Wednesday, March 7, 2012

DO THÁI & IRAN


Diễn giải lời Obama về Iran thế nào?
Cập nhật: 14:41 GMT - thứ hai, 5 tháng 3, 2012

Tổng thống Barack Obama tại hội nghị AIPAC của người Do Thái ở Mỹ

Các phát biểu của Tổng thống Barack Obama hôm cuối tuần về Israel và Iran tại hội nghị thường niên của Ủy ban Chính sách Công Hoa Kỳ -Israel và với báo chí hiện vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Câu hỏi lớn nhất là có phải Hoa Kỳ 'bật đèn xanh' để Thủ tướng Benjamin Netanyahu tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay chỉ 'bật đèn đỏ' cảnh báo Tehran?

Trước cuộc gặp riêng giữa hai ông Obama và Netanyahu hôm nay 5/3, báo chí quốc tế đã có nhiều đánh giá về chuyện này, BBC Tiếng Việt xin trích giới thiệu:

Báo Bấm Haaretz ở Israel ngày 05/03:

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không cần phải đợi đến cuộc gặp riêng với Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày thứ Hai để làm rõ quan điểm của ông về chương trình nguyên tử của Iran. Phát biểu tại hội nghị của Ủy ban Chính sách Công Hoa Kỳ -Israel (AIPAC), ông đã yêu cầu ai muốn chiến tranh hãy gác trống trận sang một bên.

Sau khi xác tín cam kết của mình với hòa bình và an ninh của Israel, vị tổng thổng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ xem xét dùng biện pháp quân sự để ngăn Iran khỏi có vũ khí hạt nhân sau khi nước Mỹ hoàn toàn được thuyết phục rằng cấm vận và các phương thức ngoại giao đã hoàn toàn hết tác dụng. Ông cũng hứa sẽ tiếp tục gây sức ép lên Iran và đào sâu vị thế cô lập của nước này.

"Khi Hoa Kỳ nói để Iran có vũ khí nguyên tử là điều không thể chấp nhận được thì có nghĩa là tôi không đùa"

Tổng thống Obama

Euronews ngày 5/3:

Dù ông Obama nêu rõ đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tỏ ra cứng rắn chống lại Iran trước cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai đồng minh (Mỹ và Israel) vẫn còn rất xa nhau khi nói đến 'đèn đỏ' cho Tehran không được thông qua, và họ còn phải thỏa thuận về lịch trình khi nào chiến dịch quân sự có thể trở nên cần thiết.

BBC News hôm 04/03:

Mark Mardell, biên tập viên chuyên về Mỹ nói về diễn văn của ông Obama tại hội nghị AIPAC:

"Ủng hộ mạnh, chắc chắn cho Israel, lời lẽ mạnh, cứng rắn với Iran,"

Lãnh đạo Israel từng đe dọa sẽ tấn công Iran nếu cần

Nhưng ông Obama đã hướng tới nhiều diễn giả một lúc - các lãnh đạo Israel; những người trung lập lo ngại ông nói không đủ mạnh; phe Dân chủ đang lo rằng ông quá mềm; các đồng minh đang lo về ý định của Israel và riêng Iran nữa."

Ông Obama nói, "Tôi sẽ không ngần ngại dùng vũ lực khi cần để bảo vệ Hoa Kỳ và quyền lợi của nước Mỹ".

Ông được cử tọa đứng cả lên hoan hô và tôi thấy ai cũng hòa nhập vào đợt vỗ tay. Những người tôi hỏi chuyện sau đó cũng chia sẻ ý kiến đó.

Ai cũng thích những gì ông nói nhưng đa số đang băn khoăn lời nói có biến thành hành động hay không.

Và khi ông Obama gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày thứ Hai tại Tòa Bạch Ốc, chúng ta sẽ biết bài diễn văn của ông được chính phủ Israel đón nhận ra sao.

ABC News ngày 03/03:

Tổng thống Barack Obama đã đưa ra lời đe dọa công khai nhất từ trước tới nay rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran nếu đấy là điều cần thiết để ngăn nước này không phát triển bom nguyên tử. Cùng lúc, ông cảnh báo Israel rằng họ sẽ chỉ làm tình hình đã xấu lại còn xấu hơn nếu họ động thủ trước nhằm phá các cơ sở hạt nhân của Iran.

Lời cảnh báo song song với cuộc trả lời phỏng vấn hôm thứ Sáu diễn ra trước cuộc gặp tối quan trọng của ông Obama với Thủ tướng Netanyahu ngày thứ Hai và sau bài phát biểu hôm Chủ Nhật của ông trước cử tọa tại hội nghị AIPAC, nhóm vận động đầy quyền lực ủng hộ cho Israel ở Mỹ.

Các dự án nguyên tử của Iran bị nghi là có thể chuyển sang mục tiêu phi dân sự

Ông Obama nói cú tấn công của Israel nếu xảy ra sẽ chỉ gợi thêm cảm tình cho nước Cộng hòa Hồi giáo trong khu vực mà Israel đã chẳng có bao nhiêu đồng minh. Nhưng ông cũng nói rõ rằng Iran có thể bị Hoa Kỳ tấn công.

Trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic, Tổng thống Hoa Kỳ nói:

"Tôi nghĩ cả hai chính phủ Iran và Israel cần nhận thấy rằng khi Hoa Kỳ nói chuyện để Iran hiểu rằng có vũ khí nguyên tử là điều không thể chấp nhận được, thì có nghĩa nước Mỹ chúng tôi nghĩ thế nào là nói thế đấy. Tôi không đùa.

Ông cũng nói cả Iran và Israel cùng hiểu rằng “yếu tố quân sự” là một phần trong toàn thể các giải pháp về Iran, bên cạnh lệnh trừng phạt và kênh ngoại giao, và nói thẳng rằng có thể xảy ra chuyện tấn công Iran, điều từ trước tới nay chỉ được nhắc đến tế nhị.

Thêm về tin này

Trung Ðông Cập nhật Thứ Ba, 06 tháng 3 2012 RSS Feeds RSS
Thứ Ba, 06 tháng 3 2012
Israel: Mọi phương án đều sẵn sàng để ngăn Iran thủ đắc hạt nhân

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng nước ông không thể chờ lâu hơn nữa cho đến khi các biện pháp ngoại giao và trừng phạt ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran. Ông Netanyahu đưa ra nhận định vừa kể trong một bài diễn văn đọc tại Washington. Thông tín viên Meredith Buel của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Meredith Buel | Washington

E-mail
http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=715797091655885126&postID=6501340460580951578

In
More Sharing Services

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel (AIPAC)
Hình: AP
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel (AIPAC) tại Washington, ngày 5/3/2012

Phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel, còn gọi tắt là AIPAC, Thủ tướng Netanyahu nói rằng tất cả mọi phương án đều sẵn sàng để ngăn Iran thủ đắc hạt nhân.

Ông Netanyahu nói: “Nhà nước Do Thái sẽ không cho phép những ai tìm cách tiêu diệt chúng tôi sở hữu các phương tiện để đạt đến mục tiêu đó. Một nước Iran trang bị vũ khí hạt nhân bắt buộc phải bị chặn lại.”

Nhận định của ông Netanyahu được đưa ra tiếp theo sau cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Barack Obama. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã kêu gọi thủ tướng Israel dành thêm thời gian cho các biện pháp trừng phạt ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran.

Ông Netanyahu nói rằng các biện pháp trừng phạt đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Iran, nhưng chương trình hạt nhân của Tehran vẫn tiếp tục tiến tới.

Ông Netanyahu nói tiếp: “Thưa các bạn, Israel đã chờ đợi, kiên nhẫn chờ đợi, để cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã chờ đợi các biện pháp ngoại giao mang lại kết quả. Chúng tôi đã chờ đợi các biện pháp trừng phạt có tác dụng. Không ai trong chúng tôi còn có thể chờ đợi lâu hơn nữa.”

Thủ tướng Netanyahu ca ngợi quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ với nước ông, nhưng ông nói rằng khi nói đến sự sống còn của Israel, thì nước này phải làm chủ vận mệnh của chính mình.

Iran phủ nhận việc nước này đang theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran nói rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục tiêu hòa bình.

Ông Dennis Ross, một cựu cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama trong Hội đồng An ninh Quốc gia, hiện là một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Cận đông ở Washington.

Ông Ross nói nếu Iran chế tạo bom hạt nhân, có phần chắc việc đó sẽ khởi động một cuộc chạy đua vũ trang tại Trung Đông.

Ông Ross cho biết: “Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là khá cao. Tình huống này không giống như cuộc Chiến tranh Lạnh trong đó chỉ có hai đối thủ và các đối thủ đó có nói chuyện qua lại với nhau. Còn ở đây là chỗ không một ai chấp nhận bước sau trong việc tấn công. Mọi người đều hành động không chút chậm trễ.”

Bà Tania Cobb là một nhà hoạt động từ California đến Washington để dự hội nghị của AIPAC.

Bà nói rằng bất chấp sự bảo đảm của Tổng thống Obama, bà vẫn lo sợ về khả năng Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân.

Bà Cobb nói: "Chúng ta đã không đạt được mục tiêu với Bắc Triều Tiên. Chúng ta cũng đã không đạt được mục tiêu trong nhiều tình huống khác. Đây là một vấn đề rất nhậy cảm và chúng ta không được phép mắc phải một sai lầm nào.”

Cả Israel lẫn Hoa Kỳ đều phản đối chính sách kìm chế một nước Iran được trang bị bom nguyên tử.

Tuy nhiên, các giới chức của hai nước đưa ra những quan điểm khác nhau về việc điều gì có thể châm ngòi cho các cuộc tấn công quân sự nhắm vào chương trình hạt nhân của Tehran.
Tin liên hệ

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 5/3/2012http://www.blogger.com/img/blank.gifhttp://www.blogger.com/img/blank.gif
Thủ tướng Israel kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ

Thủ tướng Israel kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ với cuộc họp ở Quốc hội và cuộc gặp Ngoại trưởng Clinton

Palestine thất vọng trước nghị trình cuộc hội đàm Mỹ–Israel
Cam kết Hoa Kỳ dành cho Israel 'vững như bàn thạch'
IAEA thảo luận cách thoát khỏi bế tắc về chương trình hạt nhân Iranhttp://www.blogger.com/img/blank.gif
Lãnh đạo Mỹ, Israel sẽ thảo luận về chương trình hạt nhân Iran

Mở rộng
http://www.voanews.com/vietnamese/news/middle-east/israel-iran-us-03-06-2012-141558823.html RSS Feeds RSS
Thứ Ba, 06 tháng 3 2012


Israel: Mọi phương án đều sẵn sàng
để ngăn Iran thủ đắc hạt nhân

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng nước ông không thể chờ lâu hơn nữa cho đến khi các biện pháp ngoại giao và trừng phạt ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran. Ông Netanyahu đưa ra nhận định vừa kể trong một bài diễn văn đọc tại Washington. Thông tín viên Meredith Buel của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel (AIPAC)
Hình: AP
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel (AIPAC) tại Washington, ngày 5/3/2012

Phát biểu tại Ủy ban Công vụ Mỹ Israel, còn gọi tắt là AIPAC, Thủ tướng Netanyahu nói rằng tất cả mọi phương án đều sẵn sàng để ngăn Iran thủ đắc hạt nhân.

Ông Netanyahu nói: “Nhà nước Do Thái sẽ không cho phép những ai tìm cách tiêu diệt chúng tôi sở hữu các phương tiện để đạt đến mục tiêu đó. Một nước Iran trang bị vũ khí hạt nhân bắt buộc phải bị chặn lại.”

Nhận định của ông Netanyahu được đưa ra tiếp theo sau cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Barack Obama. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã kêu gọi thủ tướng Israel dành thêm thời gian cho các biện pháp trừng phạt ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran.

Ông Netanyahu nói rằng các biện pháp trừng phạt đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Iran, nhưng chương trình hạt nhân của Tehran vẫn tiếp tục tiến tới.

Ông Netanyahu nói tiếp: “Thưa các bạn, Israel đã chờ đợi, kiên nhẫn chờ đợi, để cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã chờ đợi các biện pháp ngoại giao mang lại kết quả. Chúng tôi đã chờ đợi các biện pháp trừng phạt có tác dụng. Không ai trong chúng tôi còn có thể chờ đợi lâu hơn nữa.”

Thủ tướng Netanyahu ca ngợi quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ với nước ông, nhưng ông nói rằng khi nói đến sự sống còn của Israel, thì nước này phải làm chủ vận mệnh của chính mình.

Iran phủ nhận việc nước này đang theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran nói rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục tiêu hòa bình.

Ông Dennis Ross, một cựu cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama trong Hội đồng An ninh Quốc gia, hiện là một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Cận đông ở Washington.

Ông Ross nói nếu Iran chế tạo bom hạt nhân, có phần chắc việc đó sẽ khởi động một cuộc chạy đua vũ trang tại Trung Đông.

Ông Ross cho biết: “Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là khá cao. Tình huống này không giống như cuộc Chiến tranh Lạnh trong đó chỉ có hai đối thủ và các đối thủ đó có nói chuyện qua lại với nhau. Còn ở đây là chỗ không một ai chấp nhận bước sau trong việc tấn công. Mọi người đều hành động không chút chậm trễ.”

Bà Tania Cobb là một nhà hoạt động từ California đến Washington để dự hội nghị của AIPAC.

Bà nói rằng bất chấp sự bảo đảm của Tổng thống Obama, bà vẫn lo sợ về khả năng Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân.

Bà Cobb nói: "Chúng ta đã không đạt được mục tiêu với Bắc Triều Tiên. Chúng ta cũng đã không đạt được mục tiêu trong nhiều tình huống khác. Đây là một vấn đề rất nhậy cảm và chúng ta không được phép mắc phải một sai lầm nào.”

Cả Israel lẫn Hoa Kỳ đều phản đối chính sách kìm chế một nước Iran được trang bị bom nguyên tử.

Tuy nhiên, các giới chức của hai nước đưa ra những quan điểm khác nhau về việc điều gì có thể châm ngòi cho các cuộc tấn công quân sự nhắm vào chương trình hạt nhân của Tehran.

Tin liên hệ

Vào ngày thứ hai ,05.03,Thủ tướng Do Thái Netanyahou gặp tổng thống Mỹ Obama để thảo luận về nhiều vấn đề trong số có Iran.Từ lâu nay,các chuyên gia phân tích đã cho thấy có sự căng thẳng giữa ông Obama và ông Netanyahou và việc ông Netanyahou đến thăm Hoa Kỳ lần này cốt là để làm áp lực với ông Obama khi ông này đang cần có những hậu thuẫn trong cuộc tranh cử,nhất là của lốp-by thân Do Thái.

Cả hai bên đã có những chuẩn bị trước như việc tham mưu trưởng liên quân Mỹ và cố vấn an ninh toà Bạch Ốc đến Do Thái và vài ngày trước khi ông netanyahou đến Mỹ,bộ trưởng quốc phòng Do Thái đã đến gặp bạn đồng sự Hoa Kỳ Leon Panetta.Trong những tuần lễ qua,Hoa Kỳ đã có những nỗ lực nhằm thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran,Martin Demsey,tham mưu trưởng liên quân và Tom Donilon,cố vấn an ninh quốc gia,đã sang Do Thái.Dempsey nói rằng một cuộc tấn công như thế sẽ có hậu quả là tạo sự bất ổn trong vùng nhưng không đưa ra lời khuyên nào với Do Thái

Trong ngày thứ tư 29.02,bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta của Mỹ và bạn đồng sự Ehoud Barak của Do Thái đã gặp nhau ở Washington để bàn về tình hình an ninh ở Trung Đông.Cuộc gặp gỡ đã diễn ra ở Ngũ Giác Đài,có sự hiện diện của Martin Dempsey,Tham mưu trưởng liên quân của Hoa Kỳ.Sau cuộc gặp gỡ này,

George Little,tuỳ viên báo chí của Ngũ Giác Đài đã không xác nhận việc Hoa Kỳ thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran mà cũng không nói tới việc sẽ đồng ý với Do Thái về việc này.George Little chỉ nhấn mạnh việc đây là lần gặp gỡ thứ tư giữa ông Panetta với ông Barak kể từ khi ông Panetta nhận chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ và những gặp gỡ này cho phép họ trao đổi một cách rất chặt chẽ các vấn đề về an ninh.George Little còn cho biết hai bên đã thảo luận về bang giao Mỹ Do Thái trong lãnh vực quốc phòng và một số các vấn đề vùng nhất là Syrie,Iran và những đảo lộn đang xảy ra ở Trung Đông."

Cho tới nay,không những Hoa Kỳ mà còn cả những quốc gia tây phương khác nữa đã áp lực Do Thái đừng tấn công Iran,đợi các biện pháp trừng phạt quốc tế có hiệu quả buộc Iran phải từ bỏ chương trình nguyên tử của nước này.Trong cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Do Thái Natanyahou và thủ tướng Harper của Canada,thủ tướng Harper cũng thiên về giải pháp này.

Trong ngày thứ hai,trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ với thủ tướng Do Thái,ông Obama sẽ phải thuyết phục ông Netanyahou về việc Hoa Kỳ hậu thuẫn Do Thái và khuyên nước này đừng tấn công các cơ sở nguyên tử của Iran.Cùng ngày,ông Obama cũng gặp Aipac(ủy ban công vụ Mỹ Do Thái=Americain Israël Public Affairs Comittee),một tổ chức thân Do Thái.Để có thế chủ động,trong một cuộc phỏng vấn,ông Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran nếu các biện pháp thuyết phục và trừng phạt không hiệu quả.

Nhắc lại là Iran đã đề nghị tiếp tục các cuộc thảo luận về chương trình nguyên tử của Iran và đưa ra phản đề nghị là hủy bỏ toàn thể các vũ khí nguyên tử trên thế giới.Cùng lúc,các tin tức tình báo Mỹ nói là Iran không có ý định chế tạo vũ khí nguyên tử.Tổng trưởng ngoại giao Emirats Arabes vừa qua đã thăm viếng Iran,Emirats Arabes là một quốc gia thân Hoa Kỳ,có thể nghĩ là nước này đã thông báo cho Iran về thái độ của Hoa Kỳ nếu có chiến tranh bùng nổ giữa Do Thái và Iran.

Do Thái đã tuyên bố sẽ không thông báo cho Hoa Kỳ biết quyết định có hay không việc tấn công Iran và trong lúc này,Do Thái chưa đưa ra một quyết định nào.Giao thiệp giữa ông Netanyahou và Obama được coi là không dễ dàng.

Cuộc gặp gỡ giữa ông Netanyahou và ông Obama vào ngày thứ hai được mô tả là 'thân hữu' nhưng ông Benjamin Netanyahou đã không bị ảnh hưởng những thuyết phục của tổng thống Hoa Kỳ là hãy để cho việc trừng phạt quốc tế có hậu quả đối với Iran.Điều mà ông Netanyahou mở ngõ là Do Thái chưa có quyết định phá hủy các cơ sở nguyên tử của Iran và hai nước,Do Thái và Hoa Kỳ,sẽ tiếp tục hợp tác về đề tài này.

Trong buổi thảo luận cũng như trong các tuyên bố sau đó,ông Netanyahou đã lập đi lập lại điều Do Thái 'làm chủ vận mệnh của mình',điều này cho thất Do Thái không loại trừ việc xử dụng bạo lực và dành quyền quyết định một mình.Theo nhật báo Do Thái Yediot Aharonot trong ấn bản ngày thứ hai thì chánh quyền Hoa Kỳ ngày nay có thể tin tưởng chắc chắn rằng Do Thái đã quyết định không thông báo cho Hoa Kỳ ngày xảy ra việc tấn công các cơ sở nguyên tử của Iran.Do thái nói điều này cốt để tránh cho Hoa Kỳ việc dính líu vào việc tấn công,tránh các hậu quả có thể xảy ra cho các căn cứ và lực lượng Hoa Kỳ hiện diện trong vùng vịnh.

Biện minh cho việc có thể tấn công Iran,thủ tướng Netanyahou đã tuyên bó trong một cuộc phỏng vấn truyền hình là "các nhà lãnh đạo Do Thái phải bảo đảm sự tồn tại của Do Thái chứ không phải chỉ có sự an ninh của Do Thái ",điều nhằm để chỉ các đe dọa của Iran đối với Do Thái.Trong cuộc gặp gỡ với AIPAC,có khoảng 13000 người,ông Netanyahou đã cho biết là là Do Thái "không thể sống dưới sự đe dọa bị hủy diệt...

Tiếc thay,chương trình nguyên tử của Iran vẫn tiếp tục phát triển..Do Thái đã chờ đợi việc ngoại giao hoạt động,Do Thái đã chờ đợi sự trừng phạt hoạt động.Không một ai trong chúng ta cho phép chờ đợi lâu hơn nữa".Trong bài diễn văn,ông Netanyahou đã trưng ra một phó bản một văn thư năm 1944 trong đó Bộ Chiến Tranh của Mỹ đã khước từ lời thỉnh nguyện của Hiệp Hội Do Thái Quốc Tế về việc oanh tạc Auschwitz "Các bạn,năm 2012 không phải là 1944 nữa".

TRước đó,trong ngày chủ nhật,cũng trước các tham dự viên của AIPAC,tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích một cách kín đáo về các đe dọa của Do Thái đối với Iran 'người ta nói nhiều quá về chiến tranh'.

Trong ngày thứ ba 06.03,Iran đã đánh một đòn ngoại giao mới bằng cách tuyên bố cho phép các chuyên gia của AIEA đến thăm cơ sở nguyên tử Parchin,một nơi bị ngờ là có những hoạt động lợi ích quân sự.Trước đây,Iran đã không chấp nhận việc thăm viếng nơi này và việc từ chối này bị Israel dùng như một cớ để tấn công Iran.

Khi nói đến việc Do Thái tấn công Iran,người ta nghĩ đến các cuộc tấn công bằng không quân hay bộ binh.Trên thực tế,Do Thái đã tấn công Iran từ lâu nay qua các hình thức khủng bố có đích nhắm như việc sát hại các viên chức quân sự cao cấp,các nhà bác học hay chuyên gia nguyên tử Iran.Và gần đây,Iran cũng đã phản công bằng cách khủng bố các nhà ngoại giao của Do Thái ở nước ngoài như ở Ấn Độ,ở Bankok(Thái Lan)...

Nhưng các tấn công kiểu này chưa thể gây ra một điểm nóng,khác với một cuộc tấn công quân sự. Theo như những tin tức về phiá Mỹ,Do Thái đã nghĩ đến việc tấn công Iran trong khoảng các tháng tư,năm và sáu.Đây là những cuộc oanh tạc các căn cứ nguyên tử của Iran.Sự lựa chọn về thời điểm tấn công đã được tính toán,trước hết đó là vì tại Hoa Kỳ đang khởi diễn cuộc vận động tranh cử và ông Obama không thể để mất sự ủng hộ của lốp-by Do Thái.Cùng lúc,tại Pháp,cuộc vận động tranh cử đang diễn ra hoặc cuộc bầu cử vừa xong,tân chánh quyền phải đối phó với các vấn đề đối nội..Kế,Do Thái không muốn ở trong tình trạng 'đợi đến sau này' hoặc là 'sự đã muộn màng'.

Điều được nghĩ đến ở Do Thái là một cuộc can thiệp bằng không quân chỉ kéo dài vài ngày,khoảng chừng năm ngày,sau đó,chấp nhận ngưng bắn dưới sự giám sát quốc tế,điều cho phép Do Thái không lo bị phản công mà ngược lại,đặt Iran dưới sự kiểm soát quốc tế để không thể có mưu toan chế tạo vũ khí nguyên tử!

Nhưng,từ mong muốn đến hành động,khoảng cách không phải ngắn.ho tới nay,Hoa Kỳ vẫn còn thuyết phục Do Thái giải quyết vấn đề Iran bằng phương cách hoà bình.Đơn phương,Do Thái khó có thể thành công trong việc tấn công vào Iran.Mà việc Hoa Kỳ ngần ngại là điều có thể hiểu:sau việc rút quân ở Irak và Afghanistan,dư luận Hoa Kỳ liệu có thể chấp nhận việc Mỹ lao vào một cuộc chiến tranh mới?Thái độ của Trung Hoa và Nga như thế nào? Và phản ứng của Iran? Sẽ khoá eo biển Ormuz?Sẽ tấn công vào các căn cứ quân sự Mỹ trong vùng vịnh Ba Tư?Bởi vì Iran có khả năng làm việc đó.

Theo như các tin tức ghi nhận,trong năm 2011?Iran đã thí nghiệm thành công nhiều loại hoả tiễn đạn đạo có tầm ngắn như Fateh-199,tầm trung (Zlezal,Sejil,Ghiam,Shahab I và II ) và những hoả tiễn có tầm bắn trên 2000 cây số nghĩa là có thể bắn tới Do Thái (Shabab III,Sejil II;Khalij-e-Fars,Qiam-1,Kerra,Tondar) ngoài ra Iran còn có hoả tiễn du hành Qader có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và một hệ thống thủy lôi mới,có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho hạm đội Mỹ trong vùng.Đó là chưa kể việc đóng cửa eo biển Ormuz sẽ làm tăng giá dầu và trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và tài chánh hiện nay,đó là điều mà các quốc gia tây phương và Mỹ đều không mong muốn!

Về phiá Do Thái,cũng có những khó khăn cho việc tấn công như việc cần thiết phải có một căn cứ tiếp vận nhiên liệu trên đất liền hoặc trên không mà điều sau này không phải dễ dàng.Các viên chức quân sự Do Thái không coi thường các khó khăn gặp phải,đã đưa ra năm khó khăn phải giải quyết.

Thứ nhất là khoảng cách giữa Do Thái và Iran khá xa từ 1500 đến 2260 cây số và có thể hơn tuỳ theo phi trình thực hiện.

Thứ hai là việc tiếp tế nhiên liệu trên không,đòi hỏi phải có loại phi cơ chở dầu,phi cơ này không có khả năng phòng vệ.

Thứ ba là việc tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không của Iran.

Thứ tư là việc tấn công phải xảy ra cùng lúc cho mọi căn cứ nguyên tử của Iran?

Thứ năm là việc phối hợp giữa tấn công và phòng vệ,điều này đòi phải huy động m(ôt số lớn phi cơ,ít ra là 100 phi cơ.

Ngũ giác đài coi là Do Thái không có đủ khả năng để làm việc này nhưng Do Thái xem chừng vẫn không thay đổi ý định trong việc tấn công Iran.

Hiện Do Thái có các phi cơ F15 và F16 nhưng khả năng tải bom tùy thuộc vào lộ trình bay và chiều cao để tránh việc bị radar nhìn thấy.Ngoài ra,để tấn công hữu hiệu,cần phải có những bom có sức phá hoại mạnh.Hiện Do Thái được cung cấp bom GBU-28 nhưng để chắc chắn việc phá hoại các căn cứ được xây dựng sâu dưới đất hay trong lòng núi,cần phải dùng đến bom GBU-31.Hiện Do Thái chưa được cung cấp bom này.nhưng Do Thái đã chế tạo được bom MPR-500 theo họ đủ sức để phá vở các căn cứ sâu trong lòng đất!

Trước sự đe dọa tấn công của Do Thái,tướng Mohammad Hejazi của Iran đã đe dọa sẽ có sáng kiến trước."Chiến lược của chúng tôi hiện nay là nếu chúng tôi cảm thấy kẻ địch của chúng tôi muốn đặt lợi ích quốc gia Iran vào chỗ nguy hiểm,chúng tôi sẽ phản nứng không chờ đợi hành động của họ" .

Benjamin Netanyahou coi đây chỉ là tác động tuyên truyền.

Liệu chiến tranh Do Thái Iran sẽ xảy ra.?

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/06.03.2012

Tham khảo:

http://www.israel-infos.net/Israel--Defense--de-nouvelles-bombes-anti-bunkers-8300.html

http://lci.tf1.fr/monde/moyen-orient/israel-n-a-pas-l-intention-d-attaquer-l-iran-pour-l-instant-7039403.htmhttp://tempsreel.nouvelobs.com/monde/20120302.OBS2775/iran-israel-obama-ne-bluffe-pas.html

http://benillouche.blogspot.com/2012/02/une-frappehttp://www.info-palestine.net/article.php3?id_article=11880

No comments: