụp hình. Anh kia mới nói là vì thấy hiếu kỳ. Vừa nói hiếu kỳ thì bị công an còng lại. Còn tôi thì bị đánh tiếp tục, 40-50 người vây đánh. Nó mới còng 2 vợ chồng tôi, dẫn đi trên đường một cách nhiễu nhương. Nó còng và lôi đi khoảng hơn 1 km hai tay chúng tôi bầm tím hết."

Đàn áp có hệ thống

HoaHao-250.jpgTín đồ Nguyễn Thanh Phong bị điều tra tại cơ quan công an xã Mỹ An trong nhiều tiếng đồng hồ trong tình trạng thương tích trầm trọng nhưng không được chăm sóc thuốc men cần thiết, bị bỏ đói từ sáng tới chiều mới được cho về sau khi cưỡng bách anh đóng tiền phạt giao thông 150.000 đồng và đòi giữ xe trong 2 ngày. Tín đồ Nguyễn Thanh Phong bày tỏ bức xúc:

"Chế độ này quá tàn nhẫn đối với tín đồ PGHH, và riêng những người như tôi. Tôi mới ra tù, không có công ăn việc làm, mà họ lại bao vây kinh tế gia đình tôi suốt 6 tháng nay. Khi chúng tôi đi ra đường thì mấy ông không cho làm bất cứ chuyện gì. Bây giờ đánh đập chúng tôi thì họ không bồi thường tiền thuốc. Đối với tín đồ PGHH nói chung và đối với tôi nói riêng thì chế độ này quá tàn nhẫn."

Tưởng cũng cần nhắc lại là anh Nguyễn Thanh Phong bị 6 năm tù và chị Nguyễn Ngọc Hà bị 4 năm tù kể từ tháng 8 năm 2005 vì trung kiên bảo vệ Đức Tin PGHH. Kể từ khi hai vợ chồng ra khỏi tù, công an thường xuyên sách nhiễu, khủng bố khiến gia đình nạn nhân lâm cảnh khốn cùng.

Theo nhiều tín đồ PGHH, những hành động vừa rồi của công an An Giang chứng tỏ nhà cầm quyền VN tiếp tục đàn áp PGHH một cách đáng ngại và có hệ thống, chứ không “màu hồng” như một trung tá công an ở Miền Tây từng khẳng định:

"Đó là chuyện cô bác người ta tín ngưỡng bình thường thôi, chúng tôi đâu có can thiệp được đâu. Cái đó anh nghe thông tin một chiều rồi nghe. Tín ngưỡng là cái chung mà, đâu có ai can thiệp được đâu. PGHH vẫn sinh hoạt bình thường, nhà nước cho phép đâu có gì khác đâu. Đâu có ai dám can thiệp chuyện đó đâu."

Theo tín đồ Võ Văn Diêm thì những anh em đồng đạo và những người địa phương đều phàn nàn ở chỗ nhà nước đã cho tự do tín ngưỡng, tự do đi lại. Bề ngoài thì nói làm theo Hiến pháp, luật pháp, cho tự do nhưng thực chất không có tự do. Ông bày tỏ tiếp:

Chế độ này quá tàn nhẫn đối với tín đồ PGHH, và riêng những người như tôi. Tôi mới ra tù, không có công ăn việc làm, mà họ lại bao vây kinh tế gia đình tôi suốt 6 tháng nay.

Anh Nguyễn Thanh Phong

"Bây giờ những anh em trong Đạo, người ta đã nắm rõ, hiểu thấu về chế độ CS hiện giờ. Nhưng người ta quy thuận theo Thầy, Tổ dạy, lúc nào cũng phải có cái tâm từ bi và hỷ xả, phải nên tha thứ. Thành ra người ta không muốn tranh đấu với cái chế độ này. Nhưng người ta vẫn có tranh đấu bằng lời nói một cách ôn hoà thôi, chớ không muốn gây ra sự xáo trộn trong đất nước, để xảy ra chuyện không tốt cho anh em đồng đạo."

Trước tình trạng đạo pháp lâm cảnh khó khăn đáng ngại, tu sĩ Huệ Thọ thuộc Đạo Tràng PGHH Minh Thiện-Huệ Thọ tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ lưu ý rằng

“sau năm 1975, cái tạm gọi là ‘giải phóng dân tộc’ đối xử với Phật Giáo Hòa Hảo thật nghiệt ngã. Và những cán bộ sau năm 75 tuyên bố thẳng với người PGHH là nếu không diệt được người PGHH thì họ nghỉ việc. Từ đó họ thẳng tay đánh dẹp những người để tóc, mặc đồ đạo; những am, những cốc họ đều dỡ hết.

Vì tinh thần PGHH quá kiên cường: Thà chết chớ không bỏ Đạo, nên sau cùng họ đi lại cái thế nhu, cho thành lập Ban Trị Sự PGHH năm 1999 để đồng hoá tín đồ PGHH, cho rằng PGHH được tự do tín ngưỡng. Nhưng những nhân sự trong Ban Trị Sự lại không được tín đồ PGHH bầu ra mà toàn là do đảng CS đưa ra”.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hhao-church-crackdown-tq-02102012153133.html
"Chiến công" đầu tiên của Tướng CA
kiêm Trưởng Ban Tôn Giáo Phạm Dũng?

Danlambao - Liên quan đến việc Linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa bị đánh đập tàn nhẫnsau khi đi dâng lễ an táng ở làng Turia Yôp, xã Đăk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, vào ngày 23/02/2012. Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức cuối cùng về nguyên nhân và thủ phạm từ phía các cơ quan có chức năng.

Website Giáo Phận Kon Tum cho biết:

Được biết, vùng này mỗi Chúa Nhật chỉ có một lễ tại Kon Proh 2, còn làng Turia Pêng nơi có hơn 400 tín hữu thì thi thoảng Cha Lý vào dâng lễ chui trong ngôi “chòi nguyện” khoảng hơn 30m2, mái nhà đụng đầu. Nơi đây các Cha vào làm lễ chính quyền địa phương không cho, nhiều lần họp dân, họp các Yao Phu, họ bảo các Cha đó ở xã khác, nên không được đến đây dâng lễ; nhiều lần dân làng làm đơn xin, Chính Quyền xã cũng không cho.

Vết thương trên người Linh mục Nguyễn Quang Hoa sau khi bị đánh đập

Theo thông tin từ người dân kể lại, hôm đó có vài công an xã đến “tham dự” lễ tang. Khi lễ an táng kết thúc có một công an rút điện thoại ra và gọi cho ai đó, sau đó Cha Hoa bị đánh. Người dân ở đây rất bất bình khi linh mục đến dâng lễ an táng cho người thân của họ mà bị 3 kẻ lạ mặt đánh trọng thương. 3 kẻ này dân chúng biết là những kẻ đang trong giai đoạn chính quyền địa phương quản chế sau khi ra tù. (Nguồn: Giáo phận Kon Tum Việt Nam)

Chiều ngày 29/02/2012, Đức Giám mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh đã đến xem xét lại khu vực mà Linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa gặp nạn. Trên đường từ nhà nguyện quay về thì được “tiếp đón” bởi một nhóm công an huyện Đăk Hà, do ông Trần Văn Long – đội trưởng đội an ninh dẫn đầu với "khuôn mặt đầy sắc khí, mắt nhăn nheo và trợn trạo", cùng một công an trợ tá trẻ và hai cán bộ người dân tộc khác. Ông Long cho biết: “Sáng nay công an tỉnh chỉ đạo công an huyện xuống để gặp “anh Hoa” ở dưới Gia Lai rồi.”





Cuộc "đón tiếp" của nhóm CA đối với Đức Cha Hoàng Đức Oanh

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các linh mục ở Kon Tum bị côn đồ (hay quần chúng tự phát) hành hung. Và việc tổ chức các thánh lễ, các nghi thức cầu nguyện tại đây vẫn đang bị kềm kẹp bởi “chính sách tôn giáo” khá nghiêm ngặt.

Cần nhắc lại rõ câu nói của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội – Giuse Ngô Quang Kiệt rằng : "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin-cho". Để thấy rõ quan điểm của chính quyền Việt Nam hiện nay phần nhiều vẫn xem các hoạt động tôn giáo trước hết mang tính an ninh chính trị hơn là sinh hoạt tín ngưỡng thuần tuý.

Bằng chứng rõ nhất là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bổ nhiệm Trung tướng Công an Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Trưởng công an xã hạ sát dân bằng 6 phát súng

Thọ Lang (Phapluatvn) - Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp 6 phát vào cổ và vai ông Năm. Sau đó, nhóm công an còng tay đưa ông Năm về trụ sở công an xã. Thấy ông Năm bị thương máu ra nhiều nên người dân đến băng bó, nhưng họ bị Công an xã Long Hà xịt hơi cay không cho tiếp cận nạn nhân. Khoảng 23h30 cùng ngày, thấy nạn nhân không chịu đựng nổi nữa thì ông Sâm mới chịu thả ông Năm về để người nhà đưa đi cấp cứu...

*

Trong lúc mọi người đang chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ nhiều tiếng súng chát chúa vang lên xé toạc không gian yên tĩnh của một vùng quê.

Vụ nổ súng trên xảy ra vào lúc 20 giờ tối qua ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Nạn nhân bị bắn là ông Nguyễn Hữu Năm (SN 1957, ngụ thôn 9, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập).

Ông Năm bị bắn 6 phát đạn vào người đang cấp cứu tại bệnh viện.

Theo người dân cho biết, những người liên quan trực tiếp đến việc nổ súng trên là ông Cao Đình Sâm, Trưởng Công an xã Long Hà và một công an huyện Bù Gia Mập cùng một số công an viên của xã vào quán của ông Năm để bắt những người đang đánh bài.

Do ông Năm không chịu ngồi xuống nên ông Sâm đã dùng chân đạp thẳng vào người ông Năm khiến ông này ngã xuống đất. Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp 6 phát vào cổ và vai ông Năm. Sau đó, nhóm công an còng tay đưa ông Năm về trụ sở công an xã.

Thấy ông Năm bị thương máu ra nhiều nên người dân đến băng bó, nhưng họ bị Công an xã Long Hà xịt hơi cay không cho tiếp cận nạn nhân.

Khoảng 23h30 cùng ngày, thấy nạn nhân không chịu đựng nổi nữa thì ông Sâm mới chịu thả ông Năm về để người nhà đưa đi cấp cứu.

Cùng ngày, Đại tá Hoàng Văn Huệ, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện đã chỉ đạo Công an huyện Bù Gia Mập xuống hiện trường trực tiếp khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc. Sau khi có kết quả điều tra, Công an tỉnh Bình Phước sẽ xử lý nghiêm khắc không bao che, bỏ sót tội phạm”.

Ông Năm đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước trong tình trạng nguy kịch.


http://phapluatvn.vn/phapluat/201203/Truong-cong-an-xa-ha-sat-dan-bang-6-phat-sung-2064176/

Công an Bình Phước 'nổ súng vào dân
Cập nhật: 04:14 GMT - thứ sáu, 2 tháng 3, 2012

Công an Việt Nam (hình minh họa)

Có lo ngại quyền lực của công an Việt Nam không được giám sát

Một trưởng công an xã bị cáo buộc bắn nhiều phát súng làm một người dân phải đi cấp cứu.

Truyền thông trong nước tường thuật vụ xô xát diễn ra ở xã Long Hà, tỉnh Bình Phước, khi công an tìm cách bắt giữ những người đang đánh bài hôm thứ Tư, 29/2.

Nạn nhân bị bắn là ông Nguyễn Hữu Năm, 55 tuổi, ngụ thôn 9, xã Long Hà, Bình Phước.

'Bắn liên tiếp'

Tối 29/2, ông Cao Đình Sâm, trưởng công xã Long Hà cùng một số công an viên khác vào quán của ông Năm để bắt những người đang đánh bài.

Tờ Pháp luật Việt Nam trích lời nhân chứng rằng do ông Năm “không chịu ngồi xuống nên ông Sâm đã dùng chân đạp thẳng vào người ông Năm khiến ông này ngã xuống đất”.

“Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp sáu phát vào cổ và vai ông Năm”, dẫn đến bị trọng thương.

Sau đó, ông Năm bị đưa về trụ sở công an xã và đến khoảng 23h30’ ngày 29/2 mới “được thả về để người nhà đưa đi cấp cứu”.

Báo Thanh Niên thì nói ông Sâm dùng súng ngắn bắn đạn cao su, nổ bốn phát, trong đó ba phát trúng ông Năm.

Tờ này cho hay trong lúc công an ập vào quán nước của ông Năm để bắt những người đang đánh, lúc này trong quán có một người thợ hồ tên Bùi Văn Bình đang xem ti vi, cũng bị bắt.

Ông Năm đã chạy ra trình bày là Bình không liên quan và nhóm kia chỉ đánh bài uống nước nên xảy ra tranh cãi, dẫn đến việc ông Sâm nhảy vào ôm ông Năm thì bị đẩy ra.

Đại tá Hoàng Văn Huệ, Giám đốc công an tỉnh Bình Phước nói với truyền thông trong nước rằng “sẽ xử lý nghiêm khắc không bao che, bỏ sót tội phạm”.

Dư luận gần đây quan tâm đến các vụ việc xô xát và tranh cãi, thậm chí có hành vi bạo lực giữa công an và người dân.

Một số tổ chức nhân quyền cảnh báo Việt Nam đang có nguy cơ gia tăng các hiện tượng “công an lạm quyền”.

Báo cáo mới nhất của Human Rights Watch nói: "Tin tức về nạn bạo hành của công an, bao gồm cả việc tra tấn và đánh đập đến chết, tiếp tục xuất hiện ở khắp các vùng miền."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120301_viet_police_shooting.shtml

Cảnh sát đặc nhiệm TPHCM 'bắn gục dân'
Cập nhật: 12:01 GMT - thứ ba, 1 tháng 11, 2011

Công an tìm vỏ đạn sau vụ bắn người ở Đại lộ Võ Văn Kiệt, TPHCM-hình của VietnamNet

Dư luận TP Hồ Chí Minh đang xôn xao với vụ cảnh sát nổ súng bắn gụp một người đi đường trên địa bàn Quận 6.

Theo báo chí Việt Nam vụ việc xảy ra hôm 28/10 khi ông Lê Minh Long, một công nhân làm nghề bốc vác bị cảnh sát mặc thường phục rút súng bắn gục trên phố sau va chạm nhỏ.

Trang Bấm VietnamNet hôm 1/11 cho hay người cầm súng tên là K. cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự nạn xã hội, thuộc Công an Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nạn nhân Lê Minh Long, đã vào viện vì vết thương nặng kể lại thì sau khi va chạm trên đường với một xe máy tay ga, anh bị người chạy chiếc xe đó vốn bịt mặt rút trong người ra một khẩu súng và la lớn 'mày muốn gì?'

Có vẻ như vì trong người có tiền, nạn nhân đã chống lại.

Người thanh niên bịt mặt, theo mô tả của báo Việt Nam đã "giương súng lên trời nổ một phát rồi chĩa thẳng súng vào ngực Long bóp cò phát thứ hai ở cự ly gần, làm anh đổ gục tại chỗ".

Truyền thông Việt Nam cho hay vụ cảnh sát nổ súng bắn gục người đi đường giữa phố đang được điều tra làm rõ nguyên nhân.

'Qua cơn nguy kịch'

Báo chí nhà nước cũng nói "Công an Quận 6 đã có thiện chí khi có đại diện đến tận bệnh viện để thăm hỏi tình hình sức khỏe và hỗ trợ viện phí cho nạn nhân".

VietnamNet trích lãnh đạo công an ở Quận 6 xác nhận với phóng viên rằng "có nghe anh em báo cáo chuyện anh K. nổ súng và có người bị thương; tuy nhiên lúc xảy ra như thế nào thì tôi vẫn chưa nắm được".

Báo Bấm Dân Trí thì nêu rõ tên người nổ súng là Thượng sĩ công an hình sự Nguyễn Ngọc Kiên, và mô tả chi tiết vụ việc rằng nạn nhân "đã tấn công trước bằng côn sắt" vì mang 5 triệu đồng trong người sau khi bị rượt đuổi.

Báo này viết ông Lê Minh Long nghĩ gặp phải cướp nên anh này rút cây côn sắt ra tấn công.

Vẫn báo Dân Trí trích nguồn công an nói: "Anh Long rút cây côn trên xe tấn công anh Kiên, anh Kiên rút súng bắn chỉ thiên xưng là công an nhưng anh Long vẫn lao đến. Trong lúc giằng co, bất ngờ súng nổ, đạn xuyên thẳng vào giữa ngực anh Long khiến anh gục ngã."

Các báo trong nước cho hay nạn nhân hiện được điều trị trong Bệnh viện Chợ Rẫy và "đã qua cơn nguy kịch".

Các vụ bạo lực liên quan đến công an tại Việt Nam thường thu hút sự chú ý của dư luận.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111101_saigon_police_shooting.shtml

No comments: